Mẹ nghe nhiều người nói sau khi sinh mổ phải kiêng cữ, nhưng mẹ chưa biết sau sinh mổ bao lâu thì ăn uống bình thường? Đừng lo quá nha mẹ, câu trả lời có ngay bên dưới!
Mục lục
1. Sau sinh mổ bao lâu thì ăn uống bình thường?
Điều này còn tùy vào từng trường hợp nha mẹ, tùy vào tình hình sức khỏe mà thời gian sẽ kéo dài 1 tuần hoặc hơn. Mời mẹ cùng tham khảo nội dung chi tiết bên dưới để xây dựng chế độ ăn uống phù hợp:
1.1. Khoảng 1 tuần đối với mẹ sinh mổ có sức khỏe ổn định
Sau sinh mổ nếu mẹ có sức khỏe ổn định, không gặp phải những bất thường như hành sốt, tiêu chảy, nôn mửa, mê man hoặc áp xe ngực thì chỉ cần kiêng khem khoảng 1 tuần là đã có thể ăn uống bình thường. Đồng nghĩa khoảng thời gian trước đó mẹ không nên ăn hoặc chỉ ăn đồ loãng để bảo vệ sức khỏe. Cụ thể mẹ nên ghi nhớ những mốc thời gian bên dưới.
1 – 6 giờ đầu không nên ăn gì: Sau khi sinh mổ, áp lực trong ổ bụng bị giảm đột ngột khiến các cơ bụng, nhu động ruột hoạt động chậm hơn bình thường, nếu mẹ bổ sung nhiều thức ăn vào lúc này sẽ khiến hệ tiêu hóa “không làm việc” kịp tiến độ, dẫn đến tình trạng đình trệ, táo bón đó mẹ ơi. Do vậy, trong khoảng 6 giờ đầu sau phẫu thuật mẹ không nên ăn gì, bởi đây là “khoảng nghỉ” giúp đường ruột dần hồi phục và năng suất trở lại.
2 – Sau sinh 1 – 4 ngày chỉ ăn đồ loãng: Khoảng 1 – 4 ngày sau khi sinh mổ mẹ đã khỏe hơn nhiều nhưng hệ tiêu hóa vẫn còn yếu, chưa hoạt động bình thường như thời điểm mẹ còn mang bầu bé. Những món có độ rắn, cứng như táo, lê,… hoặc thực phẩm dễ gây tiêu chảy, chọt bụng như thức ăn nhanh, đồ chiên rán, sữa bò, sữa thanh trùng,… cũng ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ, làm mẹ cứ vào ra nhà vệ sinh, không có nhiều thời gian nghỉ ngơi để lấy lại sức sau “ca vượt cạn”.
Tốt nhất sau sinh mổ từ 1 – 4 ngày mẹ chỉ nên ăn thực phẩm có độ mềm, xốp hoặc tán nhuyễn ra, chia nhỏ thành nhiều cữ trong ngày, mỗi lần dùng khoảng ½ hoặc ⅓ chén (tùy tình hình sức khỏe). Cụ thể, mẹ chỉ nên ăn cháo loãng, canh,… nếu nấu cùng thịt thì đừng quên cắt/băm nhỏ ra để dễ tiêu hóa hơn. Đồng thời, mẹ cũng lưu ý ăn chín uống sôi, hạn chế tình trạng vi khuẩn men theo đường thức ăn và xâm nhập vào cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của mẹ.
3 – Sau sinh 1 tuần mẹ ăn uống bình thường: Sau 1 tuần, hệ tiêu hóa của mẹ đã cải thiện hơn nhiều, dạ dày co bóp tốt, nhu động ruột hoạt động bình thường, thức ăn vào sẽ được đảo trộn, nghiền nhuyễn bởi dịch dạ dày rồi chuyển hóa thành chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Còn những tạp chất, cặn bẩn sẽ di chuyển đến ruột và được tống khứ ra ngoài dễ dàng.
Do đó trong khoảng thời gian này mẹ nên bổ sung thêm nhiều thực phẩm có lợi, cung cấp hàm lượng lớn vitamin, khoáng chất như trứng, thịt gà, thịt heo, thịt bò, rau củ quả tươi ngon,… Để tránh ngán, ăn mãi một món, mẹ nên chế biến thành nhiều món ăn như súp, cơm, cháo, bún, phở, pudding, sinh tố,…
1.2. 1 tuần trở lên đối với mẹ sinh mổ hồi sức chậm hoặc có vấn đề sức khỏe
Trong trường hợp mẹ có thể trạng yếu kém, dễ bị mệt, hụt hơi hay hành sốt sau sinh mổ thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ để biết chính xác thời gian ăn uống bình thường trở lại (thường khoảng 1 tuần đầu mẹ chưa hồi phục đâu ạ), tránh việc áp dụng cách thức ăn uống như mẹ có sức khỏe bình thường vì dễ gây phản tác dụng. Ví dụ mẹ có sức khỏe ổn định 1 tuần là đã ăn được trứng, cá, rau củ,… nhưng mẹ có vấn đề hệ tiêu hóa hoặc hồi sức chậm vẫn cần duy trì ăn cháo loãng, súp, canh bổ,…
Nếu mẹ có tiền sử mắc một số bệnh như đái tháo đường, huyết áp, tim mạch thì cần đến viện thăm khám định kỳ ít nhất 2 lần/năm hoặc điều số lần tùy theo yêu cầu của bác sĩ. Nhờ sự tư vấn từ đội ngũ y bác sĩ, mẹ sẽ được tư vấn và xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, hạn chế rủi ro, thúc đẩy quá trình hồi phục,…
2. 3 lợi ích khi mẹ sinh mổ ăn uống bình thường đúng thời điểm
Ăn uống đúng thời điểm sẽ giúp mang đến nhiều lợi ích, giúp mẹ đẩy nhanh quá trình hồi phục, hạn chế tối đa nhiễm trùng vết mổ, sữa về dồi dào giúp con yêu ti thỏa thích, mẹ cũng thêm an tâm.
2.1. Đẩy nhanh quá trình hồi phục
Mẹ ăn uống đúng thời điểm và có sự cân chỉnh theo điều kiện sức khỏe sẽ hỗ trợ hồi sức nhanh chóng, hấp thụ dưỡng chất tốt hơn, ngược lại nếu mẹ ăn uống quá sớm hoặc quá muộn cũng không tốt chút nào. Ví dụ vừa sinh khoảng 2 – 3 ngày, mẹ muốn bổ sung ngay nước dừa để thanh lọc cơ thể, bài trừ độc tốt nhưng điều này không nên đâu ạ.
Bởi nước dừa có tính hàn, mẹ vừa sinh mổ xong vết thương chưa lành hẳn, uống vào không chỉ lạnh bụng mà còn khiến vết mổ khó lành, đau râm ran nữa. Ngoài ra cơ thể còn yếu nên không thể hấp thụ hết dinh dưỡng, dễ gây dư thừa, vừa không có lợi mà còn gây hại. Cũng là nước dừa nhưng sau 1 – 2 tuần, mẹ có thể uống lại rồi vì lúc này cơ thể đã tự điều hòa tốt nhiệt độ, hấp thụ dưỡng chất mà không gây tiêu chảy, khó chịu.
2.2. Hạn chế tình trạng nhiễm trùng vết mổ
Việc mẹ ăn uống đúng thời điểm, tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ cũng góp phần hạn chế tình trạng nhiễm trùng vết mổ cực hiệu nghiệm. Cụ thể, mẹ cần tránh những loại thực phẩm như đồ nếp, hải sản, thực phẩm có tính hàn,… đến khi vết mổ lành miệng để hạn chế tình trạng mưng mủ, đau rát và khó chịu.
Thay vào đó, việc mẹ ăn uống thực phẩm thanh đạm, có độ lỏng sệt nhất định sẽ đẩy nhanh quá trình “sửa chữa” mô cũ, tái tạo mô mới và tăng cường sức đề kháng, đánh bay nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn đó mẹ.
2.3. Sữa về nhiều – con bú ngoan
Ăn nhiều thực phẩm khác nhau sẽ giúp mẹ đa dạng chất dinh dưỡng, giúp sữa về nhiều, con bú ngoan vì cơ thể mẹ sẽ chuyển hóa dưỡng chất thành năng lượng, điều hòa mọi hoạt động sống. Nhờ đó, mẹ ăn gì là hấp thụ ngay món đó, dần dần nguồn sữa của mẹ cũng giàu dinh dưỡng hơn, về nhiều hơn.
Lưu ý: Mẹ nên tránh những thực phẩm chiên, rán, nhiều dầu mỡ, có độ cứng vì bổ sung nhiều sẽ dẫn đến thiếu hụt chất xơ, khiến phân vón cục, đi vệ sinh khó khăn. Lâu dần còn ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa, khiến nguồn sữa của mẹ không đảm bảo, thậm chí có mùi “lạ”, ra nhỏ giọt làm con ti chẳng ngon, cựa quậy, quấy khóc suốt đêm.
3. 6 nhóm thực phẩm mẹ nên bổ sung sau khi sinh mổ
Nhằm hỗ trợ mẹ sinh mổ trong khâu lựa chọn và xây dựng khẩu phần ăn chuẩn khoa học, thúc đẩy quá trình hồi phục, Góc của mẹ mách ngay 6 nhóm thực phẩm cực tốt dưới đây, mẹ theo dõi ngay kẻo lỡ nhé:
3.1. Nhóm thực phẩm giàu protein giúp liền sẹo nhanh
Protein được biết đến là “thần dược” tái tạo mô và “nâng đỡ” cấu trúc da vô cùng hiệu nghiệm. Theo đó, protein sẽ sản xuất ra vô số sợi collagen để tạo độ đàn hồi, căng mịn, làm đầy miệng vết thương, cải thiện phần da hở mà không để lại những loại sẹo lồi, sẹo lõm xấu xí. Mẹ có thể bổ sung protein cho cơ thể bằng các thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng như trứng, hạnh nhân, yến mạch, bông cải xanh, các loại thịt,… và chế biến thành nhiều món ngon hấp dẫn từ canh, súp, cơm, pudding,… để thay đổi khẩu vị.
3.2. Nhóm thực phẩm giàu vitamin C đánh bay thâm sẹo
Lựa chọn phương pháp sinh mổ đồng nghĩa mẹ phải chuẩn bị tinh thần để đối mặt với những vết sẹo dai dẳng, “khó ưa”, in hằn trên bụng. Nhưng chuyện gì cũng có cách giải quyết thôi ạ, mẹ có thể hạn chế tối đa tình trạng thâm sẹo bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng chứa nhiều vitamin C. Theo đó, bác sĩ da liễu, chuyên viên chăm sóc sắc đẹp vẫn thường khuyến cáo phụ nữ nên dùng vitamin C để cải thiện tình trạng lão hóa, đánh bay những vết thâm sẹo cứng đầu.
Tất cả đều có nguyên nhân hết đó mẹ, khi dưỡng chất chất này thấm sâu vào làn da sẽ có tác dụng chống lại các gốc tự do, tăng cường sức đề kháng, bảo vệ mẹ khỏi những tác nhân gây hại, thâm nám. Chưa kể, vitamin C còn vô hiệu hóa sắc tố Melanin, phối hợp cùng protein kích thích quá trình sản sinh collagen, ngăn ngừa sẹo lồi, sẹo lõm, giúp da đàn hồi, bật tông trông thấy. Một số thực phẩm giàu vitamin C an toàn – lành tính mẹ sinh mổ có thể bổ sung vào khẩu phần ăn hằng ngày bao gồm kiwi, đu đủ, dâu tây, súp lơ trắng,…
3.3. Nhóm thực phẩm giàu vitamin E giúp da dẻ hồng hào – căng mịn
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin E sẽ hỗ trợ mẹ điều trị tình trạng căng – khô da, mờ vết rạn nhanh chóng. Ngoài ra, vitamin E còn phối hợp với những dưỡng chất khác để thúc đẩy quá trình trao đổi chất, hấp thụ dinh dưỡng và chống lại các gốc tự do, đẩy lùi nguy cơ nổi mụn nhọt, da dẻ xuống cấp.
Một số thực phẩm giàu vitamin E mẹ có thể thêm vào khẩu phần ăn hằng ngày của mình là bơ, đậu phộng, cải bó xôi, bí đỏ,… toàn những thực phẩm nghe tên thôi là đã thấy béo bùi, dậy vị, cực bắt miệng rồi.
Bên cạnh phương pháp dưỡng da từ thiên nhiên, mẹ cũng có thể nâng cấp làn da của mình bằng cách sử dụng thêm sản phẩm dưỡng da bên ngoài. Do mẹ mới vừa sinh mổ xong nên cơ thể và da còn nhạy cảm, mẹ ưu tiên những dòng chăm sóc da chuyên biệt, có kết cấu nhẹ tênh, dễ dùng, không ám mùi, không gây kích ứng, mẩn đỏ. Đồng thời, mẹ cũng nên lựa chọn sản phẩm không bết rít, đọng lại kem thừa trên da hoặc khó tan, giúp mẹ vừa chăm sóc da vừa chăm bé tốt, ôm ấp con thoải mái.
Góc của mẹ gợi ý Xịt Skin Expert Mamamy liền đây ạ! Sản phẩm này đã quá “quen mặt” với những mẹ bỉm khắp mọi miền Tổ quốc nhờ bảng thành phần lành tính, sử dụng tế bào gốc của hoắc hương và hoa kim ngân để kháng viêm, khử khuẩn. Mẹ yên tâm sử dụng sản phẩm để làm dịu da, ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn dẫn đến mụn nhọt, cung cấp độ ẩm cho làn da, giữ cho da luôn đàn hồi, căng mịn.
Nhờ vào đặc tính thuần thiên nhiên mà mẹ còn có thể dùng để chăm sóc, dưỡng ẩm da, ngừa hăm cho con yêu. Hiện tại, sản phẩm còn đang được giảm giá sâu cùng hàng ngàn quà tặng hấp dẫn như khăn ướt, bộ kit khảm đá. Còn chần chờ gì mà không ấn vào link deal để “tậu” ngay mẹ ơi!
3.4. Nhóm thực phẩm giàu sắt ổn định máu huyết
Dù là sinh thường hay sinh mổ thì mẹ vẫn mất đi lượng máu nhất định, khiến cơ thể nhạy cảm hơn lúc bình thường, nếu không cẩn thận còn dễ đổ bệnh. Những lúc thế này, mẹ đừng quên bổ sung thêm sắt vào khẩu phần ăn bởi dưỡng chất này có tác dụng kích thích quá trình sản sinh hồng cầu, “chở” máu đi nuôi cơ thể, giúp quá vận chuyển – lưu thông chất dinh dưỡng dễ dàng hơn.
Ngoài ra, sắt còn có tác dụng cung cấp oxy cho những vùng da sần sùi, tổn thương do phẫu thuật, hỗ trợ vết mổ đóng miệng nhanh, mau lành, không còn râm ran, đau nhức mỗi khi trái gió trở trời. Ngoài bổ sung viên sắt theo chỉ định của bác sĩ, mẹ nên ăn thêm nhiều thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, các loại đậu, rau bina, nội tạng động vật (đã được làm sạch kỹ lưỡng),…
3.5. Nhóm thực phẩm giàu canxi củng cố hệ xương
Mẹ sinh mổ không phải chịu cơn đau rặn đẻ, khâu vá tầng sinh môn nhưng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau đi vào cơ thể ảnh hưởng đến hệ xương, đau nhức ở vị trí sống lưng, đốt sống cổ, đặc biệt là những lúc trời chuyển lạnh. Chưa hết, trong quá trình mang thai cơ thể mẹ thường “chuyển” canxi sang con để giúp bé hình thành khung xương và nâng đỡ sinh linh bé bỏng nên xương khớp của mẹ chịu ảnh hưởng ít nhiều.
Để khắc phục tình trạng này, mẹ đừng quên bổ sung canxi bởi từ lâu khoáng chất này đã được biết đến với công dụng ổn định mật độ canxi trong xương, hạn chế tình trạng rạn vỡ các khớp, duy trì khoáng xương ổn định và giúp mẹ co duỗi chân, tay dễ dàng hơn. Một số thực phẩm giàu canxi ngừa loãng xương mà mẹ có thể “điểm mặt đặt tên” bao gồm: phô mai, sữa chua, trứng, sữa,…
3.6. Nhóm thực phẩm giàu chất xơ ngăn ngừa táo bón
Mẹ sinh mổ thường bị táo bón do dư lượng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau vẫn còn “ngấm” trong cơ thể, chưa tan hết. Ngày này qua tháng nọ sẽ làm mẹ bị nóng trong, phân vón cục, khó đào thải ra bên ngoài. Mẹo nhỏ mẹ có thể áp dụng ngay lúc này là bổ sung thực phẩm giàu chất xơ để tiêu độc – nhuận tràng.
Theo đó, chất xơ có tác dụng điều hòa hệ vi khuẩn trong đường ruột, tạo điều kiện cho lợi khuẩn sinh sôi, đẩy nhanh quá trình hấp thụ của đường ruột, nhu động ruột co bóp tốt giúp phân mềm, dễ trôi tuột ra ngoài mà không bị vón cục, mãi chẳng chịu ra. Nhắc đến thực phẩm giàu chất xơ, chắc hẳn mẹ sẽ nghĩ ngay đến những loại rau củ quả, đặc biệt là chuối, cà rốt, khoai lang, các loại rau có màu xanh đậm,…
4. 3 nhóm thực phẩm mẹ kiêng ăn – uống khi vừa sinh mổ
Ngoài những nhóm thực phẩm có lợi cho sức khỏe, giúp mẹ mau chóng hồi phục thì cũng có những thực phẩm mẹ nên kiêng ăn – uống khi vừa mới sinh mổ xong. Cụ thể là nhóm hải sản, thực phẩm có tính hàn và thực phẩm giàu nitrate. Mẹ theo dõi ngay thông tin bên dưới để biết rõ hơn nhé!
1 – Nhóm hải sản gây dị ứng: Trong khoảng 3-4 ngày đầu, mẹ không nên ăn nhiều hải sản vì thực phẩm này không chỉ có tính hàn mà còn dễ gây dị ứng (do chứa nhiều asen pentavenlent – hợp chất gây ngứa), vết thương của mẹ còn mới nên khó đóng miệng, thậm chí ngứa rát cực khó chịu.
Thêm nữa, hải sản vốn là thực phẩm nhiều đạm, cơ thể mẹ còn yếu sẽ không thể hấp thụ hết dưỡng chất, dễ dẫn đến tình trạng dư thừa không đào thải kịp sẽ chuyển hóa thành những chất có hại, khiến mẹ ngứa ngáy quanh vùng mổ, vết thương lâu lành, thậm chí mưng mủ đó ạ.
2 – Nhóm thực phẩm có tính hàn: Những thực phẩm có tính hàn như: cua, ốc, rau đay,… không hề tốt cho mẹ sinh mổ chút nào đâu ạ. Do cơ thể mẹ vừa sinh mổ có vết thương hở nên rất nhạy cảm, ăn thực phẩm hàn sẽ khiến cơ thể mẹ xung đột nhiệt độ, gây đau nhức, râm ran mãi, đặc biệt khi thời tiết thay đổi. Ngoài ra, thực phẩm có tính hàn còn ức chế quá trình ngưng tụ máu làm máu loãng, khó đông, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đóng miệng của vết thương đó mẹ!
3 – Nhóm thực phẩm giàu nitrate: Chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ đều đã chứng minh được mối quan hệ mật thiết giữa chứng xơ vữa động mạch, nhiều mảng chất béo dư thừa bám trên thành mạch với việc lạm dụng thực phẩm chứa nhiều nitrate. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến thành mạch mỏng, dễ vỡ, làm chậm tiến độ hàn gắn vết thương. Một số thực phẩm giàu nitrate mẹ nên tránh “càng xa càng tốt” khi mới vừa sinh mổ bao gồm thịt xông khói, dưa chua muối, cải chua muối,…
Như vậy, mẹ đã tìm được lời giải đáp cho câu hỏi sau sinh mổ bao lâu thì ăn uống bình thường, cụ thể khoảng 1 tuần nếu mẹ có sức khỏe ổn định, lâu hơn nếu mẹ chưa khỏe hẳn hoặc gặp vấn đề về sức khỏe. Ngoài ra, mẹ cũng biết được những lợi ích có lợi khi bổ sung thực phẩm đúng cách và xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh xa những thực phẩm không phù hợp. Nếu mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào thì đừng quên để lại bình luận bên dưới, Góc của mẹ sẽ giải đáp “tất tần tật”.