Theo dân gian, có nhiều món ăn mẹ sau sinh cần phải kiêng như hải sản, rau muống, đồ nếp, còn với thịt vịt thì sao? Sau sinh ăn thịt vịt được không là câu hỏi mẹ đang rất thắc mắc phải không nào? Hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu chi tiết có nên ăn thịt vịt sau sinh không mẹ nhé!
Mục lục
1. Giá trị dinh dưỡng có trong thịt vịt?
So với thịt gà, thịt vịt không có phổ biến nhiều nhưng hàm lượng dinh dưỡng cao hơn. Trong 100g thịt vịt có tới 337 kcal, 19g protein, 11 mg canxi, 28g Lipid, 204mg Kali,… đều là những chất dinh dưỡng cần thiết cung cấp năng lượng cho hoạt động hằng ngày của con người. Bên cạnh đó, thịt vịt còn có nhiều protein, sắt, canxi, vitamin A, B1, D… phù hợp cho những người gầy muốn tăng cân và mẹ sau sinh.
Ngoài ra, thịt vịt còn giúp hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân bị bệnh tim mạch, ung thư, bệnh lao…, giúp người bệnh mau chóng phục hồi sức khỏe. Mặt khác, thịt vịt cũng rất tốt cho người thể chất yếu sau khi bệnh, đổ mồ hôi ban đêm, lòng bàn tay bàn chân nóng, mẹ kinh nguyệt ít, mẹ sau sinh thiếu sữa. Vì thế, nhiều mẹ đặt ra câu hỏi sau sinh ăn thịt vịt được không? Câu trả lời tất nhiên là có, nhưng tùy trường hợp nhé mẹ. Với nguồn dinh dưỡng dồi dào như trên, thịt vịt có thể đem lại nhiều lợi ích tốt mà nhiều loại thịt khác không có.
2. Mẹ sau sinh có nên ăn thịt vịt không?
2.1. Mẹ sau sinh thường nên ăn thịt vịt được không?
Thịt vịt là một trong những món ăn hàng ngày rất được yêu thích. Nhưng mẹ vẫn đang lo lắng về vấn đề sinh thường ăn thịt vịt được không? Câu trả là có ăn được mẹ nhé. Dưỡng chất trong thịt vịt không chỉ giúp mẹ hồi phục sức khỏe nhanh chóng, mà còn kích thích tuyến sữa sản xuất sữa dồi dào cho em bé đó ạ. Mẹ hoàn toàn yên tâm ăn thịt vịt sau sinh nhé.
Sau sinh, cơ thể của mẹ mất rất nhiều sức khỏe và năng lượng. Vì thế, cần phải tích cực bổ sung năng lượng để lấy lại sức và nhiều sữa cho bé. Bên cạnh đó, việc ăn nhiều những món ăn được chế biến từ vịt giúp mẹ tiết được nhiều sữa hơn, giúp cơ thể nhanh chóng điều tiết sau sinh, rút ngắn thời gian phục hồi…. Chính vì vậy, thịt vịt là một trong những thực phẩm luôn nằm trong danh sách lợi sữa cho mẹ sau sinh.
Mẹ tham khảo địa điểm mua khăn khô tại đây nhé!
2.2. Mẹ sau sinh mổ có nên ăn thịt vịt không?
Sau sinh thường mẹ có thể ăn được thịt vịt. Vậy mẹ sinh mổ muốn ăn thịt vịt thì sao? Theo các bác sĩ chuyên gia, thịt vịt có hàm lượng dinh dưỡng cao, nhưng với mẹ sinh mổ nếu sau sinh ăn thịt vịt quá sớm sẽ để lại sẹo lồi. Vì vậy, mẹ nên kiêng thịt vịt trong vòng 2 tháng mẹ nhé.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích mẹ không ăn thịt vịt ngay sau khi mới sinh mổ. Thịt vịt có tính hàn lạnh và vị tanh gây ra những hiện tượng như vết mổ lâu lành, sưng tấy, thậm chí là mưng mủ, nhất là với mẹ sinh mổ. Ngoài ra, mẹ sinh mổ chỉ nên ăn thịt vịt nạc, bỏ phần da và lớp mỡ bên ngoài. Cùng với đó không nên ăn quá nhiều thịt đã ướp gia vị như ở ngoài hàng. Bởi lẽ, chứa nhiều chất béo và cholesterol gây ảnh hưởng đến tiêu hóa khiến mẹ bị chứng khó tiêu.
Khi vùng da vết mổ bị tổn thương, cơ thể mẹ sẽ khó sản sinh ra dịch tế bào giúp nhanh chóng làm lành vết thương. Tuy nhiên, trong thịt vịt lại có nhiều protein không hề tốt cho vết thương hở, khiến cho quá trình liền da tiến triển rất nhanh và gây hiện tượng đùn da, sẹo lồi. Vì vậy, mẹ không nên ăn thịt vịt khi mới sinh mổ xong để quá trình sức khỏe và vết thương ở da phục hồi nhanh hơn.
Mẹ tham khảo thêm: Giải đáp thắc mắc sau sinh ăn hải sản được không?
3. Gợi ý các món ăn từ thịt vịt cho mẹ sau sinh?
3.1. Vịt hầm hạt sen
Mẹ cần chuẩn bị
- Thịt vịt: 1 – 1,5kg
- Hạt sen tươi: 200 gram
- Thịt nạc xay nhuyễn: 200 gram
- Nấm hương: 30 – 50 gram
- Hành khô, gia vị các loại
Cách chế biến
- Thịt vịt rửa sạch bằng cách chà với muối và gừng để khử mùi. Chặt phần đầu cổ, chân để riêng.
- Hạt sen bỏ phần tim sen và rửa sạch. Dùng cối xay nhỏ một nửa. Còn một nửa sen hạt để nguyên.
- Nấm hương ngâm mềm, rửa sạch, hành khô bóc vỏ. Tất cả bằm nhuyễn.
- Trộn đều 2 thìa hạt nêm với thịt xay, hạt sen xay nhuyễn, nấm hương, hành. Thịt vịt ướp với gia vị để trong khoảng 30 phút.
- Tiếp đó, mẹ nhồi phần nhân vào bên trong bụng vịt và bọc kỹ lại. Xếp vịt vào trong nồi. Đổ 1 bát nước con và 1 thìa cà phê hạt nêm. Bắt đầu hầm đến khi thịt mềm.
- Khi thịt đã chín mềm, cho nốt phần hạt sen tươi còn lại vào nồi.
- Phần hạt sen tươi nguyên hạt mẹ cho vào nồi khi thịt vịt đã mềm. Đun tiếp 10-15 phút cho hạt sen chín mềm bở tơi mà không bị nát. Lúc này món ăn đã hoàn thành.
- Mẹ có thể dùng bánh mì, bún hoặc cơm để ăn kèm với món này. Đặc biệt, món này rất bổ dưỡng cho mẹ sau sinh ăn thịt vịt được nhé.
3.2. Cháo vịt đậu xanh
Mẹ cần chuẩn bị:
- Vịt (khoảng 1 con 1,5kg)
- Gạo tẻ 200 g
- Đậu xanh 200 g
- Gừng tươi 200 g
- Rượu trắng súp 2 muỗng
- Tỏi, Chanh, Hành lá
Cách chế biến:
- Đầu tiên, mẹ cho vào nồi khoảng 3 lít nước rồi bắc lên bếp đun. Khi nước ở nhiệt độ 70ºC thì cho vài lát gừng cùng chút muối vào. Sau đó, thả vịt vào nồi để luộc. Khi thịt vịt chín, mẹ vớt vịt ra để ráo nước, đợi bớt nóng thì chặt thành những miếng nhỏ.
- Tiếp theo, mẹ cho gạo và đậu xanh vào nồi nước luộc vịt khi nãy và tiến hành đun sôi. Khi sôi mở vung đảo đều để giúp gạo và đậu nở bung, tránh bị khê dưới đáy nồi. Dùng thìa vớt hết bọt, hạ nhỏ lửa rồi đậy vung lại tiếp tục ninh.
- Tiếp đến, mẹ pha nước chấm bao gồm có chanh, tỏi, gừng, đường để đảm bảo có vị chua cay, mặn, ngọt. Tùy khẩu vị mà mẹ điều chỉnh lượng nguyên liệu pha nước mắm sao cho phù hợp.
- Cuối cùng, khi cháo chín nhừ thì nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp. Múc cháo ra bát, thêm hành lá, ngò rí, hạt tiêu vào cháo cho thơm, rồi thưởng thức kèm với vịt. Món này rất phù hợp mẹ sau sinh ăn thịt vịt được nhé.
4. Lưu ý khi mẹ ăn thịt vịt sau sinh
- Nên ăn phần thịt nạc, được nấu chín: Với mẹ sau sinh thì chỉ nên ăn thịt vịt nạc, bỏ phần da và lớp mỡ ở bên ngoài. Bởi lẽ da và mỡ của vịt chứa rất nhiều cholesterol và chất béo không tốt cho hệ tiêu hóa. Vì vậy, nó sẽ khiến mẹ bị chứng khó tiêu.
- Nên hạn chế ăn các món vịt được chế biến có vị chua hoặc quá mặn: Khi mẹ ăn thịt vịt sau sinh mẹ cũng chỉ nên ăn những món ăn được chế biến tại nhà, hạn chế ăn thịt vịt nấu sẵn ở ngoài. Vì mua ngoài hàng quán như vịt nướng, vịt quay có rất nhiều gia vị và nguồn gốc không rõ ràng dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe của mẹ sau sinh. Vì thế, mẹ nên ăn đồ chế biến tại nhà để hạn chế được việc chiên xào nhiều dầu mỡ và gây khó tiêu.
Chắc hẳn tới đây, mẹ cũng hiểu rõ câu trả lời cho câu hỏi sau sinh ăn thịt vịt được không? Góc của mẹ hy vọng bài viết trên sẽ giúp đỡ cho mẹ trong việc phục hồi sức khỏe tốt hơn nhé!
Mẹ hãy thường xuyên cập nhật Góc của mẹ để nắm được những thông tin bổ ích cho mẹ và bé nhé!
Có thể mẹ cũng quan tâm đến bài viết này: