Dạo gần đây, trên internet xuất hiện hướng dẫn chữa tắc sữa bằng xơ mướp, nhiều bài viết còn khẳng định đây là bài thuốc “thần thánh”, hiệu quả tốt. Vậy thực hư về phương pháp này thế nào? Mẹ có nên sử dụng không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất tần tật băn khoăn của mẹ.
Mục lục
1. Chữa tắc tia sữa bằng xơ mướp có hiệu quả không?
Theo Đông y, mướp (hay còn có tên gọi khác là ty qua lạc) có tính bình và vị ngọt, thường dùng để thông kinh lạc, giải độc tố trong cơ thể và thông tắc tuyến sữa ở phụ nữ cho con bú. Xơ mướp lâu nay vẫn được dùng như một bài thuốc Đông y chữa tắc tia sữa cho mẹ.
Xơ mướp (phần được dùng đến để trị tắc sữa) được lấy từ quả mướp già đã khô quắt, đem ngâm và rửa nhiều lần cho bong hết lớp vỏ bên ngoài cùng phần thịt mướp bên trong rồi đem phơi khô.
Tuy nhiên, những thông tin trên chỉ được truyền miệng theo kinh nghiệm dân gian, chưa có nghiên cứu khoa học nào xác minh. Vì thế mẹ không nên quá mong đợi vào hiệu quả của phương pháp này. Với mỗi cơ địa và tình trạng tắc sữa khác nhau, bài thuốc sẽ có những tác động khác nhau. Có mẹ khỏi hoàn toàn, có mẹ lại thấy không hiệu nghiệm.
2. Hướng dẫn mẹ cách chữa tắc tia sữa bằng xơ mướp
Vậy theo dân gian xơ mướp được chế biến ra sao để trị tắc sữa? Dưới đây là 2 phương pháp phổ biến nhất được truyền tai nhau khi trị tắc sữa bằng xơ mướp, mẹ tham khảo nhé!
2.1. Sử dụng mướp khô chữa tắc sữa
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 quả mướp khô. Nếu mẹ không tự phơi khô xơ mướp được thì cần chọn địa chỉ mua xơ mướp uy tín để đảm bảo nguyên liệu an toàn.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Đập quả mướp khô sao cho rụng hết lớp vỏ ngoài và rơi hết hạn bên trong
- Bước 2: Phơi khô phần xơ đã thu được rồi cắt thành nhiều phần nhỏ
- Bước 3: Lấy khoảng 5 -10g xơ mướp đem đun sôi với nước để uống hàng ngày
2.2. Kết hợp sơ mướp và gai bồ kết để chữa tắc sữa
Trong Đông y, gai của cây bồ kết có công dụng tiêu độc, lưu thông ổ viêm, tắc sữa. Kết hợp gai của cây bồ kết và xơ mướp sẽ làm tăng hiệu quả thông tắc sữa cho mẹ.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1 cái xơ mướp: Mẹ chỉ lấy phần xơ mướp (tức phần còn lại của quả mướp già sau khi đã lọc bỏ vỏ, thịt, hạt mướp và đem phơi khô).
- 10 cái gai bồ kết
- 1 củ hành tươi
Cách 1:
- Bước 1: Băm nhỏ nguyên liệu trên (xơ mướp, gai bồ kết, hành tươi). Sau đó sắc hỗn hợp đã băm với khoảng 400ml nước, đun lửa nhỏ liu riu cho đến khi cạn còn 100ml thì tắt bếp
- Bước 2: Chia 100ml nước thu được làm 2 phần, uống hết trong ngày. Mẹ kiên trì dùng trong 2 – 3 ngày sẽ thấy vùng ngực giảm căng cứng và đau nhức đáng kể.
Lưu ý cho mẹ: Khi áp dụng cách 1 hay cách 2, mẹ kết hợp massage ngực để tăng hiệu quả chữa tắc sữa mẹ nhé!
3. Lưu ý cho mẹ khi chữa tắc tia sữa bằng xơ mướp
Vì đây là phương pháp dân gian chưa có cơ sở khoa học nên mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Không an toàn tuyệt đối: Chưa có nghiên cứu khoa học nào về tác dụng của xơ mướp trong việc chữa tắc sữa. Do đó, không có căn cứ khẳng định phương pháp này an toàn tuyệt đối.
- Chỉ có tác dụng khi mẹ bị tắc sữa nhẹ: Chữa tắc sữa bằng xơ mướp chỉ dùng cho mẹ mới chớm tắc tia sữa, chưa có dấu hiệu căng bóng, sưng nóng đỏ, sốt cao trên 38.5 độ C,…
Ngoài chữa tắc sữa bằng xơ mướp, mẹ tham khảo thêm phương pháp chữa tắc tia sữa vừa đơn giản, khoa học lại đem đến hiệu quả cao dưới đây nhé!
4. Một số phương pháp chữa tắc tia sữa được khuyên dùng cho mẹ
Khi bị tắc tia sữa, mẹ ghi nhớ 2 nguyên tắc xử lý dưới đây nhé:
- Thông tắc ống dẫn sữa: Nguyên nhân tắc sữa là do sữa bị tắc trong các nang sữa không dẫn được ra ngoài. Chỉ cần thông tắc ống dẫn sữa, đẩy hết sữa ra ngoài, mẹ sẽ khỏi tắc sữa.
- Giảm triệu chứng sưng đau cho mẹ: Khi bị tắc sữa, ngực mẹ sẽ căng cứng, đau nhức khó chịu. Do đó, cùng với việc thông tắc sữa, cần kết hợp với massage giúp giảm đau cho mẹ.
Từ 2 nguyên tắc kể trên, mẹ lưu lại 4 phương pháp hiệu quả, thực hiện ngay tại nhà giúp chữa tắc tia sữa cho mẹ.
4.1. Chườm ấm quanh bầu ngực
Chườm ấm với nhiệt độ khoảng 40 – 45 độ C sẽ làm tan các cục sữa đông trong các nang sữa, khai thông dòng chảy để sữa được lưu thông đều đặn.
Cách thực hiện:
- Trước khi cho bé bú, mẹ chườm ấm ngực bằng cách nhúng khăn vào nước ấm (40-45 độ C) và đắp trực tiếp lên ngực. Đồng thời massage bầu ngực theo hướng từ trong ra ngoài (hướng về phía đầu ti). Mẹ lưu ý không mặc áo ngực để ngực được thông thoáng, sữa lưu thông dễ hơn.
- Khi tắm mẹ dùng một miếng đệm nóng hoặc vải ấm đắp lên ngực 20 phút/lần hoặc để dòng nước ấm từ vòi sen chảy vào ngực giúp giảm căng cứng và làm mềm ngực.
4.2. Massage vùng ngực
Các động tác massage tác động vào các mô ngực làm mềm ngực, đồng thời làm tan các cục sữa đông ứ đọng lại trong các nang sữa, giúp giảm tắc sữa. Ngoài ra, massage ngực thường xuyên giúp ngực mẹ căng tròn, các mạch máu trong bầu ngực lưu thông tốt hơn, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về vú như áp xe, u xơ tuyến vú…
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa tay sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn. Vệ sinh bầu ngực bằng khăn khô đa năng
- Bước 2: Lấy tay nhẹ nhàng xoa lên vùng ngực bị nổi cục cứng
- Bước 3: Day ép đầu vú theo chiều từ trong ra ngoài (hướng ra phía đầu ti). Vừa day vừa ép nhẹ tay xuống bầu ngực để tác động lực lên các cục sữa đông làm chúng tan ra. Thực hiện động tác này trong khoảng 10 phút mẹ nhé!
4.3. Sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ
Thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị tắc sữa cũng là một lựa chọn đáng cân nhắc khi mẹ gặp phải tình trạng này. Trong thành phần của các thực phẩm chức năng này chứa nhiều canxi, vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin K, D3, D6, Magie, kẽm… giúp lợi sữa, giảm tích tụ và đông vón sữa trong nang sữa.
Mẹ có thể tham khảo những sản phẩm uy tín trên thị trường hiện nay như:
- Thuốc lợi sữa Mabio
- Thuốc lợi sữa Ích mẫu lợi nhi
- Thuốc lợi sữa Pigeon
Mặc dù các loại thuốc trên đều được chứng minh thành phần có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị tắc sữa cho mẹ, để đảm bảo an toàn và tránh các tác dụng phụ, mẹ vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ sản phẩm chức năng nào mẹ nhé!
4.4. Đến bệnh viện điều trị với trường hợp mẹ bị tắc tia sữa nặng
Như đã nói, tình trạng tắc sữa nếu để lâu có thể dẫn tới những bệnh lý nguy hiểm (như áp xe vú, u xơ tuyến vú, hoại tử…). Do đó, nếu như có một trong những dấu hiệu dưới đây chứng tỏ mức độ tắc sữa của mẹ rất nặng và cần đến gặp bác sĩ:
- Tắc sữa và người sốt cao (trên 38.5 độ C). Đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng vú, để lâu sẽ dẫn tới hoại tử, viêm vú đó mẹ nhé!
- Vú mẹ sưng bóng, sờ rất cứng và cảm nhận rõ những cục nổi lên
- Mẹ thường xuyên cảm thấy trong người ớn lạnh, đau đầu, mệt mỏi, thậm chí là khó thở
- Mẹ bị tắc sữa liên tiếp trong 3 – 4 ngày, có áp dụng những phương pháp kể trên mà không thấy hiệu quả, tình trạng tắc sữa còn biến chuyển nặng hơn
Lúc này, bác sĩ sẽ khám chữa và đưa ra phương pháp điều trị dựa trên tình trạng sức khỏe cũng như mức độ tắc sữa mà mẹ gặp phải. Thông thường mẹ sẽ được điều trị bằng những liệu pháp điều trị chuyên sâu hơn như:
- Điều trị bằng phương pháp nhiệt: phương pháp này sẽ giúp mẹ giảm đau rõ rệt, chống viêm nhiễm và tái tạo các vùng mô bị tổn thương do tắc sữa
- Điều trị bằng siêu âm: Mẹ sẽ thấy đỡ đau hơn khi điều trị bằng phương pháp này. Sóng siêu âm giúp làm tăng các phản ứng sinh học trong các nang sữa, đẩy nhanh quá trình lưu thông sữa trong bầu ngực.
- Điều trị bằng laser: Làm giảm căng cứng, sưng tức ngực, tiêu viêm giảm đau, tái tạo lại các mô ngực tổn thương do không giải phóng được sữa.
Những phương pháp này phù hợp với mẹ bị tắc sữa nặng, có dấu hiệu ngực căng bóng, sưng nóng, sốt nhẹ, sữa vắt ra có màu hơi xanh hoặc nâu,… giúp can thiệp nhanh chóng để tránh biến chứng nguy hiểm như viêm vú, áp xe vú.
Để giảm khả năng phải điều trị bằng những phương pháp chuyên sâu như trên, mẹ nên cẩn trọng và theo dõi tình trạng tắc sữa của mình mỗi ngày. Hiểu cơ thể mình sẽ giúp mẹ chọn được phương pháp chữa tắc sữa phù hợp đấy ạ!
Như vậy, chữa tắc sữa bằng xơ mướp cũng như mọi bài thuốc dân gian truyền miệng khác, dù lành tính đến đâu cũng không thể chắc chắn đem lại hiệu quả cho mẹ. Mẹ không nên kỳ vọng quá nhiều vào phương pháp này, thay vào đó, mẹ tham khảo và áp dụng những cách thức khoa học hơn như chườm ấm, massage để điều trị tắc sữa tại nhà mẹ nhé!