Sau sinh ăn dọc mùng được không luôn là điều quan tâm của mẹ. Bởi dọc mùng là món ăn quen thuộc và bổ dưỡng. Tuy nhiên, mẹ thắc mắc ăn dọc mục có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của mẹ và bé không? Mẹ có cần lưu ý điều gì khi ăn dọc mùng? Hãy cùng Góc của mẹ tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
1. Mẹ sau sinh ăn dọc mùng được không?
9 tháng 10 ngày bé được chào đón trong sự yêu thương và hạnh phúc của cha mẹ. Để có đủ sức khỏe chăm sóc thiên thần nhỏ thật tốt, mẹ sau sinh cần ăn uống dinh dưỡng và nghỉ ngơi đầy đủ. Cũng vì thế, mẹ luôn cân nhắc trước khi lựa chọn đồ ăn, do lúc này các món ăn có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của cả mẹ và bé.
Dọc mùng là một loại nguyên liệu nấu ăn quen thuộc của người Việt. Không chỉ góp phần giúp món ăn thêm đậm vị, dọc mùng còn mang tới những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của mẹ nữa đó. Nếu mẹ có thắc mắc sau sinh ăn dọc mùng được không, câu trả lời chắc chắn là có. Tuy nhiên mẹ cần chế biến và ăn đúng cách để món ăn này phát huy được hết công dụng. Để mẹ hiểu rõ hơn về giá trị dinh dưỡng của dọc mùng, mẹ cùng theo dõi bảng dưới đây nhé:
Dưỡng chất | Hàm lượng |
Nước | 95 gam |
Carbohydrate | 23 gam |
Protein | 2,2, gam |
Chất xơ | 0,5 gam |
Vitamin PP | 0,02 mg |
Vitamin C | 17mg |
Vitamin E | 2 mg |
Vitamin B1 | 0,012 mg |
Vitamin B2 | 0,03 mg |
Photpho | 25mg |
Canxi | 38 mg |
Magie | 52mg |
Kẽm | 1,6mg |
Đồng | 0,03mg |
Sắt | 0,8mg |
Với những dưỡng chất kể trên, dọc mùng trở thành nguyên liệu hàng đầu được mẹ lựa chọn trong chế độ ăn uống khắt khe của mẹ. Sau dinh ăn dọc mùng sẽ mang lại những công dụng tuyệt vời cho cả mẹ và bé.
2. Lợi ích không ngờ của dọc mùng với mẹ sau sinh
Lợi ích tuyệt vời của dọc mùng chính là câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc “mẹ sau sinh ăn dọc mùng được không?” Dưới đây là 8 lợi ích không ngờ của dọc mùng, mẹ đừng bỏ qua nhé.
2.1. Kiểm soát cân nặng
Vấn đề kiểm soát cân nặng luôn được mẹ sau sinh quan tâm. Bởi lúc này mẹ vừa muốn ăn uống bổ dưỡng để nuôi bé thật tốt, vừa có thể giữ được dáng người thon gọn của mình. Nếu mẹ đang đau đầu tìm nguyên liệu chế biến món ăn vừa bổ, vừa không có chất béo thì dọc mùng là một sự lựa chọn tuyệt vời.
Trong dọc mùng không hề chứa các chất béo có hại cho sức khỏe, chính vì thế mẹ ăn dọc mùng đúng cách sẽ không bị tích tụ mỡ cho cơ thể. Từ đó mẹ sẽ tránh được các căn bệnh về béo phì, hỗ trợ lấy lại vóc dáng thon gọn trước khi mang thai của mẹ.
2.2. Phụ nữ sau sinh có được ăn dọc mùng không? Dọc mùng có lợi cho xương và răng
Bổ sung canxi để tốt cho răng và xương là điều mẹ cần làm trong suốt quá trình mang thai và sau khi sinh. Trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ, lượng canxi, photpho qua dọc mùng sẽ giúp mẹ bổ sung cho bé, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh một cách toàn diện về cũng như đông máu tự nhiên.
Bên cạnh đó, khi cơ thể mẹ có đủ canxi, nguy cơ bị loãng xương sẽ khó xảy ra hơn đó mẹ.
2.3. Phòng ngừa chứng thiếu máu
Chứng thiếu máu có thể gặp ở mẹ sau sinh nếu không ăn uống đủ chất, không bổ sung đầy đủ các chất sắt. Tình trạng này cũng xảy ra khi mẹ bị mất máu quá nhiều trong khi sinh nở, hoặc thiếu máu ngay thì trong thời gian thai kỳ.
Để hỗ trợ khắc phục điều này, mẹ cần bổ sung nhóm thực phẩm chứa nhiều sắt, trong đó không thể thiếu dọc mùng. Dọc mùng chứa nhiều hợp chất như kali, đồng, sắt, magie sẽ là “liều thuốc tự nhiên” rất tốt giúp mẹ bổ sung dinh dưỡng, phòng ngừa, cải thiện chứng thiếu máu.
2.4. Mẹ sau sinh có ăn được dọc mùng không? Giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa
Giai đoạn sau sinh khiến mẹ gặp các chứng bệnh về hệ tiêu hóa, nếu mẹ không chú ý tới điều này, sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của con đó mẹ.
Vì vậy mẹ cần ăn uống đầy đủ, uống nước và ăn các thực phẩm có chứa nhiều chất xơ và vitamin. Trong đó, dọc mùng là nguyên liệu có chứa nhiều loại vitamin cần thiết như E, PP, B1, B12,… Vậy sau sinh ăn dọc mùng được không? Dọc mùng giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón, không có lý do gì để bỏ qua mẹ nhỉ?
2.5. Nâng cao hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu giúp mẹ khỏe mạnh sau sinh. Hệ miễn dịch tốt khi mẹ có chế độ ăn đầy đủ, bao gồm các nhóm cần thiết như: chất béo, chất đạm, tinh bột, vitamin và khoáng chất.
Đặc biệt, trong dọc mùng có chứa tới 17mg vitamin C, giúp mẹ sau sinh nâng cao hệ miễn dịch, từ đó bé cũng khỏe mạnh và phát triển toàn diện hơn.
2.6. Giải nhiệt cơ thể
Mẹ sau sinh cơ thể thường “nóng trong” hơn người bình thường. Vì thế mẹ nên ăn những món thanh mát để cơ thể vừa khỏe mạnh, vừa thoải mái.
Với đặc điểm có chứa nhiều nước trong phần thân cây, dọc mùng thường được sử dụng và chế biến thành các món canh. Mẹ sau sinh ăn dọc mùng cơ thể sẽ được bổ sung lượng nước cần thiết, có tác dụng giải nhiệt hiệu quả.
2.7. Hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ
Triệu chứng mất ngủ là tình trạng thường gặp ở mẹ sau sinh. Theo các nghiên cứu thì magie là chất có tác dụng rất tốt cho giấc ngủ. Nếu cơ thể bổ sung đầy đủ lượng chất này, mẹ sẽ hạn chế được tình trạng trên.
Theo đó, dọc mùng có chứa 52mg magie, là loại nguyên liệu tuyệt vời để mẹ chế biến thành các món ăn sau khi sinh bé, giúp mẹ có giấc ngủ ngon và sâu hơn.
2.8. Ngăn ngừa bệnh về mắt
Mẹ sau sinh nên có chế độ nghỉ ngơi phù hợp để cơ thể được phục hồi sau suốt quá trình mang thai. Và vitamin A và vitamin E có trong dọc mùng là 2 loại vitamin quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh về mắt, đặc biệt là bệnh thoái hóa điểm vàng. Chính vì thế, trong thực đơn và chế độ ăn hàng ngày của mẹ, nếu bổ sung một cách phù hợp những món ăn từ dọc mùng, đôi mắt của mẹ sẽ tốt hơn, hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh về mắt.
3. Gợi ý những món ăn từ dọc mùng ngon và bổ dưỡng cho mẹ sau sinh
Sau khi tìm được đáp án cho thắc mắc “mẹ sau sinh ăn dọc mùng được không”, chắc hẳn mẹ đang nóng lòng chuẩn bị những món ăn từ dọc mùng thật thơm ngon và bổ dưỡng đúng không nào? Dưới đây Góc của mẹ mách mẹ bí quyết nấu ăn chuẩn vị nhé.
3.1. Canh chua cá nấu dọc mùng
Canh chua cá nấu dọc mùng là sự kết hợp hoàn hảo của hai nguyên liệu chính bổ dưỡng. Cá là thực phẩm có chứa nhiều protein, vitamin & khoáng chất, kết hợp với dọc mùng có vị thanh ngọt, tươi mát sẽ tạo nên một món ăn đơn giản nhưng không kém phần hấp dẫn.
Nguyên liệu: cá chép ( hoặc cá bống/ cá diêu hồng..), dọc mùng, giá đỗ, cà chua, dứa, rau mùi ta cùng với gia vị vừa đủ.
Cách làm:
- Bước 1: Cá rửa sạch cắt khúc vừa ăn.
- Bước 2: Làm sạch dọc mùng và các loại nguyên liệu đi kèm.
- Bước 3: Cho cá vào ninh cùng nước, dứa, gia vị.
- Bước 4: Cá chín tới cho dọc mùng, rau mùi vào đun sôi khoảng 2 phút rồi tắt bếp. Múc ra bát và thưởng thức món canh.
3.2. Gỏi dọc mùng
Mẹ sau sinh có ăn được dọc mùng không? Chế biến dọc mùng thế nào cho độc đáo mà vẫn tươi ngon. Mẹ đừng bỏ qua món gỏi dọc mùng này nhé.
Nguyên liệu: dọc mùng, thịt lợn, giá đỗ, lạc, rau kinh giới, ớt, tỏi, bánh tráng để gói, gia vị.
Cách làm:
- Bước 1: Dọc mùng làm sạch, xước vỏ, cắt miếng vừa ăn, muối chua rồi rửa sạch nước và để ráo.
- Bước 2: Các nguyên liệu khác cũng rửa sạch, lạc giã nhỏ.
- Bước 3: Thịt lợn luộc chín, thái miếng nhỏ.
- Bước 4: Pha nước chấm cùng tỏi, ớt rồi đổ vào các nguyên liệu dọc mùng, giá, rau, thịt rồi cho ra đĩa thưởng thức.
- Bước 5: Thưởng thức món gỏi dọc mùng thơm ngon
4. Sau sinh ăn dọc mùng được không và những điều mẹ cần lưu ý?
Dọc mùng là loại nguyên liệu chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cả mẹ và bé. Nhưng ăn dọc mùng thế nào cho đúng cách nhỉ?
- Với mẹ sau sinh có cơ địa dễ bị dị ứng với các món ăn, mẹ tránh ăn dọc mùng. Chất axit oxalic trong dọc mùng có thể làm mẹ bị dị ứng đó.
- Trong lúc chế biến dọc mùng, mẹ cần loại bỏ thật sạch phần vỏ bên ngoài, tránh việc bị ngứa khi ăn.
- Nếu mẹ đang bị bệnh viêm khớp hay bị gout, mẹ nên hạn chế sử dụng nguyên liệu này trong các món ăn. Dọc mùng có chứa thành phần acid uric, sẽ làm những căn bệnh kể trên trở nặng hơn.
Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp cho thắc mắc sau sinh ăn dọc mùng được không? Dọc mùng mang tới những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của mẹ và bé, tuy nhiên mẹ cần chế biến đúng cách để mang lại hiệu quả tốt nhất. Góc của mẹ chúc gia đình mình có thật nhiều niềm vui và sức khỏe nhé.
Mẹ tham khảo thêm các bài viết dưới này nhé:
Mẹ sau sinh uống nước dừa được không? Uống bao nhiêu là tốt nhất?
Sau sinh uống nước lạnh được không? Cẩn thận với tác hại mẹ nhé