Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Trị hăm tã bằng dầu dừa có thật sự hiệu quả như dân gian vẫn truyền miệng? Biện pháp này có an toàn cho bé? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc của mẹ và giúp mẹ biết cách xử lý tốt nhất tình trạng hăm tã của bé.

1. Tác dụng của dầu dừa với vùng da bị hăm của bé

Dầu dừa là một loại dầu thực vật có nhiều đặc tính, trong đó có đặc tính chống viêm, làm dịu và phục hồi da nên được mẹ sử dụng để khắc phục tình trạng hăm, ngứa ở vùng mặc tã của bé.

Dầu dừa là một sản phẩm tự nhiên với nhiều đặc tính quý
Dầu dừa là một sản phẩm tự nhiên với nhiều đặc tính quý

Trên thực tế, chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào về khả năng xử lý hăm tã ở bé sơ sinh của dầu dừa. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng phát hiện ra rằng, dầu dừa có khả năng bảo vệ và phục hồi da bị tổn thương nên sử dụng dầu dừa cũng giống như mặc lên một “tấm áo giáp” bảo vệ da.

Trị hăm cho bé ngay tại nhà bằng dầu dừa
Trị hăm cho bé ngay tại nhà bằng dầu dừa

Họ cũng tiến hành nghiên cứu, phân tích các thành phần của dầu dừa và đưa ra những bằng chứng về khả năng chữa lành, bảo vệ da của nó:

Thành phần Tác dụng
Axit Lauric 
  • Kháng khuẩn và kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn trên da
  • Hỗ trợ điều trị nhiễm nấm Candida albicans và một số loại nấm khác
  • Làm chậm quá trình lão hóa, tăng cường bảo vệ da
  • Cân bằng độ pH và dưỡng ẩm cho da
Axit Linoleic
  • Củng cố hàng rào bảo vệ da, ngăn chặn các tác nhân gây dị ứng, nhiễm khuẩn,…
  • Có khả năng chống viêm, chữa lành vùng da bị tổn thương
  • Giữ ẩm, làm sáng và đều màu da
Axit Capric
  • Có tính kháng khuẩn, kháng viêm mạnh, tiêu diệt nhiều vi khuẩn, virus, nấm
  • Tăng khả năng giữ ẩm ở bề mặt da, hấp thụ vào da nhanh chóng mà không tạo cảm giác nhờn, rít
Vitamin (A, E, C, K,…) và khoáng chất 
  • Hấp thụ vào da nhanh chóng, làm dịu da, giảm ngứa, rát, ửng đỏ,…
  • Dưỡng ẩm và bảo vệ da, tăng độ đàn hồi, giúp da mềm mịn
  • Thúc đẩy quá trình tái tạo và phục hồi da
Phytonutrients và Polyphenols
  • Chống oxy hóa, đẩy lùi các gốc tự do
  • Tạo sợi liên kết giữa các tế bào da, chữa lành vết thương

Dầu dừa có tác dụng kháng viêm, dưỡng ẩm và bảo vệ da nên nhiều mẹ áp dụng để xử lý hăm cho vùng da mặc tã của bé. Tuy nhiên, vì chưa được khoa học kiểm chứng cụ thể tác dụng nên mẹ cũng cần cân nhắc khi sử dụng nguyên liệu này.

2. 4 cách trị hăm tã bằng dầu dừa thường dùng

Phương pháp trị hăm bằng dầu dừa chỉ áp dụng nếu bé thuộc trường hợp hăm tã nhẹ (Cấp độ 1,2,3), khi vùng da hăm của bé bắt đầu có dấu hiệu mẩn đỏ, mụn li ti, CHƯA CÓ loét, mụn bọc.

Xác định mức độ hăm tã của bé trước khi có biện pháp điều trị
Xác định mức độ hăm tã của bé trước khi có biện pháp điều trị

Còn bé nhà mình mà đang bị hăm tã nặng, vùng hăm xuất hiện loét, mụn nước, mụn bọc (Cấp độ 4, 5) thì mẹ không nên dùng dầu dừa vì có thể làm tình trạng thêm nặng hơn. Khi  bị viêm nặng, da bé rất dễ bị kích ứng. Ngoài ra các nốt mụn bọc rất dễ vỡ, có thể tạo các vết thương hở, nên khi mẹ bôi dầu dừa mà không đảm bảo vô trùng dễ làm cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm da, nhiễm khuẩn,… Trong trường hợp này, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được tư vấn và xử lý kịp thời.

Có 4 cách mẹ thường dùng dầu dừa để xử lý hăm tã cho bé:

2.1. Thoa dầu dừa trực tiếp lên da bé

Dầu dừa có khả năng thẩm thấu nhanh trên da, nhất là khi kết hợp massage nên mẹ có thể thoa trực tiếp lên da bé. Mẹ thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Rửa tay sạch và lau khô tay trước khi thực hiện
  • Bước 2: Làm sạch vùng da hăm của bé bằng nước ấm, sau đó lau khô bằng cách dùng khăn mềm chấm nhẹ
  • Bước 3: Lấy khoảng 1 thìa cà phê dầu dừa bôi trực tiếp lên vùng hăm của bé.
  • Bước 4: Vừa thoa vừa massage nhẹ nhàng để dầu dừa thấm sâu vào da bé
  • Bước 5: Đợi đến khi dầu dừa trên da bé khô hoàn toàn thì mẹ có thể mặc tã mới cho bé

Lưu ý: Mẹ bôi dầu dừa cho bé 1-2 lần/ngày và duy trì đến khi bé khỏi hẳn để đạt được hiệu quả tốt nhất. Nếu dầu dừa bị đông đặc thì mẹ có thể đặt lọ dầu dừa vào bát nước ấm để dầu dừa về trạng thái lỏng, không nên sử dụng lò vi sóng để hâm nóng

Bôi dầu dừa kết hợp massage cho bé để đạt hiệu quả tốt nhất
Bôi dầu dừa kết hợp massage cho bé để đạt hiệu quả tốt nhất

2.2. Kết hợp dầu dừa và dầu oải hương trị hăm tã cho bé

Tinh dầu oải hương cũng là một trong những tính dầu có khả năng chống viêm, chữa lành vết thương trên da và đã được tạp chí Pharmacognosy & Natural Products xuất bản những nghiên cứu về loại tinh dầu này. Mẹ có thể sử dụng kết hợp hai loại dầu này để có thể hiệu quả tốt nhất trong điều trị hăm tã ở bé:

  • Bước 1: Trộn đều 2 loại dầu trên theo tỷ lệ 5 thìa cà phê dầu dừa, 1 thìa cà phê dầu oải hương, rồi để vào ngăn mát tủ lạnh trong 1 tiếng để hỗn hợp đông lại
  • Bước 2: Làm sạch và khô vùng da hăm của bé bằng nước ấm tương tự như khi thoa trực tiếp dầu dừa
  • Bước 3: Hâm nóng lại và lấy khoảng 1 thìa cà phê hỗn hợp đã trộn rồi thoa đều lên da bé, kết hợp massage nhẹ nhàng
  • Bước 4: Đợi khoảng 30 phút rồi rửa sạch lại, lau khô cho bé rồi mới mặc tã hoặc bỉm mới nhé

Lưu ý: Mẹ nên thực hiện phương pháp này 2 lần/ngày để có được hiệu quả tốt nhất. Trong quá trình thực hiện, mẹ hãy đảm bảo tay mình luôn sạch và khô nhé.

Kết hợp dầu dừa và dầu hoa oải hương giúp kháng viêm, chữa lành da cho bé
Kết hợp dầu dừa và dầu hoa oải hương giúp kháng viêm, chữa lành da cho bé

2.3. Kết hợp dầu dừa và bơ hạt mỡ để trị hăm tã hiệu quả

Bơ hạt mỡ được ví như “vàng” của lục địa châu Phi nhờ chứa hàm lượng cao vitamin A và E cùng các thành phần kháng viêm. Biết được những đặc tính này mà có mẹ đã kết hợp nó với dầu dừa để điều trị hăm tã và dưỡng ẩm cho da bé. Mẹ có thể tham khảo cách làm sau:

  • Bước 1: Trộn đều bơ hạt mỡ với dầu dừa theo tỷ lệ ½ chén bơ hạt mỡ và ¼ chén dầu dừa
  • Bước 2: Thêm vào 2 thìa sáp ong rồi đun nóng hỗn hợp đến khi hỗn hợp đồng nhất
  • Bước 3: Tắt bếp và thêm 2 thìa glycerin cùng 1 thìa bột oxit kẽm vào rồi trộn đều
  • Bước 4: Xay hỗn hợp bằng máy xay đến khi chuyển thành dạng kem mịn
  • Bước 5: Thoa lên da bé một lượng kem vừa đủ 3 lần/ngày. Mặc tã hoặc bỉm mới sau khi kem khô

Lưu ý: Khi trộn hỗn hợp, mẹ trộn thật đều tay để các thành phần trộn hết vào nhau mẹ nhé. Trước khi bôi kem mẹ cũng nên làm sạch và khô vùng da hăm của bé trước. Hỗn hợp chưa dùng đến cần bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Dầu dừa và bơ hạt mỡ có hiệu quả chống viêm, dưỡng ẩm cho da cao
Dầu dừa và bơ hạt mỡ có hiệu quả chống viêm, dưỡng ẩm cho da cao

2.4. Kết hợp dầu dừa và tinh dầu hạt nho

Tinh dầu hạt nho có tác dụng giữ nước, dưỡng ẩm, tạo lớp màng bảo vệ và kháng khuẩn cho da bé nên có thể kết hợp với dầu dừa để khắc phục tình trạng hăm nhanh và tốt hơn:

  • Bước 1: Nhỏ 2-3 giọt tinh dầu hạt nho vào hỗn hợp 2 thìa cà phê dầu dừa và 1 cốc nước sạch
  • Bước 2: Lắc đều dung dịch và cho vào bình chứa dạng xịt
  • Bước 3: Làm sạch và khô vung hăm rồi xịt dung dịch đã trộn lên da bé
  • Bước 4: Chờ khoảng 10 phút đến khi da bé khô rồi mặc tã hoặc bỉm mới

Lưu ý: Nên thực hiện đều đặn phương pháp này hằng ngày để có hiệu quả tốt nhất.

Tinh dầu hạt nho cũng có thể kết hợp với dầu dừa để trị hăm cho bé
Tinh dầu hạt nho cũng có thể kết hợp với dầu dừa để trị hăm cho bé

3. Trị hăm tã bằng dầu dừa bao lâu thì có hiệu quả?

Hiện nay, không có câu trả lời cho chính xác cho câu hỏi này. Trị hăm tã bằng dầu dừa chỉ là cách điều trị dân gian, truyền miệng, vẫn chưa có tài liệu hay công trình khoa học thực tế nào chứng minh về hiệu quả và thời gian phát huy tác dụng.

Theo kinh nghiệm từ các mẹ đã sử dụng,tùy thuộc vào tình trạng da, cơ địa của từng bé và cách chăm sóc của các mẹ khác nhau sẽ có những hiệu quả khác nhau. Trung bình, sau khoảng 5 – 7 ngày, vùng da bị hăm của bé sẽ giảm hẳn mẩn đỏ và bắt đầu mịn trở lại.

4. Lưu ý khi sử dụng dầu dừa để trị hăm tã cho bé

Khi sử dụng dầu dừa để trị hăm tã cho bé, mẹ cần lưu ý:

  • Nguy cơ kích ứng cao: Dù dầu dừa có nguồn gốc từ thực vật, lành tính nhưng cũng không tránh khỏi tình trạng kích ứng ở một số bé có làn da nhạy cảm, đặc biệt là khi da bé đang bị viêm. Do đó, mẹ nên bôi thử 1 chút lên da bé trước và theo dõi cẩn thận xem bé có điều gì bất thường hay không.
  • Cẩn thận khi chọn dầu dừa để sử dụng cho bé: Mẹ nên tìm mua dầu dừa ở địa chỉ uy tín để đảm bảo chất lượng, không lẫn tạp chất có hại.
  • Đợi dầu dừa thẩm thấu vào da bé trước khi mặc tã: Khả năng thẩm thấu của dầu dừa khá chậm. Sau khi bôi, xịt dầu dừa hoặc các hỗn hợp của dầu dừa, mẹ đợi ít nhất 30 phút cho da bé khô rồi mới mặc bỉm mới mẹ nhé.

Ngoài ra, trị hăm tã bằng dầu dừa sẽ không an toàn tuyệt đối do trong quá trình chuẩn bị và thực hiện có thể không đủ vô trùng hoàn toàn nên dễ xảy ra tình trạng nhiễm khuẩn chéo. Vi khuẩn có thể lây từ phần bị hăm sang phần chưa bị hoặc từ tay mẹ lây sang vùng da khác của bé. Do đó mẹ nên hạn chế sử dụng các nguyên liệu dân gian để xử lý hăm.

Mẹ có thể cân nhắc sử dụng các sản phẩm xử lý hăm cho bé sơ sinh có thành phần kháng khuẩn, lành tính, dịu nhẹ để đảm bảo an toàn, tiện lợi và hiệu quả hơn cho bé.

Mẹ ưu tiên sử dụng sản phẩm xử lý hăm có thành phần thiên nhiên để an toàn với bé.
Mẹ ưu tiên sử dụng sản phẩm xử lý hăm có thành phần thiên nhiên để an toàn với bé.

Trị hăm bằng dầu dừa chỉ là biện pháp dân gian, mẹ nên chú ý đảm bảo vệ sinh và an toàn cho bé.

Mẹ có thể tham khảo các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên đã được khoa học kiểm nghiệm để giúp xử lý hăm nhanh chóng và đảm bảo an toàn với da bé.

5. Một số phương pháp trị hăm tã đã được khoa học kiểm chứng

Phương pháp trị hăm tã bằng dầu dừa chưa được khoa học nghiên cứu, kiểm chứng nên khó tránh khỏi các tác dụng phụ khiến hăm tã của bé nặng hơn. Để đảm bảo an toàn, hiệu quả, mẹ tham khảo các cách sau:

5.1. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị, cải thiện vùng da bị hăm

Nếu bé nhà mình hăm tã nhẹ (cấp độ 1, 2, 3), mẹ có thể xử lý tại nhà cho bé bằng các sản phẩm hỗ trợ xử lý vết hăm đã được kiểm chứng khoa học về tác dụng trong xử lý hăm tã, an toàn cho bé và tiện dụng hơn cho mẹ.

Một số sản phẩm giúp xử lý hăm tã cho bé dạng bôi và dạng xịt
Một số sản phẩm giúp xử lý hăm tã cho bé dạng bôi và dạng xịt

Các sản phẩm hỗ trợ xử lý hăm cho bé thường có 2 dạng là dạng bôi và dạng xịt. Mẹ nên ưu tiên sử dụng dạng xịt hơn bởi không chỉ giúp làm dịu làn da bé mà dễ thẩm thấu vào da, tăng nhanh thời gian xử lý các nốt hăm, mẩn đỏ, mà còn tránh việc dùng tay bôi khiến vùng da bị tổn thương nhiễm khuẩn ngược. Đồng thời tránh đau rát cho bé khi tay hoặc dụng cụ chạm vào da bé.

Một số sản phẩm mẹ có thể tham khảo là: Xịt skin expert Mamamy, kem bôi hăm tã Sudocrem, Bepanthen,… đã được các chuyên gia nghiên cứu và kiểm định nên được nhiều mẹ tin dùng.

5.2. Đưa bé đi khám bác sĩ nếu bé bị hăm tã cấp độ 4,5

Trường hợp bé có dấu hiệu hăm tã nặng (cấp độ 4, 5) mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để điều trị, không nên sử dụng các sản phẩm dân gian tại nhà. Vùng hăm của bé lúc này đã xuất hiện mụn nước, mụn bọc,… khả năng viêm nhiễm cao nên nếu mẹ không chăm sóc đúng cách có thể làm tình trạng của bé nặng thêm.

Trường hợp bé hăm tã nặng, mẹ không nên tự điều trị tại nhà
Trường hợp bé hăm tã nặng, mẹ không nên tự điều trị tại nhà

Khi đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế, bé sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn dùng thuốc hợp lý để xử lý tình trạng nhanh và tốt nhất.

Một số loại thuốc trị hăm bác sĩ thường kê cho bé như: kem bôi Hydrocortison, Fucidin hoặc hỗn dịch uống Amoxicillin, Zinnat,… Các loại thuốc dùng trong trường hợp hăm tã nặng có thể chứa corticoid hoặc kháng sinh nên mẹ cần lưu ý tuân thủ và thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

6. Cách chăm sóc để bé nhanh khỏi hăm tã

Hăm tã là tình trạng phổ biến, rất hay gặp ở bé. Tuy nhiên mẹ hoàn toàn có thể xử lý được tình trạng này cho bé ngay tại nhà bằng cách:

  • Vệ sinh vùng da bị hăm của bé sạch sẽ: Sau mỗi lần thay tã, mẹ cần vệ sinh vùng da bị hăm của con sạch sẽ, khô ráo trước khi mặc bỉm. Mẹ có thể sử dụng khăn ướt có thành phần dưỡng ẩm, kháng khuẩn cao cấp để bảo vệ vùng da hăm tã của con tốt hơn.
  • Thay tã 3 – 4 tiếng/lần: Mẹ không nên đóng bỉm của bé lâu hơn 6 tiếng, nhằm hạn chế vi khuẩn từ phân, nước tiểu, mồ hôi,… tích tụ và xâm nhập vào vùng hăm của bé
  • Giảm thời gian mặc tã: Giữ vùng hăm thông thoáng giúp bé hồi phục nhanh hơn
  • Chọn tã thích hợp: Mẹ nên chọn tã thấm hút tốt, thoáng khí để vùng da bị hăm của con luôn khô thoáng, ngay cả khi đóng bỉm xuyên đêm. Ngoài ra, sử dụng tã vừa hoặc rộng hơn 1 chút so với cân nặng của bé, chất liệu mềm mại sẽ giúp hạn chế cọ xát gây đau, rát, ngứa,…
  • Bảo vệ da bằng các sản phẩm tắm gội: Sử dụng các sản phẩm tắm gội thiên nhiên có thành phần dưỡng ẩm cao cấp như tinh dầu Inca inchi, bơ hạt mỡ,… nhằm tăng cường bảo vệ và dưỡng ẩm cho da bé, đẩy nhanh hiệu quả trị hăm
Mẹ hãy chăm sóc bé đúng cách để bé nhanh khỏi hăm tã nhé!
Mẹ hãy chăm sóc bé đúng cách để bé nhanh khỏi hăm tã nhé!

Nhiều mẹ vẫn nghĩ hăm tã là “bệnh” và cần phải trị. Nhưng thực chất thì đây chỉ là 1 vấn đề về da thông thường, nếu mẹ bình tĩnh xử lý thì bé sẽ khỏi nhanh mà không để lại biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, mẹ đừng lo lắng quá mẹ nha, bởi tinh thần của mẹ cũng là yếu tố quan trọng, tác động trực tiếp đến sức khỏe của bé.

Sử dụng dầu dừa là biện pháp dân gian, chưa có nghiên cứu khoa học nào về hiệu quả nên mẹ hãy cân nhắc kỹ trước khi áp dụng mẹ nha.

KHĂN ƯỚT MAMAMY – CHỦ ĐỘNG NGỪA HĂM, CHĂM TỪNG KẼ NGÁCH

Hăm vốn do vi khuẩn gây nên. Vì thế, với một đất nước điển hình khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, các bé sẽ rất dễ bị hăm, đặc biệt bé nào trộm vía bụ bẫm, trên cơ thể có nhiều vùng nếp gấp như ngấn tay, ngấn chân, ngấn cổ,… Thay vì lo lắng, ba mẹ ơi, có Mamamy và khăn ướt của Mamamy đây rồi!

  • Thành phần ngừa hăm được cấp bằng sáng chế Mỹ
  • Thành phần kháng khuẩn được WHO chỉ định dùng cho viêm nướu

Ba mẹ chủ động ngừa hăm cho con, chăm sóc con an toàn tới từng kẽ ngách.

Nếu cần hỗ trợ hay có bất kỳ thắc mắc nào về cách trị hăm tã bằng dầu dừa hay các sản phẩm xử lý hăm tã hiệu quả, mẹ hãy liên hệ Hotline 0946956269 để được tư vấn nhanh chóng, chính xác.

Rửa bình sữa bằng gì để sạch và an toàn nhất? Vì sao mẹ bỉm ngày nay lại ưa chuộng sử dụng nước rửa bình sữa chuyên dụng kết hợp với dụng cụ rửa bình sữa để vệ sinh dụng cụ ăn uống cho con? Tất tần tật sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây! 

Rửa bình sữa bằng nước rửa chuyên dụng kết hợp dụng cụ rửa bình sữa là sạch nhất
Rửa bình sữa bằng nước rửa chuyên dụng kết hợp dụng cụ rửa bình sữa là sạch nhất

1. Rửa bình sữa bằng gì để vừa đơn giản vừa sạch nhất? 

Góc của mẹ nhận được rất nhiều chia sẻ của mẹ bỉm về kinh nghiệm vệ sinh bình sữa cho con. Theo đó, đa số các mẹ ngày nay thường kết hợp nước rửa bình sữa chuyên dụng và dụng cụ rửa bình bảo bình sữa của con được sạch sẽ nhất 

1.1. 3 lý do mẹ nên sử dụng nước rửa bình sữa chuyên dụng

Sử dụng nước rửa bình sữa chuyên dụng dành cho trẻ vừa hiệu quả lại tiện lợi gấp nhiều lần nước thường: 

  • Loại bỏ được hết cặn bẩn trong bình: Cặn sữa bám trong bình chứa nhiều  protein và chất béo khó làm sạch bằng nước thường. Mẹ có thể kiểm chứng bằng cách sờ vào trong bình sữa của con sau khi rửa bằng nước, tay mẹ có cảm giác nhớt nhớt vì chưa sạch hết. Nước rửa bình sữa được thiết kế với thành phần chuyên dụng, giúp “đánh bay” hết chất béo trong bình sữa nhanh chóng, hiệu quả hơn. 
  • Sạch khuẩn, khử mùi hiệu quả: Mẹ để ý sau 1 thời gian sử dụng, nếu rửa bình sữa bằng nước thường sẽ thấy bình có mùi hơi hôi, chua,… Đó là do nước thường chỉ làm sạch bẩn mà không sạch khuẩn, gây mùi hôi khó chịu. Với nước rửa bình sữa chuyên dụng, điều này sẽ không xảy ra vì chúng chứa thành phần làm sạch, khử mùi lành tính để loại bỏ hết vi khuẩn bám trên bình.  
  • Tiện lợi hơn: Thay vì mất 3 – 5 phút để cọ rửa bình sữa bằng nước thường, mẹ chỉ cần mất 1 – 2 phút để rửa bình sữa bằng nước rửa bình chuyên dụng. Hơn nữa, mẹ không tốn công tiệt trùng bình vì nước rửa bình đã làm sạch vi khuẩn trong quá trình rửa rồi đó ạ.
Nước rửa bình sữa giúp rửa sạch vết bẩn tối đa, loại bỏ mùi hiệu quả
Nước rửa bình sữa giúp rửa sạch vết bẩn tối đa, loại bỏ mùi hiệu quả

1.2. Kết hợp dụng cụ rửa bình và nước rửa bình sữa chuyên dụng – nhanh hơn, sạch hơn

Kết hợp thêm dụng cụ rửa bình sữa và nước rửa chuyên dụng sẽ giúp hiệu quả tăng lên gấp đôi. Tại sao thế mẹ nhỉ?

  • Làm sạch mọi ngóc ngách bình và núm ti: Dụng cụ rửa bình sữa có thể luồn vào từng ngóc ngách, làm sạch cả vị trí khó rửa nhất của bình như viền bình, đáy bình, núm ti,… 
  • Không làm xước thành bình: Cọ rửa bình được làm từ chất liệu chuyên biệt để loại bỏ hoàn toàn mọi cặn bám “cứng đầu” nhất mà không làm xước thành bình hay bình bên trong. Nếu mẹ sử dụng 1 số loại vật dụng khác như cọ rửa bát, rửa nồi,… để vệ sinh bình sữa sẽ gây xước và hỏng bình sữa của bé. 
  • Tiện lợi hơn: Chỉ mất khoảng 2 phút, bình sữa của bé đã sạch kin kít, mẹ có nhiều thời gian gần con và nghỉ ngơi hơn, rất tiện lợi và tiết kiệm thời gian đúng không ạ!
Bộ cọ rửa chuyên dụng giúp mẹ rửa sạch bình sữa và tiết kiệm thời gian hơn.
Bộ cọ rửa chuyên dụng giúp mẹ rửa sạch bình sữa và tiết kiệm thời gian hơn.

Kết hợp sử dụng nước rửa bình sữa và bộ cọ rửa chuyên dụng chính là “công thức thần kỳ” giúp bình sữa sạch hơn, an toàn hơn, mẹ có nhiều thời gian cho con và nghỉ ngơi mỗi ngày.

2. Cách vệ sinh bình sữa sạch và an toàn cho bé yêu

Hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của bé còn non nớt nên với những đồ dùng ăn uống hàng ngày như bình sữa, mẹ càng cần phải vệ sinh kỹ lưỡng. Dưới đây là 3 bước quan trọng không thể bỏ qua khi rửa bình sữa cho con, mẹ tham khảo nhé! 

2.1. Chuẩn bị đầy đủ vật dụng rửa bình sữa

Dụng cụ rửa bình sữa bao gồm nước rửa bình, cọ rửa và giá úp với các chức năng. 

  • Nước rửa bình sữa chuyên dụng: Loại nước rửa có thành phần thiên nhiên (ưu tiên thành phần Alkyl Diamino Thuylglycine, Hydrochloride Solution, rượu dừa,…), không chứa chất hóa học như xà phòng, chất tẩy rửa,…
  • Cọ rửa bình sữa và cọ núm ti chuyên dụng: Mẹ ưu tiên chọn cọ rửa có cán quay 360 độ để việc cọ rửa dễ dàng, không tốn sức. Chất liệu mút cọ rửa cần mềm mại để tránh gây xước bình.
  • Giá úp: Mẹ chọn giá úp có thiết kế riêng để úp cả bình ti và núm ti. Hạn chế úp bình ti của con cùng với giá để bát của cả gia đình.  
Chuẩn bị cọ rửa bình, giá úp để vệ sinh bình sữa cho con
Chuẩn bị cọ rửa bình, giá úp để vệ sinh bình sữa cho con

2.2. 4 Bước rửa bình sữa nhanh chóng, đơn giản

  • Bước 1 – Mẹ rửa tay sạch sẽ trước khi vệ sinh bình sữa để tránh vi khuẩn xâm nhập từ tay mẹ vào bình sữa của con trong khi cọ rửa.
  • Bước 2 – Làm sạch phần cặn sữa còn lại trong bình bằng nước sạch: Mẹ tháo các bộ phận của bình sữa, dùng nước thường để tráng hết cặn sữa có trong bình và núm ti. 
  • Bước 3 – Cọ rửa bình sữa với nước rửa bình sữa và cọ rửa bình chuyên dụng: Mẹ nhỏ 1- 2 giọt nước rửa bình vào trực tiếp trong bình đựng sữa. Lắc lắc bình trong vòng vài phút để cặn sữa được bong ra, dễ làm sạch hơn. Sau đó, mẹ sử dụng cọ rửa bình để vệ sinh sạch bình và núm ti:
    • Với bình sữa, mẹ sử dụng cọ rửa bình sữa để vệ sinh những phần khó làm sạch nhất như đáy bình, viền cổ bình. Sau khi sinh cổ tay mẹ rất yếu, sử dụng cán quay 360 độ  giúp giảm hẳn lực cho mẹ khi rửa mà vừa có thể đảm bảo bình sữa sẽ được rửa sạch nhất.
    • Với núm ti, mẹ có thể nhỏ trực tiếp 1 giọt nước rửa chuyên dụng vào đầu núm phía trong, sau đó dùng cọ rửa núm ti cọ sạch cả trong lẫn ngoài mẹ nhé. 
Dùng cọ rửa núm ti để làm sạch mọi ngóc ngách của bình
Dùng cọ rửa núm ti để làm sạch mọi ngóc ngách của bình
  • Bước 4 – Tráng lại bình và núm ti  bằng nước sạch.
  • Bước 5 – Để ráo bình sữa: Úp ngược bình sữa lên giá úp, tránh để bình đứng hoặc để cạnh vòi rửa vì có thể khiến bình ẩm ướt, tạo môi trường để vi khuẩn sinh sôi. 
Úp ngược bình sữa để ráo nước
Úp ngược bình sữa để ráo nước

Mẹ xem chi tiết cách rửa bình sữa qua video

2.3. Tiệt trùng bình sữa

Theo khuyến cáo của Chuyên gia, tiệt trùng bình sữa sau rửa là việc cần thiết, giúp đảm bảo an toàn vệ sinh hơn cho bé. Phụ thuộc vào điều kiện kinh tế gia đình, mẹ có thể áp dụng những cách tiệt trùng sau

  • Cách 1: Luộc bình sữa với nước sôi 
  • Cách 2: Tiệt trùng bình sữa bằng lò vi sóng
  • Cách 3: Dùng máy tiệt trùng bình sữa
Nếu mẹ rửa bình sữa bằng nước thông thường, cần tiệt trùng lại bình sau khi vệ sinh
Nếu mẹ rửa bình sữa bằng nước thông thường, cần tiệt trùng lại bình sau khi vệ sinh

Nếu dùng nước rửa bình sữa Mamamy, mẹ không cần làm thao tác này. Mẹ chỉ cần úp bình xuống để bình khô, sau đó sẽ tiếp tục sử dụng được. 

Trong trường hợp mẹ vẫn muốn tiệt trùng, mẹ lưu ý khả năng chịu nhiệt của bình và núm ti. Thông thường với bình nhựa, mẹ không nên cho vào nước sôi vì có khả năng làm thoát các chất gây hại cho bé.

3. Sai lầm khi vệ sinh bình sữa cho bé 

Không ít mẹ chủ quan và xem nhẹ công việc vệ sinh bình sữa hàng ngày cho bé. Đôi khi những sai lầm tưởng chừng nhỏ thôi nhưng lại ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con đó.  

  • Chỉ rửa bình bằng nước sạch: Cách này vừa không loại bỏ sạch cặn sữa vừa tốn thời gian cọ rửa. Mẹ nên dùng loại nước rửa bình thành phần an toàn, lành tính và cọ rửa bình sữa chuyên dụng.
  • Làm sạch bình quá muộn khiến cho các mảng bám hình thành khó vệ sinh hơn. Có những mẹ sau khi cho bé ti bình xong, thường không rửa luôn, thậm chí để bình qua đêm khiến cho các cặn sữa khô lại rất khó vệ sinh. Vì vậy, sau khi bé bú xong, mẹ làm sạch bình sữa càng sớm càng tốt.
  • Tiệt trùng bình sữa trong nhiệt độ quá cao: Ở nhiệt độ cao (thường là trên 150 độ C), bình sữa nhựa có thể bị biến dạng hoặc biết chất, giải phóng ra BPA gây hại cho sức khỏe bé. Ngoài ra, việc tiệt trùng ở nhiệt độ quá cao cũng khiến bình sữa nhanh bị đổi màu, nhanh hỏng hơn đó ạ. Nhiệt độ hợp lý nhất để tiệt trùng bình sữa là 100 – 120 độ. 
  • Để bình ẩm: Bình ẩm tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển gây bệnh. Vì vậy, mẹ cần để cho bình sữa ráo nước và khô hẳn trước khi sử dụng mẹ nha.

Hy vọng qua bài viết này mẹ đã tìm được giải đáp cho câu hỏi rửa bình sữa bằng gì? Nếu cần tư vấn kỹ hơn về nước rửa bình sữa, mẹ hãy liên hệ hotline 094.695.6269 để được tư vấn mẹ nhé!

Bé bú bình phát ra tiếng kêu “tặc tặc” giống tiếng tặc lưỡi thì không nguy hiểm. Nhưng nếu bé thường xuyên phát ra tiếng kêu “khò khè” thì mẹ cần chú ý vì có thể bé đang mắc các bệnh về đường hô hấp đó ạ! Tại sao lại thế? Mẹ cùng theo dõi bài viết nhé!

1. Vì sao bé bú bình phát ra tiếng kêu tạch tạch?

Bé thường dùng lưỡi để bám vào núm ti khi bú bình. Tuy nhiên có một vài lý do khiến núm ti tuột ra trong quá trình bú, bé phải dùng lưỡi để đẩy núm ti bám trở lại. Hành động này tạo ra tiếng kêu “tặc tặc” giống tiếng tặc lưỡi.

Khi bú bé phát ra tiếng kêu tặc tặc có thể do núm ti bị tuột (Nguồn: chicagomceels)

Đâu là nguyên nhân khiến núm ti bị tuột ra, mẹ đọc tiếp phần dưới đây nhé!

1.1. Bé bú sai khớp ngậm

Bé bú bình phát ra tiếng kêu “tặc tặc”, “chặc chặc” hoặc “tắc tắc”  mà các mẹ thường nghe thấy là do bé bị sai khớp ngậm hoặc nằm không đúng tư thế, khớp ngậm dễ bị tuột khiến bé phải đá lưỡi để bám lại khớp ngậm.

Để hạn chế tình trạng này, mẹ chờ bé há miệng đủ rộng rồi mới đưa núm ti vào để bé ngậm đúng khớp ngậm. Nếu thấy môi bé ngậm kín núm ti, môi được mở ra ngoài, không bị vặn hay mím vào phía trong là bé đã ngậm đúng khớp ngậm rồi đó ạ!

Ngoài ra, mỗi khi thay đổi tư thế bú của bé cần chú ý thay đổi cả cách cầm bình sữa, tránh việc khớp ngậm bị tuột.

Bé bú bình phát ra tiếng kêu “tặc tặc", “chặc chặc" hoặc “tắc tắc"
Khi cho bé bú bình mẹ chú ý để bé ngậm đúng khớp ngậm thì các tiếng kêu “tặc tặc”, “chặc chặc” hoặc “tắc tắc” sẽ được hạn chế.

1.2. Sữa trong bình xuống quá nhanh

Sữa trong bình xuống nhanh khiến bé không nuốt kịp và có xu hướng dùng lưỡi đẩy bình ra, khiến khớp ngậm bị tuột khỏi vị trí ban đầu. Như đã đề cập ở trên, điều này khiến bé phát ra tiếng kêu “tặc tặc”.

Có 2 nguyên nhân khiến sữa xuống nhanh:

  • Để bình sữa quá dốc khiến sữa chảy nhanh hơn tốc độ bú của bé.
  • Thiết kế núm ti không phù hợp: Thiết kế lỗ cắt núm ti hình tròn khiến bé không tự kiểm soát được dòng chảy của sữa, sữa có thể tự chảy xuống mà không cần lực ti của bé. Trong trường hợp size lỗ sữa to hơn so với tốc độ bú của bé (do mẹ chọn sai hoặc bé đã cắn khiến núm ti rách ra và to hơn) sẽ khiến sữa xuống nhanh làm bé không nuốt kịp.

Mẹo nhỏ: Để chọn núm ti phù hợp, mẹ để ý mỗi thương hiệu lại có 1 bảng kích thước khác nhau. Có thương hiệu phân chia kích thước theo ký hiệu S,M,L cũng có thương hiệu đánh số 1,2,3 tương ứng với kích thước dòng chảy tăng dần, tuỳ vào tháng tuổi của bé. Ngoài ra, mẹ ưu tiên chọn thiết kế lỗ sữa hình chữ thập – sữa chỉ chảy khi có lực hút của bé – để bé có thể tự kiểm soát dòng chảy sữa phù hợp với mình mẹ nhé!

Núm ti của bình sữa có nhiều kích thước phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé
Núm ti của bình sữa có nhiều kích thước phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé

Dead giảm giá mua bình sữa Mamamy

1.3. Bé bị dính thắng lưỡi

Tiếng kêu “tặc tặc” phát ra trong lúc bú cũng có thể do bé bị dính thắng lưỡi. Đây là tình trạng bé có một sợi dây mỏng, dính từ lưỡi xuống dưới đáy họng. Điều này cản trở ít nhiều đến việc nâng lưỡi lên của bé, nhất là bé bú, cần dùng lưỡi rất nhiều. Vì vậy, bé sẽ không thoải mái, dễ bị tụt khớp ngậm và phải dùng lưỡi để bám lại núm ti của bình.

Dấu hiệu mẹ nhận biết rõ nhất việc bé nhà mình bị dính thắng lưỡi là quan sát khi bé bú, sữa hay chảy ra ở mép miệng không. Khi bé bị dính thắng lưỡi, lưỡi nâng lên khó khăn nên không ngậm sát được ti bình, sữa dễ trào ra miệng vì những khoang hở được tạo ra do lưỡi không ôm sát.

Gặp tình trạng này, mẹ nên cắt dính thắng lưỡi sớm để bé có sự thoải mái khi bú bình hay ti mẹ.

Dính thắng lưỡi gây nhiều khó chịu cho bé trong việc bú sữa
Dính thắng lưỡi gây nhiều khó chịu cho bé khi bú sữa

2. Vì sao bé bú bình phát ra tiếng kêu khò khè?

Khi bé bú bình phát ra tiếng “khò khè”, mẹ không được chủ quan vì đây có thể dấu hiệu bệnh lý ở bé.

  • Dấu hiệu liên quan đến bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, hen suyễn…
  • Trào ngược dạ dày khiến việc hô hấp của bé gặp nhiều khó khăn, xuất hiện những tiếng “khò khè”
  • Mềm sụn thanh quản xảy ra, khi các mạch máu lớn chèn vùng thanh quản và làm cho bé bị khó thở. Bé bị viêm thanh quản cấp tính sẽ đi kèm những hiện tượng ho và khan tiếng
  • Bé bị viêm amidan cấp tính cũng gây ra những tiếng “khò khè” đi kèm với đờm
  • Bé bị tim và những dị tật về tim bẩm sinh
  • Một vài lý do khác: Bé nằm gối quá cao, mặc đồ chật hoặc đắp nhiều lớp chăn, hoặc có vật cản đè kín mũi trong quá trình bú cũng khiến cho quá trình thở bị ảnh hưởng ít nhiều

Lúc này mẹ cần làm gì?

Với những trường hợp mẹ phát hiện ra tiếng khò khè và ngạt mũi vì cảm, ho, mẹ làm thông thoáng mũi bé bằng các bước sau:

  • Vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý 1 lần/ngày vào buổi sáng, tránh để ứ đọng đờm trong khoang mũi. Mẹ ưu tiên chọn loại nước muối chuyên dụng cho trẻ sơ sinh để an toàn nhất
  • Để bé nằm nghiêng, hoặc nghiêng đầu sang một bên với độ nghiêng vừa phải để nước nhỏ mũi có thể chảy từ từ vào khoang mũi bé
  • Nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý làm thông thoáng mũi cho bé
Nhỏ nước mũi sinh lý bé bú bình phát ra tiếng kêu khò khè
Nhỏ nước mũi sinh lý để bé bớt “khò khè”

Nếu tình trạng này không thuyên giảm, mẹ nên cho bé tới cơ sở y tế uy tín để khám chữa, tuyệt đối không tự ý cho bé dùng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt, mẹ cần cho bé đi khám ngay bé “khò khè” đi kèm cùng những triệu chứng nghiêm trọng hơn như sau:

  • Lồng ngực đập mạnh, da tím tái, xanh xao
  • Sốt và nôn trớ
  • Hiện tượng “khò khè” kéo dài, bé dưới 3 tháng tuổi
  • Bé có tiền sử bị hen suyễn
Mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu như bé thở “khò khè” đi kèm với những triệu chứng bệnh trên
Mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu như bé thở “khò khè” đi kèm với những triệu chứng bệnh trên

Bé bú bình phát ra tiếng kêu phát ra tiếng kêu lạ là chuyện rất thường gặp. Mặc dù đây không phải vấn đề quá nguy hiểm với đa số trường hợp, nhưng nếu tình trạng này kéo dài và đi kèm những triệu chứng khác, mẹ không nên chủ quan. Chủ động tìm hiểu kỹ nguyên nhân, xử lý, chăm sóc đúng cách để con luôn được an toàn mẹ nhé!

Nếu còn băn khoăn, mẹ hãy để lại bình luận ở bên dưới để được hỗ trợ mẹ nhé!

Xem thêm: Cách cho bé bú bình đúng cách không bị sặc, đầy hơi

Mẹ không nên cho bé bú bình nằm vì tiềm ẩn nguy cơ không tốt như: Sặc sữa, trào ngược dạ dày, rối loạn giấc ngủ, sâu răng,… Tại sao lại thế? Cùng Góc của mẹ tìm hiểu tường tận trong bài viết sau nhé!

Giống như người lớn, việc vừa ăn vừa nằm khiến bé dễ bị các vấn đề về dạ dày, đặc biệt là trào ngược dạ dày thực quản.
Giống như người lớn, việc vừa ăn vừa nằm khiến bé dễ bị các vấn đề về dạ dày.

1. Không nên cho bé bú bình nằm

Chăm sóc bé trong những năm tháng đầu đời rất vất vả, vì vậy mà đôi lúc mẹ muốn “lười 1 chút”, cho con vừa nằm vừa bú bình để ngả lưng một chút. Tuy nhiên cách làm này có thể gây 1 số vấn đề không tốt cho bé như:

1.1. Bú nằm khiến bé dễ bị sặc sữa

Khi bé vừa nằm vừa bú, bẽ sẽ có xu hướng dốc bình khiến dòng sữa trong bình chảy nhanh hơn tốc độ bú của bé. Bé sẽ không nuốt sữa kịp dẫn đến sặc sữa, nôn, trớ,..

Bú bình nằm dễ bị sặc sữa.
Bú bình nằm bé dễ bị sặc sữa.

1.2. Bú bình nằm khiến bé dễ bị nghẹt thở, khó thở

Với các bé sơ sinh, mẹ thường sử dụng núm ti có lỗ cắt hình tròn vì bé chưa tự mút được. Với thiết kế này, sữa vẫn có thể tự chảy vào miệng bé ngay cả khi bé ngủ gật quên mút.

Trong khi đó, tư thế bú nằm khiến bé tưởng mẹ đang cho bé đi ngủ và ngủ luôn trong lúc bú. Lúc này, sữa vẫn tiếp tục chảy và ứ đọng ở miệng bé. Nếu bé hít thở nhanh có thể hít sữa lên mũi, tràn sữa vào khí quản, phế quản gây nghẹt thở, khó thở, sặc sữa,… Tình trạng này rất nguy hiểm nếu mẹ không kịp thời phát hiện.

Tình trạng bé ngủ gật trong khi bú gặp nhiều nhất vào buổi đêm, khi mẹ và bé đều thức giấc giữa đêm, chưa tỉnh ngủ hoàn toàn. Mẹ đặc biệt chú ý nhé!

Bú bình nằm khiến bé dễ bị ngủ gật khi đang bú bình
Bú bình nằm khiến bé dễ bị ngủ gật khi đang bú bình

1.3. Bé dễ bị sâu răng hơn

Qua chia sẻ ở phần trên, mẹ đã biết bú bình nằm khiến bé dễ ngủ hơn, thường ngủ ngay sau khi bú hoặc trong lúc bú. Thông thường, sau khi bé bú xong, mẹ cần vệ sinh răng, nướu, miệng cho bé để loại bỏ cặn sữa, phòng tránh các bệnh về răng miệng, đặc biệt là sâu răng. Tuy nhiên, nhiều mẹ sợ việc vệ sinh răng miệng sẽ đánh thức bé dậy nên đợi sau khi bé ngủ dậy mới vệ sinh, hoặc bỏ qua việc này luôn, khiến bé dễ bị sâu răng hơn bình thường.

1.4. Bé bú bình nằm có thể tiềm ẩn nguy cơ viêm tai giữa

Khi bé bú nằm, sữa có thể bị tràn ra và chảy thẳng vào tai vì cấu tạo tai, mũi, họng thông nhau. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, sữa để lâu sẽ tạo môi trường để vi khuẩn phát triển gây viêm tai giữa.

1.5. Bé có thể bị rối loạn giấc ngủ

Bé bú bình nằm rất dễ ngủ trong lúc bú hoặc ngay sau khi bú. Dần dần, điều này khiến bé hình thành “phản xạ có điều kiện”, cứ ngậm bình bú là ngủ hoặc bé phải ngậm bình bú mới có thể ngủ được, nếu không sẽ cáu gắt khó chịu.

Bé có thể bị rối loạn giấc ngủ nếu bú bình nằm
Bé có thể bị rối loạn giấc ngủ nếu bú bình nằm

Nghe có vẻ vô hại nhưng không phải thế đâu mẹ ơi! Mỗi lần bé thức giấc giữa chừng, mẹ muốn dỗ bé ngủ bắt buộc phải cho bé ti bình, nếu không bé sẽ cáu gắt do ngủ không đủ giấc. Giờ ngủ của bé cũng vì thế mà thay đổi, không theo “thời gian biểu” mà mẹ đã đặt ra.

1.6. Bé có thể bị trào ngược dạ dày thực quản

Cơ thắt tâm vị của bé yếu khiến bé dễ bị nôn trớ, trào ngược sau khi ăn, đặc biệt là khi nằm. Theo số liệu từ thống kê của Bệnh viện Nhi Trung ương có khoảng hơn 50% trẻ khỏe mạnh có tiền sử trào ngược dạ dày thực quản trong 3 tháng đầu đời mà căn nguyên chủ yếu đến từ việc bú nằm.

Tư thế bú đặc biệt ảnh hưởng đến quá trình bú sữa của bé
Tư thế bú đặc biệt ảnh hưởng đến quá trình bú sữa của bé

2. Các tư thế bú bình mẹ nên áp dụng cho bé

Việc cho bé bú đúng tư thế, đúng cách vừa giúp bé yêu bú sữa dễ dàng hơn, vừa hạn chế được những rủi ro không đáng có kể trên. Dưới đây là những tư thế bú bình khoa học, an toàn cho bé mà mẹ nên áp dụng!

2.1. Bế bé một bên và cho bú bình

Đây là tư thế bú bình đơn giản và được nhiều mẹ áp dụng nhất. Cách này vừa giúp bé cảm nhận được hơi ấm của mẹ, vừa dễ dàng “giao tiếp” với mẹ qua ánh mắt.

Cách thực hiện như sau:

  • Tay phải: Mẹ vòng tay ra sau lưng bé để đỡ đầu và lưng bé, tạo 1 góc 30 độ so với mặt phẳng.
  • Tay trái: Cầm bình sữa, để bình nghiêng không dốc thẳng (như hình minh họa)

Lưu ý: Có thể đổi tay nếu mẹ thuận tay trái nhé!

Bế bé một bên và cho bú bình
Bế bé một bên và cho bú bình

2.2. Để bé bú ở tư thế ngồi tựa vào lòng mẹ

Bú bình nằm tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho bé thì việc để bé bú ở tư thế ngồi tự vào lòng mẹ sẽ rất tốt cho các bé gặp vấn đề về đường tiêu hóa, hạn chế được tối đa tình trạng nôn trớ sữa.

Cách thực hiện như sau:

  • Mẹ để bé ngồi tựa vào lòng mình, phần đầu bé tựa vào ngực mẹ hoặc vai mẹ.
  • 1 tay mẹ vòng ra phía trước để ôm nhẹ nhàng bụng của bé, đỡ bé không bị ngã về phía trước
  • 1 tay mẹ cầm bình sữa chếch lên 1 chút (không dốc ngược) và cho bé ti
Để bé bú ở tư thế ngồi tựa vào lòng mẹ
Để bé bú ở tư thế ngồi tựa vào lòng mẹ

2.3. Cho bé bú bình ở tư thế ngồi tựa lên đùi

Cách làm này giúp mẹ và bé giao tiếp với nhau được nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu bé hiếu động, cọ quậy nhiều thì tư thế  này dễ gây 1 số “tai nạn” như: Bé vung tay làm đổ bình sữa, mẹ tuột tay làm rơi bình sữa,…

Cách thực hiện như sau:

  • Mẹ ngồi trên mặt phẳng, tựa lưng và co hai chân.
  • Đặt bé nằm trên chân (lưng bé nằm trên đùi, bụng và mặt hướng về phía mẹ).
  • 1 tay mẹ đỡ đầu bé, tay còn lại cầm bình cho bé bú.
Tư thế này đặc biệt tốt cho việc tương tác với bé vì bố mẹ và bé luôn nhìn thấy nhau khi cho bé ăn sữa.
Tư thế này đặc biệt tốt cho việc tương tác với bé vì bố mẹ và bé luôn nhìn thấy nhau khi cho bé ăn sữa.

3. 4 câu hỏi thường gặp khi cho bé bú bình

4 vấn đề dưới đây rất hay gặp khi bé bú bình, lưu lại để kịp thời xử lý nếu con gặp phải mẹ nhé!

3.1. Bé bú bình hay bị sặc phải làm sao?

Khi bé bị sặc sữa, mẹ cần lấy bình sữa ra khỏi miệng bé, cho bé từ từ ngồi dậy, sau đó thông đường thở cho bé bằng cách:

  • Dùng miệng làm thông đường thở: Mẹ nhanh chóng dùng miệng hút hết sữa ra khỏi miệng bé càng nhanh càng tốt, miệng sau đó đến mũi.
  • Vỗ lưng, ấn ngực: Một tay đỡ ngực, một tay vỗ mạnh 5 cái vào lưng nhằm tăng áp lực trong lồng ngực để sữa trào ra ngoài. Nếu bé vẫn khó thở, mẹ đặt con nằm ngửa, dùng ngón trỏ và ngón cái ấn một lực vừa đủ xuống nửa dưới của xương ức của bé, lặp lại cho đến khi bé thở được.
Mẹ tìm cách thông đường thở cho bé ngay khi bé bị sặc
Mẹ tìm cách thông đường thở cho bé ngay khi bé bị sặc

3.2. Làm thế nào để hạn chế tối đa tình trạng bé bị sặc sữa?

  • Cho bé bú đúng tư thế: Tư thế chuẩn được nhiều mẹ áp dụng nhất là bế bé cao đầu, ở tư thế thoải mái, không nên để bé gập cổ hoặc ngửa cổ. Gập cổ khiến bé bú khó khăn hơn còn ngửa cổ làm bé dễ bị sặc sữa lên mũi đặc biệt là khi cho bé bú bình nằm.
  • Không để bé vừa ngủ vừa bú: Khi bé đang bú sữa mà ngủ quên, mẹ nhẹ nhàng rút bình sữa và núm ti ra khỏi miệng bé nhé. Vì nếu sữa vẫn đổ xuống miệng mà bé không bú nữa khiến miệng tích sữa và bị sặc. Tốt nhất, mẹ nên chọn lỗ cắt núm ti (lỗ chảy sữa) có thiết kế hình chữ thập – sữa chỉ chảy xuống khi có lực bú của bé – để yên tâm nhất. Mẹo nhỏ: Nếu ngậm núm ti là một cách giúp bé ngủ ngon hơn, mẹ sắm ngay cho bé một chiếc ti ngậm nhé!.
  • Chọn núm ti có ống chống sặc: Một số thương hiệu uy tín đã thiết kế thêm phần ống chống sặc và đầy hơi ở núm ti. Thiết kế này giúp đưa khí thừa từ núm ti xuống dưới đáy bình, bé nuốt phải ít khí thừa hơn, từ đó hạn chế sặc sữa.
Mẹ chọn bình ti có thiết kế ống chống sặc và đầy hơi để hạn chế sặc sữa
Mẹ chọn bình ti có thiết kế ống chống sặc và đầy hơi để hạn chế sặc sữa

3.3. Làm thế nào khi bé bú bình hay nhai?

Có 3 lý do chính dẫn đến việc bé bú bình hay nhai. Với mỗi nguyên nhân có cách xử trí khác nhau:

  • Bé mới chuyển từ bú mẹ sang bú bình: Do bé chưa quen với việc bú bình nên cần khoảng 3-4 ngày đầu để bé làm quen. Sau thời gian đó bé vẫn nhai khi bú bình thì có thể do chất liệu núm ti không phù hợp rồi. Bé rất kén chọn núm vú, nhất là khi mới chuyển từ bú mẹ sang bú bình. Lúc này, mẹ cần chọn núm ti thay thế với chất liệu hoặc kích thước khác để phù hợp với bé.
  • Bé đang quá đói hoặc đang no: Quá đói khiến bé hơi “vội vã” một chút khi măm sữa, dễ dẫn đến tình trạng sặc sữa hoặc nghẹn, còn khi quá no bé sẽ từ chối bú. Hiểu nhu cầu của con và phân bổ thời gian hợp lý giữa các bữa để không gặp tình trạng này mẹ nhé!
  • Bé trong thời kỳ mọc răng: Lúc này bé sẽ ngứa lợi, có xu hướng cắn núm ti (núm ti cọ sát vào lợi) để “giải quyết” cơn ngứa của bé. Mẹ có thể massage vùng mọc răng để bé bớt ngứa, hạn chế việc bé nhai, cắn khi bú bình.
Bé bú bình hay nhai có thể do đang trong thời kỳ mọc răng, ngứa lợi
Bé bú bình hay nhai có thể do đang trong thời kỳ mọc răng, ngứa lợi

3.4. Bé bú bình phát ra tiếng kêu có sao không?

Bé bú bình phát ra tiếng kêu có thể có hoặc không nguy hiểm tùy theo biểu hiện của bé.

  • Nếu bé phát ra tiếng kêu “tặc tặc”: Khi bú mà mẹ nghe thấy tiếng “tặc tặc” giống tiếng đá lưỡi thì không nguy hiểm, nguyên nhân có thể do bé ngậm sai khớp ngậm.
  • Nếu bé bú bình phát ra tiếng kêu khò khè: Đây có thể là dấu hiệu bé gặp những bệnh lý liên quan đến hoạt động của các cơ quan khác trong cơ thể không thể chủ quan. Những bệnh lý phổ biến:
    • Bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm phế quản, hen suyễn
    • Trào ngược dạ dày
    • Viêm thanh quản, amidan
    • Bệnh lý về tim bẩm sinh

Để tìm hiểu rõ hơn, mẹ tham khảo: Bé bú bình phát ra tiếng kêu tặc tặc, khò khè có sao không?

Bé bú bình phát ra tiếng kêu có sao không?
Bé bú bình phát ra tiếng kêu có sao không?

Như vậy, bú bình nằm không tốt cho sức khỏe của bé. Mẹ lưu ý thực hành theo 3 tư thế bú bình chuẩn khoa học ở trên để bé được phát triển tốt nhất. Nếu còn băn khoăn, mẹ hãy để lại bình luận ở bên dưới để hỗ trợ nhanh chóng mẹ nhé.

Trẻ 4 tuổi bị táo bón do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy thuộc vào mỗi nguyên nhân sẽ có cách khắc phục phù hợp.

1. Biểu hiện của táo bón ở trẻ em

Biểu hiện của táo bón ở trẻ em
Biểu hiện của táo bón ở trẻ em

Bệnh táo bón ở trẻ em thường xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó khi lên 4 tuổi, trẻ sẽ có một số thay đổi từ chế độ ăn, thói quen cũng như tâm sinh lý nên dễ bị táo bón.

Mẹ có thể dễ dàng nhận biết chứng táo bón ở trẻ thông qua một số triệu chứng đặc trưng sau:

  • Đi ngoài ít hơn 3 lần/tuần
  • Lượng phân không nhiều, phân cứng, khô như phân dê
  • Bé sợ đi đại tiện, cảm giác đau rát, không muốn đi vệ sinh
  • Bụng chướng hơi, khó chịu
  • Biếng ăn, mệt mỏi

2. Tại sao trẻ 4 tuổi bị táo bón?

2.1. Bé chưa thích nghi với môi trường mới

Các bé 4 tuổi được học tập tại một môi trường mới. Một số bé cảm thấy e ngại, không dám xin cô giáo đi vệ sinh. Lâu ngày, thói quen này làm phân bị ứ đọng đại tràng, khó đi ngoài được.

2.2. Do chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ thiếu hụt lượng chất xơ cần thiết do bé không ăn rau, củ, quả hoặc tiêu thụ quá nhiều tinh bột, chất béo khiến phân rắn và khó đi đại tiện.

trẻ 4 tuổi bị táo bón
Do chế độ ăn uống

2.3. Tác dụng phụ của một số thuốc:

  • Thuốc kháng sinh tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi trong đường ruột, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gây các rối loạn tiêu hoá như táo bón
  • Một số loại thuốc ho, thuốc chống co thắt cũng có thể gây táo bón do làm giảm nhu động ruột

2.4. Bé ít vận động

Khi ngồi một chỗ học bài, chơi điện tử quá lâu ít vận động có thể khiến cơ hoành và cơ sàn chậu vùng hậu môn yếu dễ táo bón. Vì vậy, ba mẹ cần sớm khắc phục tình trạng táo bón của trẻ để tránh để lại hậu quả đáng tiếc. 

3. Cách chữa táo bón cho trẻ 4 tuổi

Cách chữa táo bón cho trẻ 4 tuổi
Cách chữa táo bón cho trẻ 4 tuổi

3.1. Điều chỉnh chế độ ăn uống cho trẻ 4 tuổi bị táo bón

Cha mẹ nên bổ sung rau xanh vào bữa ăn hàng ngày cho trẻ. Cha mẹ cũng có thể ép nước trái cây cho trẻ uống hàng ngày để trẻ nhận được nguồn vitamin dồi dào, giúp nhu động ruột làm việc tốt hơn.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cho trẻ ăn cơm mềm, tránh cho trẻ ăn thức ăn khô cứng.

Bên cạnh ăn đầy đủ chất, cha mẹ cũng cần cho trẻ uống nước đầy đủ mỗi ngày. Nước giúp đường ruột làm việc tốt hơn, giúp phân trong ruột già mềm hơn, dễ dàng thoát ra ngoài khi đi đại tiện.

3.2. Thay đổi thói quen sinh hoạt

Khi trẻ bị táo bón. cha mẹ có thể giúp trẻ cải thiện bằng cách thay đổi những nếp sinh hoạt cũ của trẻ. Một số điều bậc phụ huynh nên làm là:

  • Tập cho trẻ đi vệ sinh thường xuyên;
  • Khuyến khích trẻ đi vệ sinh, không nên nhịn;
  • Khuyến khích trẻ vận động nhiều hơn bằng các hoạt động như đi bộ, vui chơi, tập thể dục, tập aerobic,…;
  • Cho trẻ nghỉ ngơi, ngủ đầy đủ giấc hàng ngày.
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt
    Thay đổi thói quen sinh hoạt

3.3. Massage bụng cho trẻ 4 tuổi bị táo bón

Khi trẻ 4 tuổi bị táo bón, mẹ hãy thử thực hiện phương pháp massage bụng đơn giản sau:

Đặt bé nằm ngửa trên giường hoặc thảm phẳng, sao cho chân hướng về phía mẹ

Mẹ đặt tay lên bụng bé, nhẹ nhàng xoa theo vòng tròn từ trái sang phải, dọc theo khung đại tràng

Thực hiện khoảng 100 – 200 vòng để kích thích nhu động ruột hoạt động tốt hơn, kích thích nhu cầu đi đại tiện cho bé

3.4. Ngâm mông bé trong nước ấm

Khi bé gặp khó khăn trong việc đi đại tiện, bố mẹ có thể cho con ngâm mông trong chậu nước ấm. Cách làm này sẽ giúp phân trở nên mềm hơn, bớt khô cứng và giảm đau rát hậu môn cho trẻ.

Tuy nhiên, biện pháp này chỉ mang đến hiệu quả khi trẻ mới “chớm” táo bón. Mẹ có thể chuẩn bị một chậu nước ấm, trong khi tắm, có thể thực hiện ngâm mông cho bé khoảng 5 đến 10 phút mỗi ngày sẽ thấy tình trạng táo bón của con cải thiện rõ rệt.

3.5. Tăng cường vận động

Vận động thường xuyên chính là “chìa khóa” giúp cải thiện nhu động ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, tạo phân và thải phân dễ dàng. Mẹ có thể khuyến khích trẻ tham gia một số môn thể thao nhẹ nhàng như: đá bóng, đánh cầu lông, bơi lội hoặc đạp xe… Đồng thời, hạn chế cho trẻ ngồi một chỗ xem điện thoại, tivi.

3.6. Đưa bé đến gặp bác sĩ

Nếu những biện pháp trên không có hiệu quả, mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được tư vấn và giải quyết kịp thời nhé.

4. Hậu quả trẻ 4 tuổi bị táo bón lâu ngày

Hậu quả trẻ 4 tuổi bị táo bón lâu ngày
Hậu quả trẻ 4 tuổi bị táo bón lâu ngày

Nếu táo bón ở trẻ em kéo dài mà không được thăm khám và điều trị tốt có thể khiến trẻ bị giãn đại tràng, giảm cảm nhận trực tràng gây mất phản xạ buồn đại tiện làm táo bón càng tăng nặng dẫn đến rối loạn đại tiện và són phân. Khi đó các thuốc điều trị táo bón thông thường, việc điều chỉnh chế độ ăn, uống, sinh hoạt không giúp cải thiện tình trạng táo bón. Trẻ cần khám đánh giá chuyên sâu (đo áp lực trực tràng, đánh giá phản xạ đại tiện…) và phối hợp điều trị bằng thuốc kết hợp với phục hồi chức năng (kích thích điện hậu môn, giao thoa, tập phản hồi sinh học…) mới có thể giúp trẻ cải thiện tình trạng táo bón của trẻ.

Táo bón ở trẻ 4 tuổi sẽ không còn là nỗi lo lắng của các ông bố bà mẹ khi biết cách phòng tránh và điều trị chứng táo bón cho con yêu của mình. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ là những thông tin hữu ích nhất để giúp phụ huynh yên tâm hơn khi con gặp phải tình trạng này.

Xem thêm:

Hé lộ cho các Mẹ: Thực đơn cho trẻ bị táo bón

BẬT MÍ THỰC ĐƠN DINH DƯỠNG CHO BÉ 6 TUỔI

Những câu nói tích cực của bố mẹ có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển tinh thần của trẻ nhỏ. Dưới đây là những câu nói hết sức đơn giản nhưng nếu trẻ được nghe bố mẹ nói hàng ngày, chúng sẽ trở thành những đứa trẻ vui vẻ và thông minh hơn. Hãy dành cho con thật nhiều câu nói động viên nhé bố mẹ!

1. Câu nói dành cho con mà cha mẹ nên nói thường xuyên: “Con chính là niềm vui của cha/ mẹ” 

Hẳn là nhiều phụ huynh thường có tâm lý than vãn chuyện nuôi con khổ cực, điều này không chỉ làm các bậc cha mẹ thêm mệt mỏi trong chuyện nuôi dạy con mà đứa trẻ lớn lên cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng từ lối suy nghĩ tiêu cực này. Con của những cha mẹ thế này sẽ cho rằng mình là “gánh nặng” của gia đình, luôn cảm thấy mắc nợ và xấu hổ.

Nhìn lại những cha mẹ ưu tú, họ sẽ chẳng bao giờ cảm thấy mệt vì điều gì cả, với họ được chăm sóc con là một niềm hạnh phúc. Họ sẽ không ngại ngần mà “rót” vào tai con mỗi ngày : “Dù nuôi con khó nhọc nhưng mỗi ngày được nhìn thấy con, bố mẹ được vui gấp trăm lần. Con luôn mang lại niềm vui cho bố mẹ”.

Câu nói dành cho con mà cha mẹ nên nói thường xuyên: "Con chính là niềm vui của cha/ mẹ” 
Câu nói dành cho con mà cha mẹ nên nói thường xuyên: “Con chính là niềm vui của cha/ mẹ” 

2. “Chắc chắn là con làm được!”

Mỗi lần có chuyện gì khó khăn mang tính thử thách con, chẳng hạn lần đầu tiên tập con rửa bát, bắt con nhảy sang một hố nước nhỏ, con sắp tham gia một kỳ thi khó… thì bố mẹ nên động viên bằng những câu như: “Chắc chắn là con làm được!”, “Mẹ tin chuyện này con có thể giải quyết dễ dàng luôn đấy!”…

Câu nói đơn giản này thể hiện sự động viên, tin tưởng của người lớn vào trẻ con, khiến trẻ có thêm động lực, kích thích não bộ hưng phấn để có cơ hội thể hiện mình tốt hơn. Không phải chỉ là câu nói khơi khơi đâu nha các mẹ. Thực ra đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng bộ não của trẻ phát triển vượt bậc khi được nuôi dưỡng trong môi trường làm cho trẻ có cảm giác an toàn, an tâm và tin tưởng.

"Chắc chắn là con làm được!"
“Chắc chắn là con làm được!”

3. “Hôm nay con thế nào?” dành cho con sự quan tâm mỗi ngày

Thay vì hỏi điểm số trên đường đón con về nhà thì cha mẹ hãy lắng nghe xem con cảm thấy thế nào về trường học, con có câu chuyện gì thú vị muốn kể hay không. Điều này khiến con bạn thấy chúng được lắng nghe và hiểu rằng quan trọng là niềm vui khi đến trường chứ không phải điểm số hay kết quả học tập.

4. “Cảm ơn con!”

Một lời cảm ơn đơn giản khi con cái giúp bạn làm việc nhà có thể khiến chúng cảm thấy được khích lệ và biết cách quan tâm đến cha mẹ hơn.

"Cảm ơn con!"
“Cảm ơn con!”

5. “Con phải tự làm việc của mình”

Con của các mẹ sẽ chẳng thể nào trưởng thành được khi mà cha mẹ luôn luôn bên con, gánh hết phần việc của con. Cha mẹ ưu tú sẽ dạy trẻ cách tự lập từ nhỏ, tạo cơ hội để con bắt đầu làm những việc vừa sức mình.

Từ lúc 1 tuổi, bé đã có thể dọn dẹp đồ dùng sau khi chơi xong, 2 tuổi trẻ có thể tự xúc thức ăn. Đến 3 tuổi, trẻ có thể tham gia phụ mẹ rửa chén, dọn dẹp chén bát sau khi ăn. Lớn thêm xí nữa, các bé có thể phụ mẹ trong các công việc nhà.

Mẹ hãy luôn luôn tạo điều kiện để con được phát triển năng lực bản thân, hãy nói với con rằng “đó là việc làm của con, con hãy tự làm lấy”. Lâu dài, trẻ sẽ học được cách trách nhiệm với chính cuộc sống của mình. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên khuyên khích, động viên khi thấy con làm chưa tốt thay vì la mắng con, khen thưởng khi con hoàn thành tốt.

"Con phải tự làm việc của mình”
“Con phải tự làm việc của mình”

6. “Đố con biết thứ này có tên là gì? / Theo con thì người ta dùng cái này để làm gì?”

Bố mẹ hãy liên tục đặt ra những câu hỏi đơn giản về mọi thứ xung quanh kiểu như vậy để trẻ động não, suy nghĩ từ những điều nhỏ nhặt nhất. Làm thường xuyên con sẽ phát triển trí não và các giác quan rất tốt, lớn lên thông minh là cái chắc!

7. “Con sẽ làm gì sau này?”

Thỉnh thoảng, bố mẹ nên hỏi về ước mơ sau này của con để biết bé thích gì mà còn biết đường hướng con đi theo nha. Mặt khác, trò chuyện về chủ đề này giúp con có nghị lực để vươn lên, có mục tiêu để học hành mỗi ngày. Hầu hết những đứa trẻ thông minh, học giỏi đều xác định được ước mơ của mình khi còn nhỏ xíu đấy

8. “Bố mẹ yêu con!” dành cho con tình yêu vô bờ

“Cha mẹ yêu con”, câu nói quen thuộc này không bao giờ là cũ cả. Chỉ cần nó vang lên chân thành thì lúc nào cũng ngọt ngào yêu thương.

"Bố mẹ yêu con!" dành cho con tình yêu vô bờ
“Bố mẹ yêu con!” dành cho con tình yêu vô bờ

9. “Con của cha/ mẹ là duy nhất, vậy nên con hãy sống là chính mình!”

Thế giới ngoài kia có “muôn hình vạn trạng”, xã hội có biết bao nhiêu người, mỗi người không chỉ chọn một cách sống cho mình, cuộc sống này là của chính con, con hãy tự quyết định và làm chủ cuộc đời mình.

"Con của cha/ mẹ là duy nhất, vậy nên con hãy sống là chính mình!"
“Con của cha/ mẹ là duy nhất, vậy nên con hãy sống là chính mình!”

10. “Bố/mẹ nghe đây. Bố/mẹ đang ở bên cạnh con mà!” dành cho con sự động viên

Món quà tốt nhất bố mẹ có thể tặng cho người khác đó là ở cạnh bé cùng với cảm xúc mà bé đang trải qua. Để cùng con chia sẻ cảm xúc đó. Đơn giản là ở bên cạnh bé

“Con đang buồn, bố/mẹ ngồi đây một lát nhé. Bố/mẹ sẽ ở cạnh con, không có gì sai nếu con cảm thấy… Bố/mẹ sẽ không rời đi”.

Ngôn ngữ thực sự có “sức mạnh” lớn lao trong việc nuôi dạy con thông minh, giỏi giang. Chỉ cần kiên trì nói với con mỗi ngày, những đứa trẻ của mẹ lớn lên chắc chắn là những người hạnh phúc và giỏi giang.

Xem thêm

CÁCH DẠY CON TỰ TIN: KINH NGHIỆM TỪ CÁCH DẠY CỦA MẸ MỸ

Dạy bé tập đếm giúp con hào hứng tiếp nhận thông tin

Có một sai lầm nhiều mẹ hay mắc phải khi giao tiếp trong hôn nhân là muốn chồng đoán được suy nghĩ của mình. Nhưng không may, những người đàn ông lại có suy nghĩ khác với chị em phụ nữ và nhiều khi nó khiến các mẹ cảm thấy tủi thân. 

 Vậy thì thay vì để những ông chồng “không được tinh ý cho lắm” làm mẹ phải hụt hẫng, thất vọng, tại sao mẹ không chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của mình với nửa kia nhỉ ? Dưới đây là những bí quyết giao tiếp trong hôn nhân mà mẹ có thể tham khảo nhé!

1. Bí quyết giao tiếp trong hôn nhân hiệu quả: Hãy nói khi mẹ bị tổn thương.

Khi cảm xúc của chúng ta bị tổn thương, điều cuối cùng chúng ta muốn làm là thông báo cảm xúc của mình cho bất kỳ ai. Mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn nếu người kia của mình biết mình đang bị tổn thương và buồn. Nhưng trừ khi mẹ nói ra sự tổn thương của mình, những ông chồng “vô tư” sẽ không biết. Một số đàn ông không có trực giác như phụ nữ. Và ngay cả khi họ là người làm tổn thương chúng ta, nó có thể không phải là cố ý! Bằng cách cởi mở chia sẻ cảm xúc của mình, mẹ đã mở ra cánh cửa giao tiếp hiệu quả trong hôn nhân.

Bí quyết giao tiếp trong hôn nhân hiệu quả: Hãy nói khi mẹ bị tổn thương.
Bí quyết giao tiếp trong hôn nhân hiệu quả: Hãy nói khi mẹ bị tổn thương.

2. Mẹ cần nghỉ ngơi.

Việc nuôi dạy con cái rất mệt mỏi và hầu hết công việc đều đổ dồn vào mẹ. Thêm công việc, mua sắm hàng tạp hóa và dọn dẹp bên cạnh việc nuôi dạy con cái, và dù mẹ hay bất cứ ai,chúng ta cũng cần dành thời gian cho mình, dành thời gian để nghỉ ngơi. 

Nhưng tâm lý ôm việc và ngại chia sẻ khiến mẹ cố thêm một chút và kiệt sức lúc nào chẳng hay. Trong khi đó, những ông chồng thì vô tư cho rằng họ không cần giúp đỡ quá nhiều. Đó là một trong những sai lầm rất lớn của mẹ. 

Mẹ ơi, thay vì cố gắng chu toàn mọi việc, mẹ hãy dành thời gian để chia sẻ với chồng mình nhé. Lấy chồng là để được yêu thương và chăm sóc đúng không, mẹ nhỉ ?

Mẹ cần nghỉ ngơi.
Mẹ cần nghỉ ngơi.

3. Muốn anh ấy giúp một việc gì đó.

Khi liên tục thực hiện các nhiệm vụ của thiên chức làm mẹ, chúng ta thường cảm thấy như cần có thêm một hoặc hai bàn tay có thể giúp giảm bớt gánh nặng. Vậy thì chẳng có gì hợp lý hơn là đề xuất với người chồng của mình.

Để nhờ chồng giúp một tay, mẹ hãy lập danh sách cụ thể việc cần làm và hỏi xem anh ấy muốn làm nhiệm vụ nào. Ngoài ra, với một sự tự trọng của cánh đàn ông, nếu bmẹ nói với chồng rằng hãy làm một hình mẫu lý tưởng cho con cái noi theo, cùng với đó khi chồng làm việc các con có thể học theo và làm việc nhà, giúp công việc nhà đơn giản hơn rất nhiều khi toàn gia đình làm việc nhà.

Muốn anh ấy giúp một việc gì đó.
Muốn anh ấy giúp một việc gì đó.

4. Bạn nhớ hành động tình cảm của anh ấy để giao tiếp trong hôn nhân thêm ngọt ngào

Sự hối hả và nhộn nhịp của việc cùng làm cha mẹ khiến ít thời gian dành cho những cuộc trò chuyện có ý nghĩa khi chúng ta phải vật lộn để giao tiếp ngay cả những điều cơ bản. Với tất cả những bộn bề của việc nuôi dạy con cái, mẹ dễ dàng cảm thấy xa chồng ngay cả khi anh ấy ở ngay bên cạnh mình! Thêm vào đó là thực tế rằng một số ông chồng không biết cách cởi mở hơn trong mối quan hệ và mẹ sẽ cần phải là người nói ra sự thật rằng mẹ nhớ hành động tình cảm của anh ấy. Tìm thời gian để tham gia vào cuộc trò chuyện có ý nghĩa và đôi khi là cả những câu chuyện ôn lại kỷ niệm hài hước mà chỉ hai vợ chồng biết.

Bạn nhớ hành động tình cảm của anh ấy để giao tiếp trong hôn nhân thêm ngọt ngào
Bạn nhớ hành động tình cảm của anh ấy để giao tiếp trong hôn nhân thêm ngọt ngào

5. Bạn tự hào về chồng mình.

Giống như chồng của chúng ta sẽ không biết chúng ta nhớ họ trừ khi chúng ta nói với họ, Họ cũng sẽ không biết chúng ta tự hào về họ như thế nào nếu không nói những lời đó. Hãy cho chồng biết bạn tự hào về anh ấy như thế nào vì cách anh ấy yêu thương những đứa trẻ hoặc công việc khó khăn mà anh ấy bỏ ra để chu cấp cho gia đình bạn. Đừng chỉ nói những từ “Em tự hào về anh.” Cố gắng cởi mở hơn và thực sự tìm hiểu sâu khi trao đổi với anh ấy về lý do mẹ tự hào.

Trong cuộc sống hôn nhân không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, có những lúc giận hờn, có những căng thẳng, nhưng mọi sóng gió rồi sẽ qua đi nếu mỗi người có cách trò chuyện để đối phương hiểu. Hy vọng mẹ sẽ cởi mở và tìm được cách nói chuyện hiệu quả với chồng mình nhé.

Xem thêm:

“Giúp” chồng thành công bằng cách tạo động lực

Nàng Dâu “Ghi Điểm” Với 9 Tuyệt Chiêu Lấy Lòng Mẹ Chồng

Những thông tin về dịch bệnh COVID-19, cùng với việc giãn cách xã hội, trường học đóng cửa, trẻ không được vui chơi, tiếp xúc với bạn bè… việc ở trong nhà thường xuyên cũng khiến trẻ không khỏi buồn chán, lo lắng, căng thẳng.

Nhưng chính lúc này, thay vì đối mặt với dịch bệnh một cách tích cực, tại sao mẹ không cùng gia đình mình tìm cách hiệu quả vượt qua mùa covid nhỉ ?

1. Nói nhỏ mẹ biết cách quản lí thời gian hiệu quả để vượt qua covid

Có lẽ hơn ai hết, mỗi người mẹ chính là “siêu nhân” quản lí thời gian. Vì ngoài việc đi làm, mẹ còn phải chăm sóc cho gia đình nhỏ và những em bé đáng yêu. Dịch bệnh khiến thời gian biểu của mẹ có chút xáo trộn và bị ảnh hưởng bởi việc con không đến trường. Vậy tips đầu tiên mẹ cần chú ý là việc quản lý thời gian ở nhà hiệu quả.

1.1. Lên kế hoạch cho quỹ thời gian hiệu quả

Lên kế hoạch cho quỹ thời gian hiệu quả
Lên kế hoạch cho quỹ thời gian hiệu quả

Làm việc ở nhà đồng nghĩa với việc mẹ sẽ ở bên máy tính, điện thoại 24/7. Ngoài ra, làm việc tại nhà rất khó tập trung, vừa phải hoàn thành công việc vừa phải chăm sóc cho gia đình. Quay đi ngoảnh lại hết giờ mà việc thì vẫn còn dẫn đến phải tranh thủ buổi tối đợi con ngủ mới tập trung hoàn thành được.

Trong khi đó, các bé nếu không được bố mẹ chơi cùng sẽ dễ ôm lấy máy tính bảng hay điện thoại, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Vì vậy, mẹ hãy cùng bố và các bé ngồi lại cùng nhau và đưa ra thời gian biểu thích hợp cho mỗi thành viên. Các mẹ hãy in thời gian biểu ra để tiện theo dõi nhé!

1.2. Xây dựng quy trình hợp lý

Mẹ đã bao giờ quan sát một lớp học mẫu giáo chưa? Nếu không có quy trình và kỉ luật thì những đứa trẻ sẽ chẳng bao giờ chịu ngồi yên. Chúng sẽ chạy nhảy, ăn uống hay nghịch ngợm không ngừng. Nhưng nhờ có quy trình như tập thể dục-múa hát-ăn cơm-nghỉ ngơi, mọi thứ mới ổn định.

Đối với những gia đình biểu đồ trạng thái hoạt động sẽ giúp bố mẹ khá nhiều trong việc cân bằng việc làm và gia đình. Mẹ hãy sắp xếp thứ tự ưu tiên của các đầu việc và thiết lập quy trình cụ thể. Mỗi công việc cũng cần được theo dõi trạng thái như: hoàn thành – chưa hoàn thành – hoàn thành x % để tiện quản lý. 

Xây dựng quy trình hợp lý
Xây dựng quy trình hợp lý

1.3. Làm thế nào để dành thời gian cho bản thân?

Có một sai lầm mà khá nhiều Mẹ mắc phải là ôm đồm quá nhiều việc và không dành thời gian cho bản thân. Nhất là khi giãn cách, công việc, gia đình có thể đè nặng lên quỹ thời gian của mẹ.

Mẹ yêu nghe này, mẹ không cần làm hết mọi việc. Mẹ hãy xem xét những gì cần thiết so với những gì có thể bị loại bỏ khỏi quỹ thời gian ít ỏi của mình.  Để làm được điều đó, mẹ hãy trả lời 4 câu hỏi 

  • Câu hỏi số 1: Mình  có thể loại bỏ  nhiệm vụ này không?

Ví dụ, mẹ không cần phải dọn đồ chơi hay giúp bé làm tất cả mọi việc. Mẹ hãy tập cho bé tự lập hơn nhé!

  • Câu hỏi số 2: Công việc này có cách làm nhanh hơn không 
  • Câu hỏi số 3: Mẹ có thể giao việc này cho bé hay cho chồng không ?
  • Câu hỏi số 4: Tự mình làm. Nếu nhiệm vụ của mẹ không biến mất với một trong ba công cụ trên, bạn chỉ cần xắn tay áo lên và giải quyết. Tin tốt là mẹ sẽ có nhiều thời gian hơn để làm việc đó vì mẹ đã loại bỏ hoặc sắp xếp hợp lý các nhiệm vụ khác với quy trình này!
Làm thế nào để dành thời gian cho bản thân?
Làm thế nào để dành thời gian cho bản thân?

2. Cùng gia đình đi tìm tinh thần lạc quan để vượt qua covid 19

2.1. Suy nghĩ tích cực để chống lại cảm giác choáng ngợp

Nếu mẹ đang cảm thấy mọi thứ đang tăng lên: lo lắng, làm việc ở nhà, dạy con làm bài tập trên lớp, thiếu giấy vệ sinh, kinh tế, thậm chí chỉ từ “Coronavirus”… hãy hít thở sâu và nghĩ đến những điều lạc quan. Ít nhất mọi hoạt động thiết yếu vẫn bình thường và khoảng thời gian này sẽ không kéo dài quá lâu đâu.

Suy nghĩ tích cực để chống lại cảm giác choáng ngợp
Suy nghĩ tích cực để chống lại cảm giác choáng ngợp

2.2. Không làm cho con lo lắng

Nếu mẹ là một người hay lo lắng, mẹ có đang truyền sự lo lắng và lo lắng đó cho con bạn không? Nó hoàn toàn dễ lây lan, vì vậy hãy thử những cách suy nghĩ lại quan để bảo vệ con yêu khỏi lo lắng.  

2.3. Trò chuyện với con về thông tin dịch bệnh

Cha mẹ nên có một cuộc trò chuyện chủ động, thẳng thắn với con cái về dịch bệnh COVID-19, và vai trò quan trọng của trẻ trong việc giữ gìn sức khỏe cho bản thân. Hãy nói với con về các triệu chứng của bệnh, một số triệu chứng thường rất giống với cảm lạnh hoặc cúm thông thường và không cần phải cảm thấy quá sợ hãi về điều này. Hãy trấn an con rằng COVID-19 có thể được chữa khỏi, không phải ai mắc bệnh cũng trở nặng và tử vong, bởi vậy không nên quá lo lắng. Điều quan trọng lúc này là giữ tinh thần thoải mái, thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch.

Dặn dò con khi cảm thấy không được khỏe, hoặc nếu chúng cảm thấy lo lắng về dịch bệnh thì phải hỏi cha mẹ để được giúp đỡ.

3. Tranh thủ thời gian tận hưởng khoảnh khắc bên gia đình

Tranh thủ thời gian tận hưởng khoảnh khắc bên gia đình
Tranh thủ thời gian tận hưởng khoảnh khắc bên gia đình

3.1. Tự tạo “nhà hàng” bằng chính căn bếp của mình

Nếu gia đình không thể đi ăn, tại sao mẹ không mang nhà hàng vào chính căn bếp của mình? Mẹ có thể tận hưởng thời gian chăm sóc gia đình trong khi bé lại được nhận những món ăn ngon hơn cả nhà hàng. Hãy để bọn trẻ mở nhà hàng gia đình với thực đơn, trang trí, âm nhạc theo cách con muốn. Chuẩn bị nhà hàng là một hoạt động tuyệt vời vào buổi chiều muộn sẽ khiến họ bận rộn cho đến khi bữa ăn đã sẵn sàng. 

3.2. Tham gia một chuyến đi tưởng tượng

Coronavirus có thể đã xâm phạm kế hoạch kỳ nghỉ của gia đình mình, nhưng điều đó không có nghĩa là mẹ vẫn không thể thực hiện một chuyến đi. Lấy một bản đồ và để trí tưởng tượng của cả nhà hoạt động . Hoạt động vui nhộn này là một cách tuyệt vời để làm việc trong một số bài học nhỏ như địa lý, toán học (phải lập kế hoạch kinh phí cho kỳ nghỉ!)

Mong rằng các giải pháp trên đây sẽ góp phần giảm thiểu áp lực và khó khăn của mẹ và nhà mình trong giai đoạn giãn cách này nhé. Chúc gia đình mình sớm vượt qua covid một cách thành công.

Xem thêm:

Phản ứng sau tiêm vacxin Covid-19 cần lưu ý

5 LƯU Ý KHI TRẺ QUAY LẠI TRƯỜNG ĐI HỌC TRONG MÙA DỊCH COVID-19

Chọn tã quần cho bé 20kg loại nào thì phù hợp nhất mẹ nhỉ? “Bỏ túi” ngay những kinh nghiệm dưới đây giúp mẹ dễ dàng lựa chọn được loại tã ưng ý nhất cho bé yêu!

Bé thoải mái hơn khi mặc tã quần đúng cỡ
Bé thoải mái hơn khi mặc tã quần đúng cỡ

1. Mua tã quần cho bé 20kg khác gì với các bé nhỏ hơn?

Chọn tã quần cho bé 20kg có khác biệt 1 chút về kích cỡ, độ thấm hút và mỏng nhẹ của tã. Lý do đây ạ!

  • Bé cẩn bỉm thấm hút siêu tốt: Bàng quang của bé đã phát triển, bé thường đi tiểu ngày từ 8 – 10 lần (cứ khoảng 2 – 3 tiếng bé đi 1 lần) với lượng nước tiểu từ 150 – 250ml/lần (nhiều gấp 3 lần trẻ sơ sinh). Do đó, mẹ cần lựa chọn cho bé loại tã có độ thấm hút tốt để thấm hút nhanh, không bị tràn bỉm ngay sau mỗi lần bé tè.
  • Bé rất cần sự thoải mái: Bé đã lớn, có thể tự cởi bỉm nếu thấy bí bách hoặc không thoải mái. Vì vậy, mẹ ưu tiên chọn tã mỏng nhẹ, thoáng khí để bé “hợp tác” với mẹ nhất khi đóng bỉm.
Chọn tã quần cho bé 20kg mẹ ưu tiên chọn tã quần thấm hút tốt, mỏng nhẹ
Với bé 20kg, mẹ ưu tiên chọn tã quần thấm hút tốt, mỏng nhẹ để con luôn khô thoáng, dễ chịu

Để tìm hiểu chi tiết hơn về từng tiêu chí lựa chọn tã phù hợp cho bé, mẹ hãy theo dõi phần bên dưới luôn nhé!

1.1. Chọn size tã quần cho bé 20kg phù hợp

Tã quần có độ co giãn nhất định ở phần chun quần, nhưng lại không thể điều chỉnh được kích thước giống như tã dán. Nếu mặc chật có thể khiến bé bị lằn bụng, bí bách, khó chịu. Vì vậy, việc chọn đúng size tã quần cho bé 20kg là rất quan trọng đó ạ.

Mỗi thương hiệu sẽ có một bảng size tã riêng theo từng cân nặng của bé. Mẹ dựa vào đây để lựa chọn size tã phù hợp cho bé nhà mình nhé.

Bảng size tã quần tham khảo theo cân nặng của bé
Bảng size tã quần tham khảo theo cân nặng của bé

Theo bảng size tã ở trên, size XXL sẽ phù hợp nhất với bé 20 cân. Tuy nhiên, một số bé có vòng mông và vòng bụng lớn có thể sẽ bị chật với size tã này. Tốt nhất, mẹ hãy hỏi nhân viên bán hàng để được tư vấn size tã phù hợp nhất với bé mẹ nha!

Mẹ xem thêm: 

6 bí kíp giúp mẹ chọn tã quần cho bé yêu 7kg CHUẨN NHẤT

Mẹ có nên mặc tã quần cho bé 6kg không? Đâu là loại tốt nhất?

1.2. Chọn tã thấm hút tốt, chống tràn và siêu mỏng nhẹ.

1.2.1. Tã thế nào sẽ thấm hút tốt nhất mẹ nhỉ?

Mẹ chọn tã có càng nhiều hạt thấm hút thì khả năng thấm hút của tã càng cao. Hiện nay, hạt SAP thấm hút đang được ưa chuộng và được nhiều thương hiệu lớn đưa vào sản phẩm của mình. Hạt SAP có thể hấp thu lượng chất lỏng gấp 30 lần trọng lượng của nó, tốc độ thấm hút siêu nhanh, hạn chế tràn bỉm.

Đặc biệt, hạt SAP sau khi hút nước sẽ chuyển thành dạng gel ngăn chất lỏng thấm ngược lại, giúp mông bé khô thoáng.

Tã càng nhiều hạt SAP sau khi hút nước sẽ chuyển thành dạng gel - ngăn thấm hút ngược
Tã càng nhiều hạt SAP sau khi hút nước sẽ chuyển thành dạng gel – ngăn thấm hút ngược

Thiết kế chống tràn cũng rất quan trọng đó ạ! Bởi lượng nước tiểu bé đi tè một lần nhiều, nên nếu thiết kế chống tràn không tốt rất dễ tràn bỉm. Với bé 20 kg, mẹ chủ yếu đóng bỉm vào buổi đêm nên cần chú ý:

  • Thiết kế chun lưng cao (khoảng 5 – 6cm) để phân và nước tiểu không bị tràn ngược ra lưng khi bé nằm.
  • Đường cắt võng quanh đùi có thiết kế co giãn, mềm mại để ôm sát quanh đùi bé, tránh tràn phân và nước tiểu ra ngoài.
Lưng tã cao giúp bé không bị tràn tã mỗi đêm, mẹ và bé có thể ngủ ngon hơn
Lưng tã cao giúp bé không bị tràn tã mỗi đêm, mẹ và bé có thể ngủ ngon hơn

1.2.2. Còn về tã siêu mỏng nhẹ thì sao?

Giống như việc mẹ mặc áo bông, nếu lớp bông quá dày mẹ sẽ thấy nóng, khó chịu, đặc biệt vào mùa hè. Việc bé mặc bỉm cũng như vậy. Vì thế, mẹ ưu tiên chọn tã có thiết kế mỏng nhẹ, độ dày 0.5 – 0.6cm là tốt nhất mẹ nha!

Nếu mẹ sợ tã mỏng sẽ thấm hút kém, dễ tràn thì đừng lo nhé! Vì nhiều thương hiệu lớn đã giảm bớt lớp bông dày trong tã, thay vào đó là các hạt thấm hút để tã mỏng hơn, hiệu quả thấm hút cũng cao hơn nhiều lần đó ạ!

Chọn tã mỏng nhẹ để bé thoải mái, dễ chịu
Chọn tã mỏng nhẹ để bé thoải mái, dễ chịu

1.3. Chọn số lượng tã phù hợp cho bé 20kg

Ở độ tuổi này, thường mẹ chỉ cần dùng tã quần cho bé vào ban đêm. Do đó, mẹ có thể chỉ mua 1 bịch bỉm (khoảng 30 miếng/tháng) cho bé chứ không nên mua nhiều như trước.

Mẹ nhớ chuẩn bị đủ tã để dùng cho con bất cứ lúc nào mẹ nha con dùng me nha
Mẹ nhớ chuẩn bị đủ tã để dùng cho con bất cứ lúc nào mẹ nha con dùng mẹ nha!

1.4. Chọn tã của thương hiệu uy tín để an toàn nhất cho bé

Việc lựa chọn tã quần cho bé 20kg đến từ những thương hiệu nổi tiếng, uy tín sẽ đảm bảo được độ an toàn và hiệu quả khi sử dụng cho bé. Ngoài ra, những thương hiệu uy tín luôn “khắt khe” trọng mọi khâu sản xuất, từ nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm đầu ra.

Một số thương hiệu tã uy tín, được các mẹ ưa chuộng nhất hiện nay: Mamamy, Merries, Huggies,… Mẹ an tâm lựa chọn tã để chăm sóc tốt nhất cho bé yêu nhé!

Tã Mamamy đã được kiểm chứng an toàn cho cả bé sơ sinh, mẹ có thể an tâm nhé!
Tã Mamamy đã được kiểm chứng an toàn cho cả bé sơ sinh, mẹ có thể an tâm nhé!

2. Lưu ý khi mặc tã quần cho bé 20 cân

Ngoài 4 tiêu chí quan trọng trên về lựa chọn tã quần cho bé 20kg, mẹ cần lưu ý thêm những điểm sau khi mặc tã quần cho bé:

  • Chỉ nên cho bé mặc tã quần vào buổi tối: Vào ban ngày, bố mẹ nên để bé chủ động để biết cách tự đi vệ sinh. Bởi lúc này bé đã có nhận thức của riêng mình, thích bắt chước hoặc lon ton chạy theo phụ bố mẹ làm việc. Đặc biệt, giáo dục bé ở giai đoạn này cũng sẽ quyết định phần lớn thói quen và cảm xúc của bé sau này đó mẹ.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng mặc tã trước khi thay: Mẹ nhớ vệ sinh và lau khô cho bé để đảm bảo loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn, mồ hôi đọng lại trên da. Từ đó giúp bé luôn sạch sẽ, khô thoáng và ngừa các vấn đề về da như hăm tã, mẩn đỏ.
  • Thay tã ngay khi bé ngủ dậy: phân và nước tiểu tiếp xúc càng lâu với da thì sẽ càng gây ra nhiều vấn đề về da cho bé. Do đó, ngay khi bé vừa thức dậy, mẹ nhớ thay tã cho bé ngay.

Có những mẹ lo lắng con mặc tã lâu ban đêm bị bí, dễ gặp các vấn đề về da nên thường “canh” giờ để đêm dậy thay tã cho con. Thực ra việc này hoàn toàn không cần thiết đâu mẹ ơi! Vừa ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bé, vừa khiến cả nhà mình không ngon giấc. Chọn loại tã chất lượng, mẹ yên tâm đóng “xuyên đêm” cho con nha!

Chọn tã chất lượng, bé nhà mình sẽ ngủ ngon cả đêm
Chọn tã chất lượng, bé nhà mình sẽ ngủ ngon cả đêm

Theo kinh nghiệm đã chia sẻ ở trên thì việc lựa chọn tã quần cho bé 20kg không còn là vấn đề nan giải nữa đúng không mẹ? Nếu còn băn khoăn trong việc chọn tã quần cho bé 20kg, mẹ hãy liên hệ với Hotline 0946956269 để được tư vấn mẹ nhé!

Nếu miếng lót sơ sinh được ưu tiên sử dụng cho bé trong 2 tháng đầu đời thì tã dán là trợ thủ đắc lực cho mẹ khi bé bắt đầu sang tháng thứ 3. Vậy tã dán khác miếng lót như thế nào? Mẽ tìm hiểu bài viết dưới đây để thấy hiểu rõ hơn nhé!

1. Đôi nét về tã dán

Tã dán là loại tã dùng lần, có thiết kế miếng dán 2 bên để dính cố định tạo thành hình như chiếc quần bình thường. Tã dán có công dụng thấm hút nước tiểu, ngăn ngừa phân và nước tiểu rây ra ngoài cho bé từ 2 tháng tuổi đến 3 – 4 tuổi.

Tã dán là loại bỉm sơ sinh, có miếng dán ở 2 bên giúp mẹ dễ dàng điều chỉnh vừa vặn với cơ thể bé
Tã dán là loại bỉm sơ sinh, có miếng dán ở 2 bên giúp mẹ dễ dàng điều chỉnh vừa vặn với cơ thể bé

2. Đôi nét về miếng lót sơ sinh

Miếng lót sơ sinh có hình chữ nhật, gần giống với băng vệ sinh của phụ nữ nhưng dài hơn để bao trọn phần mông của bé. Miếng lót được thiết kế có miếng dán cố định vào quần hoặc tã vải, dùng để thấm hút nước tiểu, phân của bé trong 1 – 2 tháng đầu đời.

Với miếng lót sơ sinh, mẹ cần dán vào quần tam giác hoặc tã vải cho bé trước khi mặc
Với miếng lót sơ sinh, mẹ cần dán vào quần tam giác hoặc tã vải cho bé trước khi mặc

3. So sánh tã dán khác miếng lót như thế nào?

Tã dán và miếng lót khác nhau thế nào? Loại nào tốt và phù hợp với con hơn? Loại nào dễ sử dụng hơn? Loại nào tiết kiệm hơn? Mẹ hãy tham khảo bảng so sánh sự khác nhau giữa tã dán và miếng lót ở dưới đây nhé!

Tã dán Miếng lót
Độ tuổi sử dụng nhiều nhất Bé từ 2 – 6 tháng tuổi Bé sơ sinh đến 2 tháng tuổi
Độ thấm hút Thấm hút tốt, được khoảng 5 – 7 lần bé tè. Thời gian thấm hút cũng nhanh hơn so với miếng lót Thấm hút kém hơn, được khoảng 2 – 3 lần bé tè. Thời gian thấm hút lâu hơn tã dán
Độ chống tràn Tốt vì:

  • Vách chống tràn dày dặn;
  • Tã vừa vặn cơ thể bé, không bị xô lệch
Không tốt vì:

  • Không có vách ngăn, vách ngăn thấp;
  • Miếng dán dễ bị xô lệch, gây tràn nước tiểu
Cách dùng Đơn giản hơn, chỉ cần dán tã 2 bên mép hông cho vừa vặn với bé, không cần sử dụng thêm tã vải. Phức tạp hơn, cách làm tương tự cách mẹ sử dụng băng vệ sinh nhưng cần dùng thêm tã vải đi kèm để cố định miếng lót.
Thời gian sử dụng Cần thay tã sau khoảng 3 -4 giờ/ lần. Có loại tã dán chuyên biệt có thể đóng xuyên 12h đêm, mẹ không phải thức đêm thay tã cho bé. Cần thay tã sau khoảng 2 giờ/lần. Nếu sử dụng buổi đêm sẽ bất tiện cho mẹ vì phải thức giấc nhiều lần.
Khả năng chống hăm Tùy thuộc vào chất lượng tã mẹ sử dụng cho bé Chống hăm tốt vì miếng lót không ôm sát cơ thể bé, không cọ xát và gây bí bách
Giá Giá nhỉnh hơn khoảng 3000 – 5000 đồng/ 1 tã dán Giá rẻ hơn khoảng 800 – 1200 đồng/ 1 miếng lót

Qua bảng so sánh trên, mẹ biết được tã dán khác miếng lót như thế nào? và dễ dàng nhận thấy tã dán nhỉnh hơn miếng lót rất nhiều, cả về chất lượng và sự tiện lợi.

Mẹ xem thêm: 5 điểm khác nhau giữa tã dán và tã quần giúp mẹ chọn loại phù hợp cho bé

4. Trẻ sơ sinh nên dùng miếng lót hay tã dán?

Có thể với nhiều mẹ chưa đủ khả năng kinh tế vì còn phải lo nhiều khoản khác khi chăm sóc con, nên mẹ chọn miếng lót với chi phí thấp hơn. Tuy nhiên, mẹ ơi, mẹ có thể cân nhắc vì miếng lót tuy có thể rẻ hơn, nhưng mẹ sẽ mất thêm nhiều thời gian và nếu không vệ sinh đúng cách, bé có thể dễ bị các vấn đề về da, từ đó, khiến mẹ phải mất thêm các khoản chi phí khác nữa. Góc của mẹ chia sẻ cách sử dụng tã hiệu quả nhất cho mẹ.

  • Giai đoạn 0 – 2 tháng tuổi: Mẹ kết hợp sử dụng tã dán và miếng lót là tốt nhất. Giai đoạn này bé đi phân su nhiều, 2 tiếng là mẹ cần thay tã cho bé rồi. Ban ngày, mẹ sử dụng miếng lót sẽ kinh tế và tối ưu nhất. Buổi đêm, mẹ ưu tiên sử dụng tã dán với khả năng thấm hút tốt để cả mẹ và bé có giấc ngủ ngon mẹ nha.
  • Giai đoạn trên 2 tháng tuổi: mẹ nên cân nhắc chuyển hẳn sang sử dụng tã dán cho bé. Giai đoạn này bé đi tè nhiều, ít đi phân su, có thể thay tã sau 3 – 4 tiếng. Tã dán có ưu điểm bám sát cơ thể, thấm hút và chống tràn, chống xô lệch tốt giúp bé dễ chịu, mẹ cũng giảm sự vất vả vì không phải thay tã, giặt giũ nhiều lần.
Tã dán khác miếng lót như thế nào? Tã dán sẽ sẽ giúp mẹ và bé yêu sẽ có một giấc ngủ ngon
Tã dán sẽ giúp mẹ và bé yêu sẽ có một giấc ngủ ngon và sâu suốt đêm dài

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Khi chọn tã dán cho bé, mẹ cần chọn những sản phẩm chất lượng để an toàn nhất cho con. Bởi da bé rất nhạy cảm, sử dụng sản phẩm không đảm bảo có thể gây kích ứng, mẩn đỏ, hăm tã,…

Mẹ xem thêm: Cách lựa chọn tã dán phù hợp nhất cho bé

5. Hướng dẫn mẹ cách chọn tã dán tốt nhất cho bé yêu

Đầy đủ 6 lưu ý về cách chọn tã cho bé để mẹ tham khảo đây ạ!

1 – Chất liệu tã dán an toàn: Ưu tiên tã làm từ bông tự nhiên, vừa an toàn cho da, vừa hạn chế tình trạng vón cục khi mặc tã. Ngoài ra, nhiều tã sử dụng chất tạo mùi thơm hóa học gây kích ứng da bé. Mẹ cần đọc kỹ thành phần để chọn tã không mùi, không phẩm nhuộm, không clo để an toàn nhất cho con.

2 – Thấm hút tốt, chống thấm ngược: Mẹ chọn tã có nhiều hạt SAP thấm hút – loại hạt thấm hút đang được các thương hiệu tã bỉm lớn ưa chuộng. Các hạt này có khả năng hấp thụ lượng chất lỏng gấp 30 lần trọng lượng của nó, chuyển chất lỏng thành dạng gel ngay sau khi hút nước. Nhờ đó, bề mặt tã của con luôn khô thoáng, hạn chế tràn bỉm tối đa.

3 – Độ thông thoáng tốt: Bề mặt tã dạng kim cương 3D nổi (gợn sóng) sẽ tạo ra các rãnh thoát khí, giúp hạn chế tiếp xúc giữa bỉm và mông bé, tạo độ thoáng để bé không bị hầm bí, khó chịu.

Ưu tiên chọn tã có bề mặt kim cương 3D nổi, có nhiều rãnh thoát khí để tránh được trường hợp tích tụ mồ hôi, nước tiểu, vi khuẩn,... khi bé mặc
Ưu tiên chọn tã có bề mặt kim cương 3D nổi, có nhiều rãnh thoát khí để tránh được trường hợp tích tụ mồ hôi, nước tiểu, vi khuẩn,… khi bé mặc

4 – Kích thước tã phù hợp: Tã dán có thể điều chỉnh kích thước. Mẹ  chọn tã vừa hoặc nhỉnh hơn 1 chút so với cân nặng của bé để bé thoải mái vận động và an toàn với làn da hơn. Mẹ tham khảo cách chọn tã phù hợp với cân nặng bé bảng dưới:

Mẹ nên lựa chọn size tã phù hợp với cân nặng của con.
Mẹ nên lựa chọn size tã phù hợp với cân nặng của con.

5 – Chọn thương hiệu uy tín, được đánh giá cao bởi các mẹ: Tã chất lượng tốt, uy tín luôn đảm bảo an toàn, hiệu quả khi sử dụng cho bé. Một số thương hiệu tã dán tốt nhất, uy tín mẹ tham khảo như: Mamamy, Huggies, Merries,…

Tã dán ULTRAFLOW MAMAMY xuất xứ từ Hàn Quốc, đang được rất nhiều mẹ phản hồi tốt khi sử dụng cho bé sơ sinh
Tã dán ULTRAFLOW MAMAMY xuất xứ từ Hàn Quốc, đang được rất nhiều mẹ phản hồi tốt khi sử dụng cho bé sơ sinh

Với những so sánh để phân biệt được tã dán khác miếng lót như thế nào? ở trên, chắc hẳn mẹ đã dễ dàng cho bé nhà mình rồi đúng không ạ? Nếu mẹ cần sự hỗ trợ tư vấn thêm về cách chăm sóc cho bé, mẹ hãy liên hệ tới hotline 094.695.6269 để được giải đáp miễn phí 24/24 nhé!

Giỏ hàng 0