Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

3 tuổi là lứa tuổi bé đã được bố mẹ giáo dục về việc tự lập ăn và ngủ. Tuy nhiên, với bé 3 tuổi hay khóc đêm vì việc ngủ một mình tương đối khó khăn và có nhiều tác hại đến tâm lý, sức khỏe. Cùng Góc của Mẹ tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp cho bé 3 tuổi hay giật mình về đêm.

1. Nguyên nhân bé 3 tuổi hay khóc đêm

Nguyên nhân bé hay khóc đêm
Nguyên nhân bé 3 tuổi hay khóc đêm

1.1. Bé bị thiếu hụt chất dinh dưỡng

Bé 3 tuổi hay giật mình về đêm là chế độ ăn uống không khoa học.

Thực đơn và giờ giấc ăn uống hàng ngày của bé là một điểm quan trọng đối với sự phát triển. Bởi giai đoạn này bé cũng tiêu hao rất nhiều năng lượng cho việc học hỏi và chơi. Khi trẻ không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết hoặc do mất cân bằng các chất dinh dưỡng. Trẻ dễ mệt mỏi, ngủ không ngon, hoặc khóc quấy.

Trong giai đoạn này, mẹ cần đặc biệt cần chú trọng bố sung vitamin D. Và canxi để phát triển hệ xương khớp một cách khỏe mạnh.

1.2. Tâm lý bé không ổn định

Tâm lý bé không ổn định
Tâm lý bé không ổn định

Để có giấc ngủ ngon, bé cần không gian thích hợp và an toàn. Ban đêm trẻ khóc có thể do tâm lý hoảng loạn, bị giật mình. Hoặc thời tiết nóng – lạnh khiến cơ thể khó chịu không ngủ được, bị muỗi đốt… Trong những trường hợp này mẹ nên chú ý quan sát để tìm ra nguyên nhân thực sự khiến trẻ khóc đêm.

Ngoài ra, nếu ban ngày hoặc trước lúc đi ngủ. Trẻ đùa nghịch quá độ sẽ khiến thần kinh căng thẳng, kích thích quá mạnh. Làm trẻ cũng dễ bị tỉnh giấc giữa đêm.

1.3. Trẻ đang gặp vấn đề về sức khỏe

Trẻ đang gặp vấn đề về sức khỏe
Trẻ đang gặp vấn đề về sức khỏe

Trẻ bị sốt, cảm cúm, đau bụng, đói,… đều khiến cơ thể không khỏi khó chịu. Con khó mà ngủ ngon được và khiến hiện tượng giật mình trở thành dấu hiệu nhận biết cho mẹ rằng trẻ đang cần sự giúp đỡ.

Một số nguyên nhân khác:

  • Bình thường mẹ hay cho trẻ ngủ ngày quá nhiều dẫn đến chưa buồn ngủ.
  • Không gian ngủ không thuận lợi: nhiều tiếng ồn, ánh sáng, con không thích…
  • Do khả năng ức chế thần kinh gây ngủ của trẻ kém nên trẻ ít buồn ngủ.

2. Đặc điểm của hiện tượng bé 3 tuổi hay khóc đêm

Đặc điểm của hiện tượng bé hay khóc đêm
Đặc điểm của hiện tượng bé 3 tuổi hay khóc đêm
  • Trẻ đang ngủ thì bỗng dưng giật mình, lăn lộn, giãy giụa, mắt thì vẫn nhắm và khóc nức nở.
  • Nếu mẹ bế bé ngay thì bé sẽ càng quẫy đạp mạnh hơn. ưỡn cong người để trườn ra khỏi tay mẹ. Còn nếu mẹ thả bé xuống thì bé lại túm cổ áo mẹ đòi bế lên và khi bế rồi thì lại giãy ra. Đây là dấu hiệu cho thấy bé chỉ đang hờn dỗi mẹ thôi.
  • Mắt trẻ vẫn nhắm, mặt thì cau có, miệng vẫn khóc nức nở. Thậm chí có những cơn khóc kéo dài đến 30 – 40 phút rồi bé mệt quá mới ngủ thiếp đi.

Tìm hiểu thêm về bé 3 tuổi hay khóc đêm.

Đọc thêm cách cải thiện giấc ngủ cho trẻ 3 tuổi.

3. Cách khắc phục tình trạng bé 3 tuổi hay khóc đêm

Cách khắc phục tình trạng bé hay khóc đêm
Cách khắc phục tình trạng bé 3 tuổi hay khóc đêm
  • Bổ sung vitamin D và canxi

Mẹ có thể cho trẻ uống thêm một số loại sữa để bổ sung vitamin D và canxi cho trẻ, đồng thời mỗi ngày cho trẻ tắm nắng khoảng 15 – 20 phút để xương của trẻ chắc khỏe hơn.

  • Tạo môi trường an toàn cho trẻ khi ngủ

Trước khi cho bé 3 tuổi hay giật mình ngủ, mẹ nên tạo không khí yên tĩnh, để đèn ngủ, tắt tivi, tắt điện thoại,… và không để bé đùa nghịch nhiều.

Để giúp trẻ dễ ngủ hơn mẹ có thể mở một vài bản nhạc âm điệu nhẹ nhàng để ru trẻ ngủ.

  • Thư giãn cơ thể trước khi cho trẻ ngủ

Đặc điểm này khiến nhiều bố mẹ rất ít quan tâm, mỗi lần cho trẻ ngủ chỉ chăm chăm bắt trẻ ngủ cho nhanh mà không hề biết rằng sau một ngày hoạt động cơ thể trẻ cũng sẽ mệt mỏi. Vì vậy hãy thử giúp trẻ thư giãn cơ thể bằng các bài tập đơn giản như hít thở kiểu bụng êm chậm sâu đều. Ngoài ra, bố mẹ nên thủ thỉ và kể chuyện với trẻ 3 tuổi hay khóc đêm nhiều hơn để trẻ an tâm trước khi ngủ.

  • Quần áo ngủ cho trẻ phải thoải mái

Nếu tình trạng trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình và hay khóc đêm thì rất có thể trẻ bị chứng rối loạn giấc ngủ. Bố mẹ hãy dành thời gian đưa trẻ đến gặp bác sỹ để có hướng điều trị phù

Bé 3 tuổi hay khóc đêm
Bé 3 tuổi hay khóc đêm

Trên đây là những thông tin cần thiết của mẹ khi trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình. Bài viết mong có thể giúp được mẹ và bé có được những thời gian tuyệt vời, hạnh phúc bên nhau nha!

Bé 3 tuổi biếng ăn là một hiện tượng thường thấy. Bé có xu hướng từ chối các món ăn. Vậy nguyên nhân của việc trẻ 3 tuổi bỏ bữa là đâu? Cùng Góc của Mẹ tìm hiểu vì sao bé lười ăn và giải pháp hữu ích cho bé.

1. Nguyên nhân bé 3 tuổi biếng ăn

Nguyên nhân bé biếng ăn
Các nguyên nhân này thường xuất phát từ những vấn đề hàng ngày

Có rất nhiều lý do gây nên hiện tượng bé 3 tuổi biếng ăn. Các nguyên nhân này thường xuất phát từ những vấn đề hàng ngày mà mẹ có thể phát hiện kịp thời ở trẻ:

1.1. Bé 3 tuổi biếng ăn do tâm lý

Mẹ thường ép trẻ ăn để trẻ phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí tuệ. Việc “nhồi nhét” có thể khiến con trở nên sợ hãi. Và dần dần mất hết hứng thú đối với việc ăn uống. Từ đó gây nên tình trạng biếng ăn.

1.2. Bé 3 tuổi biếng ăn do bệnh lý

Khi trẻ 3 tuổi đang gặp phải một chứng bệnh nào đó sẽ khiến việc ăn uống trở nên khó khăn. Nhất là các căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa hoặc hô hấp. Bởi khi hệ tiêu hóa gặp vấn đề các loại thức ăn khi hấp thụ sẽ không được tiêu hóa tốt. Khiến trẻ trở nên biếng ăn, lười ăn.

1.3. Bé 3 tuổi biếng ăn do các thói quen xấu

Trường hợp này xảy ra khi bố mẹ quá nuông chiều con. Biểu hiện thường xuyên cho con xem tv, điện thoại hoặc chơi đồ chơi khi đang ăn. Điều này sẽ khiến bé bị xao nhãng, không tập trung vào việc ăn uống. Ngoài ra việc mẹ cho con ăn quá nhiều đồ ăn vặt trước bữa ăn. Khiến bé ngang bụng và không còn cảm giác thèm ăn, muốn ăn khi đến bữa.

Xem thêm: thực đơn cho trẻ 3 tuổi.

2. Cách chăm sóc bé 3 tuổi biếng ăn

Cách chăm sóc bé biếng ăn
Mẹ cần tạo cho bé thói quen ăn uống khoa học

Chăm sóc trẻ nhỏ không bao giờ là chuyện dễ dàng cả. Cho nên, việc bỏ túi được các bí kíp siêu đẳng dưới đây sẽ giúp mẹ bớt được phần nào áp lực trong việc chăm sóc bé yêu:

  • Mẹ cần tạo cho bé thói quen ăn uống khoa học. Ngoài các bữa chính, mẹ cần bổ sung dinh dưỡng qua 3 bữa phụ hàng ngày để con yêu có đủ nguồn năng lượng.
  • Cho trẻ “được đói”. Mẹ nên tạo cho con thói quen vận động vui chơi hàng ngày. Hạn chế để bé xem tv, chơi điện thoại nhiều. Việc vận động không chỉ giúp bé có một sức đề kháng tốt mà còn giúp con nhanh có cảm giác đói và thèm ăn hơn.
  • Với các bé biếng ăn, việc mẹ trang trí món ăn bắt mắt sẽ hấp dẫn được các bé thay vì các loại thực phẩm đơn điệu. Mẹ có thể trang trí bằng các loại bát, đĩa có hình thù nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh hoặc các món ăn nhiều màu sắc để các con thích thú hơn với việc ăn uống hàng ngày.
  • Cho con tập trung ăn uống thay vì dụ dỗ con ăn bằng tv hay điện thoại.
  • Mẹ cũng nên chú ý hơn trong việc quan sát trạng thái và tâm lý của trẻ. Hãy tìm hiểu lý do trẻ không muốn ăn là gì thay vì việc ép buộc con mỗi ngày.
  • Tập thể dục hàng ngày cũng là vấn đề không thể bỏ qua. Mẹ hãy cùng con tập luyện thể thao mỗi ngày để có cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt cũng như kích thích bé ăn ngon miệng hơn.

3. Những điều mẹ cần tránh khi bé biếng ăn

Những điều mẹ cần tránh khi bé biếng ăn
Trước giờ dùng bữa mẹ nên hạn chế tối đa các loại đồ ăn vặt để bé cảm thấy đói khi đến bữa

Bên cạnh những bí kíp tuyệt vời, bố mẹ cũng nên tránh những vấn đề sau khi chăm sóc trẻ, đặc biệt là bé 3 tuổi biếng ăn.

  • Không nên nhồi nhét trẻ và bắt bé ăn hết lượng đồ ăn mẹ đã chuẩn bị. Việc này chỉ khiến bé sợ ăn và tình trạng biếng ăn trở nên nặng nề hơn.
  • Trước giờ dùng bữa mẹ nên hạn chế tối đa các loại đồ ăn vặt để bé cảm thấy đói khi đến bữa.
  • Không sử dụng các loại phần thưởng … để dụ trẻ ăn. Việc này sẽ làm các bé có thói quen không tốt.
  • Không đi rong, chơi đồ chơi, xem tv trong bữa ăn… Việc này sẽ khiến bé mất tập trung trong ăn uống và quấy khóc khi không được đáp ứng.

Tìm hiểu thêm: Một số cách giúp trẻ kích thích ăn uống.

4. Nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển của bé 3 tuổi 

Nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển của bé
Với trẻ 3 tuổi, bé đã có thể đi lại, chạy nhảy, ca hát và bắt chước mọi hoạt động 

Ngoài việc chăm sóc bé yêu để giúp con giảm thiểu tình trạng biếng ăn của mình các mẹ cần tìm hiểu kỹ lưỡng về những nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ 3 tuổi.

Với trẻ 3 tuổi, bé đã có thể đi lại, chạy nhảy, ca hát và bắt chước mọi hoạt động cũng như cử chỉ của người lớn. Vì vậy, để giúp con phát triển toàn diện về mọi mặt, bố mẹ cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất cho con trong các bữa ăn hàng ngày. Đó là chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất thiết yếu.

Các mẹ cần cho bé ăn đầy đủ 3 bữa chính và bữa phụ hàng ngày để con có đủ năng lượng. Trong các bữa chính mẹ nên bổ sung đủ các thành phần dinh dưỡng từ các món ăn. sau đó bữa phụ nên bổ sung các loại vitamin, khoáng chất, vitamin, sữa chua, hoa quả. Ngoài ra mẹ cũng nên bổ sung cho bé khoảng 500ml sữa mỗi ngày.

Ngoài ra, mẹ cần biết cách cân bằng khẩu phần dinh dưỡng của trẻ sau cho các bữa chính có đầy đủ 4 nhóm chất là tinh bột, đạm, rau xanh, chất béo. Cụ thể:

  • 200g tinh bột
  • 150g đạm
  • 200g rau xanh
  • 30, 40g chất béo
Trẻ 3 tuổi biếng ăn
Các mẹ cần cho bé ăn đầy đủ 3 bữa chính và bữa phụ hàng ngày để con có đủ năng lượng

Trên đây là những “bí kíp” mẹ cần bỏ túi để giúp bé 3 tuổi không còn tình trạng biếng ăn. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích cho mẹ trong việc khắc phục tình trạng biếng ăn của bé yêu nhà mình.

Xì hơi là một trạng thái bình thường của cơ thể bé. Mọi chuyện có vẻ trở nên nghiêm trọng khi bé 3 tuổi xì hơi thối nhiều lần trong ngày. Cùng tìm hiểu xem đâu là trạng thái bình thường? Đâu là trạng thái bất thường? Và cách xử lý như thế nào?

1. Dấu hiệu xì hơi ở trẻ 3 tuổi

Dấu hiệu xì hơi
Dấu hiệu xì hơi

Khi bé bú no, ợ hơi hay xì hơi sẽ phần nào giúp bé thoát hơi ra ngoài. Để có cảm giác dễ chịu hơn. Do đó, xì hơi là điều hoàn toàn bình thường. Quan trọng nhất là số lần xì hơi trong ngày. để biết được tình trạng sức khỏe của bé tốt hay có vấn đề.

Theo các bác sĩ, mỗi ngày bé có thể xì hơi nhiều lần. Nhưng con số này không nên vượt quá 10 lần. Nếu xì hơi quá nhiều và phát ra tiếng lớn. kèm theo đó là mùi hôi thối rất có thể bé đang gặp phải vấn đề về tiêu hóa. Như táo bón chẳng hạn.

Những thức ăn dạng đặc trong giai đoạn ăn dặm. hoặc sữa công thức có thể khiến dạ dày của bé. gặp trở ngại trong việc tiêu hóa thức ăn. Phần lớn trường hợp xì hơi đều vô hại và không nguy cấp. Nhưng nếu để tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến. táo bón, đi tiêu ra máu, kém ăn, mất ngủ, khó chịu trong người… Từ chuyện rất nhỏ nhưng nó cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ 3 tuổi.

Tìm hiểu thêm về tình trạng bé 3 tuổi xì hơi thối.

2. Nguyên nhân khiến trẻ 3 tuổi xì hơi nhiều

Nguyên nhân bé xì hơi
Nguyên nhân bé xì hơi

Nếu mẹ dùng những thức ăn, thức uống chất béo hay nhiều gia vị. thì khi trẻ bú mẹ khả năng tiêu hóa sẽ kém hơn và dẫn đến đầy hơi.

Ăn dặm từ khi chưa tròn 6 tháng cũng là một nguyên nhân. Những trục trặc về tiêu hóa cũng sẽ khiến cho bé xì hơi nhiều hơn.

Trong quá trình bú, khi nút sữa, trẻ cũng nuốt đồng thời cả lượng không khí tràn vào. Đó chính là nguyên nhân khiến trẻ bị chướng bụng, no giả. Phần lớn trẻ bú bình mắc phải tình trạng này thường xuyên hơn trẻ bú sữa mẹ. Chính vì vậy, khi pha sữa cho bé bú, mẹ cần phải tìm cách để. loại trừ khí dư ra khỏi bình.

3. Giúp bé 3 tuổi xì hơi thối khắc phục chứng đầy hơi

Khắc phục chứng đầy hơi
Khắc phục chứng đầy hơi

3.1. Cho bú đúng tư thế

Tư thế cho bú đúng sẽ góp phần đáng kể ngăn chặn tình trạng nuốt khí. Bao giờ đầu bé cũng phải nằm cao hơn phần thân mình. để lượng sữa khi vào đến cơ thể sẽ xuống ngay dạ dày và để lại phần khí dư bên trên. Những hoạt động như xì hơi hay ợ hơi tiếp theo sẽ làm nhiệm vụ tống đẩy lượng khí dư này ra ngoài.

3.2. Lựa chọn đúng loại bình sữa phù hợp cho bé

Việc lựa chọn bình bú hợp lý cho trẻ sẽ giúp hạn chế lượng khí thừa tràn vào. Mẹ có thể chọn mua loại bình có ống thông hơi để hạn chế bớt bong bóng khí. hoặc dùng loại núm vú có thiết kế chuẩn. chảy đúng 1 giây 1 giọt để bé nuốt đủ lượng sữa mình cần. Khi bé bú bình phải dốc sữa tràn lấp cổ bình. để hạn chế bớt khả năng tạo bong bóng khí.

4. Chăm sóc bé 3 tuổi xì hơi thối

4.1. Chọn thực phẩm dễ tiêu hóa

Chọn thực phẩm dễ tiêu hóa
Chọn thực phẩm dễ tiêu hóa
  • Nếu bé còn bú mẹ, hãy hạn chế đến mức tối đa đối với những thực phẩm có chứa caffein.
  • Nếu bé đã bước sang giai đoạn ăn dặm, mẹ không bao giờ được phép quên những thực phẩm giàu chất xơ để giúp bé tiêu hóa lượng thức ăn dung nạp vào được dễ dàng hơn.
    Xem thêm: Thực đơn cho cho trẻ 3 tuổi

4.2. Hỗ trợ bé ợ hơi dễ dàng

Hỗ trợ bé ợ hơi dễ dàng
Hỗ trợ bé ợ hơi dễ dàng
  • Dùng bàn tay khum lại và vỗ từng cái dứt khoát lên phần giữa hai tam giác xương bã vai. Điều này sẽ giúp bé ợ hơi dễ dàng và tống đẩy khí dư ra ngoài. Cách này cũng sẽ hỗ trợ rất lớn trong việc điều trị chứng nôn trớ do trào ngược dạ dày của trẻ nhỏ.
  • Cách khác, bạn có thể dùng một cánh tay đỡ cho bé nằm sấp xuống và lấy bàn tay đỡ cằm bé. Dùng bàn tay của cánh tay còn lại xoa nhẹ lên phần lưng của bé. Chính sức ép lên phần bụng sẽ làm cho bé đẩy hơi ra ngoài.
  • Hoặc bạn cũng có thể cho bé nằm ngửa và đạp chân giống như tư thế người đạp xe đạp. để tống đẩy khí dư ra ngoài cơ thể.
  • Cách massage nhẹ nhàng vùng bụng của bé theo chiều kim đồng hồ vào mỗi sáng. Điều này kích thích nhu động ruột và giúp bé dễ tống đấy hơi ra ngoài bằng đường hậu môn.
  • Ngoài ra, mẹ cũng có thể để bé tự tạo sức ép lên thành bụng bằng cách cho bé nằm sấp. Tuy nhiên, đây không phải là cách để bạn áp dụng khi trẻ vừa ăn xong. Và chỉ nên duy trì mỗi lần tập khoảng 5 phút.

Như vậy, khắc phục được tình trạng đầy hơi cũng chính là cách. để mẹ có thể hạn chế được những cái xì hơi liên tiếp ở trẻ nhỏ. Mẹ cần ý thức được những lợi ích của việc can thiệp sớm đối với những vấn đề mà trẻ gặp phải. như chuyện xì hơi thế này để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe của bé về sau.

Kể chuyện cho bé 3 tuổi là hoạt động thú vị, bố ích dành cho các bé. Hoạt động này không chỉ có ích với bé mà con giúp bố mẹ thư giãn, gần gũi con sau những ngày dài mệt mỏi. Các mẹ hãy cùng Mamamy tìm hiểu về các câu truyện dành cho bé 3 tuổi nhé.

1. Tầm quan trọng của việc kể chuyện cho bé 3 tuổi

1.1 Những đặc điểm của bé ở tuổi thứ 3

Những đặc điểm của bé ở tuổi thứ 3
Những đặc điểm của bé ở tuổi thứ 3

Cơ thể của bé luôn không ngừng phát triển, thể chất, trí não và cảm xúc của bé cũng thay đổi theo từng giai đoạn. Bé ở tuổi thứ 3 có sự khác biệt hoàn toàn so với giai đoạn trước đó, đặc biệt là các đặc điểm về tâm lý.

  • Bé ở độ tuổi này đã có sự nhận thức rõ rệt hơn về thế giới xung quanh mình, biết cách tương tác trở lại với mọi người cũng như những sự vật trước mắt bé.
  • Bé ở giai đoạn này có sự hiếu động, tò mò hơn hẳn. Bé muốn khám phá thế giới, tìm hiểu và cảm nhận mọi thứ một cách chân thật. Vậy nên mẹ đừng quá phiền lòng nếu đôi khi bé nghịch nước hay ném đồ chơi. Mẹ hãy kiên nhẫn và giảng giải cho bé hiểu nhé.
  • Bé 3 tuổi thích được chú ý hơn, thích được nghe những lời khen về mình.
  • Có đôi khi bé trở nên khá bướng bỉnh, bé muốn tự hoàn thành những việc như đi giép, xúc cơm sau đó nhạn được sự tán dương từ bố mẹ.
  • Bé ở độ tuổi này cũng biết cách thể hiện cảm xúc hơn. Đôi khi bé cũng trở nên khá nhạy cảm và dễ dàng bị tổn thương trước những điều nhỏ nhặt.

Với những phản ứng không tốt của bé bố mẹ thường chọn cách “yêu cho roi cho vọt” mỗi khi bé nghịch ngợm, cáu gắt. Thế nhưng đó lại là một biện pháp không thực sự hiệu quả. Ngược lại bố mẹ nên bình tĩnh chỉ dạy bé thông qua việc kể chuyện cho bé 3 tuổi nghe mỗi ngày.

Xem thêm: MẸO DẠY TRẺ 3 TUỔI BƯỚNG BỈNH KHÔNG ĐÒN ROI HIỆU QUẢ

1.2 Tầm quan trọng của việc kể chuyện cho bé 3 tuổi

Tầm quan trọng của việc kể chuyện cho bé 3 tuổi
Tầm quan trọng của việc kể chuyện cho bé 3 tuổi
  • Tạo không gian gần gũi giữa bố mẹ và bé, giúp bố mẹ hiểu bé hơn
  • Giúp bé hiểu hơn về thế giới thông qua câu chuyện mẹ kể
  • Giúp bé phát huy trí tưởng tượng, khả năng ghi nhớ
  • Giúp bồi dưỡng tâm hồn, định hướng nhân cách bé.
  • Tạo cơ hội cho bé bộc lộ cảm xúc của mình
  • Giáo dục cho bé về đâu là đúng – sai, hướng bé hình thành các đức tính tốt.

Xem thêm: Top 5 Câu Chuyện Cổ Tích Hay, Đáng Để Kể Cho Bé 3 Tuổi Nghe Mỗi Tối

Có thể thấy việc kể chuyện cho bé 3 tuổi là một hoạt động có nhiều ý nghĩa thiết thực đối với bé. Mỗi khi bé cư xử không đúng, nghịch ngợm thay vì sử dụng đòn roi bố mẹ hãy dành thời gian để cùng bé điều chỉnh hành vi của mình. Với việc dành ra từ 5-15ph mỗi ngày để đọc truyện cho bé nghe, trò chuyện cùng bé cũng mang lại hiệu quả khác biệt trong việc giáo dục con.

2. Top 3 truyện hay nhất để kể chuyện cho bé 3 tuổi

2.1 Sự tích hoa cúc trắng

Sự tích hoa cúc trắng
Sự tích hoa cúc trắng

Truyện kể về một cô bé sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh rách nát. Có một ngày mẹ không may bị bệnh nặng nhưng nhà nghèo nên không có tiền để mua thuốc. Cô bé vốn hiếu thảo, thương mẹ ốm nặng nên buồn bã vô cùng. Tình cờ có một ông lão đi ngang qua, ông hỏi chuyện cô bé rồi mới nói cho cô biết rằng trong rừng có một gốc cây cổ thụ to, dưới gốc cây chỉ có duy nhất 1 bông hoa. Cô bé chỉ cần lấy bông hoa đó về làm thuốc cho mẹ uống. Bông hoa có bao nhiêu cánh thì mẹ sẽ sống được thêm bấy nhiêu ngày.

Với tấm lòng hiếu thảo, cô bé liền nhờ bà hàng xóm chăm sóc mẹ rồi tiến vào rừng sâu tìm bông hoa ấy. KĐi rât slaau cô bé cũng tìm thấy bông hoa nhưng bông hoa ấy chỉ có bốn cánh. Cô bé không muốn chấp nhận số phận, cô ngồi xuống và xé từng cánh hoa thành nhiều cánh nhỏ. Xé mãi, xé mãi bông hoa trở nên nhiều cánh đến mức không đếm được nữa. Cô bé mang bông hoa về và cứu được mẹ, người đời về sau cũng gọi bông hoa đó là hoa cúc trắng.

Câu chuyện ca ngợi tấm lòng hiếu thảo, yêu thương mẹ và bài học về sự kiên trì. Đây là một câu chuyện khá thích hợp để kể chuyện cho bé 3 tuổi. Sau khi kể chuyện bố mẹ có thể ngồi trò chuyện cùng con rút ra bài học về sự kiên trì, nỗ lực.

2.2 Hai con ngựa

Hai con ngựa
Hai con ngựa

Ở 1 gia đình nọ có 2 con ngựa, 1 con ngựa đực và 1 con ngựa cái. Ngựa cái được chủ ưu tiên cả ngày tha thẩn trên đồng. Ngựa đực thì ngày siêng năng cày đất, đêm mới được nghỉ ngơi ăn cỏ. Ngựa cái thấy thế mới bảo với ngựa đực rằng:

” Tôi nghĩ tại sao anh lại phải kéo cày và làm việc vất vả như vậy nhỉ? Nếu đặt mình vào vị trí của anh, tôi sẽ không chịu. Chủ mà lấy roi quật tôi, tôi sẽ tung vó đá lại.”

Ngựa đực nghe thấy cũng có lý lắm thế là hôm sau làm y như lời ngựa cái nói. Ông chủ thấy ngựa đực ương bướng thì quyết định đóng cái vai cày vào lưng ngựa cái. Thế là ngựa cái phải cày bừa vất vả.

Sau câu truyện này bố mẹ có thể thảo luận cùng bé về sự việc của 2 con ngựa. Bố mẹ sau khi đọc truyện cho bé 3 tuổi cũng có thể dạy bé về nhiệm vụ của mỗi người trong cuộc sống là khác nhau. Không nên xúi giục người khác làm điều xấu nếu không chính mình sẽ phải gánh chịu hậu quả.

2.3 Khỉ và cá sấu

Khỉ và cá sấu
Khỉ và cá sấu

Đây là một câu chuyện khá phù hợp để kể chuyện cho bé 3 tuổi. Truyện kể về khỉ và cá sấu là đôi bạn tốt trong một khu rừng nọ. Hằng ngày khỉ hái quả trên cây đều tặng cho cá sấu 1 phần. Cá sấu đem quả này về cho vợ, không ngờ vợ cá sấu tham lam đòi ăn cả tim khỉ.

Cá sấu phân vân lắm nhưng vì chiều vợ nên cũng nghe theo. 1 hôm cá sấu rủ khỉ ngồi lên lưng mình, cá sấu sẽ chở khỉ đi 1 vòng hồ. Khỉ cũng vui vẻ ngồi lên lưng bạn không ngờ đây lại là âm mưu mà cá sấu lập ra nhằm giết hại khỉ. Khi khỉ biết được chuyện này liền nhanh trí nói với cá sấu rằng tim mình để ở trên cây, nếu muốn lấy tim cá sấu phải chở khỉ vào bờ đã. Cá sấu tin thật thế là chở khỉ vào bờ. Vừa vào đến bờ khỉ liền nhanh chóng leo lên cây, đi mất dạng.

Nhờ sự bình tĩnh, nhanh trí của mình khỉ đã thoát khỏi âm mưu độc ác của cá sấu. Cá sấu vì sự tham lam, ngu ngốc đã thất bại đồng thời mất đi 1 người bạn thân.

Xem thêm: 14 câu chuyện ý nghĩa bạn kể cho bé nghe mỗi đêm

Trên đây là 3 câu chuyện hay, ý nghĩa Mamamy gợi ý cho mẹ để kẻ chuyện cho bé 3 tuổi. Các mẹ có thể dễ dàng tìm thêm truyện trên Internet để đọc cho bé. Các mẹ nên thường xuyên đọc truyện cho bé 3 tuổi nghe để bé 3 tuổi phát triển cảm xúc thật toàn diện nhé.

3. Kết luận

Bé 3 tuổi là giai đoạn phát triển mạnh mẽ về cảm xúc, tâm lý. Các mẹ nên chọn đúng phương pháp để giáo dục các bé. Tranh sử dụng đòn roi làm bé hoảng sợ dẫn tới tâm lý tiêu cực. Kể chuyện cho bé 3 tuổi nghe là phương pháp đơn giản mà mang lại hiệu quả cao. Các mẹ nên kiên trì đọc truyện cho bé mỗi ngày và lắng nghe tâm sự của bé. Hãy làm bạn của con, đồng hành cùng con trong chặng đường trưởng thành mẹ nhé.

Mỗi lần bé táo bón là mỗi lần mẹ lo. Vì ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của con rất nhiều. Khi táo bón, con sẽ cực kì khó chịu, mệt mỏi, ủ rũ. Thậm chí nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến bé đi ngoài ra máu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con. Dưới đây là một vài gợi ý bố mẹ chăm sóc cho bé 3 tuổi bị táo bón.

1. Nguyên nhân bé 3 tuổi bị táo bón

Nguyên nhân bé bị táo bón
Khi táo bón, con sẽ cực kì khó chịu, mệt mỏi, ủ rũ

Để có cách trị táo bón phù hợp trước tiên cha mẹ cần hiểu được nguyên nhân gây ra bé 3 tuổi bị táo bón. Một số nguyên nhân chính có thể kể đến như sau:

1.1. Do chế độ ăn uống bất hợp lý

Ăn quá nhiều thức ăn khô, nhiều đường hoặc thực phẩm giàu đường. Chế độ ăn uống ít chất xơ khiến cơ thể bé gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, nếu bé mất nước hoặc thiếu nước sẽ khiến phân rắn chắc gây ra tình trạng táo bón ở trẻ.

1.2. Do trẻ ít vận động

Những trẻ suốt ngày chỉ xem tivi, nghịch điện thoại… sẽ khiến ruột hoạt động kém. Đây chính là nguyên nhân thường gây ra táo bón ở trẻ 3 tuổi hiện nay.

1.3. Do yếu tố tâm lý

Trẻ sợ hãi, căng thẳng do thay đổi môi trường sống, thói quen hằng ngày hoặc hoàn cảnh gia đình.

1.4. Do thói quen nhịn đi ngoài

Nhịn đi ngoài sẽ khiến phân cứng và khó đào thải hơn. Thông thường, trẻ nhịn đi ngoài xuất phát từ những lý do như sợ đau, mải chơi…

1.5. Do tác dụng phụ của thuốc

Các loại thuốc kháng acid, thuốc gây mê, thuốc kháng cholinergic,… là những loại thuốc có thể để lại tác dụng phụ và làm trẻ 3 tuổi bị táo bón.

1.6. Do tổn thương thực thể ở đường tiêu hoá

Tổn thương ở đường tiêu hóa là một nguyên nhân hiếm gặp và chỉ chiếm tỷ lệ 5%. Tuy nhiên, không thể loại trừ nguyên nhân này. Trẻ bị táo bón có thể do các dị tật bẩm sinh như: hẹp ruột, hẹp hậu môn,…

Xem thêm: Thực đơn cho trẻ táo bón

2. Dấu hiệu nhận biết bé 3 tuổi bị táo bón

Dấu hiệu nhận biết bé bị táo bón
Dấu hiệu nhận biết bé 3 tuổi bị táo bón
  • Giảm tần suất đi ngoài: Thông thường, bé 3 tuổi bị táo bón sẽ có tần suất đi ngoài ít hơn 3 lần/trên tuần. Tuy nhiên, trường hợp số lần đi ngoài giảm nhưng phân vẫn mềm đẹp thì không cần lo lắng. Trong khi đó, nhiều bé vẫn đi hằng ngày nhưng phân ít và khó thì vẫn có thể bị táo bón. Do đó, mẹ cũng cần quan sát kết hợp cùng các dấu hiệu nhận biết khác.
  • Tăng thời gian đi ngoài: Trẻ bị táo bón có thời gian đi ngoài lâu hơn bình thường. do phân của trẻ khô, cứng và rất khó rặn.
  • Bé không thoải mái khi đi vệ sinh: Các bé bị táo bón thường có nhiều biểu hiện như bé rặn đỏ mặt, toát mồ hôi, bé căng thẳng, sợ phải đi ngoài…
  • Phân thay đổi: Cha mẹ có thể nhận biết bé có bị táo bón hay không qua tình trạng phân.

Những dấu hiệu này thường rất dễ phát hiện khi chăm sóc cho trẻ. Đặc biệt khi bị táo bón, trẻ sẽ rất dễ mệt mỏi, quấy khóc, chán ăn, lười ăn. Cha mẹ hãy để ý và sớm đưa con đi khám, tránh chủ quan ảnh hưởng kết quả điều trị của con.

3. Chăm sóc bé 3 tuổi bị táo bón qua chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống cho bé bị táo bón
Bổ sung các thực phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị

3.1. Bổ sung các thực phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị

Các thực phẩm điều trị táo bón tốt có thể kể đến như mồng tơi, khoai lang, chuối, lô hội, rau dền. Mẹ có thể sử dụng các loại thực phẩm này chế biến thành những món ăn mềm, dễ ăn.

3.2. Bổ sung nhóm thực phẩm giàu chất xơ

Các loại rau giàu chất xơ mẹ nên bổ sung cho bé 3 tuổi bị táo bón. bao gồm rau cải xoăn, cải bó xôi, bắp cải, bí ngòi, rau đay, củ cải trắng, đu đủ xanh. Các loại trái cây giàu chất xơ gồm chuối, kiwi, dâu tây, bơ…

3.3. Bổ sung các thực phẩm giàu magie, kẽm

Bổ sung những thực phẩm như hạt bí ngô, hạt lanh, hạt chia, lúa mì, yến mạch… Và các thực phẩm khác như tôm, hàu, cua, thịt bò, ngũ cốc…

3.4. Một số thực phẩm khác

Ăn sữa chua, uống nhiều nước lọc cũng sẽ giúp bé cải thiện đáng kể tình trạng táo bón.

4. Điều trị bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt cho bé 3 tuổi bị táo bón

Điều trị bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt
Điều trị bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt

4.1. Cho trẻ tăng cường vận động

Khi tăng cường vận động, cơ thể trẻ nhất là cơ bụng được hoạt động và co bóp thường xuyên. Đây là việc giúp đại tiện trở nên dễ dàng hơn.

4.2. Xoa bóp bụng

Mẹ có thể khắc phục tình trạng táo bón. bằng cách kích thích hoạt động của nhu động ruột qua việc xoa bụng. Không nên xoa bụng khi trẻ vừa ăn no hoặc đang buồn ngủ.

4.3. Tập thói quen cho bé đi đại tiện đúng giờ

Việc xây dựng thói quen đi đại tiện đúng cách, đúng giờ cho bé rất quan trọng. Mẹ nên cho trẻ ngồi bồn cầu để đi đại tiện mỗi ngày một lần. để cơ thể bé làm quen và tạo phản xạ tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Có thể cho bé tập đi ngoài sau bữa ăn 30 phút – 1 tiếng. vì lúc này nhu động ruột động mạnh giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn.

5. Điều trị bằng thuốc cho bé 3 tuổi bị táo bón

Với trường hợp bé bị táo bón từ 2 – 3 ngày, cha mẹ nên bổ sung men vi sinh. Nếu việc bổ sung 10 ngày chưa có kết quả thì có thể tăng liều lượng và tăng cường thêm chất xơ hòa tan.

Ngoài ra, mẹ cần thăm khám và xin ý kiến bác sỹ. Không nên tự cho bé 3 tuổi bị táo bón uống các loại thuốc.

6. Phòng ngừa như thế nào?

Phòng ngừa bé 3 tuổi bị táo bón
Trẻ 3 tuổi là những đối tượng rất dễ gặp phải tình trạng táo bón

Để tránh tình trạng bé 3 tuổi bị táo bón thì phòng ngừa là biện pháp tốt nhất

Trẻ 3 tuổi là những đối tượng rất dễ gặp phải tình trạng táo bón, do đó cha mẹ nên phòng ngừa cho trẻ bằng cách lưu ý các vấn đề sau:

  • Hạn chế cho bé sử dụng thịt đỏ, đồ ăn cay nóng nhiều dầu mỡ
  • Hạn chế thức ăn nhanh như gà rán, snack, bánh quy khô…
  • Tăng cường cho bé hoạt động thể chất, các trò chơi vận động
  • Sử dụng sữa công thức phù hợp, tránh các loại có lactose cao vì dễ khiến trẻ bị táo bón.
  • Cho bé uống nhiều nước, đặc biệt là mỗi buổi sáng ngay sau khi thức dậy.
  • Cho bé đi tiêu vào một khung giờ cố định đều đặn mỗi ngày.
  • Tăng cường cho bé ăn nhiều rau củ
Trẻ 3 tuổi bị táo bón
Trẻ 3 tuổi là những đối tượng rất dễ gặp phải tình trạng táo bón

Như vậy, có rất nhiều cách trị táo bón cho trẻ 3 tuổi mà các cha mẹ có thể áp dụng trong trường hợp tình trạng táo bón của trẻ ở mức độ nhẹ. Nếu bé bị táo bón nhiều ngày, mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ thăm khám để có biện pháp điều trị phù hợp tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Tìm hiểu thêm về nguyên nhân táo bón ở trẻ 3 tuổi.

Trứng chiên là một món chiên vô cùng quen thuộc và được biến tấu theo nhiều cách làm khác nhau cho nhiều món ngon với mùi vị đa dạng. Hôm nay, hãy cùng vào bếp để thực hiện ngay 2 món trứng chiên nước mắm và nước tương thơm ngon, lạ miệng với các cách chiên trứng cực kỳ đơn giản ngay sau đây nhé!

1. Trứng chiên nước mắm

1.1 Nguyên liệu cách chiên trứng nước mắm

Nguyên liệu cách chiên trứng nước mắm
Để kiểm tra trứng còn mới hay không, mẹ hãy lắc nhẹ, nếu không có sự chuyển động là trứng còn mới, nếu chuyển động mạnh, trứng đã cũ rồi đó ạ
  • Trứng gà 5 quả
  • Nước mắm 4 muỗng canh
  • Hành lá 10 gram
  • Ớt sừng 1/2 trái
  • Đường 4 muỗng canh
  • Muối 1/2 muỗng cà phê
  • Bột ngũ vị hương 1/2 muỗng cà phê Tiêu xay 1/2 muỗng cà phê Dầu màu điều 2 muỗng canh

1.2 Cách chọn mua trứng gà ngon

  • Mẹ chọn mua những quả trứng có vỏ dày, không quá to, chúng thường tươi mới hơn những quả vỏ mỏng, to.
  • Nếu quan sát thấy vỏ trứng quá nhẵn bóng, đó là những quả đã được bảo quản lâu, ăn vào có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Đối với những trứng gà có vỏ ngoài cứng, mẹ hãy quan sát xem có một lớp phấn mỏng bao quanh vỏ hay không, nếu có là trứng tươi.
  • Để kiểm tra trứng còn mới hay không, mẹ hãy lắc nhẹ, nếu không có sự chuyển động là trứng còn mới, nếu chuyển động mạnh, trứng đã cũ.
  • Một cách khác để xem trứng có còn tươi mới hay không, mẹ có thể cho trứng vào thau nước muối pha loãng, trứng còn mới sẽ chìm xuống đáy thau, nằm ngang.
  • Hiện nay đang xuất hiện trứng gà giả, trứng gà tẩy trắng, trứng gà Trung Quốc trên thị trường, hãy mua trứng ở chợ, cửa hàng, siêu thị uy tín để đảm bảo chất lượng của trứng nhé!

1.3 Cách chiên trứng nước mắm

Cách chiên trứng nước mắm
Cách chiên trứng nước mắm cả nhà đều mê

Sơ chế nguyên liệu

  • Rửa sạch nguyên liệu. Tỏi, ớt mẹ dùng dao băm nhuyễn, hành lá cắt nhỏ. Sau đó mẹ đập trứng cho vào tô, thêm 1/2 muỗng cà phê muối và 1/2 muỗng cà phê tiêu xay vào.
  • Dùng cây đánh trứng đánh tan hỗn hợp. Mẹ nên đánh trứng thật đều tay đến khi thấy trứng nổi bọt thì ngừng, cách này giúp trứng khi ăn sẽ mềm và mịn hơn.

Chiên trứng

  • Bắc chảo lên bếp, để lửa thật nhỏ, cho 1 muỗng canh dầu ăn vào chảo, chờ dầu sôi mẹ cho trứng vào. Rồi rắc thêm 1 ít hành và ớt băm lên trên trứng, giúp món trứng chiên trông đẹp mắt hơn.
  • Mẹ đậy nắp chảo, chiên khoảng 3 phút, tắt bếp, chờ 1 phút hãy mở nắp ra, cách này giúp trứng chín đều cả 2 mặt. Sau đó mẹ lấy trứng đặt ra thớt, dùng dao cắt thành các hình tam giác bằng nhau.

Cách chiên trứng nước mắm

  • Mẹ cho vào chén 4 muỗng canh nước mắm, 4 muỗng canh đường, 1/2 muỗng cà phê bột ngũ vị hương, 1 chút tiêu xay, 1 muỗng canh tương ớt, rồi dùng muỗng trộn đều hỗn hợp.
  • Bắc bếp với lửa thật nhỏ, cho vào chảo 2 muỗng canh dầu màu điều, cho tỏi băm nhuyễn vào phi đến khi vàng thơm, tiếp tục cho phần nước sốt đã pha chế vào, nấu khoảng 2 phút.
  • Sau đó cho trứng chiên vào, rắc thêm 1 chút hành lá và ớt và nấu khoảng 3 phút, để ra dĩa và thưởng thức.

2. Trứng chiên nước tương

2.1 Nguyên liệu để chiên trứng nước tương

Nguyên liệu để chiên trứng nước tương
Mẹ cầm trứng trong lòng bàn tay và khẽ lắc, nếu không nghe thấy tiếng là trứng tươi, nên mua mẹ nhé
  • Trứng vịt 4 cái
  • Nước tương 8 muỗng canh
  •  Ớt 1 trái Hành lá 1 ít Dầu ăn 4 muỗng canh Gia vị thông dụng 1 ít(đường/ bột ngọt/ tiêu xay)

2.2 Cách chọn mua trứng vịt tươi ngon

  • Chọn mua trứng màu trắng đục, thường có một lớp bụi phấn trắng phủ quanh, khi cầm lên thấy chắc tay.
  • Không chọn trứng có màu không đồng đều, màu xám đục, bị xỉn màu hay có mùi hôi.
  • Mẹ có thể cầm trứng trong lòng bàn tay và khẽ lắc, nếu không nghe thấy tiếng là trứng tươi, nên mua.

2.3 Cách chiên trứng nước tương

Cách chiên trứng ốp la

Cách chiên trứng nước tương
Cách chiên trứng ốp la
  • Bắc 1 cái chảo lên bếp rồi đun nóng. Cho vào 4 muỗng canh dầu ăn, chờ dầu sôi thì đập lần lượt 4 quả trứng vịt vào, chiên ốp la.
  • Sau khi phần lòng trắng trứng ở dưới đã đông lại, dễ dàng lật lên thì mẹ cho trứng ra 1 cái dĩa.

Mách nhỏ: Nếu cảm thấy khó khăn khi đập trứng vịt vào chảo để chiên ốp la, mẹ có thể đập trứng vào 1 cái chén rồi đổ vào chảo để tránh trứng bị vỡ lòng đỏ nhé.

Làm sốt nước tương

  • Đầu tiên, mẹ rửa sạch hành lá, cắt khúc vừa ăn, chia đôi phần đầu hành và lá xanh.
  • Trong chảo chiên trứng vừa nãy còn 1 ít dầu. Mẹ lại bắc lên bếp đun nóng. Cho vào phần đầu hành để phi thơm.
  • Tiếp theo, cho vào 8 muỗng canh nước tương. 2 muỗng canh đường và 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, đun sôi trong 2 – 3 phút với lửa nhỏ.
  • Sau đó, mẹ cho trứng ốp la vào lại chảo, mở lên lửa vừa, lúc này mẹ rắc thêm hành lá lên và đập nắp vung lại, nấu trong khoảng 3 – 5 phút cho lòng đỏ trứng chín hơi se mặt là đạt.
  • Cuối cùng, khi trứng đã đạt độ chín tới, mẹ rắc 1 ít tiêu xay và cắt nhỏ 1 trái ớt tươi lên trên nữa là hoàn thành rồi.

Mách nhỏ: Nếu muốn để lòng đỏ trứng chín lòng đào. Có thể chảy ra được khi sắn vào thì mẹ chỉ cần nấu trong 3 phút, nhưng nếu muốn trứng chín kĩ hơn thì mẹ có thể nấu lâu hơn nhé.

Tham khảo: Cách làm gỏi sứa hành tây không tanh siêu bổ

Trẻ 4 tuổi khó ngủ là tình trạng rất nhiều mẹ có con nhỏ đang gặp phải. Chứng rối loạn giấc ngủ trong thời đại ngày nay càng ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Khi không có một giấc ngủ ngon, bé sẽ có cả một ngày dài mệt mỏi sau đó. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian ăn uống, ngủ nghỉ, chơi đùa trong cả một ngày. Hãy cùng Góc Của Mẹ tìm ra nguyên nhân và biện pháp điều trị khi bé 4 tuổi khó ngủ.

Trẻ 4 tuổi khó ngủ do nhiều nguyên nhân khác nhau
Trẻ 4 tuổi khó ngủ do nhiều nguyên nhân khác nhau

1. Trẻ 4 tuổi khó ngủ là do những nguyên nhân nào?

Cuộc sống hiện đại có nhiều yếu tố níu giữ trẻ lại khỏi giấc ngủ. Smartphone, máy tính bảng hay TV đều có những nội dung vô cùng hấp dẫn. Nếu mẹ không kiểm soát chặt chẽ thời lượng sử dụng, trẻ 4 tuổi khó ngủ chỉ còn là vấn đề về thời gian. Ngoài việc thức khuya khi sử dụng đồ điện tử, ánh sáng xanh từ các thiết bị này cũng gây hại. Nó làm cho mắt trẻ gia tăng sự kích thích, chống lại cơn buồn ngủ dù đã lên giường. Ngoài ra, còn vô số những lý do khác sẽ được đề cập sau đây để lý giải nguyên nhân trẻ 4 tuổi khó ngủ về đêm.

Dùng thiết bị điện tử trước giờ ngủ rất dễ làm bé mất ngủ
Dùng thiết bị điện tử trước giờ ngủ rất dễ làm bé mất ngủ

1.1. Khung giờ thiếu khoa học

Mẹ cần biết rằng bé có thói quen bắt chước hành vi của bố mẹ. Thông thường, bố mẹ là người đi ngủ sau bé. Thời gian ngủ của bé muộn hơn rất nhiều so với thời điểm bé buồn ngủ. Nếu nhiều lần thấy bố mẹ ngủ muộn, bé cũng dần thay đổi đồng hồ sinh học. Mặc dù đã lên giường, trẻ 4 tuổi khó ngủ là điều dễ hiểu. Thông thường, một ngày bé cần ngủ ít nhất là 10 tiếng. Trong khi trung bình bố mẹ chỉ ngủ khoảng 7 tiếng. Nếu bé cùng sinh hoạt với bố mẹ, thì việc bé 4 tuổi khó ngủ sẽ dễ dàng xảy ra do ngủ thiếu giấc.

1.2. Chỗ ngủ thiếu thoải mái

Bé ngủ cùng bố mẹ thường dễ bị khó ngủ hơn
Bé ngủ cùng bố mẹ thường dễ bị khó ngủ hơn

Khi bé đã 4 tuổi, Góc Của Mẹ khuyên nên cho bé ở phòng riêng nếu gia đình có điều kiện. Điều này vừa tạo không gian riêng tư cho con, vừa giúp bé ngủ ở một nơi thông thoáng hơn. Nhiều khi mẹ ngủ muộn sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng đi vào giấc ngủ sâu của bé. Trẻ 4 tuổi khó ngủ do bị chập chờn, nửa tỉnh nửa mê vì bố mẹ ngủ muộn hơn.

Xem thêm:

Chỉ mặt điểm tên những loại Vitamin giúp bé ngủ ngon

Bé ngủ hay giật mình – mẹ phải làm thế nào?

1.3. Trẻ 4 tuổi khó ngủ vì sợ hãi

Bé nằm một mình thường hay bị sợ ma dẫn đến khó ngủ
Bé nằm một mình thường hay bị sợ ma dẫn đến khó ngủ

Đây là một điểm trừ khi để bé ở phòng riêng. Không có bố mẹ ở cạnh, bé dễ dàng tưởng tượng ra ma quỷ và sinh cảm giác sợ hãi. Không chỉ các bé, ngay cả người lớn cũng khó có thể ngủ ngon khi bản thân đang lo âu, thấp thỏm về một điều gì đó.

1.4. Bé 4 tuổi khó ngủ vì những đồ ăn không có lợi

Đồ ăn ngọt dễ kích thích hệ thần kinh của bé, làm bé khó chìm vào giấc ngủ
Đồ ăn ngọt dễ kích thích hệ thần kinh của bé, làm bé khó chìm vào giấc ngủ

Kẹo bánh – những thực phẩm cực nhiều đường – hoặc đồ ăn dầu mỡ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Đồ ăn có đường kích thích thần kinh của bé hoạt động mạnh hơn. Nhiều bé sau khi ăn đồ ngọt thường rơi vào trạng thái tăng động, khó ngủ. Những đồ ăn có dầu mỡ lại làm bé bị đầy bụng. Cảm giác khó tiêu khiến cho trẻ 4 tuổi khó ngủ về đêm.

1.5. Các căn bệnh ở trẻ 4 tuổi

Bé đang bị sốt, bị cảm thì không dễ đi ngủ. Trái với lầm tưởng của mẹ cho rằng khi đang ốm thì bé mệt nên sẽ dễ ngủ. Nhưng sự thật thì ngược lại hoàn toàn. Tình trạng cảm sốt ở bé 4 tuổi làm cho giấc ngủ khó bắt đầu một cách trơn tru. Ngoài ra, trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi cũng có một giấc ngủ kém sâu hơn. Ngoài ra, khi trẻ ngủ quá nhiều vào buổi trưa, thì buổi tối sẽ là lúc bé 4 tuổi khó ngủ.

2. Làm thế nào để biết bé 4 tuổi khó ngủ?

Bé hay ngáp vặt, trông mệt mỏi rất có thể thường bị khó ngủ
Bé hay ngáp vặt, trông mệt mỏi rất có thể thường bị khó ngủ

Trước tiên, bé khó ngủ tức là sẽ ngủ muộn hơn. Trong khi đó, buổi sáng bé vẫn dậy vào đúng giờ theo lịch sinh hoạt. Như vậy, thời gian ngủ của bé bị rút gọn. Điều này khiến trẻ 4 tuổi khó ngủ thường xuyên ngáp vặt, ngủ gật và mệt mỏi. Thứ hai, trẻ khó ngủ làm cho tâm lý dễ cáu gắt, chán nản, buồn rầu. Trẻ không còn ham thích vui chơi và khám phá. Dấu hiệu thứ ba là thời điểm bé bắt đầu ngủ vào ban đêm. Thường phải đợi đến rất khuya thì mẹ mới thấy bé bắt đầu ngủ. Cuối cùng, trong khi ngủ, bé 4 tuổi khó ngủ hay giật mình, khóc khi thức giấc. Khi tỉnh giấc, bé khó có thể đi ngủ lại.

Xem thêm:

Vì sao phòng ngủ cho bé cũng cần được thiết kế?

Tại sao bé ngủ nghiến răng- làm gì để hạn chế nghiến răng ở con

3. 5 phương pháp giúp bé dễ ngủ hơn mẹ nên làm theo

Đọc sách là cách giúp dễ ngủ hơn cho trẻ 4 tuổi
Đọc sách là cách giúp dễ ngủ hơn cho trẻ 4 tuổi

Bé 4 tuổi khó đi vào giấc ngủ phải làm sao? Làm thế nào để ngủ nhanh hơn, ngủ ngon giấc mỗi đêm? Nếu bạn chưa tìm ra cách nào giúp bé dễ ngủ hãy tham khảo ngay một số phương pháp sau:

  • Tập ngủ cho bé: mẹ cần đều đặn nhắc bé đi ngủ đúng giờ và đủ giấc. Khi bé ở phòng riêng, nếu bố mẹ lo con sợ ma thì có thể làm cách này. Đó là ngủ cùng con cho bé yên tâm. Đến khi bé đã ngủ say rồi, bố mẹ có thể quay trở về phòng riêng.
  • Dỗ trẻ 4 tuổi khó ngủ: bằng cách xoa lưng, xoa đầu thì mẹ có thể làm bé cảm thấy êm ái. Từ đó, bé có thể sẽ dễ ngủ hơn. Ngoài ra, còn có cách hát ru và đọc truyện cho bé trước giờ ngủ.
  • Tập cho bé thư giãn trước giờ ngủ: mẹ có thể tham khảo và dạy cho bé các bài tập thở. Những nhịp thở sâu, đều đặn sẽ giúp cơ thể bé thả lỏng hơn. Từ đó, giấc ngủ cũng dễ dàng đến với bé hơn.
  • Kiểm tra lại không gian nơi bé ngủ: đảm bảo giường, đệm, chăn, gối phải tạo cảm giác thoải mái nhất cho bé. Không gian cần yên tĩnh, có thêm chút ánh sáng nhẹ để bé đỡ sợ, nhiệt độ phòng phù hợp.
  • Thắt chặt chế độ ăn uống: không được ăn quá no trước khi đi ngủ. Bé cần tuyệt đối tránh xa bánh kẹo, nước có ga, nước đá lạnh trước giờ ngủ.

Với những phương pháp bên trên, chắc chắc chuyện trẻ 4 tuổi khó ngủ sẽ được cải thiện rất nhiều. Giấc ngủ trong thời kỳ mới lớn là rất quan trọng. Bố mẹ đừng chủ quan khi thấy bé ngủ kém nhé. Nhờ có giấc ngủ ngon mà cơ thể bé mới phục hồi năng lượng và sẵn sàng cho một ngày dài tiếp theo.

Nguồn tham khảo:

https://hongngochospital.vn/11-ly-do-khien-tre-so-sinh-kho-ngu-khong-ngu-it-ngu-va-cach-doi-pho/

https://www.whattoexpect.com/first-year/baby-sleep-problems.aspx

Bữa sau ăn gì, ngày mai ăn gì, hôm nay ăn gì? là vấn đề tưởng nhỏ nhưng không nhỏ, được rất nhiều mẹ quan tâm. Nếu bí quá không nghĩ ra món mới, hãy tham khảo 5 cách xào mì tôm Mamamy chia sẻ dưới đây nhé!

1. Cách xào mì tôm với rau củ

Cách xào mì tôm với rau củ
Cách xào mì tôm với rau củ

Nguyên liệu cho 2 người ăn:

  • Mì tôm: 2 gói
  • Ớt chuông đỏ: ½ quả
  • Ớt chuông vàng: ½ quả
  • Cải ngọt: 1 bó
  • Nước tương: ½ thìa cà phê
  • Chanh: ½ quả
  • Đường: 2 thìa cà phê
  • Ớt nhỏ đỏ: 1 quả
  • Nấm bào ngư: 100g.

Sơ chế nguyên liệu món mì tôm xào rau củ:

  • Nấm bào ngư rửa sạch, ngâm muối, sau đó sẽ sợi.
  • Ớt chuông, cải ngọt ngâm muối, rửa sạch, cắt sợi.
  • Rau răm ngâm muối, rửa sạch, cắt nhỏ.
  • Cải ngọt rửa sạch, để ráo nước.
  • Cho đường vào nước tương khuấy tan.

Cách làm mì tôm xào rau củ:

  • Nấm bào ngư xào trên chảo dầu đến khi chín thì vớt ra đĩa.
  • Xào cải ngọt, cho hạt nêm vừa ăn, xào đến khi chín thì tắt bếp, cho ra đĩa.
  • Trụng mì tôm qua nước sôi, sau đó xả lại với nước lạnh, trộn thêm với một ít dầu ăn. Sau đó cho mì xào cùng cải ngọt và nấm trước đó, thêm ớt chuông và gia vị vừa ăn.
  • Trộn đều các nguyên liệu với nhau khoảng 1 phút thì tắt bếp, cho mì ra đĩa, rắc thêm rau răm thái nhỏ, nửa thìa nước tương pha đường vào. Sau đó, vắt thêm chanh và thêm ớt cắt nhỏ theo sở thích vào trộn đều và thưởng thức.

2. Cách làm mì tôm xào trứng cà chua

Cách làm mì tôm xào trứng cà chua
Cách làm mì tôm xào trứng cà chua

Nguyên liệu cho 2 người ăn:

  • Mì tôm: 2 gói
  • Trứng gà: 2 quả
  • Cà rốt: 1 củ
  • Cà chua: 1 củ
  • Hành khô, tỏi: 1 củ
  • Gia vị: Dầu ăn, hạt nêm, mắm, đường, bơ, tiêu…

Sơ chế nguyên liệu món mì tôm xào trứng cà chua:

  • Trần mì qua nước sôi khoảng 30 giây, không trần quá lâu mì sẽ bị nhũn, không ngon. Sau đó, vớt ra, trụng qua nước lạnh 1 lần, thêm chút dầu ăn vào đảo đều tránh mì vón cục.
  • Cà chua, cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, thái hạt lựu.
  • Hành, tỏi bóc vỏ, đập dập, băm nhuyễn.

Cách làm mì gói xào với trứng và cà chua:

  • Làm sốt trứng cà chua: Cho dầu và một chút bơ lên chảo, đun nóng. Tiếp đến phi thơm hành tỏi, cho hết cà rốt, cà chua vào đảo đều, nêm gia vị vừa ăn. Xào đến khi chà chua và cà rốt chín mềm, tắt bếp, cho ra đĩa.
  • Lại làm nóng chảo với một thìa cà phê dầu, cho mì và 2 quả trứng vào chảo, đảo đều nhanh tay để chúng hòa quyện với nhau. Cho phần sốt trứng cà chua vào đảo cùng trong 3 phút, nêm gia vị vừa ăn và tắt bếp, món ăn hoàn thành.

3. Cách làm mì gói xào trứng rau củ

Cách làm mì gói xào trứng rau củ
Cách làm mì gói xào trứng rau củ

Nguyên liệu cho 3 người ăn:

  • Mì tôm: 3 gói
  • Trứng gà: 3 quả
  • Nấm kim châm: 150g
  • Bắp cải 350g
  • Tỏi: 1 củ
  • Ớt sừng: 1 quả
  • Cà rốt: 1/2 củ
  • Hành lá: 5 nhánh
  • Dầu ăn: 3 thìa
  • Nước mắm: 1,5 thìa
  • Gia vị: Muối, đường, hạt nêm, tiêu.
Cách làm mì gói xào trứng rau củ
Cách làm mì gói xào trứng rau củ

Sơ chế nguyên liệu mì gói xào trứng rau củ:

  • Trụng mì qua nước sôi 30 giây, vớt ra, nhúng qua nước lạnh rồi để ráo.
  • Bắp cải cắt sợi nhỏ, ngâm nước muối loãng 10 phút, rửa lại nước sạch, vớt ra, để ráo nước.
  • Cà rốt và ớt rửa sạch, gọt vỏ, cắt lát mỏng.
  • Hành lá rửa sạch, bỏ rễ, cắt nhỏ, để riêng đầu hành (phần cuống trắng) và thân hành ( màu xanh).
  • Tỏi bỏ vỏ, rửa sạch, băm nhỏ.
  • Nấm kim châm bỏ gốc, tách nhỏ, ngâm muối loãng 5 phút, vớt ra, rửa sạch với nước, để ráo.
  • Đập 3 quả trứng ra bát, khuấy tan cùng ⅓ thìa cà phê tiêu, ½ thìa nước mắm.

Cách làm mì gói xào trứng rau củ:

  • Phi thơm ½ tỏi băm, cho nấm kim châm vào đảo đều khoảng 1 phút với lửa lớn.
  • Cho đầu hành và bắp cải vào đảo khoảng 1 phút. Lại cho cà rốt, ⅔ thìa đường, ⅔ thìa hạt nêm, 1 thìa nước mắm vào đảo 2 phút. Khi cà rốt và bắp cải chín thì tắt bếp, cho ra đĩa.
  • Làm nóng chảo, cho hết tỏi băm và trứng vào chiên lửa vừa. Khi trứng chín, cho mì và gói gia vị mì vào đảo đều.
  • 2 – 3 phút sau cho hết phần rau đã xào vào, thêm hành lá cắt nhỏ. Cuối cùng tắt bếp, cho mì ra đĩa, trang trí và thưởng thức.

4. Cách làm mì xào với xúc xích

Cách làm mì xào với xúc xích
Cách làm mì xào với xúc xích

Nguyên liệu cho 1 người ăn:

  • Mì gói: 1 gói
  • Xúc xích: 2 cái
  • Trứng gà: 1 quả
  • Hành khô: 2 củ
  • Gia vị: Hạt nêm, muối

Cách làm mì tôm xào với xúc xích:

  • Trần mì qua nước sôi 30 giây, vớt ra để ráo. Xúc xích thái chéo lát mỏng. Hành khô bóc vỏ, rửa sạch, băm nhỏ.
  • Xào qua xúc xích với 1 thìa cà phê dầu ăn khoảng 1 phút, tắt bếp, cho ra đĩa.
  • Phi thâm hành trên chảo nóng với 1 thìa cà phê dầu ăn. Khi hành thơm thì cho mì vào đảo nhanh tay trên lửa lớn. Sau đó, đập trứng vào đảo cho quyện vào mì, nêm gia vị vừa ăn.
  • Xào mì khoảng 2 phút thì tắt bếp, cho xúc xích vào đảo đều, tắt bếp, cho mì ra đĩa. Vậy là xong, chưa đến 10 là có bữa ăn ngon rồi.

5. Cách làm mì xào với bò và cà chua

Nguyên liệu cho 2 người ăn:

  • Mì tôm: 2 gói
  • Thịt bò: 200g
  • Cà chua: 3 – 5 quả
  • Hành tây: 1 củ
  • Cà rốt: 1 củ
  • Cần tây và rau thơm
  • Tỏi: 1 củ
  • Các loại gia vị nêm nếm: dầu ăn, hạt nêm, hạt tiêu, đường, muối, ớt…

Sơ chế nguyên liệu món mì gói xào thịt bò sốt cà chua:

  • Trần mì qua nước sôi 30 giây, điều chỉnh thời gian tránh để mì quá mềm. Vớt ra, ngâm nước lạnh 5 giây, vớt ra, để ráo.
  • Rửa sạch cà chua và cà rốt, cắt hạt lựu. Tỏi bỏ vỏ, băm nhuyễn.
  • Hành tây và rau cần rửa sạch, ngâm nước muối loãng 5 phút, rửa lại với nước, vớt ra, để ráo. Hành tây cắt sợi nhỏ, rau cần cắt khúc vừa ăn, khoảng 4 – 5cm.
  • Thịt bò rửa sạch, thái miếng mỏng, ướp với 1 thìa cà phê dầu ăn, ½ thìa cà phê hạt tiêu, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê đường trong 15 – 20 phút.

Cách làm mì tôm xào với thịt bò sốt cà chua:

  • Làm nước sốt cà chua: Cho chút bơ và 1 thìa dầu ăn vào chảo đun nóng chảy với lửa nhỏ.
  • Khi dầu và bơ nóng thì phi thơm hành và tỏi, cho thịt bò vào xào đến khi săn lại thì bỏ ra đĩa.
  • Cho cà chua, cà rốt, hành tây, cần tây vào chảo đó đảo đều, nêm gia vị vừa ăn.
  • Lại cho phần thịt bò đã xào vào xào 3 – 4 phút, thì tắt bếp.
  • Bày phần mì đã tràn ra đĩa, cho thịt bò và nước sốt trong chảo lên, đảo đều và thưởng thức. Có thể thêm xì dầu và tương ớt để tăng hương vị.

Trên đây là 5 cách xào mì tôm vừa ngon, vừa dễ làm, lại tiết kiệm thời gian. Những món này rất phù hợp với ngày mệt mỏi, không biết ăn gì. Tuy nhiên, không nên ăn nhiều, dễ bị nóng trong.

Xem thêm:

Cách xào bắp ngon ăn mãi không chán

Cách xào cà tím bắt cơm lại đơn giản dễ làm

Vấn đề ăn uống ở trẻ chưa bao giờ khiến mẹ thôi hết lo lắng. Chỉ cần con có những biểu hiện bất thường cũng đã làm mẹ phải suy nghĩ rồi. Biếng ăn, chán ăn thì lại càng nghiêm trọng hơn. Nếu con không chịu ăn đủ chất, đủ bữa có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của bé. Ngoài ra nó cũng có thể gây ra tình trạng sụt cân, suy dinh dưỡng ở bé. Vì vậy mà trẻ 18 tháng biếng ăn chính là tình trạng mà nhiều mẹ đau đầu. Vậy mẹ phải làm sao để giải quyết tình trạng này bây giờ? Hãy theo dõi bài viết dưới đây mẹ nhé!

Tìm hiểu: MẸ LÊN THỰC ĐƠN CHO BÉ 3 TUỔI BIẾNG ĂN

1. Nguyên nhân khiến trẻ 18 tháng biếng ăn

Nguyên nhân khiến trẻ 18 tháng biếng ăn
18 tháng tuổi là thời điểm bé đang hoàn thiện quá trình mọc răng

Trước khi tìm hiểu cách khắc phục, mẹ cần biết nguyên nhân bé 18 tháng biếng ăn đến từ đâu. Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ. Trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân như sau:

  • Do bé đang mọc răng: 18 tháng tuổi là thời điểm bé đang hoàn thiện quá trình mọc răng. Khi răng mọc lên sẽ khiến con bị sưng, nhức ở nước, lợi khiến việc ăn uống gặp khó khăn.
  • Do thói quen chăm sóc trẻ không đúng cách của cha mẹ. Ví dụ như mẹ ép con ăn quá nhiều, thực đơn nhàm chán, cho bé ăn vặt trước bữa chính, thói quen ăn rong… Chế độ ăn của bé không cân bằng, thiếu chất này thừa chất kia. Việc này sẽ dẫn đến biếng ăn, lười ăn ở trẻ.
  • Do thiếu chất xơ trong thực đơn, một chất kích thích ăn ngon miệng ở trẻ.
  • Do không thấu hiểu tâm lý của con: Khi bé được 18 tháng tuổi, bé đã biết phân biệt được thức ăn mình thích hoặc không và có hành vi lựa chọn. Mẹ không nắm bắt được tâm lý con sẽ khiến con chán ăn.
  • Do bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa…
  • Do bé không được bú sữa mẹ từ nhỏ cũng là một nguyên nhân. Thường những bé phải dùng sữa ngoài sẽ có hệ tiêu hóa kém hơn so với những bé dùng sữa mẹ từ những tháng đầu đời.

2. Nên làm gì khi bé 18 tháng biếng ăn?

Nên làm gì khi bé 18 tháng biếng ăn?
Mẹ nên tập cho bé ăn vào các khung giờ nhất định trong ngày

Khi phát hiện dấu hiệu bé 18 tháng biếng ăn, mẹ nên có biện pháp để giúp con ăn ngon miệng và tiêu hóa tốt hơn. Mẹ nên lưu ý những điều sau đây:

  • Tích cực bổ sung các lợi khuẩn cho bé như: sữa chua, men tiêu hóa… Như vậy sẽ kích thích lợi khuẩn ở đường ruột giúp bé dễ tiêu hóa hơn, hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.
  • Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý: ăn uống đủ chất, bổ sung thêm chất xơ.
  • Mẹ nên tập cho bé ăn vào các khung giờ nhất định trong ngày. Hạn chế cho bé ăn vặt trước bữa ăn tránh ngang bụng.
  • Bổ sung thêm các khoáng chất như kẽm, vitamin nhóm B, lysine giúp kích thích vị giác.
  • Trang trí món ăn đẹp mắt để bé cảm thấy hứng thú hơn.
  • Chờ đến khi bé đói mới cho ăn cũng là 1 biện pháp.
  • Tuyệt đối không ép bé ăn, ăn rong…

3. Thực đơn cho bé 18 tháng biếng ăn

Để kích thích vị giác giúp con ăn ngon miệng hơn, mẹ nên lên thực đơn cho bé. Sau đây Góc của mẹ xin giới thiệu thực đơn cho bé 18 tháng biếng ăn chi tiết theo tuần:

3.1. Thứ Hai

  • 6 giờ: 100ml sữa, 1 chén nui xào thịt heo
  • 9 giờ: ăn nhẹ bánh flan và 100ml sữa
  • 11 giờ: ăn trưa cháo thịt bò nấu bí đỏ
  • 14 giờ: 50ml nước cam, rau cải luộc cắt nhỏ
  • 16 giờ: ăn tối cháo cá nấu cùng cải bó xôi
  • 20 giờ: 200ml sữa hoặc sữa chua
Thực đơn cho bé 18 tháng biếng ăn
Thực đơn cho bé 18 tháng biếng ăn

3.2. Thứ Ba

  • 6 giờ: 1 chén hủ tiếu với gan, tim heo và 100ml sữa
  • 9 giờ: 100ml sữa hoặc sữa chua
  • 11 giờ: ăn trưa 1 chén cháo tôm và bắp cải
  • 14 giờ: 1 quả chuối và 150 ml sữa
  • 16 giờ: ăn tối 1 phần cháo trứng, cà rốt, cà chua với cá lóc lọc xương
  • 20 giờ: 100ml sữa

3.3. Thứ Tư

  • 6 giờ: 1 phần bún thịt bò cải xanh và 100ml sữa
  • 9 giờ: sữa chua và bánh bông lan
  • 11 giờ: ăn trưa 1 chén cháo tôm cá chép và cà rốt luộc
  • 14 giờ: ăn nhẹ 1 miếng đu đủ chín và 150ml sữa
  • 16 giờ: 1 phần cháo thịt bằm và rau muống xào
  • 20 giờ: 200ml sữa

3.4. Thứ Năm

  • 6 giờ: 1 phần súp tôm cua với thịt bò bằm, 100ml sữa
  • 9 giờ: bánh quy và sữa chua
  • 11 giờ: ăn trưa 1 chén cháo đậu hũ trứng và rau ngót
  • 14 giờ: 1 hộp váng sữa và nho
  • 16 giờ: 1 phần cháo hến/ngao/trai, 1 cây xúc xích và su hào luộc
  • 20 giờ: nửa quả táo chín và 200ml sữa

3.5. Thứ Sáu

  • 6 giờ: 1 phần bánh canh tôm, cà rốt luộc và 100ml sữa
  • 9 giờ: 1 quả trứng luộc và 100ml sữa
  • 11 giờ: ăn trưa 1 phần cháo cua và rau dền
  • 14 giờ: 1 hộp váng sữa và 1 quả quýt
  • 16 giờ: ăn tối 1 phần cháo lươn và bí đao luộc
  • 20 giờ: 200ml sữa và sữa chua
Thực đơn cho bé 18 tháng biếng ăn
Thực đơn cho bé 18 tháng biếng ăn

3.6. Thứ Bảy

  • 6 giờ: 1 phần phở gà với súp lơ xanh, 100ml sữa
  • 9 giờ: bánh mì phô mai con bò cười và sữa chua
  • 11 giờ: 1 phần cháo tôm và ngao, 1 quả dưa chuột
  • 14 giờ: 1 quả chuối và 150ml sữa
  • 16 giờ: 1 phần cháo ruốc và rau xà lách sốt cà chua
  • 20 giờ: 200ml sữa và nho

3.7. Chủ Nhật

  • 6 giờ: 1 phần bún riêu cua và 1 miếng phô mai con bò cười
  • 9 giờ: 2 quả trứng luộc, nửa quá táo và 100ml sữa
  • 11 giờ: 1 phần cháo gà với đậu xanh và rau má luộc
  • 14 giờ: 1 miếng xoài chín, 150ml sữa
  • 16 giờ: 1 phần cháo ếch với mướp luộc
  • 20 giờ: sữa chua và 200ml sữa

Mẹ có thể thay đổi thực đơn cho bé 18 tháng biếng ăn theo dạng này để bữa ăn đa dạng hơn. Trẻ 18 tháng biếng ăn là một việc mà mẹ hoàn toàn có thể cải thiện. Chúc mẹ thành công!

Tham khảo: Thực đơn cho bé 18 tháng ăn mau chóng lớn

Ếch xào sả ớt được xem là món ngon nhất của các món chế biến từ ếch đó. Ếch là loại thực phẩm dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, phù hợp với nhiều đối tượng ở các độ tuổi khác nhau. Ếch xào sả ớt có lớp thịt săn chắc nhưng cũng rất mềm ngọt, hấp dẫn. Học ngay cách làm ếch xào sả ớt đơn giản dễ làm cực nhanh, mà lại ngon. Dưới đây nhà mình sẽ bật mí cho mẹ cách làm ếch xào sả ớt dễ ăn cho gia đình mình nhé

1. Cách chọn mua ếch ngon

Cách chọn mua ếch ngon
Cách chọn mua ếch ngon

Khi mua ếch nên chọn ếch đồng tự nhiên vì thị chắc và ngọt, không nên chọn ếch nuôi. Vì tuy béo nhưng thịt nhiều nước và vị thịt thường rất nhạt nhẽo.

Một số đặc điểm để bạn có thể lựa chọn được 1 con ếch ngon như: đầu thon, mắt sáng, gân guốc, da bông vàng sang hoặc bông đen, bụng trắng hoặc ửng vàng…

Nên chọn mua những con ếch béo, kích thước to và màu da vàng.

2. Chế biến an toàn phù hợp với cách làm ếch xào sả ớt

Chế biến an toàn phù hợp
Chế biến an toàn phù hợp

Các món được làm từ thịt ếch rất ngon đặc biệt như cách làm ếch xào sả ớt. Tuy nhiên trong thịt ếch còn có ấu trùng giun đầu gai. Sau khi vào dạ dày, ấu trùng này sẽ chui qua vách dạ dày và di chuyển khắp cơ thể, chui vào mắt, gan, phổi, ổ bụng… Nếu vào mắt sẽ gây sưng, xuất huyết trong mắt, mù mắt. Nếu ấu trùng chui vào gan, phổ. Chúng sẽ gây đau ở vùng gan, viêm phổi, tràn dịch màng phổi, viêm tụy cấp, đau bụng…

Do đó, để sơ chế ếch sao cho đúng, khử được mùi tanh. Nhất là đảm bảo an toàn sức khỏe chính là điều mà mẹ nào cũng cần phải biết được. Khi chế biến thịt ếch tại nhà, mẹ đừng quên những lưu ý sau đây:

  • Khi chế bến ếch phải lọc phần xương sống. Vì phần xương sống có chất gây tê, có hại cho sức khỏe.
  • Khi rửa thịt ếch, mẹ nên lưu ý phải rửa bằng rượu gừng (rượu + gừng ngâm) để khử mùi tanh.
  • Nếu không có rượu, mẹ thay bằng muối và giấm như nhiều mẹ vẫn thường dùng. Có thể khử được một phần mùi tanh. Tuy nhiên, hiệu quả của việc rửa bằng rượu gừng sẽ tốt hơn.
  • Chần ếch bằng hỗn hợp bột nghệ và rượu gừng. Có tác dụng lấy màu và diệt khuẩn.
  • Dù là rán, chiên, xào hay nấu cháo cũng nên chần ếch trước để diệt khuẩn. Ngoài ra, thịt ếch sẽ săn lại và khi xào, rán sẽ ngon và lên màu đẹp hơn.

3. Lợi ích của thịt ếch đối với sức khoẻ

Lợi ích của thịt ếch đối với sức khoẻ
Lợi ích của thịt ếch đối với sức khoẻ

Với các dưỡng chất như protein, chất béo, đường, vitamin A, B, D, E, cùng các khoáng chất canxi, phốt pho, kali, natri, sắt, đồng,… thịt ếch được xem là thực phẩm rất tốt cho cơ thể. Protein trong thịt ếch giúp vết thương chóng lành ở người bệnh tiểu đường. Những người bệnh thiếu máu nên ăn thịt ếch vì có hàm lượng chất sắt dồi dào.

Thịt ếch cũng là thực phẩm lý tưởng với những người muốn giảm cân. Vì trong một đùi ếch chứa 73g calories và 16g protein. Có thể để đến các món ếch phù hớp với cách làm ếch xào sả ớt vì nó rất đơn giản

Theo Đông y, thịt ếch có tính hàn, vị ngọt, không độc có tác dụng bồi bổ, lợi tiểu, thanh nhiệt. Giúp cơ thể khoẻ mạnh, ăn ngủ ngon. Bên cạnh đó, thịt ếch còn được dùng để bồi dưỡng cho phụ nữ sau sinh nở và người mới ốm dậy.

Đặc biệt, ăn thịt ếch giúp cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em. Hỗ trợ điều trị các chứng bệnh ở trẻ như ra mồ hôi trộm, biếng ăn, ho, sốt,…

4. Cách làm ếch xào xả ớt

Cách làm ếch xào xả ớt
Cách làm ếch xào xả ớt

4.1. Nguyên liệu phù hợp với cách làm ếch xào sả ớt

  • Ếch làm sạch 500 gr
  • Ớt chuông đỏ 1/2 trái
  • Hành khô 1 củ
  • Tỏi khô 1 củ
  • Sả 3 cây
  • Ớt cay 1 trái
  • Gừng tươi 1 nhánh
  • Hành lá 5 cây
  • Nước hàng tạo màu 20 ml
  • Gia vị (muối/đường/hạt nêm/nước mắm)

4.2. Sơ chế ếch phù hợp với cách làm ếch xào sả ớt

Nếu nhờ người bán làm hộ, khi mua về mẹ chỉ cần lột da ếch. Tách đường gân chỉ trên đùi ếch rồi rửa lại với nước muối pha loãng cho sạch. Dùng dao chặt ếch thành những miếng vừa ăn, cho vào tô.

Sả bóc lớp vỏ ngoài, chặt bỏ gốc, cắt bỏ phần lá già bên trên. Rồi đem rửa sạch, đập dập rồi thái nhỏ. Ớt chuông rửa sạch, thái miếng nhỏ vừa ăn. Hành khô bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ. Tỏi khô bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ.

Gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch, đập dập, băm nhỏ. Ớt tươi rửa sạch, cắt đầu, bỏ hạt, băm nhỏ. Hành lá nhặt gốc, rửa sạch, thái khúc dài khoảng 2 – 3cm.

Ướp thịt ếch với gia vị: Cho vào tô ếch 1/2 muỗng cà phê nước mắm ngon, 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê nước hàng để tạo màu, 1/2 muỗng cà phê hạt tiêu xay. Gừng băm nhỏ và một ít ớt băm, hành băm, tỏi băm. Trộn đều rồi ướp trong khoảng 30 phút cho ếch thấm gia vị. Tiếp theo thì sẽ qua bước quan trọng hướng dẫn cách làm ếch xào sả ớt mẹ nhé.

4.3. Xào ếch với ớt chuông

Bắc chảo lên bếp cho khô, mẹ đổ chút dầu ăn vào, đợi dầu nóng già thì cho tỏi băm, hành băm, sả băm vào phi thơm. Khi hành tỏi dậy mùi thơm và xém vàng thì mẹ cho thịt ếch vào xào, đảo đều cho thịt ếch săn và thấm gia vị. Thời gian xào khoảng 4 – 5 phút là chín.

Tiếp theo, bạn cho ớt chuông vào đảo cùng, nêm nếm gia vị vừa ăn. Rồi xào tới khi ớt chuông chín tới thì thêm hành lá cắt khúc vào đảo đều, trút ra đĩa rồi ăn nóng.

Mẹ có thể múc thịt ếch ra đĩa rồi trang trí cho đẹp mắt. Cách làm ếch xào sả ớt vô cùng dễ và đơn giản để cho mẹ có thể chuẩn bị món ăn cho gia đình vào bữa cơm

4.4. Kết quả thành phẩm

Ếch xào sả ớt có thể ăn với cơm trắng hoặc làm món nhậu đều rất ngon. Vị cay cay, thơm thơm, đậm đà của món ăn sẽ rất thích hợp để thưởng thức trong những ngày trời mưa hoặc thời tiết se lạnh.

Thịt ếch dai ngon, thấm gia vị đậm đà. Ớt chuông chín tới, giòn ngon. Sả hơi khô, ăn dai dai hấp dẫn.

Xem thêm:

Cách nấu cháo ếch cho bé ăn dặm ăn “đã miệng”

Cách xào rau muống đảm bảo dinh dưỡng cho bé yêu

Giỏ hàng 0