Mẹ vừa mới sinh mổ xong nên da bụng chùng xuống và nhiều nếp nhăn. Nghe nói phương pháp chườm muối giúp giảm mỡ bụng hiệu quả và lấy lại vóc dáng nhanh chóng nên mẹ muốn thử thực hiện nhưng chưa có kinh nghiệm. Góc của mẹ tổng hợp chi tiết thông tin về vấn đề sinh mổ bao lâu được chườm muối trong bài viết sau đây. Mẹ tham khảo nhé!
Mục lục
1. Thời điểm thích hợp để mẹ chườm muối sau sinh mổ
Sau khi sinh mổ xong, bác sĩ sẽ tiến hành khâu vết mổ lại cho mẹ. Thời gian sau đó, mẹ cần cử động, đi lại nhẹ nhàng để tránh tác động mạnh gây bung chỉ hay hở vết mổ. Việc chườm nóng bằng muối cũng tương tự, mẹ nên đợi đến khi vết mổ lành lại (khoảng 3 tuần sau mổ) mới thực hiện phương pháp này. Bởi lẽ, hơi nóng dễ làm tổn thương đến vết mổ, hoặc vi khuẩn xâm nhập làm mẹ bị viêm nhiễm, kéo dài thời gian lành của vết mổ đó ạ.
2. 5 công dụng của việc chườm muối với mẹ sinh mổ
Khoảng thời gian từ tuần thứ 3 sau sinh mổ sẽ là “thời điểm vàng” để mẹ áp dụng chườm muối. Bằng cách chườm đúng, phương pháp này sẽ mang lại cho mẹ nhiều công dụng sau đây:
2.1. Đánh tan mỡ thừa ở bụng
Mỡ bụng là tình trạng thường gặp ở mẹ sau sinh mổ. Phần mỡ tích tụ này làm vóc dáng của mẹ mất cân đối, dễ bị tự ti mặc cảm mỗi khi ra ngoài đường. Nhưng mẹ đừng quá lo lắng và vội vàng lấy lại vóc dáng mà sử dụng thuốc giảm cân cấp tốc hay các phương pháp chưa được kiểm chứng, sẽ kéo theo nhiều tác hại về sau đó ạ.
Mẹ sử dụng túi chườm muối đặt lên bụng, sức nóng từ muối sẽ lan tỏa và kích thích đánh tan mỡ thừa một cách hiệu quả. Nguyên liệu lành tính từ thiên nhiên còn đảm bảo an toàn và không gây ra tác dụng phụ cho cơ thể mẹ sau sinh.
2.2. Giảm đau tử cung hiệu quả
Sau sinh mổ, mẹ thường gặp những cơn đau dạ con kéo dài. Mẹ nào khỏe thì đau khoảng 2 – 3 ngày thôi nhưng có một số mẹ thời gian đau có thể kéo dài đến 1 tuần. Điều này khiến mẹ bị co thắt, đau tử cung và mất sức.
Để giảm thiểu tình trạng này, mẹ sử dụng túi muối ấm chườm lên bụng nhé. Trong muối chứa nhiều khoáng chất như magie, canxi, natri, photpho nên khi rang nóng lên sẽ có tác dụng hoạt huyết, khí huyết lưu thông tốt hơn, nhờ thế mà cơn đau tử cung sẽ giảm dần và biến mất sau một vài ngày.
2.3. Hạn chế tình trạng rạn da sau sinh mổ
Khi mang thai, bụng mẹ sẽ lớn hơn và phần da bụng phải căng ra để em bé hoạt động thoải mái nhất. Sau khi bé cưng chào đời, da bụng không kịp đàn hồi trở lại khiến mẹ gặp tình trạng rạn da, da bị nhăn nheo khiến mẹ mất tự tin đi nhiều.
Thông qua việc chườm muối nóng và một số thảo dược thiên nhiên như quế chi, ngải cứu, gừng,… lên bụng và các phần da bị rạn, những tinh chất có lợi (vitamin C, E) sẽ nhanh chóng thẩm thấu vào da, hỗ trợ tăng cường kết cấu da, giúp mẹ lấy lại làn da mịn màng, săn chắc như thuở ban đầu.
2.4. Đào thải độc tố trong cơ thể mẹ
Mẹ sau sinh rất lo lắng về phần sản dịch còn sót lại. Nếu không đào thải hết lượng sản dịch này, mẹ dễ bị viêm nhiễm, “cô bé” có mùi khó chịu. Do đó, mẹ nên chườm muối nóng đúng cách để đẩy hết sản dịch và độc tố trong cơ thể ra ngoài nhé.
Nhiệt lượng tỏa ra từ muối nóng kích thích các cơ quan hoạt động năng suất hơn, tăng tốc quá trình đào thải chất độc và lượng nước dư thừa tích trữ khi mang thai ra khỏi người mẹ. Nhờ thế mà cơ thể mẹ nhẹ tênh, sạch sẽ và khoan khoái hơn nhiều.
2.5. Giúp tinh thần mẹ thư giãn – thoải mái
Trầm cảm sau sinh ở mẹ bầu có nhiều nguyên nhân, trong đó vấn đề cơ thể mệt mỏi và tinh thần buồn bã là phổ biến nhất. Hơi nóng từ muối chườm cùng hương thơm từ thảo dược thiên nhiên sẽ giúp mẹ cảm thấy thư thái, bớt mệt mỏi và hạn chế suy nghĩ tiêu cực. Vì thế mà mẹ vui vẻ, hoạt bát hơn, giảm thiểu tối đa nguy cơ trầm cảm ở mẹ bầu.
Mặc dù phương pháp chườm muối mang lại nhiều lợi ích cho mẹ sau sinh mổ nhưng nếu thực hiện không cẩn thận, sai cách có thể gây tổn thương đến vết mổ, xót dạ và nhiễm trùng da. Mẹ tham khảo chi tiết cách chườm muối ngay sau đây để chườm cho đúng, mang lại hiệu quả tốt nhất nhé!
3. Mách mẹ sinh mổ cách chườm muối sau sinh mổ chuẩn khoa học
Tiếp nối những chia sẻ về sau sinh mổ bao lâu thì chườm muối được là hướng dẫn chi tiết cho mẹ cách chườm muối sau sinh mổ chuẩn khoa học đã được các bác sĩ chuyên khoa khuyên áp dụng. Đầu tiên, mẹ chuẩn bị 1kg muối hột và 1kg gừng (hoặc ngải cứu, quế chi,…) để làm túi chườm. Sau khi rửa sạch và gọt vỏ gừng, mẹ đem giã nhuyễn rồi cho vào chảo, thêm muối hột, rang đều tay trong vòng 15 – 20 phút để hỗn hợp khô lại. Tiếp theo, mẹ cho nguyên liệu vừa rang xong vào khăn, dùng thun cố định lại cho chắc. Đợi khoảng 10 phút cho túi chườm nguội bớt là mẹ chườm luôn nhé.
Mẹ nằm ở tư thế ngửa rồi đặt túi lên bụng, dùng tay di nhẹ xung quanh bụng để hơi nóng lan đều. Hoặc mẹ có thể đặt túi ở trên giường, nằm sấp, đè bụng lên túi để giữ nhiệt lâu hơn. Trong quá trình chườm, mẹ nên đặt túi cách xa vết mổ từ 5 – 7 cm để đảm bảo hơi nóng không tác động đến vết thương mới lành mẹ nhé.
Mỗi lần chườm, mẹ chỉ chườm từ 30 – 45 phút thôi, rồi bảo quản túi ở nơi thoáng mát, khi nào cần dùng thì lấy ra rang nóng lại. Một ngày mẹ chườm 1 – 2 lần, mỗi tuần chườm 3 – 4 ngày để đánh tan mỡ bụng, vùng bụng săn chắc và khí huyết lưu thông tốt nhất.
4. 5 lưu ý quan trọng cho mẹ sinh mổ khi chườm muối
Để cách chườm muối sau sinh mổ chườm muối trở nên đơn giản hơn và đảm bảo an toàn tối đa, mẹ sinh mổ nên “nằm lòng” 5 lưu ý cực kỳ quan trọng này nhé:
1- Chọn loại muối sạch
Muối có rất nhiều loại, tùy thuộc vào độ tinh khiết và hàm lượng dưỡng chất mà người ta phân ra làm muối tinh và muối biển. Đối với mẹ sinh mổ, do cơ thể rất nhạy cảm nên mẹ ưu tiên sử dụng muối tinh sạch để chườm nóng nhé. Muối tinh không còn tạp chất và có độ thấm hút cao, ít bị chảy nước hay vón cục, hàm lượng dưỡng chất dồi dào nên mẹ yên tâm sử dụng, không lo bị dị ứng hay nổi mẩn đỏ trên da nữa rồi.
2- Không nên chườm ở nhiệt độ quá nóng
Khi chườm bụng, mẹ nên để túi chườm nguội bớt, ở nhiệt độ khoảng 41 – 43 độ C thì mới đặt lên da. Mẹ tránh để túi muối quá nóng (từ 43 độ C trở lên) vì dễ gây bỏng, rát da đó ạ.
3- Nên lót hoặc quấn một lớp khăn dày quanh bụng
Mặc dù đã có lớp khăn để lót túi chườm rồi nhưng để tối ưu nhất, mẹ nên lót hoặc quấn một lớp khăn dày quanh bụng. Bởi lẽ, nhiều mẹ chưa có kinh nghiệm không đong đo được nhiệt độ của túi chườm, mẹ để túi ở gần thấy bớt nóng là đặt lên bụng luôn, rất dễ gây ra tình trạng bỏng da. Bằng cách lót một lớp khăn ở bụng, dù túi còn hơi nóng thì mẹ vẫn yên tâm là không bị bỏng. Chườm khoảng 5 – 7 phút mẹ thấy túi ấm lại thì có thể lấy lớp lót ra, chườm túi trực tiếp lên bụng để đạt hiệu quả giảm mỡ tốt nhất.
4- Vệ sinh tay và da bụng thật sạch trước và sau khi chườm muối
Sau khi chườm muối, mẹ thường sờ lên bụng xem đã giảm được nhiều mỡ chưa, nếu không lau kỹ, muối rất dễ dính vào vết mổ gây xót, thậm chí nhiễm trùng. Mẹ nào cẩn thận lại mất công đi rửa tay bằng nước sát khuẩn nhưng hơi bất tiện vì phải đứng dậy đi ra bồn rửa hoặc phòng tắm, khiến vết mổ nhói đau.
Thay vào đó, gợi ý mẹ dùng khăn ướt Mamamy có thành phần kháng khuẩn để lau tay sau mỗi lần chườm muối, vừa đảm bảo diệt sạch hại khuẩn bám trên da vừa thuận tiện. Mẹ chỉ cần đặt hộp khăn ướt ngay bên cạnh, chườm bụng xong thì nhẹ nhàng dùng một tay để rút khăn, rồi lau sạch hai tay cùng da bụng là được. Chất khăn mềm mịn, lành tính và nhẹ dịu với mọi làn da, bé cưng dùng siêu thích mà mẹ còn “xài ké” được nữa chứ, cực xịn sò mẹ nhỉ!
5- Kết hợp đi bộ và tập thể dục nhẹ nhàng cho phần bụng để giảm mỡ nhanh chóng, an toàn
Song song với việc chườm muối, mẹ sinh mổ nên kết hợp thực hiện một số bài tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng để đẩy mạnh quá trình giảm mỡ lành mạnh và nhanh chóng. Gợi ý cho mẹ một số bài tập cực đơn giản, có thể thực hiện ngay tại nhà để mẹ dễ dàng thực hiện theo:
- Đi bộ giật lùi: Đây là bài tập phổ biến nhất hiện nay, mẹ nào cũng làm được. Cụ thể, mẹ đi bộ tiến lên một đoạn 5 – 6 bước, sau đó đi lùi lại, cứ lặp lại như thế 20 – 30 lần là được. Với bài tập này, cả cơ bắp và các cơ quan trong cơ thể mẹ đều được vận động, giúp tiêu hao lượng mỡ đáng kể.
- Hít sâu và co bóp vùng bụng: Bài tập này rất đơn giản, mẹ có thể vừa thực hiện vừa trông bé được luôn. Mẹ chỉ cần ngồi thẳng lưng, hít một hơi thật sâu, hóp bụng lại, sau đó nhẹ nhàng thở ra. Bằng cách tác động đến vùng bụng, phần da bụng sẽ săn chắc hơn, mẹ nhanh chóng lấy lại vóc dáng thanh mảnh. Mỗi lần mẹ làm động tác này khoảng 30 lần để đạt kết quả tốt nhất nhé.
Như vậy, mẹ đã biết sinh mổ bao lâu được chườm muối rồi. Đừng quá hấp tấp lấy lại dáng vóc mà mẹ nên đợi đến 3 tuần sau mổ hẵng chườm nóng và làm đúng cách để tránh gây thương tổn đến vết mổ và sức khỏe của mình mẹ nhé. Nếu vẫn còn băn khoăn về sinh mổ bao lâu thì chườm muối được, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để Góc của mẹ giải đáp cho mẹ kịp thời và nhanh chóng. Chúc mẹ thực hiện thành công!