Mẹ đang lo lắng về vấn đề sau sinh ăn nếp được không? Góc của mẹ đã hiểu được tâm sự đó, nên hôm nay chia sẽ cho mẹ về câu hỏi thắc mắc của mẹ dưới bài viết dưới đây nhé! Nó rất bổ ích nếu như mẹ đọc hết bài viết của mình đấy.
Mục lục
1. Tác dụng của nếp với mẹ sau sinh
Mẹ đang thắc mắc về vấn về sau sinh ăn nếp được không? Câu trả lời là có nhưng không nên ăn quá nhiều, chỉ ăn vừa đủ. Đồ nếp bao gồm các món cực kì hấp dẫn được nấu từ gạo nếp như bánh chưng, bánh nếp, cơm nếp và đặc biệt là xôi. Mẹ sau khi vượt cạn mất quá nhiều sức, vả lại cần cho bé bú mỗi ngày, vì vậy cần phải bổ sung nhiều năng lượng hơn. Mỗi ngày, mẹ cần nạp đủ 500 – 600 calo/ngày. Đặc biệt xôi được biết đến là một món đồ ăn cung cấp nhiều năng lượng tốt cho cơ thể mẹ và bé.
Đối với mẹ còn cho bé bú, nên cần cung cấp đủ chất để điều tiết sữa cho bé. Nếu mẹ nấu cháo gạo nếp với đậu xanh thì sẽ giúp cho mẹ tăng cường năng lượng cho mẹ. Ngoài ra, đậu xanh còn giúp tuyến sữa của mẹ được thông, tiết nhiều sữa giúp mẹ có thể cho bé yêu được bú thoải mái.
Cùng với đó, nếp hay xôi có hàm lượng dinh dưỡng cao như: protein, chất xơ và chất béo. Tuy nhiên, thường trong các món nếp, xôi sẽ có amilopectin – một chất tạo nên độ dẻo, nếu mẹ mới sinh ăn nếp nhiều có thể khiến bụng bị đầy hơi và có chịu.
Bên cạnh đó, mẹ sau sinh mổ hay các mẹ bị rạch tầng sinh môn nếu ăn đồ nếp quá sớm thường khiến cho vết thương có xu hướng lâu lành, dễ bị mưng mủ và sẹo lồi. Do vậy mẹ nên hạn chế hết mức việc ăn xôi, nếp sau sinh nhé.
2. Sau sinh ăn nếp được không?
Mẹ sinh mổ và sinh thường sau sinh ăn nếp được không thì câu trả lời là có nhưng mẹ không nên ăn ngay! Nhiều mẹ đều lầm tưởng rằng sau khi sinh, càng ăn nhiều nếp thì càng tốt vì trong nếp có nhiều chất dinh dưỡng tốt để làm lành vết thương, vừa hỗ trợ cho tuyến sữa hoạt động tích cực hơn. Tuy nhiên, sự thật lại hoàn toàn không phải như vậy, vì trong các món nếp thường có amilopectin là một chất tạo nên độ dẻo gây khó tiêu cho mẹ.
Bên cạnh đó, nếp là bản chất gạo nếp được nấu chín, với những bà mẹ mới sinh phải rạch ở tầng sinh môn hoặc sinh mổ, ăn đồ nếp quá sớm có thể khiến vết thương lâu lành, mưng mủ và để lại sẹo lồi.
Mẹ tham khảo thêm: Sau sinh ăn ngô được không?
3. Sau sinh bao lâu mẹ có thể ăn nếp?
3.1. Mẹ sinh thường sau bao lâu ăn được nếp?
Mẹ sau sinh thường ăn nếp được không? Mẹ sinh thường có ăn được nếp nhưng phải sau 5 – 7 ngày mới có thể ăn được. Đặc biệt, đối với mẹ bị rạch tầng sinh môn thì cần lâu hơn thế, khi nào vết mổ lành lại hẳn thì mẹ mới có thể được ăn nhé.
3.2. Mẹ sinh mổ sau bao lâu ăn được nếp?
Mẹ sinh mổ thì sau khoảng 3 tháng thì vết mổ được phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa của mẹ, nếu như mẹ phục hồi vết mổ sớm thì có thể ăn được đồ nếp. Nếu mẹ chưa hồi phục hẳn, mẹ không nên ăn nếp, vì nó có thể làm mẹ khó tiêu và các vết sẹo của mẹ sẽ bị lồi,mưng mủ và lâu lành. Vì vậy, có thể khoảng 3 tháng hoặc hơn 3 tháng mẹ mới có thể ăn nếp được nhé.
4. Gợi ý một số món ngon từ nếp cho mẹ sau sinh
4.1. Cháo nếp hầm gà
Nguyên liệu mẹ chuẩn bị:
- Thịt gà: 500g
- Gạo tẻ: 50g
- Gạo nếp: 50g
- Đậu xanh: 50g
- Hành tím: 5 củ
- Hành lá/ ngò rí: 1 nhánh
- Bột nghệ: 1/2 thìa canh
- Bột canh: 1/2 thìa canh
- Gia vị thông dụng
Cách chế biến:
- Khi mua về, mẹ nhổ sạch lông còn sót và rửa gà bằng nước muối pha loãng. Sau đó rửa lại qua vài lần nước, để ráo và chặt gà thành các miếng vừa ăn.
- Hành tím bóc vỏ, rửa sạch. Hành lá và ngò rí bỏ rễ, rửa sạch và cắt nhỏ.
- Mẹ cho gà đã sơ chế ra tô, thêm 1 thìa canh hạt nêm, 1/2 thìa canh bột canh, 1/3 thìa cà phê tiêu, 1/2 thìa canh bột nghệ sau đó trộn đều cho gà thấm gia vị. Ướp thịt gà khoảng 10 phút.
- Bắc nồi lên bếp, đun sôi 1 lít nước, cho vào nồi nước vài củ hành tím, nước sôi mẹ cho gà đã ướp vào nồi, đậy nắp đun với lửa vừa khoảng 20 phút.
- Mẹ ngâm đậu xanh khoảng 2 tiếng rồi vo sạch
- Sau khi vớt gà ra, mẹ cho 50g gạo tẻ, 50g gạo nếp và 50g đậu xanh đã vo sạch vào nồi, đậy nắp đun với lửa vừa trong thời gian khoảng 30 phút.
- Sau 30 phút, kiểm tra xem gạo đã mềm chưa, rồi cho thịt gà vào lại, đun thêm 15 phút với lửa vừa cho thịt gà và cháo mềm hẳn.
- Mẹ nêm nếm gia vị rồi tắt bếp. Múc cháo ra tô, thêm ít hành lá, ngò rí cắt nhỏ và tiêu là có thể dùng ngay rồi.
- Cháo gà đậu xanh nóng hổi, thơm phức, thịt gà mềm ngọt, cháo thơm vị hành, ăn vào những ngày trời trở gió là không gì bằng. Rất phù hợp cho mẹ đang phân vân không biết sau sinh ăn nếp được không?
4.2. Xôi chim
Nguyên liệu mẹ cần chuẩn bị:
- 500g gạo nếp
- 1 con chim bồ câu
- 20g hành khô
- 10g muối trắng
- 100ml nước cốt dừa
- Gừng, rượu
Cách chế biến:
- Hành khô đem bóc vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng. Gạo nếp đem vo sạch, ngâm nước khoảng 3 – 4 giờ để gạo mềm hơn. Sau 3 – 4 giờ, mẹ vớt ra, để ráo rồi thêm 2 thìa cà phê muối, xóc đều cho muối ngấm vào gạo.
- Chim bồ câu đem rửa sạch bằng gừng và rượu để khử mùi hôi rồi rửa sạch lại bằng nước lọc một lần nữa, để ráo. Sau khi rửa xong, mẹ đem chặt bỏ đầu và cẳng chân chim bồ câu. Lọc lấy thịt chim bồ câu, cho vào máy xay thịt xay nhuyễn.
- Tiếp theo, mẹ đổ chim bồ câu ra bát tô, thêm 1/2 thìa cà phê muối canh, 1/2 thìa cà phê dầu hào vào, trộn đều cho ngấm gia vị rồi ướp trong khoảng 30 phút.
- Cho gạo vào nồi hấp hấp chín khoảng 60 – 90 phút. Sau khi hấp chín xôi, mẹ rưới thêm nửa chén nước cốt dừa vào, dùng đũa đảo tơi đều xôi lên và hấp thêm khoảng 10 phút nữa.
- Đặt chảo lên bếp, cho hành khô cùng 1 thìa cà phê dầu ăn vào, đảo đều đến khi hành khô lại, có màu vàng, mùi thơm là được.
- Chim bồ câu sau khi xay xong, mẹ cho vào chảo, vặn nhỏ lửa rồi đảo đều cho thịt chim chín, nêm nếm gia vị sao cho vừa miệng.
- Tiếp theo, mẹ cho xôi vào chảo thịt chim, đảo đều khoảng 5 phút thì tắt bếp.
- Sau khi đã hoàn thành xong, mẹ hãy múc xôi chim ra bát/đĩa, rắc thêm một chút hành khô lên trên, trang trí sao cho đẹp mắt rồi thưởng thức thành quả.
- Xôi chim khi ăn sẽ đạt được độ dẻo của gạo nếp, vị ngon béo đậm đà của chim bồ câu, đảm bảo ăn không bị ngán. Đây chính là món ăn ngon mà mẹ sau sinh ăn nếp được.
4.3. Các loại bánh nếp như bánh gai
Nguyên liệu mẹ cần chuẩn bị:
- Lá gai 250g
- Bột nếp 400g
- Đậu xanh cà vỏ 200g
- Dừa sợi 100g
- Gừng 20g
- Đường 360 g
- Dầu ăn
- Muối
- Lá chuối
Cách chế biến:
- Đầu tiên, mẹ tước bỏ phần gân lá gai lớn để khi xay được mịn hơn. Cho lá gai vào nồi luộc với gừng thái lát trong 15 phút rồi vớt ra.
- Sau đó, mẹ cho lá gai đã luộc vào máy xay sinh tố và thêm 200ml nước rồi xay cho nhuyễn nát. Mẹ lọc phần lá gai vừa xay qua rây và lấy phần xác lá.
- Cho phần xác lá gai vào tô đựng 400g bột nếp, 250gr đường, 1 ít muối rồi dùng tay nhồi đều đến khi thành một khối bột chuyển hóa toàn thành màu xanh, dẻo mịn và không dính tay.
- Tiếp đến, mẹ vo sạch 200g đậu xanh rồi ngâm từ 2 – 4 tiếng, sau đó đổ nước ngập mặt đậu rồi đem nấu chín mềm. Đậu xanh đã mềm thì mẹ nghiền thật nhuyễn rồi cho vào chảo, vừa đun vừa trộn đều với đường và muối.
- Sau khi đậu xanh sên quyện thì mẹ cho 200g dừa sợi vào và tiếp tục sên đến khi hỗn hợp đậu xanh dừa sợi hòa lẫn và sánh đặc lại.
- Mẹ nhấn dẹt bột đã nhào, cho nhân đậu xanh vào giữa rồi túm kỹ mép bột rồi vo tròn lại một lần nữa cho đều đẹp. Mẹ làm tương tự cho đến hết.
- Lúc này, mẹ cắt lá chuối thành hình vuông rồi xếp thành hình chiếc phễu, phết lên lá 1 ít dầu ăn rồi đặt viên bánh vào xong gói kín và chặt tay.
- Chuẩn bị một cái nồi xửng hấp, đổ nước vào đáy nồi đun cho sôi lăn tăn thì cho bánh vào xửng rồi đập nắp và hấp bánh với lửa vừa trong khoảng 20 – 30 phút là hoàn thành.
Qua bài viết trên, mẹ đã gỡ bỏ thắc mắc về việc sau sinh ăn nếp được không chưa nhỉ? Góc của mẹ đã nói đầy đủ và rất chi tiết ở bài viết này rồi nhé. Hy vọng mẹ và bé sẽ luôn khỏe mạnh để tiếp tục hành trình dài phía trước.
Có thể mẹ cũng quan tâm đến bài viết này: