Nghe nhiều người “mách nước” ăn rau má giúp thanh lọc cơ thể, dưỡng da tốt nhưng không biết sau sinh ăn rau má được không, muốn tìm hiểu kỹ càng rồi mới ăn để đảm bảo sức khỏe cho cả 2 mẹ con. Hiểu được nỗi lo lắng đó, bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết cho mẹ về vấn đề trên, hướng dẫn mẹ cách dùng đúng, cách chế biến đa dạng nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất khi ăn rau má mẹ nha!
Mục lục
1. Mẹ sau sinh ăn rau má được không nhỉ?
Theo bác sĩ Hà Thị Huệ – chuyên khoa phụ sản Cấp I tại Nhà Hộ Sinh A 36 Ngô Quyền – Hà Nội, cho biết mẹ sau sinh từ 5 – 7 ngày, kể cả sinh thường hay sinh mổ đều ăn rau má được. Bởi rau má được xem là loại “thần dược” có tính kháng khuẩn, kháng viêm cùng hàm lượng dưỡng chất phong phú như vitamin B,C, Sắt, Kali,….
Rau má tuy tốt nhưng không phải mẹ nào cũng ăn được mẹ ơi, bởi bản chất của chúng thuộc tính hàn, nếu mẹ thuộc 1 trong các trường hợp dưới đây thì không nên sử dụng rau má. Cụ thể:
- Mẹ có các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu,… bởi rau má có tính hàn, rất dễ gây lạnh bụng khiến bệnh trở nặng hơn.
- Mẹ có thể chất dị ứng với các thành phần có trong rau má vì rất dễ dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
- Mẹ đang sử dụng thuốc để trị các bệnh như tiểu đường, trầm cảm,… vì các thành phần dược tính trong rau má như beta – carotene, saponin,… có khả năng tác động và làm giảm hiệu quả của thuốc đó mẹ.
2. 5 lợi ích của rau má với mẹ sau sinh và em bé
Rau má được ví như “vàng trên đất” bởi loại rau này chứa hàm lượng dinh dưỡng cực khủng. Trong 100gr rau má sẽ có khoảng 3,7g vitamin C, 0,15g vitamin B1, 2,29g Canxi, 3,1g Sắt, 4,5g chất xơ,…. mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của cả mẹ và bé cưng. Mẹ tham khảo 5 lợi ích của rau má dưới đây, từ có cân nhắc sử dụng cho cả 2 mẹ con để mang lại hiệu quả tốt nhất nhé.
2.1. Đánh bay táo bón – đầy hơi
Trải qua cuộc “vượt cạn” đầy gian nan, cơ thể mẹ mất khá nhiều máu và nước làm đại tràng không được “nuôi dưỡng” tốt dẫn đến táo bón sau sinh. Riêng đối với bé, hệ tiêu hóa chưa hoàn toàn hoàn thiện, chưa hình thành enzym tiêu hóa để hấp thụ hết đường lactose có trong sữa mẹ là nguyên nhân khiến bé bị đầy hơi, táo bón.
Trong rau má chứa hàm lượng chất xơ dồi dào (4,5g/100gr) có khả năng kích thích nhu động ruột tạo ra acid lactic tống chất thải ra khỏi thể nhanh hơn và thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa. Mẹ hấp thụ dưỡng chất và truyền cho con thông qua đường ti sữa sẽ giúp mẹ và bé cưng đi ngoài dễ dàng hơn mà không phải mất nhiều sức rặn.
Không những thế, các hoạt chất chống viêm và chống oxy hóa như beta carotene, terpenoids, flavonoids,… trong rau má còn có tác dụng thanh lọc cơ thể, giải độc nhuận – đại tràng hiệu quả giúp cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa, “xóa tan” nỗi lo táo bón ở cả 2 mẹ con.
2.2. Giảm rôm sảy và nấm ngứa hiệu quả
Các loại hoạt chất có trong rau má như Bacillus, Escherichia Coli có khả năng ức chế các loại vi khuẩn, làm sạch da và hạn chế tình trạng viêm nhiễm trên vùng da bị rôm sảy, nấm ngứa. Mẹ tăng cường ăn rau má để hấp thụ dưỡng chất truyền qua cơ thể con yêu thông qua đường ti sữa cũng hỗ trợ con tạo hệ kháng khuẩn, ngăn ngừa rôm sảy đó mẹ.
Không những thế các dưỡng chất như Triterpenoids Pentacyclic, Asiatica giúp tăng cường lưu thông máu dưới da, kích thích việc phân chia tế bào, giúp vết thương mau chóng lên da non, lành sẹo và mờ thâm. Từ đó mẹ không còn lo rôm sảy, nấm ngứa gây khó chịu hay để lại sẹo trên làn da của bé cưng nữa rồi.
2.3. Giảm nhiệt – hạ sốt và chữa viêm họng cực tốt
Sau sinh hệ miễn dịch của mẹ trở nên suy giảm do mất máu và sản dịch quá nhiều, lúc này vi khuẩn sẽ nhân cơ hội tấn công các “cửa ngõ” của cơ thể, khiến mẹ sốt và viêm họng. Kể cả con yêu cũng thế, cơ thể con còn rất non nớt cộng thêm hệ miễn dịch yếu, chưa hoàn thiện nên đám vi khuẩn thường làm con bị sốt và ho.
Với đặc tính thanh nhiệt cùng nguồn dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như Sắt (3,1g), Beta Caroten (1,3g),… cùng với nhiều loại vitamin C (3,7g), B1 (0,15g),… có khả năng giúp tăng sức đề kháng, hạ sốt và giảm viêm họng cho mẹ. Hơn nữa, việc mẹ bổ sung rau má thường xuyên trong giai đoạn cho con bú còn giúp nâng cao chất lượng sữa, giúp bé nâng cao sức đề kháng, hạn chế được tình ốm vặt do dị ứng, cảm cúm, thay răng,…
2.4. Giúp làn da mẹ và bé thêm hồng hào mịn màng
Trong quá trình mang thai, sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể đã khiến nồng độ estrogen tăng cao kích thích hình thành sắc tố melanin làm làn da trở nên tối màu, có nhiều nếp nhăn và không còn được mịn màng như trước nữa. Rau má chứa hàm lượng vitamin A (1,3g), C (3,7g), B1 (0,15g),… cùng các hoạt chất như Triterpenoids, Saponin,…có khả năng chống oxy hóa, ngăn chặn sự hình thành melanin, kích thích tái tạo tế bào mới giúp nuôi dưỡng làn da trắng mịn.
2.5. Hạn chế nguy cơ thiếu chất
Sau sinh, đặc biệt là trong giai đoạn ở cữ, mẹ rất dễ bị thiếu chất do phải kiêng khem quá nhiều thứ. Bổ sung rau má lúc này sẽ giúp cơ thể mẹ hấp thụ đủ chất xơ, các nhóm chất dinh dưỡng (đạm, vitamin,…), khoáng chất có lợi (Canxi, Sắt, Kali, Kẽm,…) cần thiết cho cơ thể, giúp mẹ luôn khỏe mạnh. Không những thế, rau má còn giúp mẹ nuôi dưỡng được nguồn sữa thơm – ngon, nhiều dưỡng chất cho con yêu ti thỏa thích, phát triển toàn diện.
3. 4 lợi ích của rau má đối với mẹ bỉm sau sinh
Rau má hoàn toàn lành tính với cả mẹ sinh mổ lẫn sinh thường, mang lại nhiều lợi ích cho mẹ. Mẹ tham khảo 4 lợi ích của rau má dưới đây để có cách bổ sung đúng, phát huy hiệu quả tối đa nha.
3.1. Mẹ lấy lại vóc dáng nhanh
Trong rau má có chứa hàm lượng lớn Vitamin B, C, Photpho,… có khả năng làm giảm stress và ức chế cảm giác thèm ăn ở mẹ, giúp chuyển đổi carbohydrate trong cơ thể, tạo ra nguồn năng lượng cho các hoạt động hằng ngày, hỗ trợ tốt cho quá trình giảm cân. Ngoài ra, rau má còn có khả năng giúp đốt cháy mỡ thừa trong máu nhờ khả năng chuyển đổi lipit.
3.2. Mẹ tăng cường trí nhớ – giảm stress
Trong rau má chứa hoạt chất Triterpenoids có khả năng làm giảm áp lực, căng thẳng đè nén trong cơ thể và xoa dịu hệ thống thần kinh, giúp mẹ cảm thấy thoải mái hơn. Đặc biệt nếu mẹ hay mất ngủ, ngủ không ngon giấc duy trì ăn rau má khoảng 40g/ngày trong vòng 1 tháng, mẹ sẽ cảm thấy tinh thần dễ chịu và ngủ ngon hơn đó ạ.
3.3. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Bổ sung rau má sau sinh sẽ rất có ích cho tim mạch bởi thực phẩm này có chứa phức hợp 4 chất Flavonoid, Beta carotene, Sterol và Saponin với khả năng chống lại các gốc tự do, giảm lượng cholesterol, giúp mẹ ngăn chặn các bệnh liên quan đến tim mạch như giãn tĩnh mạch, xơ vữa tĩnh mạch,… Duy trì sử dụng tối đa 40g rau má/ngày để bảo vệ sức khỏe một cách toàn diện nhất.
3.4. Hỗ trợ vết mổ – vết thương hở của mẹ mau lành hơn
Sau sinh, sự đau đớn từ vết thương hở đã khiến mẹ gặp phải nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày lẫn chăm sóc bé cưng. . Lúc này mẹ tích cực bổ sung rau má vào thực đơn hằng ngày của mình (tối đa 40g/ngày) sẽ giúp vết thương của mẹ hồi phục nhanh hơn. Bởi trong rau má có chứa Asiaticoside – hoạt chất trị các vết thương hở, có khả năng kích thích, tác động lên biểu bì và thúc đẩy sự phân chia tế bào giúp vết thương mau lên da non và chóng lành.
4. 2 lợi ích của rau má đối với bé cưng mới sinh
Nếu mẹ ăn rau má trong giai đoạn cho con bú, chắc chắn mẹ sẽ phải ngạc nhiên vì những lợi ích mà loại “thần dược” này mang đến cho bé cưng thông qua đường ti sữa đó ạ.
1- Bé có nguồn sữa dồi dào, đầy dưỡng chất để ti mỗi ngày
Nếu bầu sữa của mẹ khá loãng lại còn ít, mẹ lo không đủ dưỡng chất để con yêu phát triển toàn diện thì bổ sung rau má lúc này sẽ là giải pháp tối ưu nhất đó mẹ. Trong rau má có chứa hàm lượng khoáng chất như Kẽm, Sắt, Photpho, Canxi,… cùng nhiều loại vi chất dinh dưỡng như Vitamin B1, C, Beta Carotene, flavonoids,….giúp sữa mẹ đặc sánh, thơm ngon, con ti thỏa thích.
2- Phòng ngừa bệnh kiết lỵ ở bé
Để cải thiện tình trạng thường xuyên gặp ở bé này, mẹ nên ăn rau má thường xuyên trong thời gian cho bé bú bởi trong rau má chứa hàm lượng chất xơ, vitamin C, protein,… Khi bé ti nguồn sữa của mẹ sẽ cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết giúp bé tăng sức đề kháng, hạn chế được vi khuẩn gây hại cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa được tình trạng kiết lỵ.
5. 4 cách chế biến rau má ngon tuyệt cho mẹ bỉm sau sinh
Sau khi biết được những lợi ích của rau má đối với mẹ sau sinh và bé cưng, chắc hẳn mẹ đã muốn đưa ngay loại rau này vào thực đơn rồi nhỉ. Vậy mẹ nhớ kéo xuống dưới để xem ngay 4 cách chế biến rau má ngon tuyệt nhé!
5.1. Canh rau má thịt bằm
Sự kết hợp giữa thịt nạc băm mềm và rau má thanh mát sẽ mang đến hương vị siêu ngon, ngọt thanh và bổ dưỡng cho mẹ bỉm sau sinh đó ạ. Món ăn rất giàu protein và nhóm vitamin A, D, K, B, B1… đặc biệt là rất ít chất béo bão hòa, giàu chất xơ và vitamin C giúp mẹ lợi tiểu, nhuận tràng, tiêu hóa tốt hơn. Mẹ vào bếp và trổ tài với món canh này ngay nhé.
1 – Chuẩn bị nguyên liệu
- Thịt nạc heo: 150g
- Rau má tươi: 300g
- Hành tím: 1 củ nhỏ
- Gia vị: nước mắm ngon 1/2 thìa, bột ngọt 1/2 thìa, bột canh 1/2 thìa, hạt nêm 1/4 thìa, 12ml dầu ăn.
2 – Hướng dẫn mẹ cách chế biến
- Bước 1: Thịt heo mẹ mua về rửa sạch, thấm thật khô, sau đó băm nhỏ vừa ăn. Mẹ chú ý không băm nhuyễn thịt quá, khi nấu canh thịt sẽ bị vụn, mất đi độ mềm ngọt tự nhiên. Rau má mẹ nhặt bỏ phần gốc, những lá già, lá bị sâu hoặc úa hỏng rồi đem rửa sạch, cắt thành từng khúc nhỏ khoảng 5cm.
- Bước 2: Hành tím mẹ cắt bỏ gốc, lột sạch lớp vỏ lụa rồi băm nhỏ trên thớt sạch.
- Bước 3: Mẹ bắc nồi lên bếp, phi hành tím băm với dầu ăn, xào sơ thịt cho chín tới, nêm cùng nước mắm và bột canh.
- Bước 4: Tiếp đến, mẹ thêm vào nồi khoảng 550ml nước, đợi nước sôi lăn tăn rồi nêm nếm cùng hạt nêm, bột ngọt sao cho vừa ăn. Khi nước đã sôi, mẹ cho rau má đã sơ chế vào nấu tiếp, chú ý giữ mức lửa lớn, nấu rau trong khoảng 3 phút thì mẹ tắt bếp ngay.
3 – Mẹo nhỏ cho mẹ
Mẹ nên chọn phần thịt nạc dăm hoặc thăn heo, thịt tươi còn nguyên màu hồng đó, khi chạm thấy dính dẻo và đàn hồi tốt. Phần thịt này rất ít mỡ nên nước canh trong, thanh ngọt không ngán, khi thịt chín vừa mềm vừa ngọt.
5.2. Sinh tố rau má
Rau má chứa lượng lớn vitamin C, vitamin B, B1, B2, canxi và sắt rất tốt cho cả mẹ bỉm và bé cưng đó ạ. Mẹ bỉm uống sinh tố rau má giúp thanh lọc cơ thể, giảm nhiệt và làm mát cơ thể, “đánh bay” triệu chứng táo bón và yên tâm cho bé ti nguồn sữa mát lành, giàu dinh dưỡng nha.
1 – Chuẩn bị nguyên/vật liệu
- 500gr rau má tươi
- 60g đường phèn (cỡ 2 phìa cà phê)
- Đá viên
- Dao, thìa, ống hút, ly thủy tinh, máy ép trái cây
2 – Hướng dẫn mẹ cách thực hiện
- Bước 1: Khi sơ chế rau má mẹ chỉ cần nhặt bỏ phần rễ, cuống già và những lá bị sâu hỏng, úa vàng là được. Sau đó mẹ tiến hành rửa rau với 2 – 3 lần nước cho sạch hết cặn đất, bụi, để rau thật ráo và cắt thành từng khúc khoảng 5 – 7cm.
- Bước 2: Mẹ chuẩn bị một chiếc nồi nhỏ, thêm vào 60g đường phèn và 60ml nước (tỷ lệ 1:1), sau đó bật bếp và điều chỉnh ở mức lửa vừa, đun sôi trong 5 phút để đường tan hết, keo lại, sệt nhẹ thì mẹ tắt bếp và để nguội hoàn toàn.
- Bước 3: Mẹ vệ sinh lại máy ép, khởi động máy khoảng 1 – 2 phút cho phần nước này chảy ra hết bên ngoài. Mẹ khởi động máy, cho từ từ phần rau má đã sơ chế vào để máy làm nhiệm vụ.
- Bước 4: Cuối cùng, mẹ rót phần nước rau má nguyên chất ra ly thủy tinh, thêm siro đường đã chuẩn bị (mẹ có thể tùy chỉnh độ ngọt theo sở thích), dùng thìa khuấy nhẹ cho tan đều và thưởng thức ngay vị ngọt thanh, tươi mát.
3 – Mẹo nhỏ cho mẹ
Mẹ ưu tiên chọn rau má còn non, phần cọng và lá có màu xanh sáng, khi mẹ bấm vào cọng có độ giòn, mọng nước và không bị dập, úa nhiều. Mách nhỏ cho mẹ một số địa chỉ uy tín như: Chuỗi siêu thị Winmart, Winmart+, Cửa hàng rau sạch CleverFood, Nông Sản Sạch …
5.3. Gỏi rau má chay
Rau má là loại giàu lành tính, rất giàu chất xơ và là nguồn cung cấp vitamin C, A, B, B1, B2 dồi dào giúp nhuận tràng lợi tiểu, mẹ chẳng lo táo bón đầy bụng nữa rồi. Hơn nữa, mẹ bầu ăn món gỏi chay vừa ngon, lạ miệng lại giúp thanh lọc cơ thể, da dẻ mịn màng và hồng hào hơn, hỗ trợ cải thiện và lấy lại vóc dáng thon gọn nhanh chóng.
Cuối tuần này, mẹ lựa ngay một ít rau má non tươi để trổ tài làm gỏi chay nhé!
1 – Chuẩn bị nguyên liệu
- Rau má tươi: 500g
- Hành tím băm nhỏ: 1/2 thìa cà phê
- Ớt sừng: 1-2 quả băm nhỏ
- Tỏi băm nhuyễn: 1/2 thìa cà phê
- Cà chua bi: 10 quả
- Đậu phộng rang thơm: 30g
- Chanh tươi: 1 quả
- Nước lọc: 2 thìa cà phê
- Gia vị: 2 thìa nước mắm ngon, 2 thìa đường, 1/2 thìa bột ngọt.
2 – Hướng dẫn mẹ cách chế biến
- Bước 1: Rau má mẹ nhặt bỏ phần rễ, cọng già và lá hỏng rồi đem rửa sạch, để ráo và cắt thành từng đoạn nhỏ vừa ăn, khoảng 5cm. Cà chua bị mẹ bỏ phần cuống, rửa sạch, để ráo nước rồi bổ làm đôi theo chiều dọc của quả.
- Bước 2: Mẹ chuẩn bị phần nước để trộn gỏi theo công thức 1:1:1, cụ thể là: 2 thìa nước mắm ngon, 2 thìa đường và 2 thìa nước lọc rồi khuấy thật đều cho hỗn hợp tan hết. Tiếp tục thêm tỏi, ớt tươi, hành tím và nước cốt chanh vào khuấy đều là hoàn thành phần nước trộn rồi.
- Bước 3: Đến khâu trộn gỏi rồi đây ạ, mẹ chuẩn bị sẵn một chiếc tô lớn, lần lượt cho phần rau má, cà chua bi, nước trộn gỏi và dùng đũa đảo nhẹ cho thấm đều gia vị. Khi ăn, mẹ chỉ cần bỏ phần gỏi chay đã trộn ra đĩa, rắc thêm đậu phộng rang (đã giã rối) vào và thưởng thức ngay thôi.
3 – Mẹo nhỏ cho mẹ
Rau má sau khi đã sơ chế sạch sẽ, mẹ chuẩn bị sẵn một tô nước đá lớn và cho rau vào ngâm khoảng 10 phút rồi vớt ra để ráo nước trước khi trộn gỏi để giữ được độ tươi lâu hơn, màu xanh mướt đẹp mắt lại giòn tan, ăn siêu ngon.
5.4. Trà rau má
Trong rau má có chứa hàm lượng chất xơ khá cao, mẹ bỉm sau sinh sử dụng rau má giúp mát gan, cơ thể thông thoáng, cải thiện chứng đầy hơi, ì ạch do táo bón. Đồng thời chất Triterpenoids (một dạng hợp chất hữu cơ có cấu trúc đa dạng) có trong rau má giúp mẹ bỉm giảm bớt cảm giác lo âu, căng thẳng và hỗ trợ cải thiện trí nhớ hiệu quả.
1 – Chuẩn bị nguyên/vật liệu
- Rau má tươi: 200gr
- 10ml siro đường phèn (cách nấu siro đường phèn đã hướng dẫn ở công thức làm sinh tố, mẹ xem lại nha)
- Dao, thìa, ấm pha trà và chén nhỏ
2 – Hướng dẫn mẹ cách thực hiện
- Bước 1: Rau má tươi mua về mẹ nhặt bỏ gốc rễ, lá úa vàng và rửa sơ với nước, ngâm với nước muối loãng khoảng 3 – 5 phút để loại sạch bụi bẩn. Sau đó mẹ rửa lại với nước sạch, để ráo hoàn toàn và cắt thành đoạn nhỏ khoảng 3 – 4 cm.
- Bước 2: Mẹ cho rau má vào ấm pha trà (có thể dùng ấm thủy tinh để dễ quan sát màu sắc, độ đậm nhạt của trà), tiếp đến châm nước sôi già vào ấm và ủ khoảng 10 phút cho trà phai ra.
- Bước 3: Sau cùng, mẹ rót trà ra chén, thêm siro đường phèn (độ ngọt tùy khẩu vị) và thưởng thức.
3 – Mẹo nhỏ cho mẹ
Mẹ chọn mua rau má tươi, đạt độ bánh tẻ, nhiều cọng và thân sẽ phai ra nước trà ngon nhất, có màu xanh hơi ngả vàng, mùi thơm đặc trưng, vị trà đậm đà rất hấp dẫn. Ngoài dùng rau má tươi để pha trà, mẹ có thể phơi khô để cất đi dùng dần nha.
6. Giải đáp 3 thắc mắc thường gặp về việc ăn rau má sau sinh
Đúng là rau má rất có lợi cho sức khỏe của mẹ bỉm sau sinh nhưng mẹ không nên lạm dụng kẻo “lợi bất cập hại”. Mẹ kéo xuống dưới để xem ngay 3 thắc mắc thường gặp cùng giải đáp chi tiết nhất về việc ăn rau má sau sinh để tránh những ảnh hưởng không mong muốn nhé!
1- Mẹ sau sinh ăn rau má có bị mất sữa không?
Mẹ bỉm sau sinh ăn rau má không bị mất sữa mà còn hỗ trợ lợi sữa, tiết sữa rất tốt đó ạ. Rau má có màu xanh đậm nên rất giàu chất xơ, nhóm các vitamin (C, A, B, B1…), khoáng chất (Canxi, Sắt, Kali…) tốt cho cơ thể mẹ bỉm sau sinh.
2- Đi ngoài nắng sau khi ăn rau má có sao không?
Theo lương y Bùi Hồng Minh (Nguyên chủ tịch Hội Đông Y Hà Nội), khi sau khi ăn rau má, mẹ hạn chế ra nắng vì có thể gây khó thở, mê man khó chịu, thậm chí là ngất xỉu do tính hàn trong rau má có phản ứng khá nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, có thể xảy ra hiện tượng xung đột nhiệt độ.
3- Mẹ ăn rau má mọc tự nhiên có tốt không?
Rau má là loại cây quen thuộc, dễ sống và hay mọc tự nhiên tại các bờ bụi, sông suối nên khi mua về hoặc hái về mẹ nên làm sạch thật kỹ, rửa nhiều lần để giúp trôi đi các hạt bụi, bùn đất còn dính trên lá và cọng nhé.
Tốt nhất mẹ nên sử dụng các sản phẩm nước rửa rau củ quả để yên tâm hơn. Gợi ý cho mẹ sản phẩm nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy giúp mẹ rửa sạch rau má cực tiện, chẳng mất công ngâm lâu, rửa đi rửa lại nhiều hay sục ozon… mà vẫn đảm bảo sạch khuẩn, sạch bẩn, bụi, đất và an toàn cho sức khỏe. Với bảng thành phần tự nhiên lành tính và khả năng khử khuẩn cao (chiết xuất thực vật, chủ yếu từ ngô và rượu dừa), sản phẩm này được rất nhiều mẹ bỉm tin tưởng và lựa chọn đó ạ.
Theo dõi bài viết tới đây, hẳn là mẹ đã biết sau sinh ăn rau má được không rồi nhỉ? Mẹ bỉm sau sinh ăn được rau má nhưng cần chú ý ăn đúng cách, tránh lạm dụng để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé cưng. Mẹ cũng đừng quên lưu lại 4 công thức chế biến món ngon cùng rau má nhé. Nếu vẫn còn thắc mắc nào khác, mẹ nhớ để lại bình luận bên dưới để được Góc của mẹ giải đáp kịp thời ngay!