Lựu là một loại trái cây quen thuộc, mùi vị thơm ngon và được nhiều mẹ yêu thích. Tuy nhiên, mẹ đang phân vân không biết sau sinh ăn lựu được không và trong trường hợp nào nên hạn chế ăn lựu? Sau đây, Góc của mẹ sẽ giải đáp tất tần tật câu hỏi mà mẹ đang thắc mắc, hãy theo dõi ngay nhé.
Mục lục
1. Giá trị dinh dưỡng của quả lựu
Sau sinh ăn lựu được không là một đề tài được nhiều mẹ quan tâm tìm hiểu. Trước khi giải đáp câu hỏi này, mẹ hãy tham khảo những giá trị dinh dưỡng có trong trái lựu được tiết lộ ngay sau đây:
- Lựu giàu axit folic: Chất này hỗ trợ quá trình sản xuất, phát triển, phân chia tế bào, đồng thời ngăn chặn những biến đổi của DNA dẫn đến ung thư.
- Vitamin B9: Đây là chất giúp cơ thể sản sinh các tế bào máu, hỗ trợ phát triển não bộ và giúp mẹ giảm stress sau sinh.
- Canxi: Canxi có trong trái lựu tăng cường chức năng của tủy xương, răng và tóc. Đồng thời, canxi sẽ bảo vệ cơ thể mẹ sau sinh trước nguy cơ dị ứng.
- Magie: Lượng magie có trong lựu rất tốt cho tim mạch, hệ thần kinh, giúp xương chắc khỏe và duy trì huyết áp ở mức độ ổn định.
- Kali: Chất này có chức năng thúc đẩy quá trình hoạt động của các mạch máu và não bộ. Trên thực tế, lượng kali trong lựu cao hơn các loại trái cây khác.
- Sắt: Sắt là yếu tố quan trọng nhất đối với quá trình hình thành máu đi nuôi cơ thể. Vậy mẹ sau sinh mổ ăn lựu được không? Mẹ sau sinh ăn lựu sẽ ngăn ngừa được tình trạng thiếu máu và giữ cân nặng ở mức hợp lý.
- Natri: Đây là chất điện giải, có chức năng giữ nước cho cơ thể, hỗ trợ thận và hệ thần kinh được hoạt động bình thường.
- Tác dụng lợi khuẩn: Theo nghiên cứu, trong lựu sở hữu chất kháng khuẩn tự nhiên, có khả năng điều trị rối loạn tiêu hóa do virus, vi khuẩn. Đồng thời, loại trái cây này còn giúp cơ thể lọc bỏ những độc tố gây hại.
2. Sau sinh ăn lựu được không?
Mẹ thường phân vân sau sinh ăn lựu được không hay sau sinh mổ ăn lựu được không? Trên thực tế, mẹ sinh mổ, sinh thường hoặc mẹ cho con bú đều có thể ăn lựu sau khi sinh, bởi lựu giúp mẹ:
- Ngăn ngừa bệnh tim mạch: Trong thành phần của lựu có nhiều polyphenol, chất xơ, chất chống oxy hóa và nhiều dưỡng chất giá trị. Những chất này giúp máu lưu thông tốt, ngăn ngừa bệnh tim mạch, giảm nồng độ của các chất béo có hại. Mẹ sau sinh ăn lựu sẽ hạn chế được tình trạng thiếu máu, giúp cân nặng ổn định.
- Phòng chống ung thư: Polyphenol và các chất chống oxy hóa trong lựu có khả năng ức chế quá trình phát triển của các tế bào ung thư, khối u trong cơ thể.
- Tốt cho mẹ bầu: Trái lựu sở hữu rất nhiều dưỡng chất cần thiết như sắt, kali, chất xơ, vitamin và khoáng chất… giúp mẹ bầu luôn khỏe mạnh. Đặc biệt, hàm lượng niacin và axit folic trong lựu rất cao, giúp thai nhi phát triển bình thường và ngăn ngừa dị tật, hỗ trợ máu lưu thông tốt hơn.
- Ngăn xơ vữa động mạch: Những dưỡng chất có trong lựu kiểm soát được hàm lượng cholesterol trong cơ thể. Do đó, nếu mẹ ăn lựu thường xuyên, có thể ngăn ngừa được xơ vữa động mạch, ổn định huyết áp và chống đột quỵ hiệu quả.
- Hỗ trợ chuyển hóa, sạch răng: Trong lựu chứa một lượng lớn inulin với chức năng dự trữ năng lượng, ổn định lượng đường trong máu. Vậy sau sinh có ăn lựu được không? Câu trả lời là có mẹ nhé! Ăn lựu sẽ giúp mẹ ngăn ngừa được bệnh tiểu đường, ổn định cân nặng. Bên cạnh đó, trong lựu có nhiều chất kháng khuẩn làm sạch răng, ngăn ngừa viêm nhiễm ở chân răng và lợi.
- Giúp làn da tươi sáng: Trái lựu được mệnh danh là “thần dược” đối với làn da, giúp ngăn ngừa lão hóa và chống oxy hóa hiệu quả. Vậy mới sinh ăn lựu được không? Nếu ăn lựu thường xuyên, mẹ sẽ có một làn da trắng sáng, không bị nám, sạm hay đồi mồi.
- Chống viêm khớp: Trong thành phần của trái lựu chứa enzyme có khả năng ức chế sự suy thoái của sụn, chống viêm, cải thiện chức năng xương khớp.
Mẹ nhớ rửa sạch lựu trước khi ăn để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé nhé! Mẹ hãy lựa chọn nước rửa rau củ lành tính, không chất bảo quản, không chất tạo màu, bảo vệ tối đa sức khỏe của cả mẹ và bé.
Mẹ tham khảo thêm: Sau sinh ăn nhãn được không?
3. Sau sinh ăn lựu được không – Một số trường hợp mẹ sau sinh nên hạn chế ăn lựu?
Mẹ sau sinh ăn lựu được không? Nếu mẹ thuộc các trường hợp sau đây, nên hạn chế ăn lựu thường xuyên:
- Mẹ bị táo bón: Trên thực tế, lựu không gây táo bón mà ngược lại còn có chức năng nhuận tràng. Tuy nhiên, khi ăn lựu mẹ cần nhai kỹ phần hạt, nếu không tình trạng táo bón của mẹ sẽ trở nên nghiêm trọng, tăng nguy cơ bị tắc nghẽn đường ruột.
- Mẹ bị vấn đề về dạ dày hoặc đường tiêu hóa: Trong trường hợp này, nếu mẹ bổ sung quá nhiều lựu trong thực đơn hàng ngày sẽ tăng nguy cơ viêm loét dạ dày và rối loạn đường tiêu hóa vì trong lựu chứa nhiều axit.
- Mẹ bị sâu răng: Tốt nhất mẹ hãy hạn chế ăn lựu để bảo vệ răng miệng. Nếu ăn, mẹ phải đánh răng ngay sau khi ăn nhé!
4. Lưu ý khi ăn trái cây sau sinh
Sau sinh, mẹ nên bổ sung nhiều loại trái cây khác nhau để nâng cao sức khỏe của cả mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý:
- Các loại trái cây có múi và vị chua như cam, chanh, quýt, bưởi có thể làm kích thích hệ tiêu hóa non nớt của bé, khiến bé bị tiêu chảy, kích ứng hoặc trớ sữa. Do đó, mẹ chỉ nên ăn với một lượng vừa phải, đồng thời lưu ý những phản ứng của bé.
- Mẹ không nên ăn quá 400g trái cây mỗi ngày thì dễ gây tình trạng chướng bụng, khó chịu do dư thừa chất xơ.
- Mẹ không ăn trái cây trước khi ăn cơm vì trong nhóm thực phẩm này có chứa nhiều axit, nếu bụng mẹ đói sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày, đường ruột. Tốt nhất, mẹ hãy ăn trái cây sau mỗi bữa chính khoảng 1 giờ đồng hồ.
- Khi mẹ ăn trái cây và cho bé bú, nếu bé có dấu hiệu bị dị ứng, mẹ cần dừng ăn loại trái cây này.
Tóm lại, lựu cung cấp cho cơ thể một nguồn dinh dưỡng giá trị và rất phù hợp với mẹ sau sinh. Hy vọng những thông tin hữu ích trong bài viết đã giúp mẹ giải đáp được câu hỏi sau sinh ăn lựu được không? Chúc mẹ nhanh chóng xây dựng được thực đơn ăn uống khoa học và có hành trình nuôi con “nhàn tênh”.