Viêm tuyến sữa làm sữa mẹ không chảy ra được, ngực mẹ căng đau khó chịu, con yêu không được bú no sữa mẹ. Hiểu được những lo lắng và khó khăn của mẹ, Góc của mẹ đã tổng hợp 12 c</strongách chữa viêm tuyến sữa trong bài viết dưới đây để giúp mẹ thoát khỏi tình trạng này nhanh chóng. Lưu lại ngay mẹ nhé
Mục lục
1. Viêm tuyến sữa là gì?
Viêm tuyến sữa là tình trạng viêm ở một hay nhiều ống dẫn sữa trong bầu ngực, dẫn tới ngực căng đau, sưng nóng, mưng mủ. Vấn đề này thường xuất hiện sau các tổn thương tại bầu ngực như: tắc tia sữa, nứt đầu ti, vết thương hở trên da,..
Viêm tuyến sữa thường gặp ở mẹ trong ba tháng đầu tiên sau sinh , chưa quen với việc vệ sinh bầu ngực và chăm sóc bé bú sữa, dễ gây nhiễm khuẩn, tắc tia sữa và viêm ngoài ý muốn
2. Nguyên nhân dẫn đến viêm tuyến sữa
Viêm tuyến sữa có nguyên nhân do vi khuẩn (nhiễm khuẩn tuyến sữa) hoặc do các yếu tố khác ( tắc tia sữa, ngực bị chèn ép,….)
2.1. Nhiễm khuẩn
Bình thường; nước bọt, da và niêm mạc tại mọi vị trí trên cơ thể đều mang vi khuẩn. Chúng tồn tại hòa bình và không gây tổn thương. Tuy nhiên, khi gặp điều kiện thuận lợi như môi trường ẩm ướt, không sạch sẽ; các vi khuẩn này biến đổi mạnh mẽ, gây nhiễm khuẩn và gây viêm cho mẹ.
Mẹ thường nhiễm khuẩn viêm tuyến sữa do:
- Tư thế cho bé bú không đúng: Mẹ không nâng đỡ đầu và thân bé, không bắt vú đúng cách, đặt núm ti cách xa miệng bé hay bé chỉ ngậm đầu núm ti chứ không ngậm rộng ra toàn bộ quầng vú. Những việc này làm bé khó bú, lôi kéo và gây tổn thương đầu núm ti, tạo vết thương hở, mở cửa cho vi khuẩn tấn công mẹ
- Bé cắn núm ti: Bé trong giai đoạn mọc răng, bé cảm thấy ngứa lợi nên có xu hướng cắn ti mẹ, làm ti mẹ tổn thương, dễ nhiễm khuẩn
- Đầu núm ti không sạch sẽ: Sau khi bé bú, đầu ti mẹ dễ đọng cặn sữa và nước bọt, tạo môi trường ẩm ướt, dễ bám bẩn, nảy sinh vi khuẩn gây nhiễm khuẩn ti mẹ.
2.2. Tắc ống dẫn sữa
Trường hợp mẹ không cho bé bú hoặc không vắt hút sữa mỗi 2 – 3 giờ/lần, sữa mẹ trở nên dư thừa, căng đầy trong bầu ngực. Thành phần chất béo sữa mẹ ứ đọng trong thời gian dài sẽ đông vón thành cục, gây tắc ống dẫn sữa, rối loạn chức năng tiết sữa của bầu ngực, dẫn tới sưng đau và viêm vô khuẩn.
2.3. Yếu tố nguy cơ khác
Ngoài các nguyên nhân trên, viêm tuyến sữa thường gặp ở mẹ có
- Loét hoặc nứt đầu núm ti do bất kỳ nguyên nhân nào
- Ngực chịu áp lực nhiều gây chèn ép, giảm hoạt động ống dẫn sữa và gây viêm tuyến sữa trong các trường hợp: áo ngực bó chật, nằm sấp, mang địu bé trước ngực,…
- Mẹ có tiền sử viêm tuyến vú, không vệ sinh bầu ngực và vắt hút sữa hàng ngày, gây viêm tái phát.
3. Triệu chứng viêm tuyến sữa ở mẹ
Viêm tuyến vú thường xuất hiện nhanh chóng tại một bên bầu ngực, ít khi viêm đồng thời cả hai bên. Các biểu hiện:
- Bầu ngực tấy đỏ, viêm sưng, đau nhức
- Khả năng tiết sữa giảm, thiếu sữa, mất sữa
- Nóng rát khi cho bé bú
- Sốt trên 38,5 độ C
- Mệt mỏi, ớn lạnh
4. Phương pháp điều trị viêm tuyến sữa
Phương pháp điều trị viêm tuyến sữa rất đa dạng, gồm nhiều phương pháp dân gian, các bài thuốc đông y và cả những biện pháp khoa học dễ thực hiện tại nhà
4.1. Điều trị viêm tuyến sữa bằng phương pháp dân gian
Dân gian sử dụng các nguyên liệu đơn giản, dễ tìm kiếm. Mẹ thảo khảo 5 cách dân gian chữa viêm tuyến sữa bằng tỏi, lô hội, giấm táo, bắp cải và cỏ cà ri như sau:
4.1.1. Tỏi
Tỏi chứa allicin, thành phần kháng sinh tự nhiên, cho hiệu quả diệt khuẩn và chống viêm mạnh, an toàn hơn một số kháng sinh thông thường như: penicillin, cephalosporin
Cách thực hiện:
- Ăn 2 tép tỏi tươi (2g)/ ngày cho hiệu quả tốt nhất
- Để dễ ăn hơn, mẹ sử dụng tỏi như gia vị nấu ăn hoặc dùng làm nước chấm.
- Thực hiện hàng ngày đến khi viêm tuyến sữa khỏi hoàn toàn
4.1.2. Lô hội
Lô hội (nha đam) có tác dụng làm mát da, dịu da, tăng tốc độ lành vết thương, giảm viêm đau tuyến sữa
Cách thực hiện:
- Lá lô hội rửa sạch và gọt bỏ phần vỏ
- Dùng phần gel trong thoa trực tiếp lên vùng ngực sưng đau
- Rửa sạch bằng nước ấm sau khoảng 15 – 20 phút, đến khi lớp gel khô
- Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày
4.1.3. Giấm táo
Giấm táo chứa nhiều loại acid, giúp kháng viêm và kháng khuẩn, cải thiện viêm tuyến sữa hiệu quả như: acid acetic, acid malic
Cách thực hiện:
- Hoà 1 muỗng (15ml) giấm táo nguyên chất vào 250ml nước lọc và sử dụng
- Dùng cùng khoảng 7 ml mật ong để tăng hương vị, giúp mẹ dễ uống hơn
- Uống 2 – 3 lần/ ngày.
4.1.4. Bắp cải
Lá bắp cải chứa thành phần chống viêm là hợp chất lưu huỳnh. Mẹ dùng bắp cải ướp lạnh đắp lên bầu ngực. Nhiệt độ lạnh làm chậm tuần hoàn tại bầu ngực, giảm phản ứng viêm, mang lại tác dụng cải thiện viêm tuyến sữa nhanh chóng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 10 lá bắp cải, rửa sạch, để ráo nước
- Để lá bắp cải trong ngăn đá tủ lạnh khoảng 30 phút
- Đắp lá bắp cải trong khoảng 20 phút, mỗi lần đắp 1 lá, thay lá mới khi hết lạnh.
- Sử dụng 1 – 3 lần/ ngày.
4.1.5. Cỏ cà ri
Hạt cỏ cà ri có tác dụng giảm viêm, kháng khuẩn, được thầy thuốc đông y sử dụng trong nhiều bài thuốc chống viêm khác nhau. Hơn thế, cỏ cà ri chứa galactagogues, thành phần được coi là “thần dược” lợi sữa, giúp điều hòa sữa mẹ, giảm tình trạng mẹ mất sữa, thiếu sữa do viêm
Cách thực hiện:
- Chọn mua hạt cỏ cà ri màu vàng tươi, đều hạt, không sứt mẻ, không có mùi hôi
- Dùng 2 – 5g hạt cỏ cà ri pha với 150ml nước 80 -90 độ C
- Uống 2 lần/ ngày.
Mẹ lưu ý: Hiệu quả các phương pháp dân gian thường khó xác định, tác dụng nhanh hay chậm phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Mẹ cần kiên trì thực hiện hàng ngày đến khi khỏi viêm tuyến sữa hoàn toàn. Nếu mẹ đau nhức không cải thiện sau 2 – 3 ngày, mẹ đi khám bác sĩ để biết cách chữa trị phù hợp hơn.
4.2. Điều trị viêm tuyến sữa bằng bài thuốc Đông y
Các bài thuốc Đông y giúp mẹ cải thiện viêm tuyến sữa an toàn và tự nhiên. Để đạt hiệu quả tốt nhất, mẹ cần áp dụng phương pháp Đông y theo hướng dẫn từ thầy thuốc có kinh nghiệm và chuyên môn
Bài thuốc 1: Dành cho mẹ mới viêm tuyến sữa 1 -2 ngày
Các dược liệu bao gồm:
- 12g mỗi loại sài hồ bắc, kinh giới, ngưu bàng tử, bồ công anh
- 5g cam thảo
- 8g mỗi loại liên kiều, hoàng cầm, hương phụ, trần bì, kim ngân hoa, phòng phong.
- Với mẹ có biểu hiện ớn lạnh, sốt trên 38, 5 độ C; sử dụng thêm 12g chi tử và 16g thạch cao
Cách sử dụng:
- Dược liệu rửa sạch và cho vào ấm đun
- Thêm 2 bát nước
- Đun sôi khoảng 20 phút.
- Dùng khi thuốc còn ấm
- Sử dụng 1 thang/ ngày
Bài thuốc 2: Đắp ngực giảm đau, giảm sưng do viêm
Các dược liệu bao gồm:
- 40g hương ph
- 12g xã hươn
- 50g bồ công an
Cách thực hiện:
- Dược liệu rửa sạch, giã nhuyễn
- Phần nước thuốc xoa đều lên vùng ngực viêm, đau nhức
- Phần bã đắp trực tiếp lên bầu ngực
- Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày.
Bài thuốc 3: Chữa viêm tuyến vú không có triệu chứng sốt hoặc ớn lạnh
Các dược liệu bao gồm:
- 40g qua lâu
- 20g mỗi loại đương quy, cam thảo
- 12g mỗi loại đẳng sâm, xuyên sơn giáp, hoàng kỳ
- 4g bột hương phụ
- 8g mộc dược
Cách thực hiện:
- Dược liệu rửa sạch, cho vào ấm đun
- Thêm nước sấp mặt dược liệu, đun sôi 20 phút
- Lọc bỏ bã, dùng phần nước đun
- Thêm 30ml rượu nếp vào nước đun và chia thành 3 lần uống: sáng – trưa – tối.
- Thực hiện trong vòng ít nhất 3 – 5 ngày để tuyến vú hết sưng viêm hoàn toàn
Bài thuốc 4: Dành cho mẹ đau nhức, tức ngực, đầu vú sưng to
Các dược liệu bao gồm:
- 8g mỗi loại nhân sâm, đương quy, sinh hoàng ký, cát cánh, xuyên khung, bạch thược, bạch truật
- 12g mỗi loại kim ngân hoa
- 4g mỗi loại gai bồ kết, bạch chỉ
Cách thực hiện:
- Rửa sạch dược liệu và cho vào ấm đun
- Thêm 600ml nước
- Đun sôi khoảng 20 phút
- Bỏ bã, uống nước thuốc khi thuốc còn ấm
- Uống thuốc sau bữa ăn 3 – 4 tiếng
- Sử dụng 1 lần/ ngày.
4.3. 3 Phương pháp điều trị viêm tuyến sữa khoa học cho mẹ
Ngoài ra, chuyên gia khuyên mẹ áp dụng một số phương pháp chữa viêm tuyến sữa khoa học như: chườm nóng, sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và áp dụng phương pháp điều trị vật lý.
4.3.1. Chườm ấm
Chườm ấm được áp dụng trong trường hợp mẹ viêm tuyến sữa do tắc tia sữa. Dưới tác dụng của nhiệt độ, các cục sữa vón sẽ tan dần, lưu thông dòng chảy sữa mẹ. Tia sữa mẹ không tắc và không gây viêm cho mẹ nữa.
Các thực hiện:
- Làm ấm khăn mềm bằng nước 40 độ C
- Đặt khăn trực tiếp lên bầu ngực và chườm trong khoảng 20 phút
- Sau khi chườm, dùng lòng bàn tay day ép, xoay tròn bầu ngực tại vị trí thấy rõ cục sữa vón trong vòng 30 giây
Ngoài ra, khi tắm, mẹ để nước ấm chảy đều trên ngực. Đây cũng là cách chườm ấm mang lại hiệu quả tương tự mẹ nhé!.
4.3.2. Thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau
Các thuốc kháng sinh hay thuốc giảm đau giúp giảm các cơn đau và tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhanh chóng. Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ hỏi ý kiến và tuân thủ hướng dẫn từ bác s trước khi sử dụng thuốc.
Một số thuốc an toàn, không ảnh hưởng đến sữa mẹ sử dụng trong điều trị viêm tuyến sữa như
- Thuốc kháng sinh: Penicillin và Cephalosporin, Trimethoprim-sulfamethoxazole,… Các kháng sinh cần thời gian từ 1 – 2 tuần để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh. Nếu sau 1 – 2 ngày đầu tiên sử dụng, các triệu chứng đã thuyên giảm, mẹ tiếp tục dùng thuốc đến hết liệu trình bác sĩ chỉ định để loại bỏ hết vi khuẩn gây viêm, tránh viêm tuyến sữa tái phát.
- Thuốc giảm đau: Ibuprofen và acetaminophen (paracetamol),… Thông thường, thuốc giảm đau sẽ cho hiệu quả giảm đau ngay sau khi uống thuốc khoảng 30 phút – 1 tiếng. Khi không thấy đau, mẹ không dùng thêm các loại thuốc này, tránh lạm dụng thuốc, tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ như: đau dạ dày, viêm gan,….
4.3.3. Sử dụng phương pháp điều trị vật lý
Hiện nay, các cơ sở y tế có ứng dụng hai phương pháp điều trị vật lý chữa viêm tuyến sữa an toàn và không gây đau; mang lại tác dụng nhanh chóng sau 1 – 3 lần điều trị
- Dùng sóng siêu âm đa tần số kết hợp với dòng điện xung: Phương pháp này sử dụng sóng siêu âm và điện xung tác động trực tiếp lên bầu ngực trong vòng 20 – 30 phút; giúp làm tan nhanh các cục sữa đông vón, thư giãn mạch máu và các ống dẫn sữa, giảm đau, giảm sưng viêm bầu ngực.
- Đắp parafin và chiếu đèn hồng ngoại: Phương pháp này sử dụng parafin ấm 40 độ C đắp lên bầu ngực và kết hợp chiếu đèn hồng ngoại trong vòng 10 – 20 phút; mang lại tác dụng loại bỏ sữa đông vón; làm mềm mô cơ, giãn mạch máu, giảm các phản ứng viêm nhanh chóng.
Lưu ý: Nếu thực hiện sai cách, các phương pháp vật lý trị liệu dễ dẫn tới bỏng da, kích ứng da, hỏng mắt, loạn nhịp tim, mất ý thức,… Mẹ cần đến các cơ sở y tế uy tín để áp dụng phương pháp này. Không áp dụng tại nhà mẹ nhé!
5. Điều mẹ cần biết khi bị viêm tuyến sữa
Để sức khỏe phục hồi nhanh chóng, mẹ viêm tuyến sữa lưu ý vài điều sau:
- Không ngừng cho bé bú: Viêm tuyến sữa chỉ gây đau các mô cơ trong bầu ngực, không ảnh hưởng đến sữa mẹ. Mẹ duy trì cho bé bú mỗi 2 – 3 giờ để các nang sữa luôn được kích thích hoạt động. Nếu không, các nang sữa sẽ “ngủ quên”, dễ làm mẹ mất sữa hoàn toàn.
Trường hợp mẹ sốt trên 38,5 độ C hay ngực mẹ mưng mủ; vi khuẩn hay dịch mủ dễ đi vào sữa mẹ, ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Thay vì cho bé bú, mẹ thực hiện vắt hút sữa 2 – 3 giờ/lần để sữa mẹ luôn về đều. Sau khi viêm tuyến sữa khỏi hoàn toàn, mẹ cho bé bú lại như bình thường mẹ nhé
- Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ: Mẹ tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc hay dùng thuốc không được bác sĩ kê đơn, làm giảm hiệu quả điều trị, ảnh hưởng đến sức khỏe của con
- Vệ sinh bầu ngực sạch sẽ: Mẹ dùngkhăn khô đa năn, lau sạch bầu ngực trước và sau khi cho bé bú, tránh vi khuẩn phát triển gây viêm
- Ăn uống dinh dưỡng hợp lý: Chế độ ăn tốt giúp mẹ nâng cao đề kháng, nhanh chóng khỏi hơn. Mẹ cần uống đủ ít nhất 2l nước/ngày và ăn đa dạng các loại thực phẩm giàu chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa,…); chất đường (gạo, ngô, sắn,…); chất béo (các loại hạt, sữa, nước dừa,..) vitamin và chất khoáng (các loại trái cây và rau xanh)
6. Khi nào mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay
Viêm tuyến sữa kéo dài dễ dẫn tới u xơ, áp xe tuyến vú, nhiễm trùng huyết,… Mẹ nhanh chóng đi khám bác sĩ khi các biểu hiện chuyển biến xấu, cụ thể:
- Mẹ sốt trên 38,5 độ C
- Ngực sưng, cứng, cảm giác như muốn vỡ
- Cảm giác hơi sần khi chạm tay vào bầu ngực
- Ngực chảy máu
- Mẹ ớn lạnh, rét run, khó thở
- Các biểu hiện sưng đau kéo dài quá 3 – 4 ngày dù mẹ đã áp dụng các biện pháp trên.
Mẹ tuân thủ dùng thuốc và chăm sóc vệ sinh bầu ngực theo hướng dẫn từ bác sĩ. Tái khám sau 1 – 2 tuần để kiểm tra và đảm bảo mẹ đã khỏi hoàn toàn, không để tình trạng tái phát.
7. Phòng tránh viêm tuyến sữa
Phòng tránh viêm tuyến sữa không khó đâu mẹ ạ! Mẹ ghi nhớ những điều sau, viêm tuyến sữa không còn là nỗi lo của mẹ nữa
- Cho bé bú đúng cách: Mẹ cho bé bú không quá 4 tiếng/lần. Trước và sau khi cho bé bú, mẹ dùngkhăn khô đa năn vệ sinh sạch cặn sữa và nước bọt của bé. Trong khi cho bé bú, mẹ để miệng bé mở rộng, ngậm bắt tối đa quầng vú. Chú ý cho bé bú một bên bầu ngực đến hết, lần lượt luân phiên cả hai bên bầu ngực mẹ nhé
- Tránh để bé cắn núm ti: Khi bé cắn ti mẹ, mẹ nói nghiêm với bé: “không được cắn nhé” và giải thích với bé rằng làm vậy mẹ sẽ đau. Sau đó, mẹ làm lơ bé, ngừng cho bé bú khoảng 2 – 3 phút. Lần cho bé bú lại, nếu bé không cắn ti mẹ, mẹ ôm hôn và khen ngợi con. Con được khen sẽ rất thích, hiểu mẹ và không làm mẹ đau nữa
- Mặc áo ngực thoải mái: Mẹ chọn áo ngực cotton co giãn tốt, đúng kích thước, không hằn viền lên da mẹ. Ngực mẹ sẽ không bị chèn ép và không đọng sữa vón gây viêm
- Xoa bóp bầu ngực: Để sữa về đều, giảm ách tắc tia sữa gây viêm, mẹ thực hiệnxoa bóp massage bầu ngự hàng ngày, nhất là khi mẹ thấy ngực có biểu hiện tắc tia sữa, ngực căng cứng mẹ nhé
Hy vọng với cáccách chữa viêm tuyến sữa nêu trên, mẹ đã áp dụng được phương pháp phù hợp để giảm đau nhức bầu ngực và duy trì nguồn sữa mẹ dinh dưỡng cho con. Mẹ nhớ giữ bầu ngực khô ráo sạch sẽ và ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để sức khỏe phục hồi nhanh hơn.
Đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới để chia sẻ thêm về vấn đề này mẹ nhé