Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Mách mẹ chữa tắc tia sữa bằng thuốc tây hiệu quả tại nhà

Chữa tắc tia sữa bằng thuốc Tây có hiệu quả không?” là câu hỏi thường gặp trong các hội bà mẹ bỉm sữa. Vậy thuốc Tây có thực sự đem lại tác dụng trong việc điều trị tắc sữa? Khi nào thì nên dùng và cần phải lưu ý những gì? Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết này, mẹ theo dõi nhé! 

1. Khi nào mẹ cần sử dụng thuốc tây để chữa tắc tia sữa

Thuốc Tây được sử dụng phổ biến bởi đặc tính tác dụng ngay tức thì lên các triệu chứng của bệnh. Vì thế mà mẹ bị tắc tia sữa thường lựa chọn thuốc tây như một giải pháp nhanh, hiệu quả. 

Tuy vậy, sử dụng thuốc Tây thường xuyên cũng như con dao hai lưỡi. Bên cạnh việc đem lại hiệu quả trị dứt điểm các triệu chứng tắc tia sữa, thuốc Tây cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây nguy hiểm đến sức khỏe bởi các tác dụng phụ không mong muốn như dị ứng thuốc, sốc thuốc. Đặc biệt, thuốc có thể tác động xấu đến dòng sữa mẹ (làm cho sữa mẹ giảm dưỡng chất, biến đổi màu, mùi, vị). 

Vì thế, mẹ chỉ nên sử dụng thuốc Tây để chữa tắc sữa khi có sự chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tuỳ ý mua thuốc uống mẹ nhé!

Thuốc Tây-giải pháp nhanh, hiệu quả cho mẹ tắc tia sữa
Thuốc Tây-giải pháp nhanh, hiệu quả cho mẹ tắc tia sữa

Vậy khi nào mẹ nên đi khám và dùng thuốc theo đơn của bác sĩ? Nếu mẹ gặp các trường hợp dưới đây, mẹ tới gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời mẹ nhé:

  • Mẹ đã áp dụng nhiều phương pháp chữa tắc sữa tại nhà như chườm ấm, massage, dùng các phương pháp chữa tắc sữa tự nhiên nhưng vẫn không có tác dụng. 
  • Mẹ thường xuyên bị các cơn đau tức ngực “hành hạ” cả ngày đêm, các cục sữa đông nổi lên nhìn thấy rõ rệt.
  • Tình trạng tắc sữa của mẹ kéo dài quá 3-5 ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm, lúc này mẹ nên đến gặp bác sĩ để được khám chữa sớm nhất có thể. Nếu để lâu tình trạng này dễ dẫn tới các bệnh lý về vú nguy hiểm như viêm vú, áp xe vú, u xơ tuyến vú 
Khi mẹ quá đau do tắc sữa, có thể dùng thuốc do bác sĩ kê đơn
Khi mẹ quá đau do tắc sữa, có thể dùng thuốc do bác sĩ kê đơn

Sức khỏe của mẹ sẽ bị ảnh hưởng do tác dụng phụ không mong muốn từ thuốc Tây, mẹ cần được sự chỉ dẫn và kê đơn của bác sĩ khi sử dụng thuốc. Luôn ghi nhớ, thuốc Tây chỉ là giải pháp cuối cùng thôi mẹ nhé!

2. Một số loại thuốc tây giúp mẹ điều trị tắc tia sữa

Thuốc Tây được sử dụng trong điều trị tắc tia sữa chủ yếu là các loại thuốc có tác dụng làm giảm các triệu chứng và biến chứng mà tình trạng tắc tia sữa gây ra như hạ sốt, giảm đau, giảm viêm, giảm sưng. Tuy nhiên khi dùng bất cứ loại thuốc nào mẹ cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. 

Dưới đây là những loại thuốc phổ biến thường được chỉ định để điều trị tắc sữa:

2.1. Thuốc điều trị triệu chứng

Mẹ gặp tình trạng tắc tia sữa khi trở nặng thường có những triệu chứng như: sốt, đau đầu, mệt mỏi, đau tức ngực, sưng và nổi cục ở ngực… Các thuốc thường được bác sĩ kê đơn để làm giả những triệu chứng này thường là thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm không steroid như: Ibuprofen, Paracetamol 

Thuốc ​​Ibuprofen
Thuốc ​​Ibuprofen

Ibuprofen

Có tác dụng rõ rệt trong việc hạ sốt và giảm đau. 

Với loại thuốc này, mẹ sử dụng liều lượng khoảng 200-400mg/ngày. Thời gian giữa mỗi lần uống thuốc khoảng 4 tiếng, tổng liều lượng thuốc uống không vượt quá 1200mg trong 24 giờ. 

Hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học nào về rủi ro cho em bé khi tiếp xúc với liều lượng nhỏ Ibuprofen trong sữa mẹ.Các bác sĩ coi đây là một loại thuốc an toàn cho mẹ nếu như mẹ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định.

Lưu ý: 

  • Khi mẹ đã uống Ibuprofen mà không thấy hiệu quả, ngược lại các triệu chứng còn trầm trọng hơn (sốt cao hơn, đau tức ngực hơn), mẹ nên tới ngay bệnh viện để được thăm khám kịp thời mẹ nhé!
  • Trong trường hợp mẹ đang mang thai em bé tiếp theo, mẹ không được phép uống Ibuprofen vì có thể dẫn tới nguy cơ sẩy thai hoặc khiến bé bị hen suyễn sau khi chào đời.
  • Mẹ có tiền sử bị viêm loét dạ dày hoặc hen suyễn cũng không nên uống thuốc này vì có thể khiến các bệnh lý viêm loét, hen suyễn chuyển biến nặng hơn. 
Khi dùng Ibuprofen không hiệu quả, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ 
Khi dùng Ibuprofen không hiệu quả, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ 

Paracetamol 

Cũng như Ibuprofen, thuốc Paracetamol có tác dụng giảm đau và hạ sốt hiệu quả. 

Paracetamol dạng viên 
Paracetamol dạng viên 

Paracetamol chỉ khuyến khích dùng khi mẹ sốt cao trên 38.5 độ C. Với Paracetamol dạng viên 500mg, mẹ dùng 1 viên/lần (khoảng 10mg/1 kg trọng lượng cơ thể mẹ). Nếu cơn sốt không dứt, mẹ sử dụng thuốc mỗi 4-6 tiếng một lần (đảm bảo không vượt quá 4 lần/ngày).

Khi mẹ uống thuốc này, em bé cũng có thể gặp các tác dụng phụ khi bú mẹ. Đó là hiện tượng bé phát ban, nổi sần hoặc các nốt mẩn đỏ trên da. Tác dụng phụ này xuất hiện sau khoảng 2 ngày kể từ khi mẹ dùng paracetamol và giảm dần khi mẹ ngừng sử dụng thuốc. Tác dụng phụ này nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé sau này, phát ban với mức độ nhẹ, sẽ khỏi sau 2-3 ngày mẹ dừng thuốc. Mẹ yên tâm sử dụng nhé. 

Lưu ý khi dùng thuốc: 

  • Mẹ không sử dụng thuốc paracetamol trong trường hợp cơ thể dị ứng với paracetamol, hoặc đang dùng đồng thời thuốc khác có chứa thành phần paracetamol.
  • Trong trường hợp mẹ bị suy giảm chức năng gan, thận, cơ thể yếu gầy, Paracetamol rất dễ khiến mẹ bị suy nhược cơ thể, mẹ hạn chế sử dụng mà chỉ dùng cầm chừng và dùng khi thật cần thiết (sốt trên 38.5 độ C và cơn sốt mãi không dứt).

2.2. Thuốc điều trị nhiễm khuẩn

Khi mẹ để tình trạng tắc sữa kéo dài sẽ dẫn tới nhiễm trùng, nhiễm khuẩn vú (hay còn gọi là viêm vú). Biểu hiện của bệnh này là cơ thể mẹ mệt mỏi, suy kiệt, sốt cao, đau tức ngực lan ra bả vai, hai cánh tay. Khi mẹ bị nhiễm trùng vú, chất lượng dinh dưỡng trong sữa mẹ cũng giảm đi. Nguy hiểm hơn, bệnh có thể dẫn tới nhiễm trùng huyết (nhiễm trùng máu)  không được điều trị kịp thời, mẹ sẽ bị hoại tử tay chân… 

Thuốc điều trị nhiễm khuẩn (minh hoạ) 
Thuốc điều trị nhiễm khuẩn (minh hoạ) 

Để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc với Flucloxacillin hoặc Dicloxacillin hay Vancomycin.

Flucloxacillin hoặc Dicloxacillin

Đây là 2 loại thuốc kháng sinh dùng trong hỗ trợ điều trị viêm nhiễm đối với mẹ đang trong thời kỳ cho con bú. Được chỉ định dùng với liều lượng khoảng 500mg cho mỗi lần uống và có thể uống liên tục trong 5 ngày liên tiếp. 

Flucloxacillin và Dicloxacillin ít nhiều bị ngấm vào sữa mẹ tuy nhiên theo nghiên cứu khoa học, nồng độ này rất thấp nên hầu như không gây ra tác dụng phụ nào lên mẹ và con. 

Thuốc Flucloxacillin (minh hoạ) 
Thuốc Flucloxacillin (minh hoạ) 

Vancomcyin 

Thuốc này tác dụng trên hầu hết các chủng vi khuẩn và nấm, được dùng thay thế cho Flucloxacillin và Dicloxacillin khi mẹ có tiền sử bị dị ứng với thành phần penicillin và cephazolin. 

Vancomcyin  tác dụng lên hầu hết vi khuẩn và nấm 
Vancomcyin  tác dụng lên hầu hết vi khuẩn và nấm 

Mẹ dùng Vancomycin với liều lượng 500mg/ lần dùng mỗi 6 giờ và 1000mg/lần dùng mỗi 12h và chia làm 3-4 lần/ngày tuỳ theo chỉ định của bác sĩ. 

Khi mẹ uống Vancomycin, một liều lượng nhỏ sẽ được bài tiết vào sữa mẹ, tuy nhiên liều lượng này không đủ lớn để gây ra tác dụng phụ nào nghiêm trọng cho hai mẹ con. Có một vài trường hợp, thuốc gây mẩn đỏ lên da bé nhưng những nốt mẩn này không gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé, sẽ tự lặn đi sau khoảng 2 ngày mẹ dừng thuốc.

Trimethoprim kết hợp cùng Sulfamethoxazole 

Hợp chất này còn gọi là Cotrimoxazole, thuộc một trong những loại thuốc dùng để điều trị viêm vú. Thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn Staphylococcus aureus (tụ cầu càng) đã kháng Methicillin, một loại khuẩn gây nhiễm trùng da và hình thành áp xe vú. 

Thuốc co-trimoxazole (minh hoạ) 
Thuốc co-trimoxazole (minh hoạ) 

Về liều lượng, thông thường mẹ cần uống 800mg sulfamethoxazole và 160mg trimethoprim sau mỗi 12h. Thời gian dùng thuốc kéo dài 10-14 ngày. Liều lượng cũng có thể khác đi tuỳ theo sự điều chỉnh của bác sĩ. 

Khi dùng thuốc này mẹ không cần quá lo lắng đến chất lượng sữa vì sự tác động của thuốc lên sữa mẹ rất nhỏ, hoàn toàn không gây hại đến sức khoẻ của mẹ và bé mẹ nhé! 

2.3. Thuốc kiểm soát hormone tham gia quá trình tiết sữa của mẹ

Khi sữa mẹ về nhiều, nếu mẹ không biết cách vắt hay hút hết sữa còn dư sau mỗi cữ bú của bé mà hormone trong cơ thể vẫn “sản xuất” thêm sữa mới đều đặn, lượng sữa dư thừa đó sẽ khiến sữa bị tồn đọng, vón cục trong các nang sữa gây ách tắc dòng chảy sữa. Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kiểm soát hormone tham gia quá trình tiết sữa của mẹ để điều tiết lượng sữa tiết ra.  

Các loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn có thể kể đến như:

Bromocriptine 2.5mg 

Thuốc Bromocriptine 2.5mg  (minh hoạ)
Thuốc Bromocriptine 2.5mg  (minh hoạ)

Bromocriptine ức chế tuyến yên sản xuất Prolactin – hormone chính trong quy trình tự động tiết sữa mẹ. Khi đó ngực mẹ sẽ giảm tiết sữa, giúp lượng sữa thừa trong bầu ngực có thời gian “giải phóng”, từ đó giảm tình trạng tắc sữa. 

Mẹ dùng Bromocriptine với liều lượng khoảng 2.5-15mg hàng ngày theo đơn thuốc của bác sĩ.

Loại thuốc này ít gây tác dụng phụ nhưng vẫn có một vài trường hợp mẹ mắc một số hiện tượng như: buồn nôn, chóng mặt, táo bón, tụt huyết áp trong thời gian đầu dùng thuốc. Hiện tại chưa có bằng chứng nào công nhận tác dụng phụ của thuốc ảnh hưởng xấu tới sức khỏe mẹ và bé. Mẹ hoàn toàn yên tâm sử dụng theo chỉ định của bác sĩ nhé!

Estrogen 2mg

Estrogen 2mg giúp giảm sản sinh Prolactin 
Estrogen 2mg giúp giảm sản sinh Prolactin 

Cùng tác dụng như Bromocriptine, Estrogen 2mg tác động đến tuyến yên nhằm giảm lượng Prolactin được tiết ra. Từ đó giảm gánh nặng lên bầu sữa mẹ đang căng sữa, giúp sữa trong bầu ngực mẹ được giải phóng.

Liều lượng khuyên dùng khoảng 2mg cho mỗi lần uống và dùng trong vòng 3-6 tháng theo chỉ định của bác sĩ. Trên bao bì của loại thuốc này không nhắc tới tác dụng phụ, mẹ yên tâm sử dụng mà không phải lo lắng về các biến chứng sau khi dùng thuốc. 

3. Một số tác dụng không mong muốn khi chữa tắc tia sữa bằng thuốc tây

Thuốc Tây có tác dụng nhanh, tuy nhiên cũng đi kèm với những tác dụng phụ không mong muốn như: 

  • Mẹ bị ức chế thần kinh trung ương: hiện tượng này gây ra khi mẹ quá lạm dụng thuốc có chứa thành phần benzodiazepin – một loại dẫn xuất có khả năng giảm âu lo, căng thẳng. Khi lạm dụng thuốc, mẹ có khả năng bị ức chế thần kinh gây mệt mỏi thường xuyên và phụ thuộc vào thuốc.
  • Mẹ bị vàng răng, răng hỏng và bé chậm lớn: thuốc tây có chứa thành phần  tetracyclin khi mẹ dùng nhiều có khả năng gây ra tình trạng vàng răng và bé chậm lớn. Khi mẹ lạm dụng thuốc trong thời gian dài, Tetracyclin kết hợp với canxi tạo ra phức hợp chelat làm hỏng men răng khiến răng xỉn màu vĩnh viễn. Ngoài ra, thành phần tetracyclin còn ức chế sự phát triển xương của bé khiến bé chậm lớn, còi xương. 
  • Bé đi ngoài hoặc dị ứng: gây ra bởi thuốc chứa penicillin, ampicillin, amoxicilin, cephalosporin
Mẹ sử dụng thuốc Tây có thể khiến bé chậm lớn
Mẹ sử dụng thuốc Tây có thể khiến bé chậm lớn

Vì những tác dụng không mong muốn kể trên, mẹ cần sử dụng thuốc có chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Việc tự ý sử dụng thuốc Tây khi không có đủ hiểu biết về thuốc và không thông qua bác sĩ có thể khiến mẹ và bé gặp những nguy hiểm không đáng có, ảnh hưởng tới sức khỏe.

4. Lời khuyên cho mẹ khi chữa tắc tia sữa bằng thuốc tây

Để đảm bảo cho việc dùng thuốc an toàn và đem lại hiệu quả tốt nhất trong điều trị tắc sữa bằng thuốc Tây, mẹ lưu ý những điều sau:

  • Các loại thuốc được đề cập bên trên chỉ mang tính tham khảo. Khi mẹ muốn dùng thuốc Tây chữa tắc sữa cần được sự thông qua của bác sĩ, không được tự ý dùng thuốc
Mẹ dùng thuốc Tây cần có chỉ định của bác sĩ 
Mẹ dùng thuốc Tây cần có chỉ định của bác sĩ 
  • Vệ sinh bầu ngực thật sạch sẽ trước và sau khi cho bé bú bằng khăn khô đa năng để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn. 
  • Tinh thần thoải mái của mẹ rất quan trọng trong điều trị tắc tia sữa bởi mỗi khi căng thẳng hay mệt mỏi, lượng prolactin tiết ra ít hơn, khi đó tuyến sữa không được cung cấp đủ sữa để lưu thông, dễ gây ra ách tắc trong nang sữa.
  • Bổ sung các thực phẩm lợi sữa như chuối, rau ngót, mướp – những thực phẩm có chứa nhiều dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất và có tính mát giúp cơ thể mẹ sản sinh nhiều sữa…Đồng thời hạn chế ăn những thực phẩm có thể gây mất sữa như lá lốt, măng, bắp cải…
Mẹ cần bổ sung các thực phẩm lợi sữa 
Mẹ cần bổ sung các thực phẩm lợi sữa 
  • Đến bác sĩ thăm khám kịp thời nếu mẹ áp dụng bất kỳ phương pháp trị tắc sữa nào mà sau 5 ngày chưa thấy hiệu quả rõ rệt.  Mẹ tự tìm các cách chữa trị khác mẹ nhé! 
  • Thường xuyên vắt sữa, hút sữa thừa trong bầu ngực đều đặn kể cả khi bị tắc tia sữa. Để sữa thừa tồn đọng trong bầu ngực sẽ làm tình trạng tắc sữa của mẹ trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Nếu ngực mẹ bắt đầu mưng mủ thì tuyệt đối không cho bé bú mà cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị theo tư vấn của bác sĩ ngay.

Mong rằng những thông tin trên giúp mẹ hiểu rõ hơn về công dụng cũng như mặt trái của việc điều trị tắc sữa bằng thuốc Tây. Nếu mẹ còn bất cứ thắc mắc nào, đừng ngần ngại để lại bình luận dưới bài viết này để được giải đáp mẹ nhé! 

Chúc mẹ sớm khỏi tắc tia sữa và nuôi con khỏe mạnh! 

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Thêm đánh giá

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Mách mẹ 4 bài thuốc chữa viêm tuyến sữa được ưa chuộng hiện nay
Mách mẹ 4 bài thuốc chữa viêm tuyến sữa được ưa chuộng hiện nay
Mẹ có đang gặp phải vấn đề về viêm tuyến sữa khiến bầu ngực đau nhức và ảnh hưởng đến việc cho con bú? Nếu mẹ đang đang loay hoay tìm những bài thuốc chữa viêm tuyến sữa hiệu quả nhanh nhất, bài viết này dành cho mẹ đó! Mẹ tham khảo để biết những […]
Mách mẹ cách chữa viêm tuyến sữa được mẹ thông thái lựa chọn
Mách mẹ cách chữa viêm tuyến sữa được mẹ thông thái lựa chọn
Viêm tuyến sữa làm sữa mẹ không chảy ra được, ngực mẹ căng đau khó chịu, con yêu không được bú no sữa mẹ. Hiểu được những lo lắng và khó khăn của mẹ, Góc của mẹ đã tổng hợp 12 c</strongách chữa viêm tuyến sữa trong bài viết dưới đây để giúp mẹ thoát […]
Mách mẹ bí quyết chữa tắc tia sữa bằng xơ mướp đơn giản tại nhà
Mách mẹ bí quyết chữa tắc tia sữa bằng xơ mướp đơn giản tại nhà
Dạo gần đây, trên internet xuất hiện hướng dẫn chữa tắc sữa bằng xơ mướp, nhiều bài viết còn khẳng định đây là bài thuốc “thần thánh”, hiệu quả tốt. Vậy thực hư về phương pháp này thế nào? Mẹ có nên sử dụng không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất tần tật […]
Điều trị tắc tia sữa bằng sóng ngắn có hiệu quả không?
Điều trị tắc tia sữa bằng sóng ngắn có hiệu quả không?
Điều trị tắc tia sữa bằng sóng ngắn hiện nay không được các cơ sở y tế áp dụng. Thay vào đó, các chuyên gia khuyên mẹ áp dụng phương pháp dùng sóng siêu âm hoặc sóng hồng ngoại chữa tắc tia sữa. Tại sao vậy? Mẹ theo dõi để hiểu rõ hơn mẹ nhé! […]
Giỏ hàng 0