Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Nhiều mẹ chưa biết tã dán là gì? Tã dán là loại tã dùng một lần có hình dạng như chiếc quần, được cố định nhờ miếng dán hai bên hông. Nếu mẹ khó khăn trong việc phân biệt tã dán và tã quần khác nhau như thế nào, hay không biết nên chọn loại tã nào cho bé yêu, bài viết sau chính là câu trả lời chi tiết tã dán là gì cho mẹ!

1. Đặc điểm của tã dán

Điểm nổi bật nhất của tã dán là sự thông thoáng khi mặc, hạn chế hăm và mẩn đỏ cho bé. Tã dán có hình dạng như một chiếc quần nhưng có thêm hai miếng dán hai bên hông giúp mẹ dễ điều chỉnh vòng bụng, phù hợp với nhiều tạng người của bé dù có cùng cân nặng như nhau.

Tã dán là gì? Vì sao được nhiều mẹ lựa chọn sử dụng cho bé sơ sinh
Tã dán được nhiều mẹ lựa chọn sử dụng cho bé sơ sinh vì nhiều ưu điểm vượt trội

1.1. Ưu điểm của tã dán

So với tã quần: Tã dán được nhiều mẹ ưa chuộng để sử dụng cho bé sơ sinh vì một số ưu điểm sau:

  • Rẻ hơn tã quần: Trên thị trường, tã dán thường có giá rẻ hơn tã quần khoảng 5 – 10%. Tã dán có giá khoảng 5000đ/chiếc, tã quần có giá 5500đ/chiếc.
  • Thông thoáng hơn tã quần: Yếu tố mẹ cần quan tâm nhất khi đóng bỉm cho bé là sự thông thoáng, vì vùng da mặc tã bị hầm bí, nhất là vào mùa nóng sẽ khiến bé dễ bị hăm, mẩn ngứa hay các vấn đề về da khác.
  • Có thể điều chỉnh kích thước: Mẹ dễ dàng điều chỉnh vòng bụng vừa vặn với bé nhờ miếng dán hai bên hông.

Mẹ xem thêm: Tã dán và tã quần cho bé khác nhau thế nào?

Tã dán cho bé được yêu thích lựa chọn bởi sự thông thoáng, dễ điều chỉnh kích thước
Tã dán cho bé được yêu thích lựa chọn bởi sự thông thoáng, dễ điều chỉnh kích thước

So với miếng lót sơ sinh: Tã dán còn có ưu điểm là khả năng thấm hút gấp 2 lần. Trong khi với miếng lót, cứ sau 2 tiếng là mẹ cần “lích kích” chuẩn bị để thay tã cho bé rồi,  với tã dán, thời gian sử dụng lên tới 3 – 4 giờ. Đặc biệt với giai đoạn bé trên 2 tháng tuổi, bé đi phân su ít hơn, cần thay tã khoảng 3h/lần. Ở giai đoạn này, tã dán tốt nhất cho trẻ em sơ sinh

Miếng lót sơ sinh có giá rẻ hơn tã dán nhưng khả năng thấm hút kém hơn, chỉ phù hợp với giai đoạn bé mới sinh cho đến khi 2 tháng tuổi.
Miếng lót sơ sinh có giá rẻ hơn tã dán nhưng khả năng thấm hút kém hơn, chỉ phù hợp với giai đoạn bé mới sinh cho đến khi 2 tháng tuổi.

Như vậy, nếu bé nhà mình trên 2 tháng tuổi rồi, tã dán là lựa chọn phù hợp nhất đó ạ. Với bé mới sinh, mẹ có thể kết hợp dùng tã dán để đóng buổi đêm để không phải lọ mọ dậy thay tã đêm cho con.

Mẹ xem thêm: Tã dán khác miếng lót như thế nào? 8 điểm khác biệt cần lưu ý

1.2. Điểm cần cải thiện của tã dán

Trước đây, một số mẹ không hài lòng vì miếng dán hai bên tã dán bị cứng, khi tiếp xúc có thể gây xước da bé. Tuy nhiên, nhược điểm này đã nhanh chóng được các thương hiệu lớn cải thiện. Miếng dán giờ đây mềm nhưng vẫn đảm bảo chắc chắn, hạn chế xô lệch kể cả khi bé nô đùa.

Các thương hiệu lớn đã cải thiện để miếng dán hai bên mềm hơn
Các thương hiệu lớn đã cải thiện để miếng dán hai bên mềm mại hơn giúp bé dễ chịu khi mặc

Khi chọn tã dán cho bé, mẹ kiểm tra phần miếng dán và lưu ý chọn loại mềm mại để tránh làm đau con. Ngoài ra, mẹ nên ưu tiên mua tã dán của các thương hiệu nổi tiếng, uy tín, vừa cải thiện được nhược điểm kể trên, lại không cần lo lắng về chất lượng của tã.

Tã dán Mamamy Ultraflow có thiết kế mềm mại, thân thiện với làn da của con
Tã dán Mamamy Ultraflow có thiết kế mềm mại, thân thiện với làn da của con

Giữa rất nhiều thương hiệu tã về tã dán trên thị trường, nhiều mẹ vẫn tin tưởng lựa chọn tã dán Mamamy Ultraflow cho bé yêu bởi khả năng ngừa hăm và mẩn đỏ tối đa, tạo cảm giác thông thoáng, dễ chịu cho bé khi sử dụng. Hiện nay, Mamamy đang có chương trình Mua tã Tặng quà lên đến 850k, cứ mua là 100% có quà đó mẹ

Nhanh tay MUA NGAY TẠI ĐÂY kẻo hết mẹ nha!

Mua tã dán tặng ngay set đồ sơ sinh cao cấp trị giá 603k

2. Phân biệt các loại tã dán, tã quần và miếng lót trẻ em

Tã dán và tã quần khác nhau như thế nào?
Tã dán và tã quần khác nhau như thế nào?

Các loại tã em bé phổ biến hiện nay gồm có tã dán, tã quần và tã dán, nhiều mẹ thường xuyên nhầm lẫn giữa các loại tã này không biết khi nào dùng chúng khi nào hay các loại trẻ em bé này khác nhau như nào. Để giúp mẹ phân biệt tã dán và các loại tã quần, miếng lót, Góc của mẹ đã tổng hợp bảng so sánh dưới đây:

Đặc điểm chung Ưu điểm Nhược điểm
Tã dán Hình dạng như chiếc quần, có hai miếng dán hai bên hông.
  • Dễ dàng điều chỉnh kích thước theo vòng bụng của bé.
  • Thông thoáng hơn tã quần.
Miếng dán có thể cứng gây xước da bé (đã được một số thương hiệu cải thiện).
Tã quần Hình dạng như chiếc quần, có chun phần bụng theo các size khác nhau.
  • Chun phần bụng giữ cho tã không tụt, khó xê dịch.
  • Dễ dàng thay tã
  • Chỉ có size nhất định mà không điều chỉnh theo kích cỡ cơ thể từng bé.
  • Kém thông thoáng hơn so với tã dán
  • Không điều chỉnh được kích thước tã so với vòng bụng của bé
Miếng lót Hình dạng giống miếng băng vệ sinh  nhưng kích thước lớn hơn, bao trọn phần mông bé. Thông thoáng, giúp vùng da mặc tã của bé không bí bách.
  • Không được cố định, dễ bị xê dịch.
  • Khả năng thấm hút kém, (2h cần thay 1 lần)
  • Không tiện lợi khi mặc vì phải kết hợp với tã vải đi cùng.

3. Khi nào mẹ nên dùng tã dán cho bé yêu?

Thời điểm dùng tã dán cho bé phụ thuộc phần lớn vào độ tuổi của bé. Thông thường, các loại tã dán được mẹ lựa chọn nhiều nhất cho bé dưới 6 tháng tuổi. Bởi lúc này bé chủ yếu nằm ngủ, chưa vận động nhiều, cũng chưa biết ngồi hay đứng. Sử dụng tã dán sẽ thông thoáng, phù hợp nhất.

Mẹ xem thêm: Hướng dẫn cách dùng tã dán cho bé với 7 bước đơn giản

Lớn hơn một chút, khi bé bước vào cột mốc từ 6 tháng tuổi trở lên, bé thường hiếu động hơn, thậm chí ngọ nguậy không chịu nằm yên cho mẹ thay tã. Lúc này, mẹ cân nhắc dùng tã quần để tiện lợi hơn nhé. Tuy nhiên, nếu bé vẫn chịu hợp tác mặc tã dán, mẹ vẫn nên ưu tiên dùng tã dán để dễ điều chỉnh kích thước, bé được thông thoáng tối đa.

Với bé lớn hiếu động, mẹ có thể cân nhắc đổi sang tã quần cho bé
Với bé lớn hiếu động, mẹ có thể cân nhắc đổi sang tã quần cho bé

Hi vọng bài viết đã giúp mẹ hiểu được tã dán là gì và đâu là loại tã phù hợp nhất cho bé. Nếu cần hỗ trợ giải đáp thắc mắc về cách chọn tã, mẹ hãy liên hotline 094 695 6269 hoặc website: mamamy.vn để được tư vấn nhanh chóng nhất.

Xem thêm: 

Tã dán dùng trong bao lâu phụ thuộc rất nhiều vào tháng tuổi của bé. Với trẻ 0 – 1 tháng tuổi, mẹ cần thay tã dán 2h/lần. Với trẻ lớn hơn, thời gian cần thay tã thường là 3 – 4h/lần. Để biết rõ thời điểm nên thay tã dán cho bé, mẹ đọc bài viết dưới đây nhé!

Tã dán dùng trong bao lâu tùy theo tháng tuổi của bé
Tã dán dùng trong bao lâu tùy theo độ tuổi của bé

1. Thời điểm nên thay tã dán cho bé

Việc sử dụng tã trong thời gian dài khiến da bé phải tiếp xúc lâu với phân và nước tiểu gây bí bách, tã chảy xệ, thậm chí là các vấn đề về da như hăm tã, rôm sảy,… Đó là lý do, mẹ cần bỏ túi ngay những kinh nghiệm về thời gian thay tã cho bé đúng chuẩn dưới đây!

Theo khuyến cáo của chuyên gia, bé yêu cần được thay tã sau 4 tiếng sử dụng ngay cả khi tã vẫn còn “sạch trơn”. Thực tế, ở mỗi tháng tuổi, số lần đi tiểu và ị của bé sẽ khác nhau. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian sử dụng tã dán.

Mẹ tham khảo thời điểm thay tã dán cho bé theo tháng tuổi dưới đây:

Số tháng tuổi Thời gian nên thay bỉm Số lượng bỉm cần dùng trong 1 ngày Lưu ý
0 – 1 tháng tuổi 2 tiếng/lần 10 – 12 miếng Giai đoạn này bé đi phân su nhiều. Mẹ cần thay ngay khi bé đi phân su, không nên đợi đúng 2 tiếng vì bé dễ bị hăm
1 – 5 tháng tuổi 2.5 tiếng/lần 8 – 10 miếng Giai đoạn này bé chỉ bú sữa nên tần suất đi tiểu nhiều hơn so với các giai đoạn sau.
5 – 9 tháng tuổi 3 tiếng/lần 8 miếng Giai đoạn này lượng phân và nước tiểu thải ra ít hơn, đi nhẹ khoảng 6 – 10 lần/ngày, đi nặng 1 – 2 lần/ngày.
9 – 12 tháng tuổi

4 tiếng/lần

6 miếng

Giai đoạn này bé ít đi nặng hơn (thường 1 lần/ ngày), lượng nước tiểu mỗi lần nhiều hơn các giai đoạn trước.

Lưu ý: Để mẹ không phải lọ mọ dậy thay tã cho con giữa đêm, mẹ ưu tiên sử dụng tã dán có thiết kế chuyên biệt, thấm hút, chống tràn tốt có thể đóng được suốt 12h đêm để con yêu và cả nhà mình có giấc ngủ ngon mẹ nhé, đặc biệt là chọn tã dán dưới 3 kg của trẻ sơ sinh.

2. Dấu hiệu nhận biết khi nào nên thay tã dán cho bé

Ngoài những thời điểm ở trên, Góc của mẹ tổng hợp thêm dấu hiệu nhận biết dễ dàng mỗi khi “đến giờ thay tã” cho con.

  • Khi bỗng dưng bé quấy khóc: Bé đang chơi hoặc ngủ ngon bỗng dưng khóc, có thể tã đầy, tã ẩm ướt hoặc lạnh đó mẹ. Mẹ kiểm tra tình trạng tã để thay cho con nhé.
  • Khi ngửi thấy mùi khó chịu quanh chỗ bé nằm: Mùi khó chịu này có thể là do bé “ị đùn” hoặc mùi nước tiểu quá nhiều. Đây là dấu hiệu đến lúc thay tã cho bé rồi đó!
  • Khi thấy vạch báo đầy chuyển màu: Ngày nay, tã dán đã được cải tiến nhiều hơn, có thêm vạch báo đầy, cực tiện để mẹ biết và  thay tã cho bé. Mỗi loại tã có màu sắc vạch báo đầy khác nhau, mẹ tham khảo và tìm hiểu kỹ tính năng này trước khi sử dụng cho bé nhé. Ví dụ với tã dán Mamamy, vạch báo đầy nằm ở phía dưới bỉm, ở trạng thái bình thường có màu vàng, khi cần thay thì các vạch này sẽ chuyển màu xanh.
Ở trạng thái bình thường, vạch báo đầy của tã sẽ có màu vàng.
Ở trạng thái bình thường, vạch báo đầy của tã sẽ có màu vàng. Khi tã đã đầy, vạch báo sẽ chuyển sang màu xanh

Lưu ý: Sau khi ăn và ngủ dậy, bé có thể đi ị hoặc đi tiểu nhiều hơn, mẹ cần chú ý và thay tã ngay khi bé ị hoặc tã đầy sau 1 giấc ngủ.

Mẹ xem thêm: Tã dán là gì? Phân biệt tã dán và các loại tã khác

3. Hướng dẫn các bước thay tã dán đúng chuẩn

Hầu hết bé đều cần mặc và thay tã mỗi ngày. Việc thay tã đúng chuẩn giúp bảo vệ da bé, tăng cường tác dụng của việc mặc tã đồng thời tiết kiệm thời gian cho mẹ. Góc của mẹ sẽ bật mí mẹo để thay tã dán vừa chuẩn, vừa nhanh ngay dưới đây ạ!

Chuẩn bị: Mẹ nên chuẩn bị 1 số đồ dùng sau giúp quá trình thay tã cho bé nhanh và an toàn hơn:

  • Tã dán phù hợp với cân nặng của bé
  • Khăn lau vệ sinh: Ưu tiên sử dụng khăn ướt có thành phần dưỡng ẩm và kháng khuẩn cao cấp để làm sạch và bảo vệ da bé tốt hơn.
  • Quần áo mặc hàng ngày của bé.
  • Đồ chơi cho bé: Mẹ có thể chuẩn bị thêm núm ngậm, đồ chơi cho bé để làm bé phân tâm, giúp mẹ dễ dàng thay tã dán hơn.
Chuẩn bị vật dụng để thay tã cho con
Chuẩn bị vật dụng để thay tã cho con

Mẹ cởi bỏ tã cũ và vệ sinh vùng mặc tã cho bé. Mẹ chú ý lau sạch vùng bẹn, đùi có nhiều nếp nhăn, vì những vị trí này chưa nhiều nước tiểu, vi khuẩn hơn. Sau đó sẽ thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Lấy tã mới, đặt dưới em bé
  • Bước 2: Kéo nửa trước tã lên bụng của bé
  • Bước 3: Điều chỉnh miếng dán để vừa với bụng bé, mẹ lưu ý dán 2 bên cho cân đối
  • Bước 4: Bóc miếng dán ở 2 bên và dán cố định. Mẹ lưu ý không nên dán tã quá chật vì có thể gây mẩn đỏ, khó chịu cho bé. Sau khi dán, mẹ mặc quần áo cho con như bình thường.
  • Bước 5: Gấp tã cũ lại
  • Bước 6: Cố định miếng tã cũ bằng miếng dán ở 2 bên và bỏ vào thùng rác. Sau đó, mẹ rửa tay thật sạch.
Các bước thay tã dán cho bé yêu
Các bước thay tã dán cho bé yêu

4. Lưu ý khi sử dụng tã dán cho bé

Để sử dụng tã dán hiệu quả nhất cho con, mẹ đừng bỏ qua những lưu ý dưới đây nhé!

4.1. Lưu ý trong quá trình thay tã

Khi thay tã cho bé, mẹ cần kiểm tra tã trước khi thay cho con, đảm bảo tã không bị bẩn hay rách. Cùng với đó, mẹ cần chú ý:

  • Với bé gái: Vệ sinh cho bé từ trước ra sau và tránh bôi phấn rôm vì phấn rôm có thể gây một số bệnh về đường sinh dục cho bé gái như viêm âm đạo, nấm,…
  • Với bé trai: Chú ý đặt đầu bộ phận sinh dục hướng xuống phía dưới để tránh bé đi tiểu bị tràn lên trên.

Ngoài ra, với bé mới sinh, mẹ nên gập tã xuống 1 chút,  không để bỉm che mất phần cuống rốn vì dễ gây bí bách, nhiễm khuẩn.

4.2. Khi nào mẹ có thể cân nhắc chuyển từ tã dán sang tã bỉm?

Tã dán thông thoáng nên được nhiều mẹ ưu ái sử dụng cho bé hơn so với tã quần. Tuy nhiên, giai đoạn từ 6 tháng tuổi trở đi, bé sẽ vận động nhiều, có thể không hợp tác khi mẹ thay tã cho bé. Lúc này, nếu mẹ gặp khó khăn khi dùng tã dán thì tã quần sẽ là lựa chọn thay thế tốt hơn cho mẹ.

Giữa rất nhiều thương hiệu tã tã bỉm trên thị trường, nhiều mẹ vẫn tin tưởng lựa chọn tã Mamamy Ultraflow cho bé yêu bởi khả năng ngừa hăm và mẩn đỏ tối đa, tạo cảm giác thông thoáng, dễ chịu cho bé khi sử dụng. Hiện nay, Mamamy đang có chương trình Mua tã Tặng quà lên đến 850k, cứ mua là 100% có quà đó mẹ

Nhanh tay MUA NGAY TẠI ĐÂY kẻo hết mẹ nha!

Mua tã quần tặng tã dán, số lượng có hạn, nhanh tay mẹ ơi!

Mẹ xem thêm: Tã dán khác miếng lót như thế nào?

Như vậy, với câu hỏi tã dán dùng trong bao lâu, sẽ cần phụ thuộc vào số tháng tuổi của con. Thời gian thay tã trung bình là 3 – 4 tiếng/lần, nhưng với bé dưới 1 tháng tuổi thì mẹ nên thay tã khoảng 2 tiếng/lần để giúp bé dễ chịu và ngừa hăm tối đa.

Nếu còn băn khoăn về việc sử dụng tã dán cho bé, mẹ hãy liên Hotline 094.695.6269 để được tư vấn mẹ nhé!

Hiện nay, có rất nhiều các mẹ muốn cho con mình tiếp xúc với các thú vật nuôi từ sớm. Giúp các bé hình thành tình yêu thương với động vật. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý khi lựa chọn con vật cho trẻ em làm thú cưng. Tránh xảy ra những sự việc không mong muốn. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Góc của mẹ để tìm hiểu thêm nhé!

1. 5 lợi ích khi lựa chọn con vật cho trẻ em 

1.1. Giảm khả năng mắc dị ứng và hen suyễn

Giảm khả năng mắc dị ứng và hen suyễn
Giảm khả năng mắc dị ứng và hen suyễn

Có rất nhiều báo cáo về kết quả nghiên cứu kết luận rằng: Thú nhồi bông khiến các bé bị tăng khả năng mắc dị ứng và hen suyễn gấp đôi so với các bé lớn lên với thú nuôi. 

Ngoài ra, những đứa trẻ ở nông thôn được tiếp xúc với thú vật nuôi nên cơ thể khỏe mạnh hơn những đứa trẻ thành phố được che chở quá cẩn thận. Vì vậy, nuôi con vật cho trẻ em là một lựa chọn đúng đắn.

1.2. Tăng cường khả năng vận động và chơi đùa

Việc chăm sóc thú cưng khiến đứa trẻ phải vận động, chơi đùa với nó. Đặc biệt là chó giúp phát triển thể chất, sức khỏe cho đứa trẻ.

Mỗi ngày dậy sớm dắt chó đi tập thể dục dưới ánh sáng buổi bình minh. Không khí trong lành chắc chắn sẽ giúp em bé của các mẹ ngày càng khỏe mạnh hơn.

1.3. Tập cách sống có trách nhiệm

Khi nuôi con vật cho trẻ em, trẻ sẽ sớm phát triển ý thức về trách nhiệm và biết chăm sóc người khác.

Con vật nuôi cần được quan tâm và để mắt mọi nơi mọi lúc. Những đứa trẻ được tiếp xúc với thú cưng từ sớm thường học được cách đồng cảm và từ bi.

Tập cách sống có trách nhiệm
Tập cách sống có trách nhiệm

1.4. Gia tăng sự bình tĩnh

Một số đứa trẻ khi ở bên thú cưng có thể cảm thấy thoải mái hơn khi ở bên người khác. Giống như người lớn, trẻ có xu hướng hành động quay sang các con vật khi cảm thấy buồn, giận dữ hoặc khó chịu.

Những con vật nuôi sẽ mang lại cảm giác bình yên, tin tưởng cho trẻ và chúng luôn bộc lộ sự quấn quýt với trẻ. Điều này giúp các bé giảm căng thẳng, cảm thấy thoải mái hơn và phát triển tính cách tích cực.

1.5. Làm giảm căng thẳng

Một điều tuyệt vời khác, chó cũng giúp trẻ giảm căng thẳng. Chỉ âu yếm chú cún trong tay cũng giúp trẻ có cảm giác an toàn, được yêu thương. Nhiều người khi buồn bực thường tìm đến những con cún cưng để cảm thấy thoải mái trở lại. Chó biết lắng nghe, luôn quấn quýt ta và không bao giờ nói trở lại.

Mặc dù mèo đanh đá và khó gần hơn chó nhưng khi là một con thú nuôi trong nhà. Nó sẽ giúp ta thoát khỏi những căng thẳng sau một ngày dài. Khi ôm một bé mèo nằm cuộn tròn trên tay, vuốt ve bộ lông mềm mượt, cảm giác bực bội của ta sẽ được giải tỏa.

2. Làm thế nào để chọn con vật cho trẻ em nuôi?

Làm thế nào để chọn con vật cho trẻ em nuôi?
Làm thế nào để chọn con vật cho trẻ em nuôi?

Tùy thuộc vào từng đặc điểm của gia đình để chọn con vật cho trẻ em an toàn. Đặc biệt đối với những gia đình có trẻ nhỏ, các mẹ nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia về thú cưng trước khi lựa chọn con vật cho trẻ em nuôi tại nhà nhé. 

Có rất nhiều loại con vật có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ như: Các loài bò sát (rắn, rùa, thằn lằn,..). Các loài chuột, ếch, chồn, khỉ, gà, hổ,… Bởi lẽ, cơ thể chúng dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn gây bệnh nghiêm trọng ở trẻ như: vi rút, vi khuẩn Salmonella gây tiêu chảy, ghẻ lở,.. Các mẹ nên hạn chế lựa chọn các con vật cho trẻ em như trên nhé.

Riêng đối với các loài chó mèo, nến có trẻ nhỏ mẹ nên chọn các loại có kích thước nhỏ, hiền lành như chó nhật, các dòng poodle, mèo anh, mèo mướp,… Cần tránh các loài hung dữ như Pitbull, Rottweiler,.. 

Nếu nuôi những loài chó hoang dã lớn, các mẹ cần cho chúng trải qua huấn luyện trước khi nuôi. Cần thường xuyên vệ sinh, chải lông và tiêm phòng cho chúng. Nhằm hạn chế các loại ký sinh trùng có thể gây bệnh đến trẻ nhỏ.

Nếu mẹ dự định có một con thú cưng, mẹ có thể cân nhắc việc nhận nuôi một con mèo hoặc chó già. Bằng cách này, các mẹ có thể tránh được giai đoạn phá nhà và các vấn đề của nó.

3. Một số lưu ý khi lựa chọn con vật cho trẻ em làm thú cưng

Một số lưu ý khi lựa chọn con vật cho trẻ em làm thú cưng
Một số lưu ý khi lựa chọn con vật cho trẻ em làm thú cưng

Trước tiên, các mẹ cần xác định rõ được đặc điểm của gia đình và sự phù hợp với con vật cho trẻ em.

Không gian gia đình có đủ rộng hay không? Có phù hợp nuôi thú cưng cho bé không? Kinh phí các mẹ có thể chi ra để nuôi thú cưng là bao nhiêu? Ai sẽ chăm sóc cho chúng ngay cả khi mẹ vắng nhà? Các thành viên trong gia đình có yêu thích, quý mến và phù hợp với chúng hay không? Bé có bị dị ứng với lông động vật hay không?…

Một số lưu ý khi lựa chọn con vật cho trẻ em làm thú cưng
Một số lưu ý khi lựa chọn con vật cho trẻ em làm thú cưng

Tiếp đó, các mẹ cần xác định rõ đặc điểm của giống thú cưng an toàn chọn nuôi.

Môi trường sống của thú cưng như thế nào? Ở đâu? Chúng sẽ ăn gì? Cần dùng những phụ kiện nào? Cần chăm sóc, vệ sinh như thế nào? Kích thước và đặc điểm trưởng thành, sinh sản của chúng như thế nào?

Khi mang thú cưng an toàn về nhà các mẹ cần:

Mang thú cưng đến ngay cơ sở thú y để kiểm tra sức khỏe và tiêm phòng đầy đủ trước khi mang về nhà. Huấn luyện thú cưng ngay từ khi còn bé để đảm bảo an toàn với trẻ nhỏ. Trong đó, công tác ăn uống và vệ sinh là quan trọng nhất đối với mỗi gia đình. 

Như vậy, vừa rồi Góc của mẹ đã giới thiệu đến mẹ lợi ích cũng như những lưu ý khi lựa chọn con vật cho trẻ em làm thú cưng một cách an toàn. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các mẹ đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho bé.

Tham khảo gợi ý dưới đây:

Bật mí thực đơn dinh dưỡng cho bé 6 tuổi

Mách mẹ 3 cách làm các món ăn vặt đơn giản dễ làm

Mẹ lên thực đơn cho bé 3 tuổi biếng ăn

Việc dùng tã dán đúng cách không chỉ giúp tã khỏi bị tuột hay xô lệch mà còn ảnh hưởng đến việc chăm sóc da bé, thậm chí giúp ngừa hăm, viêm da nữa đó ạ! Vậy tã dán dùng như thế nào cho đúng – mẹ tham khảo 7 bước dưới đây nhé!

Tã dán dùng như thế nào hãy cùng xem cách thay tã cho bé đơn giản nhất nhé mẹ
Cách thay tã cho bé đơn giản nhất

1. 7 bước dùng tã dán cho bé dễ dàng

Mẹ băn khoăn không biết tã dán dùng như thế nào mẹ hãy tham khảo ngay cách sử dụng tã dán đúng cách cho bé trai và bé gái dưới đây.

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 tã dán và 1 bộ quần áo mới, sản phẩm vệ sinh da (khăn khô, khăn ướt, xịt hăm), đồ chơi cho bé,…
Chuẩn bị dụng cụ mặc tã cho bé
Chuẩn bị dụng cụ mặc tã dán cho bé
  • Bước 2: Đặt em bé nằm ngửa trên miếng lót thay tã dán đề phòng làm bẩn ra giường của mẹ. Với tã dán, mẹ tháo bằng cách gỡ miếng dán ở 2 bên hông bé. Sau đó, mẹ nâng 2 chân bé lên nhẹ nhàng và kéo tã sang 1 bên.
Đặt bé lên mặt phẳng êm ái để thay tã
Đặt bé lên mặt phẳng êm ái để thay tã
  • Bước 3: Vệ sinh vùng mặc tã cho bé bằng khăn ướt hoặc khăn khô đa năng. Mẹ lưu ý: Nên lau sạch những nếp gấp ở bẹn, đùi, mông; với bé gái nên lau trừ trước ra sau để tránh nhiễm bẩn sang bộ phận sinh dục của con.
Vệ sinh vùng da mặc tã của con bằng khăn ướt có thành phần dưỡng ẩm và kháng khuẩn cao cấp
Vệ sinh vùng da mặc tã của con bằng khăn ướt có thành phần dưỡng ẩm và kháng khuẩn cao cấp
  • Bước 4: Sử dụng sản phẩm xử lý hăm cho bé ngay cả khi bé chưa có dấu hiệu để bảo vệ da bé, đây là một trong các bước quan trọng trong cách mặc tã dán đúng cách cho bé. Mẹ đợi 1 lúc khoảng 10-15s rồi thay tã mới.
Ưu tiên chọn xịt hăm có thành phần thiên nhiên để an toàn nhất với bé
Ưu tiên chọn xịt hăm có thành phần thiên nhiên để an toàn nhất cho bé mẹ nhé!
  • Bước 5: Mở miếng tã dán ra. Sau đó nhấc 2 chân bé lên, đưa tã vào dưới mông bé.
Mẹ mở miếng tã ra, sau đó từ từ đưa tã vào dưới mông bé
Mẹ mở miếng tã ra, sau đó từ từ đưa tã vào dưới mông bé
  • Bước 6: Thường ở mặt trên của tã dán đều đánh số từ 1-3. Các số này giúp mẹ đóng tã dán được cân đối. Mẹ dán đều 2 miếng dán 2 bên vào cùng 1 số sẽ giúp tã không bị xô lệch.
Mẹ thực hiện quấn tã cho bé theo các bước như ảnh
Mẹ thực hiện cách mặc tã dán đúng cách cho bé theo các bước như ảnh minh họa
  • Bước 7: Mặc quần áo và để bé nằm/ chơi nơi an toàn, sau đó mẹ gấp, thu gọn tã và khăn bẩn cho vào thùng rác bằng cách cuốn gọn rồi cố định tã bẩn bằng hai miếng dán hai bên. Mẹ nên rửa tay sạch sẽ sau khi dọn cho con để đảm bảo vệ sinh nhé.
6 bước rửa tay đúng chuẩn cho mẹ đây ạ!
6 bước rửa tay đúng chuẩn cho mẹ sau khi thay tã dán cho bé đây ạ!

2. Mẹ lưu ý để dùng tã dán an toàn, đúng cách cho bé

Trên là những giải đáp tã dán dùng như thế nào đúng cách khá là chi tiết, còn bây giờ là 6 điểm mẹ cần lưu trong cách sử dụng tã dán để an toàn nhất cho con nhé:

  • Kiểm tra tã trước khi sử dụng, đảm bảo tã không rách, không dính bẩn.
  • Kiểm tra tã thường xuyên để kịp thời phát hiện tã bị bẩn do phân hoặc tã bị tràn. Với trẻ sơ sinh, mẹ nên kiểm tra 2 giờ/ lần vì ở giai đoạn này bé thường đi phân su xì xoẹt liên tục. Ngoài ra, các thương hiệu bỉm lớn hiện nay đều có vạch báo đầy ở mặt dưới của tã. Khi vạch chuyển màu là dấu hiệu báo cho mẹ biết tã đã đầy, mẹ nên thay tã luôn cho bé nhé.

Mẹ xem thêm: Tã dán dùng trong bao lâu thì nên thay cho bé yêu?

  • Vệ sinh sạch sẽ da bé trước và sau khi mặc tã giúp giảm tình trạng hăm/ viêm vùng da mặc tã, mẹ lưu ý:
    • Không sử dụng khăn hoặc sản phẩm nào có những chất dễ gây kích ứng như: Paraben, hương thơm tổng hợp
    • Không chà xát da bé quá mạnh vì dễ làm xước, tổn thương da bé
Vệ sinh sạch sẽ vùng da mặc tã cho bé là điều cần thiết
Vệ sinh sạch sẽ vùng da mặc tã cho bé là điều cần thiết
  • Lưu ý cách mặc tã dán đúng cách cho bé theo giới tính
    • Bé gái: Nên vệ sinh từ trước ra sau, quan sát các biểu hiện bất thường ở vùng sinh dục của con. Nếu có biểu hiện sưng, mẩn đỏ,… mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ vì có thể bé đang bị viêm vùng kín.
    • Bé trai: Quan sát vùng mặc tã, đặc biệt là các biểu hiện bất thường đầu dương vật. Nếu có biểu hiện sưng, đỏ, nóng rát,… thì mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ vì có thể bé bị hẹp bao quy đầu, viêm bao quy đầu,…
  • Nếu tã bị thấm ngược trở lại thì mẹ lưu ý 2 điều sau: Một là có thể bởi độ thấm hút của tã không tốt khiến tã bị thấm ngược trở lại. Hai là có thể tã chật, kích thước tã nhỏ hơn so với cân nặng của bé. Trong cả 2 trường hợp này mẹ nên thay tã khác phù hợp hơn cho bé.
  • Chọn đúng loại tã để ngừa hăm tối đa cho bé: Khi chọn tã cho bé, mẹ ưu tiên chọn tã thấm hút tốt, bề mặt thông thoáng để ngừa hăm tối đa cho con. Nếu chưa nắm rõ về cách chọn tã dán phù hợp, mẹ kéo xuống dưới để tham khảo phần 3.3 mẹ nhé!
Chọn tã dán thấm hút tốt, thông thoáng để ngừa hăm và mẩn đỏ tối đa cho bé
Chọn tã dán thấm hút tốt, thông thoáng để ngừa hăm và mẩn đỏ tối đa cho bé

3. Những câu hỏi thường gặp khi sử dụng tã dán cho bé

Ngoài câu hỏi “tã dán dùng như thế nào?” hay “cách mặc tã dán đúng cách?”. Còn có thêm một số câu hỏi được nhiều mẹ quan tâm khi dùng tã dán mẹ dưới đây.

3.1. Bao lâu thì nên thay tã dán 1 lần?

Chuyên gia Nhi Khoa khuyến cáo, ban ngày mẹ nên thay tã cho bé ít nhất 4 tiếng/ lần, ngay cả khi tã của bé còn sạch. Ngoài ra, thời gian thay tã còn phụ thuộc vào số tháng tuổi của bé, vì mỗi giai đoạn bé có lượng phân, nước tiểu khác nhau. Dưới đây là bảng hướng dẫn chi tiết thời gian nên thay tã cụ thể theo mốc tuổi của bé:

Số tháng tuổi Thời gian nên thay bỉm Số lượng bỉm cần dùng trong 1 ngày
0 – 1 tháng tuổi 2 tiếng/lần 10 – 12 miếng
1 – 5 tháng tuổi 2.5 tiếng/lần 8 – 10 miếng
5 – 9 tháng tuổi 3 tiếng/lần 6 – 8 miếng
9 – 12 tháng tuổi 4 tiếng/lần 6 miếng

Lưu ý: Nếu sử dụng tã dán qua đêm cho bé, nên chọn tã có thiết kế chuyên biệt siêu thấm hút và chống tràn. Nếu sử dụng tã thông thường, con có thể thức dậy nửa đêm đòi thay bỉm vì bị tràn bỉm. Dù mẹ hay ba thay cho con thì tự nhiên cả gia đình cũng sẽ mất giấc ngủ ngon, mà đôi khi bỉm lỡ tràn ra giường thì phải thay cả quần áo rồi thay cả đệm.

Mẹ tham khảo tã dán ULTRAFLOW MAMAMY với thiết kế chuyên biệt có thể đóng suốt 12h đêm cho bé.

Mẹ nên chọn tã dán thấm hút tốt để bé ngủ ngon cả đêm, mẹ không phải thức giấc để thay tã cho con
Mẹ nên chọn tã dán thấm hút tốt để bé ngủ ngon cả đêm, mẹ không phải thức giấc để thay tã cho con

3.2. Khi nào mẹ cân nhắc chuyển từ tã dán sang tã quần?

Tã dán được mẹ yêu thích vì vốn thông thoáng hơn, nhất là vào ngày hè nóng. Tuy nhiên, khi bé được khoảng 6, 7 tháng, bé bắt đầu tập lẫy, tập bò, hay kể cả lúc ngủ sẽ vặn mình, xoay người nhiều hơn. Mẹ có thể “phát mệt” bởi bé ngọ nguậy, không chịu nằm yên cho mẹ thay tã đâu. Khi đó, mẹ có thể chuyển sang sử dụng tã quần để tiện lợi hơn nhé!

Khi bé hoạt động nhiều hơn, mẹ chuyển sang tã quần để thay tã dễ dàng hơn nhé
Khi bé hoạt động nhiều hơn, mẹ chuyển sang tã quần để thay tã dễ dàng hơn nhé

3.3. Loại tã dán nào tốt nhất cho bé sơ sinh?

5 lưu ý dưới đây sẽ giúp mẹ chọn được loại tã dán tốt nhất cho bé nhà mình ạ!

  • Chọn tã thấm hút tốt để mông con khô thoáng, hạn chế nước tiểu tiếp xúc lâu với da gây hăm tã. Hiện nay, hạt SAP thấm hút đang được ưa chuộng và được nhiều các thương hiệu lớn đưa vào sản phẩm của mình. Mẹ chọn tã có càng nhiều hạt SAP thấm hút, khả năng thấm hút càng tốt. Bởi hạt SAP này có thể hấp thụ lượng chất lỏng gấp 30 lần trọng lượng của nó, sau khi hút nước sẽ chuyển thành dạng gel ngăn chất lỏng thấm ngược lại, giúp mông bé khô thoáng, hạn chế tràn bỉm.
Tã càng nhiều hạt SAP thì khả năng thấm hút càng tốt nha mẹ!
Tã càng nhiều hạt SAP khả năng thấm hút càng tốt ạ!
  • Chọn tã kích cỡ phù hợp với cân nặng của bé, tránh chọn tã quá chật vì có thể cọ xát gây tổn thương da. Mỗi thương hiệu sẽ có bảng size riêng theo cân nặng của bé cho mẹ tham khảo.

Mẹo nhỏ cho mẹ: Mẹ nên chọn tã nhỉnh hơn 1 chút so với cân nặng của bé vì tã điều chỉnh được kích thước.

  • Thiết kế bề mặt thông thoáng: Ở một số loại tã hiện nay có thiết kế mặt bông nổi dạng 3D (nhìn qua thì thấy bề mặt hơi giống dạng sóng), giúp giảm tối đa sự tiếp xúc giữa mông bé với bề mặt tã. Nhờ vậy, mông bé sẽ luôn giữ được sự thông thoáng, hạn chế bí bách gây hăm.
  • Ưu tiên tã mỏng nhẹ: Giống mẹ mặc áo bông, áo càng dày thì càng bí bách, khó chịu, đặc biệt vào mùa hè. Bé mặc tã cũng vậy! Vì thế, mẹ ưu tiên chọn tã mỏng nhẹ cho con, khoảng 0,5 – 0,6cm là tốt nhất. Mẹ cũng đừng lo lắng rằng tã mỏng sẽ thấm hút không tốt, vì nhiều thương hiệu lớn giảm lớp bông dày thay bằng hạt SAP thấm hút để bỉm mỏng hơn, khả năng thấm hút cũng cao hơn nhiều lần đó ạ!
Mẹ ưu tiên tã mỏng để bé thoải mái, đặc biệt vào mùa hè
Mẹ ưu tiên tã mỏng để bé thoải mái, đặc biệt vào mùa hè
  • Nhận được những phản hồi tích cực từ cộng đồng mẹ bỉm sữa.

Qua bài viết trên, hi vọng mẹ đã biết tã dán dùng như thế nào và những lưu ý quan trọng trong quá trình chọn tã, sử dụng tã cho bé yêu. Nếu có câu hỏi thắc mắc về cách sử dụng tã dán, mẹ hãy liên hệ hotline 094.695.6269 để được tư vấn nhanh chóng, chính xác nhất!

Mẹ xem thêm:

Nấm lưỡi ở trẻ 2 tuổi là một bệnh lý thường gặp. Bệnh không gây nguy hiểm cho bé. Nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt của bé.

1. Bệnh nấm lưỡi ở trẻ nhỏ là gì?

Tưa lưỡi hay còn gọi là nấm lưỡi ở trẻ nhỏ là những mảng màu trắng đục xuất hiện ở niêm mạc miệng. Đặc biệt là trên bề mặt của lưỡi trẻ.

Bệnh nấm lưỡi ở trẻ nhỏ là gì?
Tưa lưỡi hay còn gọi là nấm lưỡi ở trẻ nhỏ là những mảng màu trắng đục xuất hiện ở niêm mạc miệng

Giai đoạn đầu, nấm miệng ở bé chỉ là những chấm trắng nhỏ. Nhưng nếu không được điều trị sớm, bệnh nấm lưỡi ở trẻ em sẽ phát triển nhanh chóng và ăn sâu vào lớp niêm mạc lưỡi, má. Từ đó hình thành nên các mảng giả mạc rộng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

Nấm lưỡi có thể xảy ra ở bất kì giai đoạn nào trong quá trình phát triển của trẻ. Bệnh hay gặp nhất ở trẻ sơ sinh đến trẻ dưới 10 tuổi. Đồng thời rất dễ tái phát nếu trẻ không được chăm sóc lưỡi, miệng thường xuyên.

Dưới đây là 3 dạng phổ biến nhất của bệnh nấm lưỡi ở trẻ con:

  • Bạch sản, tăng sản lưỡi
  • Viêm lưỡi dạng hình thoi ở giữa lưỡi
  • Nấm lưỡi bản đồ

2. Nguyên nhân gây bệnh nấm lưỡi ở trẻ 2 tuổi

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh nấm lưỡi ở trẻ 2 tuổi là do nấm Candida Albicans. Nấm Candida vốn kí sinh trong khoang miệng trẻ và có ở 0,5-20% trẻ em khỏe mạnh. Bình thường chúng không gây hại cho trẻ. Nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng phát triển nhanh chóng và gây ra bệnh nấm lưỡi.

Nguyên nhân gây bệnh nấm lưỡi ở trẻ 2 tuổi
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh nấm lưỡi ở trẻ 2 tuổi là do nấm Candida Albicans

Bé có nguy cơ nhiễm nấm lưỡi khi những yếu tố bảo vệ cơ thể trẻ suy giảm hoặc trẻ bị lây nhiễm từ nguồn bên ngoài:

  • Bé sử dụng kháng sinh thường xuyên: Kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn có lợi ở miệng. Từ đó tạo cơ hội cho nấm lưỡi phát triển phá vỡ cân bằng hệ vi sinh khiến trẻ bị nấm lưỡi.
  • Sử dụng thuốc Corticoid dạng hít (trong dự phòng, điều trị hen suyễn, viêm mũi dị ứng): Tác dụng phụ của Corticoid là ức chế miễn dịch gây nên bệnh nấm ở khoang miệng, lưỡi…
  • Bé có hệ thống miễn dịch yếu: Hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện khiến nấm lưỡi có cơ hội xâm nhiễm và nhân lên nhanh chóng. Nhất là với bé đẻ non thiếu tháng. Hay trẻ còi xương suy dinh dưỡng.
  • Mẹ bị nhiễm nấm Candida âm đạo: Trong quá trình mang thai và chuyển dạ, bé có thể bị lây nhiễm nấm từ âm đạo của mẹ.
  • Bé thường xuyên bú sữa bình hoặc dùng chung đồ dùng với trẻ bị nhiễm nấm: Có nguy cơ nhiễm nấm từ trẻ khác. Vì trẻ có thói quen ngậm mút đồ vật khiến vi nấm bám lại trên đó. Và xâm nhập vào miệng trẻ không mắc bệnh.

3. Làm sao để chữa bệnh nấm lưỡi cho trẻ?

Thông thường, bé bị nấm lưỡi sẽ được chỉ định cụ thể như sau:

3.1. Sử dụng thuốc chống nấm

Thuốc có ở dạng bột, nước hoặc kem với thành phần là hoạt chất có tác dụng ngăn ngừa vi nấm candida albicans phát triển. Ngăn chặn tình trạng nấm lưỡi ở trẻ tăng nặng. Tuy nhiên, những loại thuốc này thường đi kèm với một số phản ứng phụ cho bé như buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, chóng mặt,…

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, mẹ nên chọn đúng loại thuốc phù hợp với độ tuổi của trẻ. Đồng thời cho bé dùng thuốc liên tục đến khi tất cả các vết nấm lưỡi biến mất.

Làm sao để chữa bệnh nấm lưỡi cho trẻ?
Mẹ nên đưa trẻ đến khám và tư vấn ở các cơ sở khám bệnh có chuyên khoa nhi

3.2. Thoa thuốc đúng cách

Mẹ cần chú ý đến cách thoa thuốc đúng cách để bé bị nấm lưỡi nặng hay nhẹ đều nhanh chóng cải thiện. Theo đó, với các bé 2 tuổi, mẹ nên rơ lưỡi cho trẻ 4 lần mỗi ngày.

Mẹ nhớ đọc hướng dẫn sử dụng để có được liều lượng thuốc phù hợp với bé. Đặc biệt, mẹ hãy dặn bé. Hoặc tìm cách để bé không nuốt thuốc sớm, mà giữ thuốc trên lưỡi càng lâu càng tốt. Thời gian tôi thiểu phải thoa thuốc điều trị bệnh nấm lưỡi là trên 1 tuần.

3.3. Đưa bé đi khám

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, ngay khi nghi ngờ nấm lưỡi ở trẻ 2 tuổi, mẹ nên đưa trẻ đến khám và tư vấn ở các cơ sở khám bệnh có chuyên khoa nhi. Các bác sĩ khi trực tiếp thăm khám cùng một vài xét nghiệm cần thiết sẽ đưa ra được chỉ định phù hợp nhất cho bệnh nấm lưỡi ở trẻ em.

4. Mẹ cần lưu ý điều gì khi chăm sóc bé bị nấm lưỡi?

Mẹ cần lưu ý điều gì khi chăm sóc bé bị nấm lưỡi?
Mẹ cần rửa tay sạch sẽ trước khi thoa thuốc, làm vệ sinh răng miệng cho trẻ

Khi mẹ đã phát hiện bệnh nấm lưỡi ở trẻ nhỏ. Bên cạnh bé cần được thoa thuốc điều trị bệnh nấm lưỡi, việc chăm sóc sức khỏe cho bé khá đơn giản. Dù vậy, vẫn có một số vấn đề các mẹ cần lưu ý kỹ:

  • Rửa tay sạch sẽ trước khi thoa thuốc, làm vệ sinh răng miệng cho trẻ;
  • Không hôn miệng bé. Hoặc để nước miếng của mẹ/người thân dính với trẻ để tránh lây vi trùng, vi khuẩn sang trẻ;
  • Nếu bé đang bú mẹ, mẹ phải vệ sinh ngực bằng khăn ấm trước và sau khi cho bú;
  • Vệ sinh sạch sẽ bình bú sữa, các đồ dùng cho bé ăn bằng nước nóng hoặc máy rửa chén;
  • Rửa sạch đồ chơi của bé hàng ngày với nước nóng và xà bông rồi đem phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.

Bệnh nấm lưỡi ở trẻ 2 tuổi cản trở khả năng cảm nhận hương vị thức ăn của bé. Từ đó, khiến bé chán ăn, bỏ bú. Vì vậy, mẹ hãy luôn giữ lưỡi và khoang miệng của bé luôn sạch sẽ. Để trẻ có thể cảm nhận trọn vẹn mùi vị các món ăn tốt nhất cũng như chăm sóc, xử lý đúng đắn khi lưỡi trẻ bị nấm.

Xem thêm:

Bệnh thủy đậu ở trẻ em: triệu chứng và cách chữa trị

Bệnh tay chân miệng ở trẻ – Nhận biết và điều trị đúng cách

Nguồn tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/nam-mieng-tua-mieng-o-tre-nho/

Buồn nôn là một trong những triệu chứng của bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa. Với trẻ 5 tuổi bị nôn nhiều vào ban đêm. Nhưng không kèm theo biểu hiện sốt còn là dấu hiệu của bệnh lý các cơ quan khác hoặc bệnh lý toàn thân. Các mẹ nên tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết rõ nguyên nhân vì sao trẻ hay bị nôn và tìm cách khắc phục nhé.

1. Nguyên nhân khiến trẻ 5 tuổi bị nôn

Trẻ bị nôn có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Hãy tham khảo những nguyên nhân mà góc của mẹ tổng hợp dưới đây nhé!

1.1. Viêm dạ dày, ruột

Với những trẻ 5 tuổi bị nôn nhiều, liên tục, đây có thể là dấu hiệu của viêm dạ dày hoặc ruột. Thông thường, bệnh này do các siêu vi trùng trong dạ dày hoặc ruột gây nên. Bệnh này có thể xảy ra khi trẻ ăn phải các loại thức ăn bị nhiễm khuẩn hoặc do ngậm tây bị nhiễm vi khuẩn.

1.2. Dị ứng thực phẩm

Dị ứng thực phẩm
Dị ứng thực phẩm

Khi trẻ 5 tuổi bị nôn nhưng không có dấu hiệu sốt có thể do bị dị ứng thực phẩm. Thông thường, các triệu chứng đi kèm có thể là: Nổi mề đay, phát ban, mắt, môi, lưỡi, vòm họng bị sưng cứng. Các mẹ cần đặc biệt lưu ý những dấu hiệu này để nhận biết kịp thời.

1.3. Ngộ độc thực phẩm

Khi bé con không may ăn phải những loại thức ăn đã hết hạn sử dụng. Hoặc những thững ăn được chế biến, bảo quản không đúng cách cũng có thể khiến trẻ bị nôn mửa. Trong trường hợp này, các mẹ cần đưa các bé tới bệnh viện để các bác sĩ có thể điều trị kịp thời. Tránh những trường hợp biến chứng nặng gây nguy hiểm đến bé.

1.4. Bị nhiễm trùng

Trẻ 5 tuổi bị nôn liên tục có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ. Một số bé bị mắc viêm tai giữa, viêm màng não, viêm phổi cũng có xuất hiện những triệu chứng nôn. Tuy nhiên nếu trẻ không bị kèm các triệu chứng sốt cao, mệt mỏi. Các mẹ có thể yên tâm và đưa trẻ tới bác sĩ để thăm khám.

1.5. Hẹp phì đại môn vị

Nếu trẻ 5 tuổi bị nôn dữ dội, chán ăn kèm theo dấu hiệu mệt mỏi. Có thể bé đã mắc chứng hẹp phì đại môn vị. Khi mắc chứng bệnh này, trẻ thường xuyên lặp đi lặp lại chu kỳ bú, nôn và cảm thấy đói.

Nếu tình trạng này diễn ra ngày càng nghiêm trọng, các mẹ hãy đưa bé tới ngay những cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám nhé.

1.6. Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản không phổ biến ở trẻ 5 tuổi bị nôn nhưng có thể xuất hiện ở một số trẻ vẫn đang bú mẹ. Biểu hiện của bé có thể là muốn nôn nhưng không nôn được, khi ăn sữa hay bị trớ ra ngoài.

2. Mách mẹ cách khắc phục trẻ 5 tuổi bị nôn

Mách mẹ cách khắc phục trẻ 5 tuổi bị nôn
Mách mẹ cách khắc phục trẻ 5 tuổi bị nôn

Khi phát hiện trẻ 5 tuổi bị nôn liên tục, các mẹ cần theo dõi cẩn thận và sát sao tình trạng của con. Việc quan trọng nhất ngay lúc này chính là tìm ra được nguyên nhân khiến bé con bị nôn nhiều như vậy. Bên cạnh đó, các mẹ cũng có thể thực hiện một số biện pháp đơn giản tại nhà để phục hồi sức khỏe cho bé. Cụ thể như sau:

2.1. Cho trẻ được nghỉ ngơi

Đây được cho là bước đầu tiên các mẹ cần chú ý và phải làm khi thấy trẻ bị nôn liên tục. Trong lúc này, mẹ không nên áp dụng bất cứ phương pháp chữa trị nào khác. Trước mắt, hãy để đứa bé được nghỉ ngơi để theo dõi thêm.

Hãy đặt trẻ nằm ở nơi yên tĩnh, thoáng mát để chúng có thể nghỉ ngơi. Các mẹ có thể xoa nhẹ bụng hoặc lưng của các bé để con được cảm thấy dễ chịu hơn. Hãy dỗ dành bé ngủ để giúp trẻ bình tĩnh và nhanh chóng hồi sức lại hơn.

2.2. Cần bù nước cho con

Điều quan trọng tiếp theo mà các mẹ cần làm khi trẻ 5 tuổi bị nôn là cho bé uống nước. Mẹ có thể cho bé uống các dung dịch bù điện giải để bù lại lượng nước mà cơ thể bé đã mất khi bị nôn.

Cần bù nước cho con
Cần bù nước cho con

2.3. Chế độ ăn uống phù hợp

Khi trẻ 5 tuổi bị nôn liên tục, các mẹ cần chú tâm đến chế độ ăn uống cho bé sao cho phù hợp. Bởi nếu không ăn, chắc chắn bé sẽ cảm thấy đói. Nhưng nếu ăn không đúng cách có thể sẽ khiến bé nôn nhiều hơn.

Vì vậy, mẹ cần nghiên cứu và cung cấp các món ăn cho bé một cách khoa học và cẩn thận. Mẹ có thể cho bé ăn những thức ăn lỏng thay vì thức ăn rắn như thường ngày. Việc này sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn.

Các mẹ có thể nấu cháo loãng hoặc những món súp rau củ thanh đạm cho bé. Những món ăn tuy cần dễ ăn nhưng vẫn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ vitamin. Các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé. Giúp các bé có thể lấy lại sức khỏe một cách nhanh nhất.

2.4. Cho bé sử dụng thuốc

Trong quá trình quan sát, nếu các mẹ thấy tình trạng bé nôn chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn nhất định trong ngày thì không nhất thiết phải cho bé sử dụng thuốc.

Bởi nếu trẻ bị nôn do một loại virus đường ruột thì thuốc chống nôn cũng không có tác dụng gì. Vì vậy, khi trẻ 5 tuổi bị nôn liên tục dẫn đến tình trạng mất nước. Các mẹ hãy đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị đúng cách nhé.

Cho bé sử dụng thuốc
Cho bé sử dụng thuốc

2.5. Ấn huyệt

Kỹ thuật ấn huyệt cũng là một kỹ thuật các mẹ cần trang bị khi chăm sóc bé bị nôn liên tục. Ấn huyệt sẽ tạo một áp lực nhất định lên một bộ phận của cơ thể. Từ đó tạo ra sự thay đổi ở những bộ phận khác.

Để giảm tình trạng trẻ 5 tuổi bị nôn liên tục. Các mẹ hãy dùng ngón tay trỏ và ngón giữa để ấn vào rãnh của 2 gân cổ tay trên nếp gấp cổ tay.

Góc của mẹ mong rằng với những chia sẻ trên có thể giúp các mẹ biết thêm những nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ 5 tuổi bị nôn liên tục. Các mẹ hãy thật bình tĩnh để xử lý được mọi tình huống xảy ra với bé nhé. Hẹn gặp lại các mẹ trong những bài chia sẻ tiếp theo.

Tham khảo một vài gợi ý:

Bật mí thực đơn dinh dưỡng cho bé 6 tuổi

Mách mẹ 3 cách làm các món ăn vặt đơn giản dễ làm

Mẹ lên thực đơn cho bé 3 tuổi biếng ăn

Nguồn tham khảo:

 Trẻ 5 tuổi bị nôn liên tục – Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Trẻ nhỏ tuổi bị nôn nhiều không sốt: Phải làm sao?

Nhận biết một số bệnh gây nôn ở trẻ em

Trẻ nhỏ có những đặc điểm về giấc ngủ và tâm sinh lý khác nhau ở mỗi độ tuổi. Trẻ 5 tuổi không còn giữ được tốc độ phát triển nhanh như khi còn bú mẹ. Nếu cha mẹ không thực sự hiểu lý do trẻ 5 tuổi khó ngủ, ngủ không sâu giấc kèm theo những hành vi xấu xí như cáu gắt, cáu gắt. Điều này thực sự có thể dẫn đến những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé.

1. Nguyên nhân trẻ 5 tuổi bị khó ngủ vào ban đêm

Nguyên nhân trẻ 5 tuổi bị khó ngủ vào ban đêm
Nguyên nhân trẻ 5 tuổi bị khó ngủ vào ban đêm

Không giống như trẻ sơ sinh hoặc trẻ bú sữa mẹ dành phần lớn thời gian trong ngày để ngủ, trẻ 3-5 tuổi cần thời gian ngủ ngắn hơn. Bé chỉ ngủ 10-12 tiếng mỗi ngày, trong đó mẹ vẫn cần duy trì giấc ngủ trưa kéo dài khoảng 2 tiếng.

Những nguyên nhân có thể khiến trẻ 5 tuổi khó ngủ thường xuất phát từ sự thay đổi tâm sinh lý. Ở trẻ em nhu cầu ngủ rất cao, cứ 1 giờ hoạt động phải ngủ bù bằng 2 giờ, gấp 4 lần so với người lớn. Thời lượng ngủ mỗi ngày thay đổi tùy theo cơ địa của từng trẻ và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó độ tuổi của trẻ là quan trọng nhất. Nhu cầu ngủ của bé thường giảm dần theo độ tuổi.

Trẻ 3-6 tuổi: ngủ 10-12 tiếng mỗi ngày. Ở giai đoạn này, trẻ thường bắt đầu ngủ vào ban đêm từ khoảng 7 đến 9 giờ tối và thức dậy vào khoảng 6 đến 8 giờ sáng. Từ 3 tuổi trở đi, hầu hết trẻ vẫn ngủ trưa nhưng đến 5 tuổi thì hầu như không còn ngủ trưa nữa. Thời gian ngủ trưa ngắn rất tốt cho trẻ em.

Giấc ngủ giúp duy trì sự bài tiết cân bằng của một số hormone, bao gồm cả hormone giúp kiểm soát sự thèm ăn. Vì vậy, thiếu ngủ có thể làm tăng cảm giác thèm ăn, gây ra tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ.

Một giấc ngủ ngon cũng hỗ trợ hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và trẻ ít bị ốm hơn.

Khi thấy bé trằn trọc, khó ngủ trong những trường hợp sau:

1.1. Gia đình có thành viên mới

Gia đình có thành viên mới
Gia đình có thành viên mới

Một em bé đang được cha mẹ yêu thương, chăm sóc bỗng nhiên phải chia sẻ với em bé nhỏ tuổi hơn sẽ dễ nảy sinh cảm giác ghen tị. Trẻ em thường sợ bị bỏ quên và không được cha mẹ quan tâm chăm sóc như trước. Do đó, bé có thể cảm thấy rất khó chịu và không dễ đi vào giấc ngủ chút nào.

1.2. Em bé sợ hãi

Trí tưởng tượng của bé rất phong phú. Trẻ em thường sợ ma, quái vật, những nhân vật gớm ghiếc trong phim hoạt hình,… Bạn có thể thấy bé muốn để đèn đi ngủ, hoặc bé không muốn ngủ một mình.

1.3. Tách bé ngủ riêng.

Khi bé chưa quen ngủ phòng riêng với bố mẹ, bé cũng dễ cảm thấy khó ngủ vì không còn cảm giác an toàn như khi ngủ chung với bố mẹ.

1.4. Trẻ em thiếu chất dinh dưỡng

Trẻ em thiếu chất dinh dưỡng
Trẻ em thiếu chất dinh dưỡng

Trẻ cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Khi bé thiếu canxi và vitamin D cũng sẽ có biểu hiện trằn trọc, khó ngủ, ngủ không ngon giấc, thậm chí quấy khóc nhiều khiến bố mẹ mệt mỏi.

Xem thêm:

1.5. Em bé không được khỏe

Trẻ rất hay mắc các bệnh như viêm mũi, viêm họng, đau bụng, tiêu chảy,… gây khó chịu cho bé. Việc bé khó ngủ lúc này là điều vô cùng dễ hiểu.

1.6.Thói quen ngủ không phù hợp

Tăng động khiến nhiều trẻ bỏ ngủ trưa vào buổi chiều. Bé sẽ mệt mỏi và buồn ngủ vào buổi chiều muộn. Nếu trẻ đang ngủ vào giờ này thì rất gần với giấc ngủ dài ban đêm. Tiếp theo, giấc ngủ đêm sẽ diễn ra muộn hơn nhưng không phải trước 9h – “giờ vàng để ngủ” rất tốt cho sự phát triển thể chất và trí não của trẻ. 

Do đó, sự phát triển của trẻ sẽ bị ảnh hưởng khi trẻ ngủ không đúng giờ. Những thói quen như cho trẻ chơi điện tử, xem tivi trước khi đi ngủ cũng là những thói quen cần loại bỏ.

2. Giải pháp giúp cải thiện tình trạng trẻ 5 tuổi khó ngủ

Giải pháp giúp cải thiện tình trạng trẻ 5 tuổi khó ngủ
Giải pháp giúp cải thiện tình trạng trẻ 5 tuổi khó ngủ

Các cách để cha mẹ xử lý khi trẻ khó ngủ có rất nhiều và đơn giản. Tuy nhiên, mỗi bé cũng có một tính cách và tình trạng giấc ngủ khác nhau, vì vậy cha mẹ hãy tham khảo và áp dụng những biện pháp phù hợp nhất trong quá trình nuôi dạy bé.

2.1. Dành thời gian cho bé của bạn

Đối với những nhà có con nhỏ, cha mẹ nên cố gắng dành thời gian cho chúng. Cha mẹ nên chuẩn bị tâm lý cho trẻ để đón thành viên mới sớm và dạy trẻ tự lập hơn, dạy trẻ biết yêu thương trẻ. Điều quan trọng là đừng để trẻ nghĩ rằng cha mẹ không còn quan tâm, không còn yêu thương mình nữa.

2.2. Tạo thói quen ngủ tốt

Trẻ 5 tuổi khó ngủ? Em bé của bạn sẽ dễ đi vào giấc ngủ hơn và ngủ ngon hơn nếu:

  • Có một lịch trình ngủ cố định, đúng giờ và không ngủ sau 9h tối.
  • Nơi ngủ yên tĩnh, có ánh sáng yếu vào ban đêm và ở những không gian có ánh sáng tự nhiên vào ban ngày.
  • Không nghịch điện thoại, xem tivi khoảng 1-2 giờ trước khi đi ngủ
  • Không uống các loại đồ uống có chứa chất kích thích như cà phê, trà,… nhất là vào buổi tối

2.3. Lối sống khoa học và dinh dưỡng đầy đủ

Lối sống khoa học và dinh dưỡng đầy đủ
Lối sống khoa học và dinh dưỡng đầy đủ

Trẻ cần được đảm bảo một chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ các chất dinh dưỡng. Đặc biệt phải bổ sung canxi  cho bé đầy đủ.

Giúp bé duy trì thói quen vận động và tắm nắng buổi sáng sẽ hỗ trợ sức khỏe của bé và hệ xương khớp tốt. Trẻ sẽ ít bị thiếu canxi hơn khi được phơi nắng thường xuyên. Các động tác thể dục cũng giúp bé có được giấc ngủ ngon, sâu.

Mẹ không nên cho bé ăn đêm quá sát giờ đi ngủ để tránh gây khó tiêu, đầy bụng cho bé. Thay vào đó hãy tập cho bé thói quen thực hiện theo thời gian biểu hợp lý. 

Bài viết trên giúp các mẹ hiểu hơn về nguyên nhân dẫn đến việc trẻ 5 tuổi khó ngủ. Đồng thời đưa ra một số giải pháp khắc phục tình trạng này của trẻ. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp cho em bé nhà bạn có giấc ngủ ngon.  

Tham khảo một vài gợi ý dưới đây:

Khi lựa chọn tã dán cho bé 6kg, ngoài việc chọn đúng kích thước, mẹ cần chú ý đến chất lượng và số lượng tã phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ mách mẹ kinh nghiệm chọn tã dán cho bé 6 cân chuẩn nhất!

1. Cách chọn size tã dán cho bé 6kg phù hợp

Hiện nay, mỗi thương hiệu tã dán sẽ có bảng hướng dẫn chọn size theo cân nặng để mẹ tham khảo và chọn được size tã phù hợp nhất với bé nhà mình. Dưới đây là 1 ví dụ về bảng size để tã để mẹ tham khảo:

Cách chọn size tã phù hợp cho bé 6 kg theo cân nặng

Lưu ý: Mẹ nên ưu tiên chọn tã vừa hoặc nhỉnh hơn cân nặng bé một chút để giúp con thoải mái hơn. Tã dán có thể điều chỉnh kích thước vòng bụng nên mẹ không lo tã rộng với con đâu mẹ nha!

Theo bảng size tã ở trên, tã dán cho bé 6kg mẹ chọn size M sẽ vừa vặn nhất. Dù size tã này mặc được cả cho bé 11kg nhưng mẹ đừng lo tã bị rộng, vì tã dán có thể điều chỉnh được kích thước thoải mái đó ạ!

Mẹ xem thêm: Có nên dùng tã quần cho bé 1 tháng tuổi? Lời khuyên cho mẹ

2. Bí kíp chọn tã dán chất lượng tốt an toàn, ngừa hăm và mẩn đỏ tối đa

Ngoài việc lựa chọn tã dán vừa vặn với cơ thể bé, yếu tố chất lượng tã cũng là điều mẹ bỉm đặc biệt quan tâm.

2.1. Chất liệu an toàn với da nhạy cảm của bé 6 cân

Tại sao chất liệu tã lại quan trọng? Bởi sơ sẩy 1 chút thôi, mẹ có thể chọn phải tã có chứa chất tạo mùi hóa học hoặc các hóa chất gây kích ứng vùng da mặc tã của bé. Thậm chí có  trường hợp bé đóng bỉm bị mẩn đỏ, đau rát, lở loét vùng da mặc tã,…

Để chọn được tã có thành phần an toàn với bé, mẹ cần chú ý:

  • Lớp bông trong tã: Ưu tiên tã bông tự nhiên, vừa an toàn với da, vừa hạn chế tình trạng vón cục, xô lệch bỉm khiến bé khó chịu.
  • Mùi hương của tã: Nhiều tã có mùi thơm do sử dụng hóa chất tạo mùi có thể gây kích ứng da bé. Mẹ tập thói quen đọc kỹ thành phần để chọn tã không phẩm nhuộm, không mùi, không clo đảm bảo an toàn nhất cho con.
Lựa chọn tã dán cho bé có chất liệu bông tự nhiên, không mùi
Chọn tã dán cho bé có chất liệu bông tự nhiên, không mùi

2.2. Thấm hút tốt, chống tràn, chống thấm ngược gây hăm tã

Các mẹ chắc hẳn cũng đã gặp trường hợp này: Nửa đêm con tỉnh dậy đòi thay bỉm vì bỉm con bị tràn ra ngoài, thậm chí tràn ngược ra sau lưng, dù là mẹ hay ba thay cho con thì cũng phải lục đục đèn đóm, lấy tã, lấy khăn,… Hay đôi khi sáng dậy thấy bỉm tràn phân và nước tiểu của con ra giường, phải thay cả quần áo, giặt chăn, ga,..

Nguyên nhân do tã thấm hút chưa tốt, hoặc thiết kế phần chun lưng bị thấp khiến bé hay bị tràn bỉm. Tình trạng này kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của cả gia đình mà còn có thể khiến bé bị hăm tã, rôm sảy do vùng da mặc tã bị ẩm ướt, bí bách,…

Tã thấm hút tốt sẽ giúp bé ngủ ngon xuyên đêm, ba ngủ đủ giấc, mẹ cũng nhàn hơn
Tã thấm hút tốt sẽ giúp bé ngủ ngon xuyên đêm, ba ngủ đủ giấc, mẹ cũng nhàn hơn

Điểm mặt các tiêu chí chọn tã cho bé giúp cả nhà mình ngon giấc cả đêm:

  • Tã thấm hút tốt: Mẹ ưu tiên tã có nhiều hạt thấm hút, càng nhiều hạt thấm hút, khả năng thấm hút càng tăng. Hiện nay, hạt SAP thấm hút đang được ưa chuộng và được nhiều các thương hiệu lớn đưa vào sản phẩm của mình. Hạt SAP có thể hấp thụ lượng chất lỏng gấp 30 lần trọng lượng của nó, mang đến khả năng thấm hút cực kỳ ấn tượng cho tã bỉm. Ngoài ra, hạt SAP sau khi hút nước sẽ chuyển thành dạng gel ngăn chất lỏng thấm ngược lại, giúp mông bé khô thoáng, hạn chế tràn bỉm.
  • Phần chun lưng cao: Giúp chất lỏng được giữ lại nhiều hơn, tránh cho con hiện tượng tràn ngược ra lưng.

Mẹ cũng để ý chọn bỉm cho bé 6kg hay tã dán cho trẻ 2 tháng tuổi nên có phần cắt võng quanh đùi (đường cong ở 2 bên cạnh bỉm) làm từ chất liệu mềm mại để tránh cọ xát gây tổn thương da bé mẹ nha!

Đường cắt võng quanh đùi là một đường cong ở hai bên cạnh bỉm, khi mặc bỉm sẽ ôm trọn lấy đùi bé và ngăn chặn chất lỏng chảy qua những khe hở
Đường cắt võng quanh đùi là một đường cong ở hai bên cạnh bỉm, khi mặc bỉm sẽ ôm trọn lấy đùi bé và ngăn chặn chất lỏng chảy qua những khe hở

2.3. Tã mỏng, thông thoáng

Giống như việc mẹ mặc áo bông, lớp bông quá dày sẽ khiến bé bị bí bách, khó chịu, nhất là vào mùa hè. Vì thế, mẹ ưu tiên chọn tã mỏng cho bé (độ dày 0.5 – 0.6cm là hợp lý). Nhiều thương hiệu lớn đã giảm bớt lớp bông này, thay vào đó là các hạt thấm hút để bé dễ chịu nhất, hiệu quả thấm hút cũng cao hơn nhiều lần nên không lo việc tã mỏng thấm hút kém đâu mẹ nha!

Ngoài ra, bề mặt tã dạng kim cương nổi (gợn sóng) sẽ tạo ra các rãnh thoát khí, hạn chế tiếp xúc giữa bỉm và mông bé, giúp tạo độ thoáng để bé không bị hầm bí, khó chịu.

Bề mặt tã dạng kim cương 3D nổi cùng với các rãnh thoát khí sẽ giúp con không bị nóng, hấp hơi, tránh được trường hợp tích tụ mồ hôi, nước tiểu, vi khuẩn,...
Bề mặt tã dạng kim cương 3D nổi cùng với các rãnh thoát khí sẽ giúp con không bị nóng, hấp hơi, tránh được trường hợp tích tụ mồ hôi, nước tiểu, vi khuẩn,…

3. Chọn tã dán phù hợp với giới tính của bé 6kg

Với mỗi giới tính khác nhau, bé có những đặc điểm vùng sinh dục cùng cách đi vệ sinh khác nhau. Vì vậy, mẹ nên lựa chọn loại tã dán phù hợp với giới tính của con, giúp con thoải mái và an toàn hơn khi mặc tã.

  • Đối với bé gái: Tã dán của bé gái thường có xu hướng ướt ở giữa hoặc phía sau. Mẹ nên dùng tã thấm hút nhiều ở phần giữa và phía sau.
  • Đối với bé trai: Bé trai có xu hướng tiểu nhiều về phía trước, mẹ  cần lựa chọn loại tã có thêm miếng lót phụ ở phía trước hoặc màng ngăn hai bên đảm bảo nước tiểu không bị tràn ra ngoài.

Tuy nhiên, một số thương hiệu uy tín thiết kế tã dán có khả năng thấm hút tốt và đồng đều trên toàn bộ miếng tã, phù hợp với cả bé trai và bé gái. Ví dụ tã dán Mamamy có dải SAP dàn đều bên trong giúp thấm hút tốt trên toàn bộ tã, mẹ không cần quan tâm đến chọn tã theo giới tính nữa đâu ạ.

Mẹ xem thêm:

4. Chọn số lượng tã phù hợp: Khoảng 180-240 miếng tã/tháng

Bé 6kg (3 – 4 tháng) lớn rất nhanh, sau 1 – 2 tháng thì cân nặng của con có thể tăng lên 2 – 3 cân hoặc hơn. Vì thế, mẹ chỉ nên mua tã dán cho bé 6kg theo tháng, nhiều nhất là 2 tháng/lần để tránh trường hợp bé không còn mặc vừa tã cũ. Mẹ đừng tiếc mà cố mặc tã chật, gây khó chịu và kích ứng da bé nhiều hơn đó.

Làm thế nào để tính được lượng tã sử dụng trong 1 tháng? Rất dễ thôi mẹ ạ! Mẹ dựa vào tần suất đi vệ sinh của bé nhé. Với bé 6 cân, bé không còn đi  phân su như tháng đầu tiên, nhưng vẫn đi tè khoảng 10 – 12 lần trong ngày. Sau khoảng 3 – 4 giờ cần thay tã 1 lần, nghĩa là bé sẽ cần 6 – 8 miếng tã dán mỗi ngày.

Bé 6kg cần 6 - 8 miếng tã dán mỗi ngày
Bé 6kg cần 6 – 8 miếng tã dán mỗi ngày

Như vậy, trong 1 tháng thì mẹ cần khoảng từ 180 đến 240 miếng dán size M. Sau khi sử dụng hết, mẹ kiểm tra lại cân nặng và chọn lại size, áp dụng công thức trên để tính số lượng tã cho bé ở giai đoạn tiếp theo.

5. Chọn tã dán của thương hiệu uy tín, chất lượng cho trẻ sơ sinh

Chọn tã có thương hiệu, tên tuổi trên thị trường chắc chắn là yếu tố mẹ không thể ngó lơ rồi. Các thương hiệu uy tín thường mang sản phẩm của mình đi kiểm định chất lượng tại các tổ chức trong và ngoài nước, đảm bảo an toàn nhất cho bé yêu. Chắc hẳn mẹ đã rất quen thuộc với các thương hiệu như: Mamamy, Bobby, Huggies, Pamper…

Một trong những thương hiệu được các mẹ mê mẩn và nhận được nhiều phản hồi tích cực trong thời gian gần đây là tã dán Mamamy ULTRAFLOW.

Mẹ Hồng Nguyễn chia sẻ: “Mình CHỈ TIN DÙNG BỈM CỦA Mamamy cho con vì bỉm thấm hút tốt, giúp mông bé luôn khô thoáng và không bị hăm. Tã có thiết kế độc đáo giúp chống tràn khi bé ị hay tè nhiều, nhất là ban đêm. Tã dán Mamamy lưng thun co giãn tốt giúp bé dễ dàng lật hay bò mà ko sợ bị cấn ở bụng hay có vết hằn sau lưng.

Mẹ Hồng Nguyễn chia sẻ dùng bỉm Mamamy

Mẹ Diệu Trần thủ thỉ rằng: Mình đang cho Tin dùng bỉm Mamamy, không hề thua kém top 3 bỉm Nhật. Cảm nhận đầu tiên của mình khi cầm bỉm Mamamy là rất mềm mại và mỏng nhẹ. Màu trắng đơn giản và tinh tế phải không nào.

Mẹ Diệu Trần chia sẻ

Mẹ Đông Đào thủ thỉ rằng:

Nhìn mẫu mã thôi đã thấy xịn xò. Dùng thì chỉ một chữ: Phê…………kéo dài mãi . Đồ của Mamamy dùng thì khỏi phải bàn rồi, bỉm đóng từ 7h tối đến 7h sáng mông con vẫn khô cong mà được cái con không bị hăm thế mới sướng. Từ ngày biết đến Mamamy thì mình không phải đi tìm bỉm gì thay thế nữa. Cảm ơn Mamamy!

Mẹ Đông Đào thủ thỉ

Mẹ Hoa Đặng chia sẻ:

Chất lượng sản phẩm tuyệt vời an toàn cho da bé bề mặt mịn màng, mềm mại khô thoáng. Ưu điểm lớn nhất là bé có mặc bỉm cả ngày cả đêm cũng không bị hăm chống tràn tuyệt đối. Bé thoải mái vận động lật lăn mà không bị hằn đỏ vì chun bụng và chun 2 bên đùi mềm mại.

Mẹ Hoa Đặng chia sẻ

Mẹ Phan Thúy chia sẻ: Tã dán của Mamamy thấm hút tốt, qua đêm mà tã vẫn rất nhẹ và khô thoáng. Tã giúp con không mẩn ngứa, hăm đỏ, không bị mùi khó chịu, mẹ Thúy cảm thấy rất tuyệt.

Mẹ Phan Thúy chia sẻ

Lựa chọn tã dán cho bé 6kg, mẹ cần chọn đúng size, dự trù số lượng vừa đủ dùng khoảng 1 tháng. Quan trọng hơn hết, loại tã bỉm sử dụng cho bé phải chất lượng, uy tín, được đánh giá cao bởi người tiêu dùng hoặc các chuyên gia, tổ chức trong nước hoặc thế giới mẹ nha.

Nếu cần tư vấn kỹ hơn về size tã hoặc cách chọn tã cho bé, mẹ hãy liên hệ hotline 094.695.6269 để được tư vấn mẹ nhé!

Trẻ 4 tuổi hay kêu đau đầu khiến mẹ hoảng loạn vì không hiểu nguyên nhân là gì. Nhiều mẹ vội vàng kiểm tra xem con có thương tích gì xung quanh đầu không. Nếu không thấy, mẹ sẽ chủ quan và cho rằng bé sẽ hết nhanh chóng. Tuy nhiên, nguyên nhân gây đau đầu có rất nhiều. Nếu mẹ không cẩn thận xem xét, bé sẽ rất khổ sở và có thể gặp nguy hiểm. Hãy cùng Góc Của Mẹ khám phá lý do bé kêu đau đầu qua bài viết này để tìm giải pháp xử lý.

Bé 4 tuổi đau đầu gây ảnh hưởng đến sức khỏe
Bé 4 tuổi đau đầu gây ảnh hưởng đến sức khỏe

1. Lý giải hiện tượng bé 4 tuổi bị đau đầu

Có hai dạng bệnh đau đầu ở trẻ. Đó là đau đầu thứ phát và đau đầu nguyên phát. Đau đầu thứ phát là triệu chứng thể hiện ra bên ngoài của một bệnh lý nào đó. Còn đau đầu nguyên phát thì gần như là không liên quan đến bất kỳ một yếu tố y tế nào. Khi trẻ 4 tuổi hay kêu đau đầu, mẹ cần xem lại lịch sử bệnh lý của bé xem có mắc căn bệnh nào đáng chú ý không. Đồng thời, căn bệnh đó có gây nên triệu chứng tương đồng với đau đầu hay không.

Đau nửa đầu thường khá thường xuyên gặp khi bé 4 tuổi bị đau đầu. Đây cũng là dạng đau đầu mà cả người lớn lẫn trẻ nhỏ thường hay mắc phải. Có ít nhất 10% bé đã từng bị đau nửa đầu một lần. Nếu cơn đau kéo dài dai dẳng, nhiều bé có thể bị nôn. Đau đầu thứ phát có thể là biểu hiện cho thấy bé đang gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Trầm cảm, lo âu, nhiễm trùng hay thậm chí xoang đều có thể là nguồn cơn.

Những cơn đau đầu có thể kéo dài tới 7 ngày hoặc hơn thế. Trẻ 4 tuổi hay kêu đau đầu thường bị đau ở sau mắt. Mắt và trán của bé có thể bị sưng lên. Đặc biệt, mẹ nên cẩn thận nếu bé thường xuyên đau. Một khối u dù là lành hay ác tính đều có thể gây hại đến bé trong tương lai rất nghiêm trọng.

Nhà Mamamy đang có chương trình ưu đãi cực lớn trong năm nay: set dùng thử Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical – phiên bản nâng cấp của khăn ướt Mamamy. Chỉ với 52k – gần bằng 1 cốc trà sữa, mẹ đã sở hữu 2 gói khăn ướt chăm sóc AN TOÀN cho làn da em bé vùng NHIỆT ĐỚI, dùng thoải mái cho bé cưng trong hơi 2 tháng liền. Chất liệu vải 100% sợi tự nhiên và Rayon giúp khăn êm mềm tựa như lòng bàn tay mẹ, dịu dàng chạm vào da con. Khăn còn được bổ sung thêm tinh dầu, tinh chất cao cấp của vùng nhiệt đới giúp kháng khuẩn, ngừa hăm và dưỡng ẩm rất tốt cho da bé đó mẹ. Số lượng chỉ có 10.000 set trong tháng này thôi, nhanh tay mẹ ơi!

Chương trình ưu đãi
Mua 1 tặng 1 khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical

2. Vì sao bé kêu đau đầu?

Bố mẹ cần bên con vào những khi bé đang bị đau đầu
Bố mẹ cần bên con vào những khi bé đang bị đau đầu

2.1. Chấn thương đầu ở bé 4 tuổi bị đau đầu

Khi bé bị ngã hoặc bị một vật nào đó đập vào đầu, nhiều khả năng các vết bầm tím và sưng tấy có thể xuất hiện. Đó là lúc chúng gây ra đau nhức đầu ở bé. Tất nhiên, khi trẻ 4 tuổi hay kêu đau đầu thì mẹ cần ngay lập tức kiểm tra xem bé có vết thương nào không. Nếu có vết thương và bé vẫn tiếp tục kéo dài cơn đau, mẹ cần ngay lập tức đưa bé đến bệnh viện.

Xem thêm:

Mẹ bỏ túi ngay Thực đơn cho bé 4 tuổi giúp con ăn siêu ngoan

Mách mẹ cách kể chuyện bé 4 tuổi khiến bé thích mê

2.2. Bệnh về mắt

Các bệnh như viêm tuyến lệ cấp hay viêm tuyến lệ cũng gây ra cơn đau đầu ở bé. Ngoài ra, nếu bé có bị viễn thị hay cận thị mà không được đeo kính, bé 4 tuổi bị đau đầu cũng không khó hiểu. Ngay cả khi bé đã được đeo kính mà không đúng tiêu cự, trẻ 4 tuổi hay kêu đau đầu vẫn có thể xảy ra.

2.3. Các bệnh lý khác kèm nhiễm trùng

Cảm lạnh hay cảm cúm rất dễ làm bé bị đau đầu
Cảm lạnh hay cảm cúm rất dễ làm bé bị đau đầu

Cảm lạnh, cúm, nhiễm trùng hay xoang là những nguyên nhân rất dễ làm cho bé 4 tuổi bị đau đầu. Đặc biệt, nhiễm trùng tai có thể gây ra những cơn đau dai dẳng và rất khó chịu. Viêm màng não hay viêm não cũng là các tác nhân làm cho bé kêu đau đầu. Nhưng thường khi bé mắc các bệnh lý viêm nhiễm này sẽ bị sốt kèm theo.

2.4. Tâm lý

Tâm lý của bé dễ bị căng thẳng, nhất là vào mùa dịch
Tâm lý của bé dễ bị căng thẳng, nhất là vào mùa dịch

Lo âu hay căng thẳng dễ khiến con người nhức đầu. Trẻ 4 tuổi hay kêu đau đầu cũng có thể vì nguyên nhân này. Khi lo lắng và bị căng thẳng vì việc gì đó, bé rất dễ mắc phải bệnh lý này. Thậm chí, một số bé bị đau đầu còn do bệnh lý trầm cảm.

2.5. Trẻ 4 tuổi hay kêu đau đầu có thể do ăn các loại thực phẩm này

Thành phần gây đau đầu có thể có trong nhiều loại thực phẩm đóng hộp hoặc ăn liền
Thành phần gây đau đầu có thể có trong nhiều loại thực phẩm đóng hộp hoặc ăn liền

Chất Nitrates trong thực phẩm có thể làm cho bé 4 tuổi bị đau đầu. Chất này có thể được tìm thấy trong thịt xông khói, bologna hay xúc xích. Chất phụ gia thực phẩm cũng gián tiếp gây ra nguyên nhân đau đầu ở trẻ 4 tuổi. Thêm vào đó, nếu trẻ hấp thu nhiều caffein cũng bị đau đầu.

Xem thêm:

Top trò chơi cho bé 4 tuổi giúp bé phát triển toàn diện

Dinh dưỡng cho bé 4 tuổi? Lời khuyên cho mẹ nếu bé biếng ăn

3. Trẻ 4 tuổi hay kêu đau đầu – làm thế nào để xử lý?

Xoa bóp hay châm cứu là một cách hay cho những bé hay bị lo lắng thái quá
Xoa bóp hay châm cứu là một cách hay cho những bé hay bị lo lắng thái quá
  • Nếu bé bị đau đầu do vấn đề tâm lý, mẹ hãy để bé nghỉ ngơi. Đồng thời, mẹ phải giảm hết tất cả các yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý của bé.
  • Dùng thuốc: thuốc giảm đau Acetaminophen hay Ibuprofen thường được sử dụng để điều trị cho trẻ 4 tuổi hay kêu đau đầu. Cần lưu ý rằng mẹ không nên sử dụng thuốc aspirin để giảm đau cho trẻ nhỏ. Ngoài ra, thuốc Antofan cũng thường được bác sỹ kê đơn cho những bé bị đau nửa đầu.
  • Xoa bóp và châm cứu: rất hữu ích cho những bé bị căng thẳng và mệt mỏi dẫn đến đau đầu.
  • Yoga, bài tập thở, thiền cũng là một phương pháp đáng để thử. Nếu mẹ vẫn đang luyện tập các phương pháp này, mẹ có thể cho bé tham gia cùng nếu bé 4 tuổi bị đau đầu.
  • Với các vấn đề về bệnh lý, cách tốt nhất là mẹ nên đưa bé đến bệnh viện nếu cơn đau kéo dài. Tuyệt đối không nên tự mua thuốc cho bé uống.
Mẹ không nên tùy tiện dùng thuốc giảm đau để chữa đau đầu cho bé
Mẹ không nên tùy tiện dùng thuốc giảm đau để chữa đau đầu cho bé

Đau đầu không chỉ là bệnh lý ở người trưởng thành. Ngay cả trẻ nhỏ cũng có thể bị những cơn đau đầu hành hạ. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho trẻ 4 tuổi hay kêu đau đầu. Điều quan trọng là mẹ cần nắm rõ được bé đang bị đau do nguyên nhân nào. Từ đó, mẹ có thể quyết định tự chữa trị tại nhà hay đưa bé đi viện là tốt nhất.

Nguồn tham khảo:

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dau-dau-o-tre-em-khi-nao-la-nguy-hiem/

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/headaches-in-children/symptoms-causes/syc-20352099

Nôn trớ thường không nguy hiểm. Nhưng trong một số trường hợp, nó báo trước một vấn đề xảy ra trong cơ thể của bé cần can thiệp y tế ngay lập tức. Cùng mẹ tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp để khắc phục tình trạng bé 3 tuổi hay bị nôn trớ.

1. Nguyên nhân bé 3 tuổi bị nôn trớ

Một trong những nguyên nhân khiến bé 3 tuổi bị nôn trớ là do trẻ ăn uống quá nhiều
Một trong những nguyên nhân khiến bé 3 tuổi bị nôn trớ là do trẻ ăn uống quá nhiều

Có nhiều nguyên nhân làm cho bé bị nôn trớ. Có một số nguyên nhân là hiện tượng bình thường, nhưng một số mẹ cần phải lo lắng. Vì bé 3 tuổi bị nôn trớ có thể là dấu hiệu bệnh lý của một số căn bệnh khá nguy hiểm. Lúc này, bố mẹ cần phải lo lắng và có biện pháp khắc phục kịp thời.

1.1. Trẻ ăn nhiều:

Một trong những nguyên nhân khiến bé 3 tuổi bị nôn trớ là do trẻ ăn uống quá nhiều. Bởi vì, lượng thức ăn con nạp vào người đã vượt ngưỡng cho phép. Bụng không thể chứa được nên phản ứng bình thường của cơ thể là phải nôn ra.

Đối với hiện tượng trẻ nôn ói do ăn nhiều không xảy ra thường xuyên và cũng không đáng lo ngại.

1.2. Ngộ độc thực phẩm:

Một số vi khuẩn thường ẩn trong thực phẩm mà mắt thường không nhìn thấy được. Chính vì thế chúng là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm cho trẻ.

Biểu hiện của trẻ bị nhiễm độc thực phẩm: trẻ sẽ nôn nao, nôn ói, tiêu chảy hoặc đau dạ dày.

1.3. Dị ứng thực phẩm:

Dị ứng thực phẩm là một trong những nguyên nhân gây nôn ở trẻ 3 tuổi
Dị ứng thực phẩm là một trong những nguyên nhân gây nôn ở trẻ 3 tuổi

Dị ứng thực phẩm là một trong những nguyên nhân gây nôn ở trẻ 3 tuổi. Một số loại đồ ăn sau bé thường bị dị ứng: sữa bò, đậu phộng, hải sản, cá, trứng…

Biểu hiện của bé bị dị ứng thực phẩm thường nôn ói kèm theo ho, nổi mề đay, khó nuốt, nặng hơn là khó thở.

1.4. Tắc ruột:

Nguyên nhân dẫn đến bé 3 tuổi bị nôn trớ là do tắc ruột đây là hiện tượng hiếm gặp ở trẻ, tuy nhiên rất nguy hiểm. Bởi vì lúc này dạ dày của trẻ còn nhỏ, bã thức ăn quá lớn không đi qua được. Trẻ  bị tắc ruột thường bị nôn kèm đau bụng dữ dội, vã mồ hôi…

Biểu hiện của trẻ là lúc đầu trẻ nôn ra thức ăn, sau đó là dịch mật, dịch tiêu hóa. Nếu nghi ngờ bé bị tắc ruột, cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức.

2. Cách xử lý khi bé 3 tuổi bị nôn trớ.

Để khắc phục tình trạng nôn nhiều ở trẻ 3 tuổi dưới đây là một số cách cha mẹ có thể áp dụng:

2.1. Cho trẻ uống nhiều nước:

Cho trẻ uống nhiều nước
Cho trẻ uống nhiều nước

Khi trẻ bị nôn nhiều, uống nước là biện pháp có thể giúp bé làm dịu cơn nôn. Nếu trẻ 3 tuổi nôn kèm tiêu chảy thì cơ thể sẽ bị mất nước trầm trọng, lúc này, cần cho bé uống nhiều nước.

Nếu bé không thể uống một lượng lớn, cha mẹ hãy chia nhỏ lượng  nước. Và cho bé uống trong nhiều lần (nhấp thành ngụm nhỏ). Nên cho bé uống nước đun sôi để nguội, nước hoa quả hoặc bổ sung thêm oresol bù nước theo đúng liều lượng quy định.

2.2. Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày của trẻ:

Trẻ 3 tuổi dạ dày còn nhỏ, nên để dạ dày của con hoạt động hiệu quả. Mẹ không nên ép bé ăn một lượng lớn thức ăn mà cần phải chia nhỏ các bữa ăn. Vì thế, nên cho con ăn ngày 5 bữa ( 3 bữa chính và 2 bữa phụ), mỗi bữa cách nhau ít nhất 2 giờ. Việc làm này sẽ khiến hệ tiêu hóa làm việc dễ dàng hơn.

Cha mẹ cần lưu ý, sau khi mới ăn xong, nên cho bé nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh hoặc chảy nhảy.

2.3. Tạo khu vực vui chơi ăn toàn cho trẻ:

Tạo khu vực vui chơi ăn toàn cho trẻ
Tạo khu vực vui chơi ăn toàn cho trẻ

Cha mẹ nên tập một môi trường vui chơi an toàn cho trẻ. Để tránh con có thể bị ngã, bị chấn thương khi nô đùa, chạy nhảy. Cần bỏ những vật nguy hiểm cho bé tại khu vực ấy như bàn ghế có cạnh sắc nhọn, những vật dụng bằng kim loại…

2.4. Thay đổi thực đơn cho bé:

Mẹ có thể thay đổi thực đơn cho con khi trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều. Cần hạn chế thức ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ, nhiều chất đạm, nhiều đường hoặc đồ cay nóng. Và mẹ nên khuyến khích con ăn thực phẩm như chuối, cháo, súp, khoai tây nghiền, ngũ cốc…

Xem thêm thực đơn cho trẻ 3 tuổi.

3. Khi nào các mẹ cần đưa trẻ 3 tuổi bị nôn trớ đến bác sĩ

Khi nào các mẹ cần đưa trẻ 3 tuổi bị nôn trớ đến bác sĩ
Khi nào các mẹ cần đưa trẻ 3 tuổi bị nôn trớ đến bác sĩ

Nếu con có hiện tượng nôn kèm theo các triệu chứng sau thì cha mẹ cần đưa bé tới gặp bác sĩ:

+ Trong chất dịch nôn có màu xanh hoặc lẫn máu.

+ Con có hiện tượng nôn ói kéo dài trong vòng 24 giờ

+ Nôn kèm đau bụng dữ dội và có thể có sốt cao (trên 38,50C)

+ Đi tiêu ra máu

+ Có dấu hiệu mất nước nặng: môi khô, không chảy nước mắt khi khóc, không đi tiểu trong vòng 6 – 8 giờ…

+ Quấy khóc bất thường hoặc người lờ đờ, ngủ li bì.

Qua bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích mà bố mẹ cần biết về vấn đề trẻ 3 tuổi bị nôn trớ nhiều. vì thế khi bé lên 3 nhà bạn có tình trạng này thì bố mẹ nhớ không được chủ quan, coi thường mà cần phải tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục để con luôn được khỏe mạnh.

Tìm hiểu thêm về tình trạng nôn trớ ở trẻ.

Giỏ hàng 0