Mẹ đang lo lắng về việc sau sinh ăn mực được không? Đừng lo ngại về điều này nhé. Góc của mẹ sẽ giải thích rõ ràng và rất chi tiết ở dưới bài viết này cho mẹ. Hãy cùng mình khám phá bài viết dưới đây nào.
Mục lục
1. Giá trị dinh dưỡng của mực với sức khoẻ mẹ sau sinh
- Ăn mực hỗ trợ chứng thiếu máu ở phụ nữ sau sinh: Theo các chuyên gia, cứ 100g mực cung cấp 90% đồng giúp cơ thể mẹ lưu trữ, hấp thụ và trao đổi chất, giúp hình thành hồng cầu. Vì vậy, mẹ sau sinh ăn mực sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe và hỗ trợ chứng thiếu máu.
- Hỗ trợ xương và răng chắc khỏe: Trong mực có chứa canxi, photpho giúp hỗ trợ xương của mẹ chắc khỏe và hạn chế tổn thương không đáng có. Bên cạnh đó, mực có chứa protein rất tốt cho da, tóc, móng của mẹ lắm đấy.
- Tốt cho tim mạch: Trong mực có chứa vitamin B12 tốt cho hệ tim mạch. Đồng thời vitamin B3 có tác dụng ổn định lượng đường trong máu tốt cho mẹ sau sinh để phục hồi về cơ thể.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Mực không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho người bình thường mà còn cho cả mẹ sau sinh. Ngoài ra mực cũng chứa thành phần magie là khoáng chất giúp hệ thần kinh của mẹ được ổn định, phòng tránh được các bệnh đau đầu.
Nhà Mamamy đang có chương trình ưu đãi cực lớn trong năm nay: set dùng thử Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical – phiên bản nâng cấp của khăn ướt Mamamy. Chỉ với 52k – gần bằng 1 cốc trà sữa, mẹ đã sở hữu 2 gói khăn ướt chăm sóc AN TOÀN cho làn da em bé vùng NHIỆT ĐỚI, dùng thoải mái cho bé cưng trong hơi 2 tháng liền. Chất liệu vải 100% sợi tự nhiên và Rayon giúp khăn êm mềm tựa như lòng bàn tay mẹ, dịu dàng chạm vào da con. Khăn còn được bổ sung thêm tinh dầu, tinh chất cao cấp của vùng nhiệt đới giúp kháng khuẩn, ngừa hăm và dưỡng ẩm rất tốt cho da bé đó mẹ. Số lượng chỉ có 10.000 set trong tháng này thôi, nhanh tay mẹ ơi!
2. Mẹ có nên ăn mực sau khi sinh và trong thời gian cho con bú?
2.1. Mẹ sau sinh nên cẩn thận khi ăn mực
Mẹ đẻ mổ:
- Mẹ ăn mực trong thời gian vết thương đang phục hồi có thể gây nên tình trạng sưng viêm, chảy mủ khiến vết thương lâu lành, gây viêm nhiễm, sẹo lồi.
- Mực gây kích ứng vết mổ. Sinh mổ tạo ra vết thương hở từ 10 – 15cm, do đó tình trạng dị ứng có thể khiến vết thương dễ bị kích ứng mạnh gây rộp, ngứa ngáy khó chịu
Mẹ đẻ thường:
- Món ăn từ mực sẽ cung cấp canxi và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Mực chứa lượng sắt đầy đủ giúp mẹ nhanh chóng phục hồi các tế bào máu đã mất trong quá trình sinh nở, giúp điều hòa kinh nguyệt. Nếu cơ thể mẹ hồi phục nhanh thì có thể ăn trước đó nhưng tối thiểu cũng nên từ 2-3 tháng.
2.2. Ăn mực có ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ cho bé?
- Ăn mực không ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ cho bé, tuy nhiên nếu bố mẹ hoặc ông bà có tiền sử dị ứng, mẹ nên cân nhắc khi muốn ăn mực nhé.
- Các chất dinh dưỡng có trong mực sẽ giúp cho mẹ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết để nuôi bé thông qua nguồn sữa mẹ. Mực còn có thể tăng cường hệ miễn dịch cho cả mẹ và bé.
- Hàm lượng canxi cao có trong mực giúp xương của bé phát triển nhanh, phòng tránh nguy cơ trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng sau này. Khi mẹ ăn mực, nguồn canxi dồi dào từ mực thông qua sữa sẽ giúp cho bé được bổ sung canxi đầy đủ, giúp cho bé phát triển nhanh, hạn chế tình trạng còi xương ở trẻ.
- Tuy nhiên trong trường hợp mẹ bị dị ứng thì cũng nên cân nhắc để không ảnh hưởng đến bé. Ngoài ra, mẹ đang mắc các bệnh như chàm, phát ban, sởi cũng cần phải tránh xa mực.
Mẹ tham khảo thêm: Giải đáp thắc mắc sau sinh ăn hải sản được không?
3. Thời điểm nào phù hợp nhất để mẹ sau sinh ăn mực, hải sản?
Mẹ lo ngại về việc sau sinh ăn mực được không? Cụ thể là khi nào ? Câu trả lời chắc chắn là không nên ăn những loại thực phẩm này mẹ nhé. Mẹ mới sinh không nên ăn hải sản, đặc biệt là mực. Tuỳ vào tốc độ phục hồi của mẹ, thông thường từ 1- 2 tháng nếu cơ địa mẹ tốt, trong trường hợp cơ địa mẹ dễ kích ứng cần từ 3-4 tháng mới lành hẳn. Vì vậy, sau sinh 3 tháng mẹ có thể ăn mực được, khi đó hệ tiêu hóa của mẹ đã phục hồi hoàn toàn.
4. Lưu ý khi ăn mực sau khi sinh
- Cơ thể mẹ có tính hàn cao không nên ăn mực vì về bản chất đây là một loại thực phẩm có tính lạnh, ăn vào sẽ khiến cho cơ thể mẹ lạnh hơn. Cứ tiếp tục ăn thì sẽ làm cho hàn khí trong cơ thể tăng lên gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khoẻ mẹ.
- Mẹ đổ nhiều mồ hôi, tiêu chảy hay chậm tiêu cũng không nên ăn mực.
- Sau mỗi lần ăn mực không nên ăn trái cây có tính hàn, bởi mực cũng có tính hàn, khi kết hợp cùng những loại trái cây đó, nhiệt độ cơ thể tăng gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ sau sinh.
- Hạn chế ăn các loại mực khô, mực rim vì món này không còn giữ nguyên chất dinh dưỡng, ngoài ra chúng chứa rất nhiều peptide khiến cho mẹ sau sinh có thể gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa.
- Mẹ thường bị dị ứng hoặc phát ban, sởi không nên ăn mực sau khi sinh, vì mực là hải sản rất giàu protein nên có thể gây ra dị ứng. Sau sinh cơ thể mẹ còn rất yếu và nhạy cảm, nên dị ứng và phát ban là những phản ứng rất dễ xảy ra. Vì vậy, mẹ hạn chế hoặc không ăn mực thường xuyên nhé.
5. Gợi ý món ăn từ mực tốt cho sức khoẻ mẹ sau sinh
5.1. Chữa thiếu sữa: gà mái choai hầm mực
Mẹ cần chuẩn bị:
- Gà mái choai: 1 con
- Mực: 500gr
- Gừng
Cách chế biến:
- Mẹ làm thật sạch các nguyên liệu
- Sau đó, cho các nguyên liệu trên và nồi hấp chín
- Cuối cùng mẹ nêm vừa ăn rồi bắc xuống thưởng thức thôi nhé
5.2. Chữa khí hư, bạch đới: mực xào thịt lợn
Mẹ cần chuẩn bị:
- 200 g thịt heo có lẫn mỡ, thái miếng mỏng
- 2 con mực cỡ vừa, làm sạch và cắt miếng
- 1 củ hành tây, thái lát
- 1 củ cà rốt vừa, xắt lát mỏng
- 1 muỗng canh đường
- Hành lá hoặc hành tây thái nhỏ
Cách chế biến:
- Cho thịt vào chảo chiên sơ hơi vàng thì gắp ra.
- Mẹ dùng lại chảo đó, cho mực vào xào chín, rồi đổ mực ra bát riêng.
- Tiếp theo, mẹ cho cà rốt vào xào gần chín thì cho tiếp hành tây vào đảo khoảng 1 phút đổ ra đĩa riêng.
- Sau đó mẹ cho 1 muỗng canh dầu ăn vào chảo, cho đường vào đảo đến khi đường chuyển màu caramen. Thì đổ tất cả thịt, mực và rau củ vào.
- Cuối cùng, để lửa vừa, đảo đều để các nguyên liệu và gia vị quyện vào nhau, tắt bếp, múc ra đĩa dùng nóng.
5.3. Chữa bế kinh: Mực ninh đào nhân
Mẹ cần chuẩn bị:
- Mực: 120g
- Đào nhân 125g
- Đào cắt lát 50g
Cách chế biến:
- Mẹ sơ chế sạch tất cả các nguyên liệu
- Tiếp theo cho tất cả nguyên liệu trên vào nồi và ninh
- Mẹ vừa ninh vừa nêm gia vị cho vừa miệng của mình nhé
- Mẹ nên ăn liên tục trong 3 – 5 ngày để cơ thể hồi phục nhanh hơn.
5.4. Chữa bế kinh do khí huyết hư, bổ máu: mực xào gừng tươi
Mẹ cần chuẩn bị:
- Mực tươi làm sạch 200g
- Gừng tươi cắt sợi 100g
- Hành tây 1 củ
Cách chế biến:
- Mẹ bắc bếp cho dầu và đổ mực vào xào
- Tiếp theo, mẹ cho gừng cắt sợi vào xào chung với mực
- Mẹ cứ để lửa nhỏ, đảo đều mực tầm 5 phút
- Cuối cùng, mẹ cho hành tây vào tầm 2 phút rồi tắt bếp, bắc xuống thưởng thứ thôi nhé.
Lưu ý nho nhỏ: Quá trình nấu nướng, chế biến mực cần đảm bảo sạch sẽ vì cơ thể mẹ sau sinh cực kỳ nhạy cảm. Mẹ nên dùng sản phẩm nước rửa thiên nhiên vệ sinh dụng cụ nấu ăn để lành tính, không gây độc hại cho cả mẹ và bé! Thay vì mua nhiều thứ cùng một lúc, mẹ mua nước rửa bình sữa và rau quả chuyên dụng để tiện hơn, vừa vệ sinh sạch sẽ dụng cụ nấu ăn và rau củ của mẹ chỉ trong 1 lần rửa, vừa tiệt khuẩn tối đa, khử mùi, làm sạch cặn bám cho bình sữa của bé cưng nhờ thành phần tự nhiên Alkyldiaminoethuylglycine Hydrochloride Solution từ Nhật Bản – tiêu diệt hết những mầm bệnh, phân hủy những vết bẩn và dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản mà không để lại mùi khó chịu, siêu an toàn cho hệ tiêu hoá của cả 2 mẹ con mình. Mamamy đang có những ưu đãi gIảm tới 50% với số lượng có hạn trên website, nhanh tay đặt hàng TẠI ĐÂY mẹ ơi!
Góc của mẹ đã chia sẻ đầy đủ và chi tiết về thắc mắc của mẹ là sau sinh ăn mực được không rồi nhé! Hy vọng mẹ luôn đồng hành cùng Góc của mẹ trên mọi chặn đường tiếp theo để có được những thông tin bổ ích cho mẹ và bé nhiều hơn.
Có thể mẹ cũng quan tâm đến bài viết này:
Sau sinh ăn thịt gà được không?
Nguồn tham khảo: https://www.healthline.com/health/parenting/best-foods-to-eat-after-labor