Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bé 2 tháng mặc tã gì? Mẹ đang muốn chọn tã dán cho bé 2 tháng tuổi nhưng không biết loại nào phù hợp nhất với con? Đừng lo! Đọc bài viết này, mẹ sẽ biết được chi tiết cách chọn tã dán cực chất lượng cho bé yêu!

Lựa chọn tã dán cho trẻ 2 tháng tuổi sẽ tốt nhất và thuận tiện nhất
Lựa chọn tã dán cho trẻ 2 tháng tuổi chất lượng để bé yêu của mẹ thoải mái nhất

1. Kinh nghiệm chọn mua tã dán cho bé 2 tháng tuổi

Kinh nghiệm chọn tã dán cho trẻ 2 tháng tuổi: chọn tã chuẩn size theo cân nặng, giới tính, số lượng tã phù hợp, chọn mua của thương hiệu uy tín, đảm bảo chất lượng. Cụ thể:

1.1. Chọn tã dán phù hợp với cân nặng của bé

Hiện nay, hầu hết các thương hiệu sẽ có 1 bảng size tã theo cân nặng của con. Vì vậy, trước khi mua, mẹ tham khảo bảng size tã của thương hiệu đó để chọn được size vừa vặn nhất.

Dưới đây là ví dụ về bảng chọn size tã dán ULTRAFLOW Mamamy:

Bảng size tã dán Mamamy Ultraflow
Bảng size tã dán cho trẻ 2 tháng tuổi Mamamy Ultraflow

Bé 2 tháng tuổi thường có cân nặng 4 – 6 cân. Theo bảng size ở trên, mẹ chọn size S cho bé là vừa. Nếu muốn bé thoải mái hơn, mẹ có thể cân nhắc size M, bởi giai đoạn này bé lớn rất nhanh, tã dán cho bé 2 tháng tuổi chỉnh sửa được kích thước nên mẹ yên tâm bé mặc không bị rộng đâu ạ.

1.2. Chọn tã có chất lượng tốt: An toàn, thông thoáng, chống tràn tối đa

Bé 2 tháng tuổi thì an toàn là ưu tiên hàng đầu rồi mẹ nhỉ? Mẹ nên chọn tã có thành phần ít nhất phải đảm bảo 2 yếu tố:

  • Sợi bông tự nhiên, vừa an toàn vừa giúp tã không bị vón cục.
  • Không chứa tác nhân gây kích ứng như: hương liệu nhân tạo, paraben,…

Yếu tố tiếp theo không kém phần quan trọng là khả năng thấm hút của tã. Mẹ ưu tiên chọn tã có mật độ hạt SAP dày để thấm hút tốt, “khóa chặt chất lỏng” chống thấm ngược. Từ đó, mông bé luôn khô thoáng, ngừa hăm và mẩn đỏ tối đa.

Nếu mẹ chưa rõ hạt SAP là gì? Mẹ xem ngay ở ĐÂY nha!

Tã có càng nhiều hạt SAP thì khả năng thấm hút càng cao
Tã dán cho bé 2 tháng tuổi có càng nhiều hạt SAP thì khả năng thấm hút càng cao

Thông thoáng cũng là yếu tố mẹ cần chú ý khi chọn tã. Tã thông thoáng sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu nhất khi mặc, đặc biệt vào mùa hè. 3 tiêu chí quyết định sự thông thoáng của tã:

  • Tã mỏng: Tất nhiên rồi! Càng mỏng càng thông thoáng mẹ ạ!
  • Bề mặt tã dạng 3D kim cương nổi hoặc dạng sóng: Thiết kế này giúp hạn chế tiếp xúc bề mặt giữa mông bé và tã, tạo độ thoáng để không khí lưu thông.
  • Cơ chế thoát khí ở mặt đáy của tã: Tã có cơ chế thoát khí hai chiều ở mặt đáy giúp con  không bị nóng, hấp hơi gây bí bách.
Cấu trúc kim cương 3D tạo nên hàng nghìn rãnh thoát khí giúp mông bé luôn khô thoáng
Cấu trúc kim cương 3D tạo nên hàng nghìn rãnh thoát khí giúp mông bé luôn khô thoáng

1.3. Chọn tã dán cho trẻ 2 tháng tuổi phù hợp với giới tính

Mỗi bé sẽ có một phong cách đi nhẹ khác nhau. Do đó mẹ chú ý nên chọn tã dán cho bé 2 tháng tuổi phù hợp với giới tính của bé:

  • Với bé gái: Cần chọn tã thấm hút nhiều ở phần giữa và phía sau.
  • Với bé trai: Cần chọn bỉm có lớp lót phụ thêm ở phía trước, màng ngăn hai bên để đảm bảo không bị tràn nước tiểu làm ướt bé.

Mẹo nhỏ: Tã dán Mamamy có dải SAP trải dài đều bên trong miếng tã, giúp thấm hút tốt  trên toàn bộ tã. sử dụng tã Mamamy, mẹ không cần bận tâm yếu tố giới tính bé nữa mẹ nha!

Tã dán Mamamy có lớp SAP trải dài, giúp thấm đều, giữ nước tối đa
Tã dán Mamamy có lớp SAP trải dài, giúp thấm đều, giữ nước tối đa

1.4. Chọn số lượng tã phù hợp với bé 2 tháng tuổi

Ở thời điểm 2 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé đã dần ổn định hơn, mẹ cũng tăng dần lượng sữa cho bé. Mỗi ngày bé sẽ đi vệ sinh khoảng 6 đến 8 lần (tương ứng với khoảng 6 đến 8 miếng bỉm mỗi ngày). Vì vậy, mẹ cần khoảng 180 đến 240 miếng tã mỗi tháng cho bé nhé!

1.5. Chọn tã dán cho trẻ 2 tháng tuổi của thương hiệu uy tín

Việc lựa chọn tã dán cho bé 2 tháng tuổi đến từ những thương hiệu nổi tiếng, uy tín sẽ giúp mẹ luôn đảm bảo được tính an toàn, hiệu quả khi sử dụng cho bé. Ngoài ra, thương hiệu uy tín luôn chú trọng trong mọi khâu sản xuất, từ nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm đầu ra, mẹ và bé an tâm sử dụng.

Một số thương hiệu tã dán cho trẻ 2 tháng tuổi uy tín mẹ có thể tham khảo như: Mamamy, Merries, Huggies,…

Mamamy - một trong những thương hiệu tã uy tín nhất trên thị trường hiện nay
Mamamy – một trong những thương hiệu tã uy tín nhất trên thị trường hiện nay

2. Lưu ý khi sử dụng tã dán cho trẻ 2 tháng tuổi để chống hăm hiệu quả

Nếu mẹ đang băn khoăn tã dán dùng như thế nào? Bé 2 tháng nhà mình có một số đặc điểm riêng mà mẹ cần chú ý khi sử dụng tã:

  • Chú ý giới tính của bé khi thay tã: Với bé gái, mẹ lau theo chiều từ bộ phận sinh dục xuống hậu môn, tránh làm ngược lại vì có thể đưa vi khuẩn từ hậu môn lên bộ phận sinh dục của con. Với bé trai, mẹ chú ý quan sát đầu dương vật, nếu có biểu hiện bất thường như sưng đỏ, chảy dịch mủ,… có thể bé bị viêm bao quy đầu.
  • Không sử dụng phấn rôm rắc lên bộ phận sinh dục vì có thể gây kích ứng, viêm nhiễm âm đạo.
  • Thay tã thường xuyên cho bé khoảng 2 – 3 tiếng/lần: Mẹ kiểm tra tã của bé thường xuyên (2 tiếng/lần) để kịp thời thay tã cho bé. Nếu thấy bé đi nặng, mẹ cần thay tã cho bé ngay, tránh để mông bé tiếp xúc lâu với phân và nước tiểu gây hăm tã. Để tìm hiểu kỹ hơn, mẹ có thể tham khảo thêm ở bài viết Tã dán dùng trong bao lâu?
  • Tránh xa các chất kích ứng da bé: Không sử dụng khăn lau/xà phòng hoặc bất kỳ sản phẩm làm sạch chứa những chất dễ gây kích ứng cho bé: Hương liệu nhân tạo, chất tạo bọt bề mặt, chất bảo quản paraben,…
  • Không chà sát da bé quá mạnh, dễ làm xước da bé, từ đó vi khuẩn sẽ dễ xâm nhập gây bệnh hơn.
  • Không mặc tã quá chật cho bé: Tã bó chặt vào người bé sẽ khiến bé khó chịu, không khí khó lưu thông và tạo cảm giác bí bách. Nhất là khi bé đã tè, đi vệ sinh vào tã. Nước tiểu, phân trong tã sẽ tạo môi trường ẩm ướt, dễ gây hăm cho bé.
  • Trong trường hợp tã bị thấm ngược trở lại có thể bởi 2 nguyên nhân: Một là độ thấm hút của tã không đủ tốt. Hai là kích thước tã nhỏ hơn so với cân nặng của bé. Cả 2 trường hợp này mẹ cần nên xem xét để đổi kích thước tã hoặc loại tã khác.
Chọn tã dán cho trẻ 2 tháng tuổi chất lượng và phù hợp sẽ giúp bé thoải mái hơn, ngừa hăm và mẩn đỏ
Chọn tã dán cho trẻ 2 tháng tuổi chất lượng và phù hợp sẽ giúp bé thoải mái hơn, ngừa hăm và mẩn đỏ

3. Tã dán Mamamy Ultraflow – lựa chọn tối ưu cho bé 2 tháng tuổi

Tã dán cho bé 2 tháng tuổi Mamamy được các mẹ bỉm ưu ái gọi tã “chanh xả”, tã “xịn xò” vì loạt từ khóa “ngủ ngon xuyên đêm”, “siêu mỏng”, “không tràn bờ đê”. Cùng với đó là rất nhiều đánh giá 5 sao trên các trang mua hàng trực tuyến. Điều gì khiến các mẹ “chim ưng” tã Mamamy vậy? 5 lý do dưới đây là câu trả lời cho mẹ!

1 – Khả năng thấm hút gấp 2 lần: Mẹ để ý, các loại bỉm thông thường hiện nay chỉ sử dụng bông trộn lẫn hạt SAP hoặc dùng 1 lớp hạt SAP ngắn ở giữa bỉm. Chính điều này sẽ khiến miếng bỉm sẽ rất dễ bị vón cục ở bên trong và rất dễ bị tràn ở những lần con tè tiếp theo. Bỉm Mamamy đặc biệt thiết kế miếng SAP siêu thấm hút trải dài xuyên suốt trong bỉm, giúp chất lỏng được ngấm đều toàn bộ tã, đồng thời tăng khả năng làm khô của tã Mamamy đáng kể. Chỉ 10-15s sau khi con tè là bề mặt tã đã khô rong, sờ vào bề mặt tã cảm giác như mới nguyên, không bị ẩm ướt khi bé mặc.

Tã dán Mamamy có khả năng thấm hút gấp 2 lần các loại tã thông thường
Tã dán cho bé 2 tháng tuổi Mamamy có khả năng thấm hút gấp 2 lần các loại tã dán thông thường

2 – Siêu khô thoáng: Thiết kế tã siêu mỏng chỉ 5mm kết hợp cùng bề mặt kim cương với hàng nghìn rãnh thấm hút, giúp chất lỏng nhanh chóng đi vào bên trong miếng tã. Nhờ đó không khí trong tã luôn được lưu thông, da bé khô thoáng suốt cả ngày.

3 – Siêu chống tràn: Tã dán Mamamy ngoài miếng SAP siêu thấm hút còn có chun lưng cao 6cm (chun lưng cao dài nhất thị trường bỉm tã). Thiết kế độc đáo này giúp bé không bị ướt lưng hay tràn bỉm khi bé nghịch, bò, trườn. Ngoài ra, thiết kế cắt võng quanh đùi cũng giúp bé mặc tã vừa khít, thoải mái và chống tràn ở đùi.

4 – Tã chuẩn xịn Hàn Quốc: Tã dán Mamamy đã vượt qua khâu kiểm định gắt gao và nhận được 2 chứng nhận nổi tiếng nhất hiện nay: Chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO và chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng Hàn Quốc KOTITI. Do đó, tã Mamamy đích thực là tã chuẩn xịn đến từ Hàn Quốc dành cho bé.

Tã dán Mamamy Ultraflow -  Tã chuẩn xịn Hàn Quốc
Tã dán Mamamy Ultraflow –  Tã chuẩn xịn Hàn Quốc

5 – Ngừa hăm và mẩn đỏ tối đa: Nhờ khả năng “khóa chặt chất lỏng” của dải SAP siêu thấm hút, kết hợp cùng bề mặt và lớp đáy siêu thoáng khí mà mông bé sẽ luôn khô thoáng khi mặc tã, tránh xa vi khuẩn và hạn chế hăm, mẩn đỏ tối đa.

Như vậy, khi chọn tã dán cho bé 2 tháng tuổi, mẹ cần chọn tã có thành phần an toàn, nhẹ dịu với con. Mẹ ưu tiên tã thấm hút tốt, thông thoáng để ngừa hăm và mẩn đỏ tối đa cho bé mẹ nhé!

Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin về cách chọn tã cho bé 2 tháng, mẹ hãy để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ hotline 094.695.6269 để được tư vấn nhanh chóng nhất!

Hệ tiêu hóa của bé 2 tuổi phát triển chưa hoàn thiện. Đường ruột còn rất nhạy cảm nên khi thấy trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày, bố mẹ cảm thấy rất lo lắng. Vậy tình trạng trẻ 2 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày có nguy hiểm hay không?

1. Trẻ 2 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày có sao không?

Khi thấy bé đi ngoài bất thường thì hẳn cha mẹ nào cũng lo lắng. Nhưng không nên vì vậy mà có những phản ứng sai lầm, gây ảnh hưởng tới sự phát triển của bé.

Trẻ 2 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày có sao không?
Nếu bé đi ngoài tầm 2 lần mỗi ngày, tình trạng phân bình thường thì không có gì phải lo lắng

Mẹ nên biết, hệ tiêu hóa và bài tiết của trẻ em vẫn khá yếu nên hay thay đổi do tác động bên ngoài. Do đó, nếu bé đi ngoài tầm 2 lần mỗi ngày, tình trạng phân bình thường thì không có gì phải lo lắng.

Nhưng nếu bé đi ngoài từ 3 lần trở lên thì cần phải xem xét đến các biểu hiện kèm theo:

  • Nếu bé đi ngoài 3 lần trở lên nhưng phân bình thường. Trẻ ăn tốt, ngủ kĩ, nhanh nhẹn, sinh hoạt bình thường thì có thể chỉ là chút thay đổi trong hệ tiêu hóa. Các mẹ chưa cần lo lắng nhưng nhớ phải chú ý quan sát thêm nhé.
  • Nếu trẻ đi ngoài 3 lần trở lên. Kèm theo đó là phân lỏng, màu bất thường, mùi khó chịu. Đôi khi có bọt khí hoăc máu thì đây là biểu hiện bé đang mắc bệnh, cần tiến hành thăm khám. Đặc biệt nếu bé có tình trạng quấy khóc, môi khô, mắt trũng, người lờ đờ thì đây là dấu hiệu mất nước khá nguy hiểm. Các mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.
  • Ngoài ra, nếu bé không có các biểu hiện nghiêm trọng kể trên. Nhưng tình trạng đi ngoài nhiều lần trong ngày kéo dài thì các mẹ cũng nên tiến hành thăm khám cho bé.

2. Vì sao trẻ 2 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày?

Dưới đây là một vài nguyên nhân thường gặp nhất, các mẹ nên xem qua để có thể phòng tránh:

2.1. Rối loạn tiêu hóa

Vào giai đoạn này, thực đơn của trẻ 2 tuổi có nhiều thay đổi. Việc ăn nhiều thực phẩm lạ, kết cấu rắn hơn có thể khiến hệ tiêu hóa của trẻ không kịp thích nghi. Gây ra rối loạn tiêu hóa.

Rối loạn tiêu hóa
Việc ăn nhiều thực phẩm lạ, kết cấu rắn hơn có thể khiến hệ tiêu hóa của trẻ không kịp thích nghi nên bé bị đi ngoài

Do đó, nếu phát hiện bé đi ngoài nhiều lần, cha mẹ cần xem xét lại thực đơn của bé ngay lập tức để kiểm tra xem có thực phẩm nào có thể là nguyên nhân không. Khi chuẩn bị thức ăn, cần tránh những thức ăn nóng, nhiều dầu mỡ hay khó tiêu, bổ sung thêm chất xơ, rau củ quả nhiều vitamin.

Ngoài ra, dị ứng với sữa cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa. Các mẹ cần kiểm tra kĩ, cần thiết thì thay đổi loại sữa cho con nhé.

2.2. Bị hăm

Tình trạng hăm thường xảy ra ở trẻ sơ sinh. Nhưng trẻ 2 tuổi cũng có thể gặp phải nếu cha mẹ không vệ sinh sạch sẽ cho trẻ. Khi bị hăm, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa. Từ đó khiến trẻ 2 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày, để lâu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bé bị hăm
Khi bị hăm, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa khiến trẻ 2 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày

Nếu bé đi ngoài nhiều do bị hăm thì cha mẹ không cần quá lo lắng, chỉ cần tắm rửa cho trẻ sạch sẽ. Hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng các dung dịch vệ sinh trị hăm, sau đó lau khô người, bôi kem chống hăm cho bé là được. Bên cạnh đó, mẹ nhớ mang quần áo thoáng mát, sạch sẽ cho bé nhé.

2.3. Tiêu chảy

Tiêu chảy là bệnh lý rất nguy hiểm, không chỉ với trẻ em mà ngay cả với người lớn. Khi bị tiêu chảy, bé bị đi ngoài nhiều kèm đau bụng, phân lỏng, mùi khó chịu, thậm chí là có máu… Tiêu chảy khiến bé mệt mỏi, lười ăn, hay quấy khóc. Nhưng nghiêm trọng nhất là tình trạng mất nước, có thể khiến trẻ tử vong.

Bé bị tiêu chảy
Nếu nhận thấy trẻ 2 tuổi bị đi ngoài nhiều lần trong ngày do bị tiêu chảy, việc đầu tiên cần làm là cho bé uống nhiều nước

Nếu nhận thấy trẻ 2 tuổi bị đi ngoài nhiều lần trong ngày do bị tiêu chảy, việc đầu tiên cần làm là cho bé uống nhiều nước. Sau đó đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám ngay.

3. Cha mẹ nên làm gì khi trẻ 2 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày?

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ 2 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày
Mẹ chú ý rửa tay cho bé bằng xà phòng và nước ấm, nhất là sau khi chơi bên ngoài về, sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn

Việc đi ngoài nhiều khiến cơ thể mất nước, dễ suy kiệt. Lúc này mẹ phải có cách chăm sóc đúng để bé dễ phục hồi hơn:

  • Giữ vệ sinh môi trường sống của bé luôn sạch sẽ. Giặt giũ chăn màn, giường chiếu đầy đủ. Chọn lọc thực phẩm kỹ càng. Chỉ dùng nguồn đáng tin cậy, ăn chín, uống sôi.
  • Mẹ chú ý rửa tay cho bé bằng xà phòng và nước ấm. Nhất là sau khi chơi bên ngoài về, sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn.
  • Bổ sung nước và các dưỡng chất thiết yếu thông qua đồ ăn, truyền nước, bổ sung nước điện giải. Đồ ăn cần nóng sốt, ưu tiên dạng lỏng. Mẹ nên tránh không cho bé ăn đồ nguội, lạnh, các thức ăn khó tiêu,…
  • Nếu bé đi ngoài bị ra máu nên cho bé ăn nhiều khoai tây, chuối, thịt nạc, bột gạo…Lúc này mẹ vẫn cho trẻ bú bình thường.
  • Tuyệt đối không cho bé uống các loại nước trái cây nhiều đường, đồ uống có gas. Không cho ăn bột ngô, các loại rau nhiều chất xơ, cá, tôm, hải sản… Bởi chúng sẽ làm bé đi ngoài nhiều hơn.
  • Mẹ nên bổ sung thêm những loại men vi sinh có lợi, tốt cho hệ tiêu hóa và đường ruột trẻ.

Xem thêm:

Trẻ 8 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày có làm sao không?

Trẻ 3 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày – bí quyết chặn đứng tiêu chảy

Nguồn tham khảo: https://benhvienthucuc.webflow.io/bai-viet/tre-bi-di-ngoai-nhieu-lan-trong-ngay-la-benh-gi

Hi vọng rằng những thông tin trong bài viết trên, mẹ đã biết khi nào trẻ 2 tuổi bị đi ngoài nhiều lần trong ngày là bình thường và khi nào là bất thường. 

Trẻ 2 tuổi bắt đầu bước vào giai đoạn nghịch ngợm và muốn khám phá mọi thứ xung quanh. Bởi lúc này các bé đã có thể chạy nhảy và ê a nói. Vì vậy, rất nhiều bà mẹ phàn nàn về việc trẻ 2 tuổi biếng ăn khiến họ rất đau đầu tìm cách khắc phục

1. Trẻ 2 tuổi biếng ăn có dấu hiệu như thế nào?

Trẻ 2 tuổi biếng ăn có dấu hiệu như thế nào?
Đối với những bé biếng ăn, thời gian mỗi bữa ăn thường kéo dài hơn 30 phút

Thực tế, bé biếng ăn có rất nhiều dấu hiệu cụ thể mà cha mẹ chỉ cần quan sát, lưu tâm là có thể nhận ra. Tuy nhiên, cuộc sống bộn bề có thể khiến cha mẹ quên mất. Vì vậy, một vài dấu hiệu bé 2 tuổi biếng ăn mà cha mẹ có thể nhận ra như:

  • Thời gian ăn: Đối với những bé biếng ăn, thời gian mỗi bữa ăn thường kéo dài hơn 30 phút. Đây là điểm cha mẹ có thể nhận biết đơn giản nhất.
  • Cách ăn: Những bé biếng ăn thường lười ăn hoặc thể hiện rằng bé ăn rất ít. Nếu cha mẹ ép ăn, bé chỉ miễn cưỡng ăn thêm một chút. Đồng thời, bé chỉ ăn một số món ăn nhất định, bé không chấp nhận ăn hoặc thử các món mới.
  • Sức ăn so với những bé khác: Trẻ bị biếng ăn thường có sức ăn yếu hơn các bạn đồng trang lứa. Vì vậy, cha mẹ có thể thấy bé so với các bé khác sẽ thấy lượng thức ăn mà bé ăn được ít hơn rất nhiều.
  • Một vài thói quen khi ăn: Các bé biếng ăn thường sẽ ngậm thức ăn, không chịu nuốt. Ngoài ra, bé cũng có thể nôn trớ hoặc cố ý phun thức ăn ra ngoài.
  • Các dấu hiệu khác: Bé biếng ăn thường hay quấy khóc, thường xuyên tỏ thái độ khó chịu, không thoải khi đến giờ ăn…

Cha mẹ có thể căn cứ những dấu hiệu cụ thể như trên để xác định xem bé nhà mình có đang bị biếng ăn hay không. Từ đó, có biện pháp cụ thể để nhanh chóng khắc phục tình trạng này.

2. Vì sao trẻ 2 tuổi biếng ăn?

2.1. Bé 2 tuổi biếng ăn do thay đổi sinh lý

Bé 2 tuổi biếng ăn do thay đổi sinh lý
Việc đau vùng nướu, chân răng… khi răng mọc khiến bé cảm thấy rằng việc ăn uống quả thực đáng sợ

Ở độ tuổi này, bé đang dần dần hoàn thiện quá trình mọc răng. Chính vì vậy, thật dễ hiểu khi bé cảm thấy đau vùng nướu, chân răng… khi răng mọc. Cũng như sự rối loạn trong bài tiết nước bọt khiến bé cảm thấy vô cùng mệt mỏi, đau đớn… Điều này khiến bé cảm thấy rằng việc ăn uống quả thực đáng sợ. Khi ăn, thức ăn ít nhiều sẽ va đập vào các vùng này và khiến bé khó chịu, đau hơn. Do đó, trẻ 2 tuổi biếng ăn.

Ngoài ra, trẻ cũng rất hiếu động, nhất là trong giai đoạn tập đi. Đối với bé, tất cả mọi đồ vật xung quanh đều thú vị. Bé yêu nhà mình sẽ có mong muốn tìm hiểu, khám phá mọi thứ, đồ chơi… Các hoạt động vui chơi, chảy nhảy này cũng khiến bé hứng thú hơn là chuyện ăn uống.

2.2. Trẻ 2 tuổi biếng ăn do cách chăm sóc thiếu khoa học

Trẻ 2 tuổi biếng ăn do cách chăm sóc thiếu khoa học
Có thể, chính sự chăm sóc thiếu chu đáo, không khoa học của cha mẹ lại chính là những điều gây ra hiện tượng bé 2 tuổi biếng ăn

Có thể, chính sự chăm sóc thiếu chu đáo, không khoa học của cha mẹ lại chính là những điều gây ra hiện tượng bé 2 tuổi biếng ăn. Mẹ không nên chăm sóc, nâng niu và bao bọc bé quá cẩn thận mà quên mất rằng bé cần được học cách tự lập dần dần trong ăn uống.

Hơn nữa, tâm lý cha mẹ đều cho rằng bé ăn càng nhiều càng tốt. Do đó, khi ăn bố mẹ thường nhồi nhét và khuyến khích bé ăn thật nhiều. Tuy nhiên điều này thực tế lại không có hiệu quả. Ngược lại, càng cho bé ăn quá nhiều càng khiến bé trở nên khó chịu, chán ăn và lười biếng khi đến giờ ăn.

Một số cách chăm sóc bé thiếu khoa học mà nhiều cha mẹ hiện nay đang mắc phải như:

  • Chỉ quan tâm đến lượng thức ăn nhiều hay ít khi bé ăn được mà bỏ qua chất lượng của bữa ăn đó. Thực tế cho thấy không phải cứ cho bé ăn càng nhiều là càng tốt đâu nhé!
  • Không cân bằng giữa sữa mẹ và sữa công thức. Thông thường, cha mẹ đều nghĩ rằng sữa công thức tốt, chứa nhiều thành phần dinh dưỡng nên cho bé uống nhiều, tràn lan, thiếu khoa học. Chính vì thế, nhiều bé uống sữa công thức nhiều hơn sữa mẹ nên no lâu. Không có cảm giác đói nên sinh ra tâm lý lười ăn, biếng ăn.
  • Cho bé ăn quá nhiều đồ ăn vặt trước các bữa ăn.
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, lạm dụng các loại thịt cá, ít cung cấp cho bé đầy đủ các chất xơ.
  • Không quan tâm đến khẩu vị, sở thích của bé khi thay đổi món…

2.3. Trẻ 2 tuổi biếng ăn do đang mắc bệnh hoặc đang sử dụng thuốc

Trẻ 2 tuổi biếng ăn do đang mắc bệnh hoặc đang sử dụng thuốc
Khi bị ốm, bé thường sẽ mệt mỏi, khó chịu trong người nên thông thường các bé sẽ chán ăn

Cũng có thể bé biếng ăn do đang uống thuốc vì bị ốm. Khi bị ốm, bé thường sẽ mệt mỏi, khó chịu trong người. Do đó thông thường các bé sẽ chán ăn và lười ăn trong thời gian này. Đồng thời, các loại thuốc bé sử dụng cũng sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Từ đó gây ra hiện tượng bé 2 tuổi biếng ăn. Vì thế, nếu cha mẹ thấy bé bị ốm và kèm theo biểu hiện biếng ăn thì đừng quá ngạc nhiên nhé!

2.4. Bé 2 tuổi biếng ăn do tâm lý hay do chứng bệnh biếng ăn bẩm sinh

Tâm lý thoải mái, dễ chịu khi ăn uống sẽ giúp bé ăn nhiều và ăn ngon miệng hơn. Ngược lại, nếu bé thường xuyên cảm thấy sợ hãi, khó chịu. Thì khi đến bữa sẽ khiến bé ăn ít. Nguy hiểm hơn là bé bỏ bữa. Điều này có thể xảy ra ở những trẻ thường xuyên bị bố mẹ quát nạt, la mắng khi ăn uống.

Bé 2 tuổi biếng ăn do tâm lý hay do chứng bệnh biếng ăn bẩm sinh
trẻ 2 tuổi biếng ăn có thể do bé mắc chứng bệnh biếng ăn bẩm sinh

Trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, sợ ăn, cứ đến bữa là cố gắng lảng tránh, không muốn ngồi vào bàn ăn. Đây là tâm lý xấu, có thể ảnh hưởng đến những thói quen cho đến tận sau này của trẻ. Vì thế, cha mẹ nên cho bé ăn với tinh thần thoải mái, ăn theo nhu cầu và hạn chế ép hoặc tạo áp lực cho bé khi ăn.

Ngoài ra, trẻ 2 tuổi biếng ăn còn có thể do bé mắc chứng bệnh biếng ăn bẩm sinh. Theo thống kê, có đến khoảng 5% trẻ khi mới sinh ra chỉ ngủ mà không chịu bú và chơi. Ngoài ra, cũng có một số trẻ chỉ uống sữa hoặc ăn sau khi gặp chấn thương hoặc sau khi tiêm phòng.

3. Cha mẹ nên làm gì khi bé 2 tuổi biếng ăn?

Cha mẹ nên làm gì khi bé 2 tuổi biếng ăn?
Điều đầu tiên mẹ cần làm tìm hiểu chính xác nguyên nhân vì sao con biếng ăn

Nếu muốn khắc phục tình trạng biếng ăn của bé, cha mẹ có thể thực hiện theo những bước như sau:

  • Đầu tiên, mẹ cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân vì sao con biếng ăn. Bởi chỉ khi biết nguyên nhân thì cha mẹ mới có biện pháp điều trị thích hợp, hiệu quả.
  • Thiết lập cho bé thói quen ăn uống khoa học: Điều này sẽ giúp bé yêu có thói quen ăn uống điều độ, đúng giờ giấc. Hạn chế tối đa các vấn đề phát sinh khi ăn uống lung tung, không khoa học khiến trẻ lười biếng ăn, rối loạn tiêu hóa…
  • Nghiền nhỏ thức ăn: Mẹ nên nghiền nhỏ thức ăn vừa với sức ăn và độ tuổi của bé.
  • Thấu hiểu con cái: Cha mẹ nên thực sự thấu hiểu và tìm hiểu thật kỹ về con. Đối với những loại thức ăn con bị dị ứng thì cha mẹ nên nắm rõ để tránh cho con ăn mà gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé. Nên cho bé ăn vừa no chứ không nên ăn quá no vì bé có thể cảm thấy khó chịu, đau bụng hoặc không muốn chơi…
  • Bổ sung vi chất bị thiếu hụt, giúp trẻ ăn ngon tiêu hóa tốt: Bé nên được bổ sung các loại vi chất thiếu hụt. Đồng thời, có thể sử dụng kèm thêm một số loại thực phẩm có thành phần tự nhiên, tốt cho sự phát triển của bé.
  • Tạo cho trẻ những bữa ăn thật vui vẻ, thoải mái.
  • Đa dạng, thường xuyên đổi mới thực đơn hàng ngày cho bé
  • Hạn chế cho bé ăn đồ ăn vặt để hạn chế tình trạng bé sẽ cảm giác no khi ăn vặt và đến bữa thì lười ăn.

4. Mách mẹ thực đơn cho trẻ 2 tuổi biếng ăn khoa học

Khi xây dựng thực đơn cho bé 2 tuổi biếng ăn mẹ cần tuân thủ các nguyên tắc:

  • Đảm bảo đủ 3 bữa chính và 2 bữa phụ/ngày cho bé
  • Thực đơn đa dạng, phong phú, gồm 4 nhóm chất chính: chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
  • Chỉ tiêu dinh dưỡng 1 ngày cần đạt: 100-200g gạo, 120-150g thịt, 150-200g cá tôm, 150-200g rau xanh, 30-40g dầu ăn, 3-4 quả trứng/tuần
  • Mẹ nên chọn thực phẩm theo mùa, tươi ngon, đảm bảo vệ sinh
  • Món ăn nên được trang trí đẹp mắt nhằm kích thích thị giác, giúp bé hứng thú hơn với đồ ăn
thực đơn cho trẻ 2 tuổi biếng ăn khoa học
Thực đơn cho trẻ 2 tuổi biếng ăn cần cân đối dinh dưỡng 4 nhóm chất chính: chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất

Sau đây là mẫu thực đơn cho trẻ 2 tuổi biếng ăn khoa học:

  • Bữa sáng chính: Súp cua trứng cút
  • Bữa sáng phụ: Uống sữa
  • Bữa trưa: Cơm mềm + Canh đậu hũ cà chua + Cá kho thơm + Chuối
  • Bữa chiều phụ: Sữa + Bánh flan
  • Bữa chiều: Cơm mềm + Canh rau dền tôm + Thịt trứng chưng nấm rơm + Hồng xiêm
  • Bữa tối: Uống sữa

Xem thêm:

Mẹ lên thực đơn cho bé 3 tuổi biếng ăn 

Trẻ biếng ăn phải làm sao? Mách mẹ 8 bí quyết giúp trẻ hết biếng ăn

Nguồn tham khảo: https://www.vinmec.com/en/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/me-nen-lam-gi-khi-tre-bieng/

Trẻ 2 tuổi biếng ăn có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ. Do đó cha mẹ cần lên thực đơn khoa học để giúp trẻ ăn ngon, dễ tăng cân. Đồng thời tăng cường đề kháng, phòng ngừa bệnh tật hiệu quả. 

Phụ nữ hiện đại vừa đảm việc nước, vừa giỏi việc nhà nên nhiều khi thời gian hạn chế. Trong những ngày bận rộn như vậy, Mamamy chia sẻ với mẹ 2 cách xào măng tây nhanh chóng nhưng vẫn ngon miệng và bổ dưỡng dưỡng cho cả gia đình.

1. Giá trị dinh dưỡng của măng tây

Các món xào măng tây cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Dưới đây là giá trị thành phần dinh dưỡng trong 100g măng tây. Số liệu lấy từ bảng thành phần thực phẩm Việt Nam của Bộ Y tế như sau:

  • Nước: 93,7g
  • Năng lượng: 14 KCal
  • Đạm: 2,2g
  • Chất béo: 0,1g
  • Chất đường bột: 1,1g
  • Chất xơ: 2,3g
  • Canxi: 21mg
  • Sắt: 0,9mg
  • Magie: 14mg
  • Kali: 202mg
  • Vitamin C: 10mg
  • Vitamin E: 1,13mg
  • Purin: 23mg
Giá trị dinh dưỡng của măng tây
Giá trị dinh dưỡng của măng tây

Như vậy, măng tây chứa ít năng lượng, giàu đạm và chất xơ rất tốt cho việc giảm cân. Bên cạnh đó, nó cũng chứa nhiều canxi, chất xơ, các vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Một số lợi ích khi ăn các món xào măng tây như sau:

  • Măng tây hỗ trợ giảm cân và duy trì vóc dáng hiệu quả
  • Ăn măng tây giúp duy trì và tăng cường sức mạnh cơ bắp vì chứa nhiều chất đạm
  • Nhuận tràng, tiêu hóa tốt, ngừa táo bón vì chứa nhiều chất xơ
  • Tăng cường hệ miễn dịch vì trong măng tây chứa vitamin C
  • Giúp chắc khỏe xương vì chứa nhiều canxi và vitamin D
  • Làm đẹp da và chống lão hóa với vitamin E
  • Phòng ngừa thiếu máu, tốt cho hệ tim mạch, phòng ngừa ung thư và kích thích phát triển trí não.

2. Hướng dẫn cách chọn măng tây ngon

Hướng dẫn cách chọn măng tây ngon
Hướng dẫn cách chọn măng tây ngon

Với cách xào măng tây ngon, trước hết phải chọn được măng tây tươi, thân thẳng, mập mạp và đầy đặn. Măng tây tươi khi bấm móng tay vào gốc thấy độ giòn, không bị mềm, héo. Màu sắc thân măng tây xanh tươi, không ngả vàng. Đồng thời, thân măng căng mịn, không nhăn nheo, đó là măng đạt chuẩn.

Bên cạnh đó, muốn tiết kiệm thời gian xào măng tây, phải chọn loại măng tây phù hợp. Thực tế có 2 loại măng tây khác nhau, một loại thân mảnh, một loại thân mập:

  • Loại thân mập mất nhiều thời gian sơ chế vì phần cuống cứng. Nếu hạn hẹp thời gian, muốn nấu ăn nhanh, không nên chọn loại măng tây này.
  • Loại thân mảnh có vỏ ngoài giòn, bên trong mềm, thích hợp với món xào. Đặc biệt, nó nhanh chín hơn, tiết kiệm thời gian nấu nướng.

Ngoài ra, để giảm thời gian xào măng tây, người nấu cần lưu ý cắt bỏ phần gốc bị héo, già trước khi chế biến. Phần gốc này phơi khô, đun với đường phèn làm thức uống lợi tiểu rất, thanh lọc cơ thể tốt.

3. Hướng dẫn 2 cách xào măng tây nhanh chóng, ngon miệng

Dưới đây là 2 cách xào măng tây nhanh, chỉ từ 20 – 30 phút là xong. Dù bận đến mấy cũng có thể chuẩn bị bữa cơm thơm ngon, bổ dưỡng cho gia đình.

cách xào măng tây

3.1. Cách 1: Cách chế biến măng tây xào tỏi

Nguyên liệu cho 4 người ăn cần có:

  • Măng tây tươi: 400g
  • Gừng xắt nhỏ: 5g (1 củ)
  • Tỏi băm nhỏ: 5 nhánh
  • Xì dầu: 2 thìa canh (có thể thay bằng 3 thìa canh nước mắm)
  • Gia vị: Dầu ăn, muối, mì chính, hạt tiêu.

Sơ chế nguyên liệu:

  • Măng tây rửa sạch với nước muối loãng, cắt bỏ gốc già, rửa lại với nước sạch. Sau đó cắt khúc nhỏ khoảng 4 – 5cm.
  • Đun nước gần sôi (khoảng 70 – 80 độ C), trần măng tây 30 giây để loại bỏ độc tố và vi sinh vật.

Cách xào măng tây với tỏi:

  • Phi thơm gừng và tỏi, cho măng tây vào đảo nhanh, nêm gia vị (xì dầu, mắm, muối, mì chính) vừa ăn.
  • Tiếp tục đảo để khoảng 2 phút thì tắt bếp. Cho măng tây ra đĩa, thêm tiêu, trang trí và thưởng thức.

cách xào măng tây

3.2. Cách 2: Cách chế biến măng tây xào thịt bò

Nguyên liệu cho 4 người ăn cần có:

  • Thịt bò: 200g
  • Măng tây: 300g
  • Tỏi băm: 2 thìa cà phê
  • Nước mắm: 1/2 thìa cà phê
  • Dầu ăn: 2,5 thìa cà phê
  • Gia vị: Muối, đường, hạt nêm, tiêu.

Sơ chế nguyên liệu:

  • Thịt bò rửa sạch, bóp muối 5 phút rồi rửa lại với nước, để ráo, thái miếng mỏng vừa ăn.
  • Ướp thịt bò với ½ thìa dầu ăn, ½ thìa nước mắm, 1 thìa tỏi băm, ½ thìa đường, ½ thìa hạt tiêu khoảng 15 phút.
  • Măng tây rửa sạch với nước muối loãng, bỏ gốc già, rửa lại với nước sạch. Sau đó cắt khúc nhỏ khoảng 4 – 5cm.

Cách làm măng tây với thịt bò:

  • Phi thơm toàn bộ tỏi băm còn lại, khi có mùi thơm thì cho thịt bò vào xào nhanh tay trên lửa lớn. Thịt vừa chín, săn lại thì tắt bếp, cho ra đĩa.
  • Lại đun nóng chảo với dầu, cho măng tây, 1 thìa muối, ½ thìa hạt nêm cùng 50ml nước lọc đảo đều. Sau 5 phút măng tây chín thì cho thịt bò vào đảo cùng. Xào thêm 2 – 3 phút thì tắt bếp, cho món ăn ra đĩa và thưởng thức cùng cả nhà.

4. Lưu ý khi ăn món xào măng tây

Lưu ý khi ăn món xào măng tây
Lưu ý khi ăn món xào măng tây

Chỉ nên ăn măng tây 2 – 3 bữa/ tuần, không nên ăn quá nhiều. Một số vấn đề xảy ra khi ăn quá nhiều măng tây như sau:

  • Măng tây có tác dụng lợi tiểu nên ăn nhiều có thể gây mất nước, khô miệng, mệt mỏi.
  • 2 món ở trên có tỏi, măng tây và thịt bò đều có mùi hôi đặc trưng, ăn nhiều có thể gây hôi miệng, mùi cơ thể.

Mặt khác, mặc dù măng tây có nhiều công dụng tốt với sức khỏe nhưng một số người không nên ăn gồm người bệnh phù nề, người bị cao huyết áp, người bị bệnh gout và người dị ứng với măng tây. Lúc này, ăn các món xào măng tây chỉ khiến tình trạng bệnh nặng thêm.

Trên đây là hướng dẫn 2 cách xào măng tây nhanh chóng dành cho những bà nội trợ bận rộn. Hãy lưu ý sơ chế cần thận để măng tây sạch và giòn hơn, đồng thời cần phân bổ bữa ăn hợp lý, không nên ăn quá nhiều măng tây trong tuần.

Xem thêm:

Top 5 món xào ngon đơn giản mà hao cơm ngay tại nhà

Cách xào khoai tây với thịt bò giúp bé ngon miệng

Một cột mốc đánh dấu sự phát triển vô cùng quan trọng của con đó là biết nói. Thông thường, bé từ 18 tháng đến 2 tuổi đã có thể nói rất nhiều với mọi người. Tuy nhiên có những bé chậm phát triển khả năng ngôn ngữ hơn những bé khác. Vì vậy có những trẻ 18 tháng chưa biết nói. Đây là dấu hiệu khiến cho nhiều bố mẹ vô cùng lo lắng và sốt ruột. Liệu đây chỉ là chậm nói hay là bệnh lý? Và bố mẹ nên làm thế nào để con biết nói? Mẹ hãy tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

Tham khảo: Trẻ mấy tháng biết nói? Khi nào bé được xem là chậm nói?

1. Trẻ 18 tháng chưa biết nói có phải chậm nói không?

Trẻ 18 tháng chưa biết nói có phải chậm nói không?
Thông thường, bé trai sẽ chậm nói hơn bé gái

Thông thường, bé 18 tháng đã có những khả năng nhất định trong ngôn ngữ. Con lúc này đã có thể làm được những điều sau:

  • Con đã có thể nói được những từ ngắn, gọi được tên người, con vật, đồ chơi.
  • Bé nhận biết được khoảng 6 – 20 từ quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày.
  • Phân biệt được các bộ phận trên cơ thể mình.
  • Con biết thể hiện mong muốn, yêu cầu của mình qua lời nói như đòi đi vệ sinh hay đòi ăn, đòi một món đồ chơi nào đó…
  • Nói được câu ngắn gồm vài từ đơn giản.

Vì vậy trẻ 18 tháng chưa biết nói là một biểu hiện khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Hiện tượng này không quá phổ biến, nhưng cũng không phải vấn đề nghiêm trọng. Thông thường, bé trai sẽ chậm nói hơn bé gái. Cũng có thể do bé quá cẩn trọng, muốn dành nhiều thời gian để nghe hiểu rồi mới bắt đầu nói. Vì vậy bố mẹ cũng không cần quá lo lắng và có thể từ từ hỗ trợ giúp con tập nói nha.

Nhà Mamamy đang có chương trình ưu đãi cực lớn trong năm nay: set dùng thử Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical – phiên bản nâng cấp của khăn ướt Mamamy. Chỉ với 52k – gần bằng 1 cốc trà sữa, mẹ đã sở hữu 2 gói khăn ướt chăm sóc AN TOÀN cho làn da em bé vùng NHIỆT ĐỚI, dùng thoải mái cho bé cưng trong hơi 2 tháng liền. Chất liệu vải 100% sợi tự nhiên và Rayon giúp khăn êm mềm tựa như lòng bàn tay mẹ, dịu dàng chạm vào da con. Khăn còn được bổ sung thêm tinh dầu, tinh chất cao cấp của vùng nhiệt đới giúp kháng khuẩn, ngừa hăm và dưỡng ẩm rất tốt cho da bé đó mẹ. Số lượng chỉ có 10.000 set trong tháng này thôi, nhanh tay mẹ ơi!

Chương trình ưu đãi 10.000 set dùng thử
Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical

2. Dấu hiệu trẻ 18 tháng chậm nói

Dấu hiệu trẻ 18 tháng chậm nói
Khi bé 18 tháng chưa biết nói, mẹ nên tiến hành tìm hiểu xem có phải con đang chậm nói hay không

Nhiều bố mẹ bối rối không biết nên kiểm tra tình trạng chậm nói của con như thế nào cho đúng. Khi bé 18 tháng chưa biết nói, mẹ nên tiến hành tìm hiểu xem có phải con đang chậm nói hay không. Sau đây là một số dấu hiệu của chậm nói ở bé 18 tháng tuổi:

  • Bé không thể chỉ vào các bộ phận cơ thể mình như mắt, mũi, miệng… khi bố mẹ yêu cầu.
  • Con không nói được 6 từ bất kì.
  • Con không thể hoặc không có ý định thể hiện sự giao tiếp qua ngôn ngữ kể cả khi con đang cần sự giúp đỡ.
  • Bé không biết chỉ vào thứ mình đang muốn bố mẹ lấy cho mình.
  • Chưa thể nói được các từ đơn giản như “ba’, “mẹ”.
  • Con không hiểu các mệnh lệnh đơn giản của người lớn và không làm theo.
  • Không có biểu hiện đáp lại về cả hành vi và ngôn ngữ khi bố mẹ hỏi những câu đơn giản như “cái gì”, “ở đâu”…

3. Nguyên nhân bé 18 tháng chưa biết nói

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ 18 tháng chưa biết nói. Trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân do sự phát triển không bình thường của cơ thể như:

  • Lưỡi quá dày.
  • Hàm ếch không phát triển tự nhiên.
  • Có tiền sử mắc bệnh viêm tai giữa khiến khả năng nghe của bé không bình thường. Khả năng nghe ảnh hưởng rất nhiều đến tốc độ biết nói của con. Đó là do bé chủ yếu bắt đầu biết nói khi bắt chước người lớn phát âm. Nó còn ảnh hưởng tới khả năng hiểu và sử dụng ngôn ngữ của bé.
Nguyên nhân bé 18 tháng chưa biết nói
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ 18 tháng chưa biết nói

Bên cạnh đó, cũng có một số nguyên nhân đến từ yếu tố môi trường gia đình như:

  • Gia đình quá cưng chiều sinh ra tâm lý phụ thuộc ở bé. Bé không biết cách thể hiện mong muốn của mình bằng lời nói do bố mẹ đã ngay lập tức hiểu ra khi con mới chỉ tay hay có biểu hiện không nghe lời, quấy…
  • Gia đình bỏ bê bé cũng sẽ khiến con chậm nói hơn. Bố mẹ quá bận rộn hoặc không thể hiện nhiều tình cảm với bé, thường xuyên để bé chơi một mình. Không thường xuyên giao tiếp, trò chuyện với bé nên con sẽ không biết bắt chước và sử dụng ngôn ngữ.

Việc để bé rơi vào tình trạng chậm nói quá lâu sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng tư duy và phát triển trí não của bé. Ngoài ra cũng ảnh hưởng lớn tới tâm lý trẻ, vì vậy bố mẹ cần tìm hiểu cách khắc phục để hỗ trợ bé.

4. Làm gì khi trẻ 18 tháng chưa biết nói?

Làm gì khi trẻ 18 tháng chưa biết nói?
Mẹ nên quan tâm và trò chuyện với con nhiều hơn

Đây chỉ là một hiện tượng chậm nói thông thường, trong khoảng 2 – 3 tuổi bé sẽ biết nói bình thường. Mẹ cần xác định mức độ chậm nói của con trước. Có thể cho con đi khám, tham khảo tài liệu hoặc xin kinh nghiệm từ những phụ huynh đi trước. Từ đó mẹ sẽ có các phương pháp dạy con phù hợp để phát triển khả năng ngôn ngữ cho con.

Mẹ nên quan tâm và trò chuyện với con nhiều hơn. Hãy dựa trên nền tảng những thứ bé yêu, ghét hoặc sợ để dạy con hàng ngày. Dạy bé giao tiếp bằng các cử chỉ đơn giản trước sau đó mới đến ngôn ngữ. Nên để bé tự thể hiện mong muốn, yêu cầu của mình chứ không nên cưng chiều con quá mức.

Ngoài ra, dạy con biết nói qua hình ảnh và âm thanh cũng giúp nhanh và dễ dàng hơn rất nhiều. Bé tiếp nhận hình ảnh và âm thanh nhanh hơn. Mẹ có thể chỉ trỏ các đồ vật và nói chuyện với con hàng ngày. Hoặc cho bé nghe nhạc có giai điệu vui tươi, nhẹ nhàng, dễ nhớ. Việc dạy con tập nói phải được kết hợp với cả gia đình mới nhanh hiệu quả.

Nếu thấy bé có biểu hiện về nghe, mẹ cần cho con đi khám để phát hiện vấn đề.

Trẻ 18 tháng chưa biết nói không phải vấn đề quá nghiêm trọng và có thể cải thiện. Vì vậy mẹ không nên quá lo lắng và kiên trì hơn nha! Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!

Xem thêm: Chỉ mẹ nguyên nhân trẻ 3 tuổi chậm nói

Bé 5 tuổi là giai đoạn quan trọng trong hành trình phát triển của bé. Đây là thời điểm vàng để bố mẹ giúp con trang bị hành trang vững chắc trước khi bé bước vào lớp 1. Tầm quan trọng của sự nuôi dạy con trong giai đoạn này là khá lớn, đôi khi khiến bố mẹ cảm thấy bối rối, áp lực và không biết nên làm sao mới phải. Một trong những biện pháp tối ưu nhất mà Mamamy gợi ý cho các mẹ đó là thường xuyên kể chuyện cho bé 5 tuổi.

1. Ở tuổi thứ 5 bé phát triển mạnh về mọi mặt

Bước sang tuổi thứ 5, bé cũng bước qua dấu mốc quan trọng – bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển của bé. Ở giai đoạn này  bé có sự thay đổi rõ rệt về thể chất, tâm lý, nhận thức và cả tính cách.

1.1. Về thể chất của bé 5 tuổi

Về thể chất của bé 5 tuổi
Về thể chất của bé 5 tuổi

Bé ở độ tuổi này đã có thể đi lại, chạy nhảy vững vàng vì vậy các con thường khá hiếu động. Cơ thể của các bé dần trở nên dẻo dai hơn, độ thăng bằng cũng tốt hơn. Các bé có thể đi được xe đạp 2, 3 bánh hay học cách tự ăn cơm bằng thìa, đũa.

Nhìn chung thể chất của các bé ở giai đoạn này phát triển khá mạnh mẽ. Chiều cao, cân nặng của các bé cũng được cải thiện một cách rõ rệt. Mỗi năm bé có thể cao thêm từ 6-8cm và tăng từ 1,5-2kg tùy thuộc và chế độ dinh dưỡng.

Xem thêm: Cẩm nang phát triển thể chất cho bé 5 tuổi

1.2. Bé 5 tuổi – giai đoạn vàng trong phát triển cảm xúc ở bé

Bé 5 tuổi - giai đoạn vàng trong phát triển cảm xúc ở bé
Bé 5 tuổi – giai đoạn vàng trong phát triển cảm xúc ở bé

5 tuổi là thời kỳ các bé có sự đa dạng hóa trong cảm xúc. Các bé đã dần làm chủ được cảm xúc của mình, không dễ dàng bị kích động như độ tuổi trước đó nữa. Các bé ở độ tuổi này cũng học được cách thể hiện cảm xúc của mình thông qua lời nói. Bố mẹ nên chú ý nhiều đến cảm xúc của các bé, giúp bé loại bỏ các cảm xúc tiêu cực hướng tới điều tích cực. Kể chuyện cho bé 5 tuổi chính là một biện pháp tốt dành cho bố mẹ khi muốn tương tác cảm xúc cùng con.

1.3. Ở tuổi thứ 5 hệ ngôn ngữ của bé cũng trở nên hoàn thiện hơn

Ở tuổi thứ 5 hệ ngôn ngữ của bé cũng trở nên hoàn thiện hơn
Ở tuổi thứ 5 hệ ngôn ngữ của bé cũng trở nên hoàn thiện hơn

Bố mẹ đừng cảm thấy kỳ lạ khi ở giai đoạn này các bé nói nhiều hơn bình thường nhé. Bởi khi này hệ ngôn ngữ của các bé đã dần hoàn thiện. Bé muốn được trò chuyện nhiều hơn với bố mẹ, thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, nhu cầu của mình. Bố mẹ nên chọn cách lắng nghe và kiên nhẫn trò chuyện cùng bé. Có một biện pháp khá tốt để bố mẹ vừa tương tác vừa giúp bé mở rộng vốn ngôn từ đó là kể chuyện cho bé 5 tuổi nghe.

1.4. Bé 5 tuổi là giai đoạn trí não phát triển toàn diện

Bé 5 tuổi là giai đoạn trí não phát triển toàn diện
Bé 5 tuổi là giai đoạn trí não phát triển toàn diện

Vào giai đoạn này bé ngày càng tò mò, hiếu kỳ về thế giới xung quanh hơn. Bé muốn được giải đáp mọi thứ, đôi khi là những câu hỏi khí nghĩ khiến bố mẹ bối rối. Thực chất là do ở thời điểm này trí não của bé đang dần hoàn thiện, bé ngày càng nhận biết rõ rệt hơn về mọi thứ xung quang mình. Việc bé quá tò mò, hiếu kỳ cũng là một biểu hiện của sự thông minh. Bố mẹ có thể cung cấp kiến thức cho bé thông qua việc trả lời câu hỏi mà bé đưa ra. Hoặc bố mẹ có thể chủ động hơn bằng cách đọc truyện cho bé 5 tuổi nghe. Những truyện cho bé 5 tuổi thường chứa nhiều kiến thức về cuộc sống, hiện tượng xung quanh đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của bé.

Xem thêm: 5 phút kể chuyện cho bé mỗi ngày để giúp bé thông minh hơn

2. Lợi ích của việc kể chuyện cho bé 5 tuổi

Lợi ích của việc kể chuyện cho bé 5 tuổi
Lợi ích của việc kể chuyện cho bé 5 tuổi

Bé 5 tuổi không chỉ là thời kỳ thay đổi mạnh mẽ về cả thể chất, trí nõa và tinh thần. 5 tuổi còn là thời gian bé chuẩn bị bước vào lớp 1. Bố mẹ cần lưu ý chuẩn bị cho bé đầy đủ các kỹ năng cần thiết. Việc kể chuyện cho bé 5 tuổi góp phần quan trọng trong sự chuẩn bị này.

Các mẹ hãy cùng Mamamy điểm lại một số lợi ích của việc đọc truyện cho bé nghe nhé:

  • Khuyến khích khả năng tư duy, tưởng tượng của bé
  • Cung cấp thêm tri thức về thế giới xung quanh
  • Dạy bé các bài học về đúng – sai, giúp bé hình thành các đức tính tốt
  • Giúp bé mở rộng vốn ngôn từ, trau dồi kỹ năng giao tiếp
  • Tăng tương tác giữa bố mẹ và bé, tạo cơ hội để bé thể hiện cảm xúc của mình
  • Giúp bé hình thành kỹ năng tự đọc, tự học hiệu quả

Việc kể chuyện cho bé 5 tuổi nghe mang lại nhiều lợi ích thiết thực đối với quá trình trưởng thành của trẻ. Đặc biệt 5 tuổi là dấu mốc quan trọng trước khi bé bước vào trường học. Trong quá trình đọc truyện bố mẹ nên tương tác và lắng nghe ý kiến của bé để hiểu bé hơn nhé.

Xem thêm: KỂ CHUYỆN CỔ TÍCH CHO BÉ YÊU NGHE

3. Mamamy gợi ý một số tựa truyện để bố mẹ kể chuyện cho bé 5 tuổi

Mamamy gợi ý một số tựa truyện để bố mẹ kể chuyện cho bé 5 tuổi
Mamamy gợi ý một số tựa truyện để bố mẹ kể chuyện cho bé 5 tuổi

Ngày nay việc tìm kiếm truyện cho bé 5 tuổi không còn làm khó được bố mẹ. Kho tàng truyện cổ tích cho bé 5 tuổi trên internet luôn sẵn sàng cho bố mẹ tìm kiếm. Nhưng việc chọn lọc truyện nào phù hợp để kể chuyện cho bé 5 tuổi thì khá mất thời gian. Mamamy đã tìm hiểu và gợi ý cho bố mẹ một số tựa truyện cho bé 5 tuổi:

3.1. Gấu con chia quà

Đây là câu chuyện hay để bố mẹ vừa kể cho bé vừa dạy bé thêm nhiều kỹ năng. Trong câu chuyện này còn bao hàm kỹ năng tính toán, dạy cho trẻ về tình yêu thương, sự sẻ chia.

3.2. Cô bé quàng khăn đỏ

Đây là một tựa truyện không còn mấy xa lạ với mọi người nhưng lại ẩn chứa nhiều bài học quý giá. Bố mẹ thông qua câu chuyện này cần căn dặn con kỹ lương không nên tin lời người lạ, ham chơi đi vào chỗ khuất. Đây là bài học khá phù hợp với thực tại ngày nay.

Cô bé quàng khăn đỏ
Cô bé quàng khăn đỏ

3.3. Con Cừu đen kêu be be

Câu chuyện này hướng đến giáo dục bé về đức tính kiên trì. Sự nỗ lực, kiên trì bền bỉ không từ bỏ sẽ vượt khỏi khó khăn và đạt được thành tựu như ý.

Trên đây là một số tựa truyện Mamamy gợi ý để mẹ kể chuyện cho bé 5 tuổi. Các mẹ có thể tìm kiếm nhiều truyện hay, ý nghĩa hơn trên internet để kể cho bé yêu của mình.

Xem thêm: 6 Truyện Cho Bé 5 Tuổi Hay Nhất Về Chủ Đề Gia Đình

Kết luận

Kể chuyện cho bé 5 tuổi là hoạt động ý nghĩa thiết thực mà bố mẹ nên thực hiện mỗi ngày. Hoạt động này mang lại nhiều lợi ích đối với sự trưởng thành của bé. Đặc biệt 5 tuổi là giai đoạn bé thay đổi và phát triển toàn diện cả bên trong lẫn bên ngoài. Mẹ hãy nuôi dạy bé đúng cách để bé phát triển toàn diện nhé.

Gỏi ngó sen luôn là món khai vị kích thích vị giác và rất đưa cơm trong mọi bữa ăn gia đình. Ngó sen trộn gỏi giòn giòn với thịt ba chỉ béo mềm, tôm dai ngọt chắc chắn sẽ chinh phục trái tim của những người khó tính nhất.
Cách làm gỏi ngó sen tôm thịt ngon đúng chuẩn như thế nào? Cùng Góc của mẹ tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

1. Mẹ cần chuẩn bị nguyên liệu gì để làm gỏi ngó sen tôm thịt?

Nguyên liệu gì để làm gỏi ngó sen tôm thịt
Nguyên liệu gì để làm gỏi ngó sen tôm thịt

Để có thể làm gỏi ngó sen tôm thịt cho khẩu phần 05 người, mẹ cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:

  • Tôm sú 200 gram 
  • Thịt ba chỉ 150 gram 
  • Ngó sen 500 gram 
  • Cà rốt 200 gram 
  • Hành tây 200 gram 
  • Cần tàu 100 gram 
  • Đậu phộng 100 gram 
  • Chanh 250 gram 
  • Ngò rí 50 gram 
  • Rau răm 100 gram 

Các loại gia vị:

  • Nước mắm 10 gram 
  • Muối 10 gram
  • Đường 10 gram 
  • Bột ngọt 10 gram 
  • Tương ớt 10 gram

Trên đây chỉ là lượng nguyên liệu tham khảo trong cách làm gỏi ngó sen. Mẹ có thể cân nhắc để chuẩn bị lượng nguyên liệu phù hợp. Đồng thời, gia giảm gia vị sao cho hợp với khẩu vị của gia đình.

2. Mách mẹ bí quyết lựa chọn nguyên liệu tươi ngon 

Bí quyết lựa chọn nguyên liệu tươi ngon làm gỏi ngó sen
Bí quyết lựa chọn nguyên liệu tươi ngon làm gỏi ngó sen

Cách làm gỏi ngó sen đúng chuẩn yêu cầu phải có tôm, thịt ba chỉ tươi ngon. Sau đây sẽ là một vài tips nhỏ cho mẹ khi lựa chọn nguyên liệu.

2.1. Cách chọn mua tôm sú tươi ngon

Tôm sú là loại tôm nuôi, có kích thước khá lớn. Để lựa chọn được tôm sú tươi ngon, mẹ cần lưu ý: 

  • Trước hết, tôm phải còn sống. Vỏ tôm bóng, trơn, sống giữa thân tôm tươi và trong. 
  • Mẹ không nên mua những con tôm có phần chân đã chuyển sang màu đen vì đây là dấu hiệu cho thấy chúng không còn tươi nữa.
  • Để kiểm tra độ tươi của tôm, mẹ chỉ cần đưa tôm ra ánh sáng, kéo dài thân tôm và xem xét độ rộng giữa các khớp trên lớp vỏ và thịt. Khớp của tôm càng hẹp thì tôm càng tươi.
  • Những con tôm tươi sẽ có hình dạng thẳng hoặc hơi cong. Tôm để lâu hoặc tôm hỏng thường có phần thân uốn thành hình tròn.

2.2. Cách chọn mua thịt heo tươi

  • Mẹ nên chọn thịt heo có da mỏng, mỡ trắng, nhiều thịt. Thịt của con heo khỏe mạnh thường có màu từ hồng nhạt đến đỏ thẫm.
  • Mẹ nên chọn thịt có độ săn chắc, các thớ thịt đều, đàn hồi tốt, không rỉ dịch, chảy nhớt. Khi mẹ dùng ngón tay ấn vào thịt rồi nhấc ngón tay ra thấy không để lại vết lõm thì đó là thịt heo ngon. 

3. Cách làm gỏi ngó sen chua chua giòn giòn ngon đúng chuẩn 

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu 

Sơ chế nguyên liệu làm gỏi ngó sen
Sơ chế nguyên liệu làm gỏi ngó sen

Đối với tôm sú và thịt trong cách làm gỏi ngó sen này: 

  • Mẹ rửa sạch tôm sú, cắt lưng tôm và lấy chỉ đen ra. Cho tôm vào nước sôi luộc trong khoảng 5 – 7 phút cho chín, vớt tôm ra cho vào nước lạnh, sau đó để ráo, bóc sạch vỏ tôm.
  • Thịt ba chỉ rửa sạch, khi luộc thịt cho thêm một ít muối, sau khi thịt chín vớt ra, thái thịt nhỏ vừa ăn.

Đối với ngó sen, mách mẹ 2 cách sơ chế ngó sen để làm gỏi ngon đúng điệu: 

  • Làm ngó sen trắng giòn với giấm

Cách này có thể giúp ngó sen đẩy được các chất bùn bẩn ra ngoài, đồng thời tạo nên độ giòn cho ngó sen.

Đầu tiên mẹ cần làm sạch ngó sen với nước sạch rồi bẻ ngó sen thành từng khúc nhỏ khoảng 4 – 6cm. Sau đó mẹ ngâm ngó sen vào hỗn hợp gồm: 100ml giấm ăn và 2 lít nước.

Tiếp theo, mẹ dùng màng bọc thực phẩm bọc kín lại rồi bỏ vào ngăn mát tủ lạnh hay để ở nơi thoáng mát khoảng vài giờ rồi lấy ra sử dụng. 

  • Làm ngó sen trắng giòn với nước đá

Khi mua ngó sen về, mẹ tiến hành tước sạch phần vỏ, cắt khúc nhỏ rồi chẻ mỏng. Sau đó, mẹ lấy phần ngó sen đem ngâm nước đá lạnh cùng với một ít muối và nước cốt chanh để làm sạch. Mẹ cũng có thể thay nước muối chanh bằng hỗn hợp giấm và phèn chua.

Nước đá lạnh sẽ giúp ngó sen trở nên giòn, cứng và trắng đẹp hơn. Mẹ không nên cho quá nhiều muối, vì chúng có thể khiến ngó sen bị mềm, ỉu và mất đi độ giòn ngon vốn có nhé.

Cuối cùng, mẹ rửa sạch ngó sen với nước lạnh một lần nữa và tiến hành chế biến.

Đối với các nguyên liệu khác: 

  • Cà rốt rửa sạch gọt vỏ rồi cắt sợi, hành tây rửa sạch thái thành sợi nhỏ, cần tàu cắt khúc, rau răm thái nhỏ.
  • Bắc chảo lên bếp để lửa nhỏ, thêm một ít muối, cho đậu phộng vào chảo rang chín. Sau đó bóc vỏ đậu phộng

Bước 2: Nấu mắm trộn gỏi

Nấu mắm trộn gỏi ngó sen
Nấu mắm trộn gỏi ngó sen

Bắc chảo lên bếp, cho 4 muỗng canh nước mắm, 1/3 muỗng canh muối, 2 muỗng canh đường, 1/2 muỗng canh bột ngọt vào và chảo. Trộn đều cho đến khi các nguyên liệu hòa tan tạo thành hỗn hợp sền sệt thì cho ra bát.

Cho vào hỗn hợp 1 muỗng canh tương ớt và 1 muỗng canh nước cốt chanh vào khuấy đều.

Bước 3: Trộn gỏi

Trộn gỏi ngó sen
Trộn gỏi ngó sen

Tôm sú, thịt ba chỉ, ngó sen, cà rốt, hành tây, cần tàu, rau răm vào tô và rưới nước mắm trộn gỏi vào. Trộn đều lên rồi để yên trong khoảng khoảng 5 – 10 phút để nước mắm thấm đều các nguyên liệu.

Cho gỏi ngó sen vào đĩa, xếp tôm và thịt lên trên, rắc thêm phộng rang, trang trí một ít ngò rí vào là mẹ đã hoàn thành cách làm gỏi ngó sen tôm thịt giòn giòn, thơm ngon rồi.

Gỏi ngó sen tôm thịt sau khi hoàn thành có thể ăn kèm cùng bánh phồng tôm, thêm nước mắm chua ngọt sẽ càng đậm đà hơn. 

Trên đây là bài viết chia sẻ về cách làm gỏi ngó sen tôm thịt ngon đúng chuẩn. Góc của mẹ hy vọng các mẹ hãy thử trổ tài để chiêu đãi mọi người trong gia đình ngay nhé!

Xem thêm một vài gợi ý:

14 “kháng sinh” tự nhiên tốt hơn thuốc

Trẻ 4 tháng ăn dặm được chưa? Lời khuyên của chuyên gia

Nguồn tham khảo: https://zingnews.vn/cach-lam-goi-ngo-sen-tom-thit-ngon-nhu-dau-bep-post653914.html

Trong bài viết này, Góc của mẹ xin giới thiệu món gỏi xoài Thái Lan lạ miệng chắc chắn sẽ làm “nức lòng” cả những thực khách tại gia khó tính. Dưới đây là nguyên liệu và cách làm gỏi xoài Thái Lan cực nhanh gọn mà lại ngon không thể chối từ dành cho các mẹ.

1. Nguyên liệu cách làm gỏi xoài Thái Lan dành cho 3 ngườicách làm gỏi xoài

  •  Xoài xanh 4 quả 
  •  Tôm khô 50 gr
  •  Cà chua bi 10 trái
  • Cà rốt 1/2 củ
  •  Hành tím 3 củ
  •  Tỏi 1 củ
  •  Ớt 2 trái
  •  Đường thốt nốt 2 muỗng canh
  •  Nước mắm 1 muỗng canh
  •  Nước cốt me 1 muỗng canh
  •  Nước cốt chanh 1 muỗng canh
  •  Đậu phộng rang 3 muỗng canh
  •  Ngò rí 1 ít

2. Tips chọn nguyên liệu cho cách làm gỏi xoài kiểu Thái 

Tips chọn nguyên liệu cho cách làm gỏi xoài kiểu Thái 
Tips chọn nguyên liệu cho cách làm gỏi xoài kiểu Thái 
  • Xoài xanh: Là một món gỏi xoài thì tất nhiên xoài là nguyên liệu quan trọng nhất. Được gọi là xoài xanh, nhưng các mẹ không nên mua xoài xanh và non nhé. 

Xoài dùng để làm gỏi xoài nên là những quả xoài già. Có thể chọn bằng cách nhìn vào độ săn chắc của vỏ xoài và phần núm hơi vàng. Quả xoài phải còn nhựa, cứng cáp và chắc chắn để làm gỏi.

Không nên chọn những quả xoài tuy còn xanh nhưng phần đầu quả nhàu nát, mềm nhũn. Những quả này đã được hái rất lâu. Nếu chọn những quả xoài này cùi sẽ mất đi vị tự nhiên và vị sẽ không được ngon lắm.

Với một đĩa gỏi xoài Thái, các mẹ cần chuẩn bị hai trái xoài xanh già. Nếu muốn ăn thêm, có thể chọn quả xoài to hoặc thêm số lượng xoài.

  •  Cà rốt: Cà rốt được ăn kèm với gỏi xoài Thái để làm cho món gỏi đặc sắc và bắt mắt hơn. Với một điã gỏi 3 người ăn, chỉ cần chuẩn bị ½ củ cà rốt cỡ vừa. 

Một số mẹo giúp các mẹ chọn cà rốt tươi ngon: 

cách làm gỏi xoài

Nên chọn những củ cà rốt có màu sắc rực rỡ, còn chắc, thẳng và nhẵn. Nếu lá cà rốt còn nguyên thì chọn những lá tươi, không bị héo. Đối với cà rốt, dù già hay non thì phần lõi ở giữa càng nhỏ càng ngọt. Cà rốt có lõi to và nhạt vị thì thường nhiều lá ở gốc hoặc phần vai dày. 

Đừng mua cà rốt quá to, chúng thường bị xơ và không có vị ngọt. Cà rốt nhỏ thường dày thịt hơn, chắc hơn và ngon hơn. Tránh chọn những củ bị mềm, dập nát, héo úa và méo mó.

  • Đậu phụ: Cách làm gỏi xoài Thái Lan ngon mà không bị nhàm chán là thêm đậu phụ chiên. Đậu phụ sẽ khiến các con ăn ngon miệng hơn mà lại giảm cảm giác nhàm chán. Mẹ nên chuẩn bị sẵn 2 thanh đậu phụ.
  • Đậu phộng rang: Các mẹ có thể chọn loại đậu phộng rang sẵn hoặc mua đậu phộng sống rồi về tự làm. Một lạng đậu phộng rang (khoảng một chén) là vừa đủ cho một đĩa gỏi xoài kiểu Thái.
  • Tôm khô: Nên mua tôm có màu tự nhiên. Nếu tôm có màu đỏ đậm hoặc màu nhạt thì nên tránh. Có thể loại tôm đó đã bị tẩm ướp hóa chất. 
  • Rau thơm: Rau thơm làm dậy mùi thức ăn hơn. Gỏi xoài Thái gồm có ngò rí (rau mùi) và húng quế. Với một đĩa gỏi, các mẹ có thể chuẩn bị một ít rau thơm cho mỗi loại.

Ngoài ra, cách làm gỏi xoài Thái đậm đà, hấp dẫn và lạ miệng hơn chính là bát nước chấm. Các nguyên liệu cần thiết như chanh, ớt, đường, tỏi băm,…

3. Cách làm gỏi xoài Thái Lan chỉ trong nháy mắt 

Cách làm gỏi xoài Thái Lan chỉ trong nháy mắt 
Cách làm gỏi xoài Thái Lan chỉ trong nháy mắt 

3.1. Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

  • Xoài xanh: Rửa sạch xoài, bỏ cuống rồi gọt vỏ. Sau khi nạo xong, các mẹ đem xoài đi ngâm với nước muối nhạt khoảng 10 phút. Cùi xoài sẽ không bị thâm đen, rồi vớt ra để ráo.

Sau khi cùi xoài khô, dùng nạo chuyên dụng bào xoài thành từng sợi nhỏ vừa ăn. Nếu không thích xoài bào sợi, có thể cắt thành từng lát mỏng. Tuy nhiên, phương pháp này thường yêu cầu cao về độ chính xác, kiên nhẫn và mất nhiều thời gian.

  • Cà rốt: Tương tự như xoài xanh, cà rốt rửa sạch, gọt vỏ và bào sợi. Sau khi bào, để riêng cà rốt vào một cái bát sạch.
  • Rau thơm: Nhặt sạch lá hỏng, cắt bỏ rễ rồi đem rửa sạch. Các loại rau sau khi rửa sạch, ngâm qua nước muối pha loãng rồi vớt ra để ráo. Tiếp theo, thái nhỏ các loại rau và để riêng.
  • Đậu phụ: Cắt thành từng lát mỏng, nhỏ vừa ăn và chiên cho đến khi chín vàng. Nếu cầu kỳ, các mẹ có thể cắt đậu hũ thành từng miếng mỏng dài hoặc thành hình dễ thương rồi cho vào chiên ngập dầu.
  • Tôm khô: ngâm với nước rồi rửa sạch cho hết cát rồi rang chín.

3.2. Bước 2: Gĩa gỏi xoài Thái

Làm mềm chanh và vắt lấy nước. Các mẹ lưu ý bỏ hết hạt chanh để không bị đắng nhé.

Chuẩn bị cối, cho tỏi, hành tím và 2 muỗng canh đường thốt nốt vào rồi giã nhuyễn.

Sau đó, bạn cho tôm khô, ớt, cà chua bi vào và giã nhẹ tay để nguyên liệu không bị nát.

3.3. Bước 3: Trộn gỏi xoài Thái

Cuối cùng, cho xoài xanh, cà rốt, ngò rí và 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh nước cốt me, 1 muỗng canh nước cốt chanh vào rồi dùng muỗng nhẹ nhàng trộn đều. Nêm nếm các nguyên liệu cho phù hợp với khẩu vị, không nên cho quá đậm đà. Sau khi trộn đều, cho các loại rau thơm đã cắt nhỏ vào trộn cùng. 

3.4. Bước 4: Trang trí

Cuối cùng, các mẹ gắp gỏi vừa trộn ra đĩa to rồi rắc đậu phộng rang lên trên và thưởng thức. Có thể xếp đậu hũ xung quanh cho thêm phần đẹp mắt. 

Đậu hũ vừa chiên vàng ăn kèm với gỏi xoài xanh gợi vị béo béo, mềm mềm của đậu mà lại chua chua ngọt ngọt của xoài. Các mẹ có thể cuốn rau xà lách với gỏi và đậu cũng rất ngon. 

Mặc dù cách làm gỏi xoài Thái rất đơn giản nhưng có thể khiến cả nhà mê tít. Đặc biệt, món ăn vặt này còn rất lành mạnh, cung cấp Vitamin và tăng cường sức đề kháng. 

Với cách làm gỏi xoài Thái Lan này, các mẹ đã có thể có được một món ăn vặt cực ngon mà không hề lo béo trong đợt nghỉ dịch sắp tới. Chúc các mẹ ngon miệng với món gỏi xoài này nhé!

Xem thêm một vài gợi ý:

Cách chọn tã dán phù hợp nhất để trẻ có giấc ngủ ngon

Cách chọn tã quần giúp dỗ bé ngủ nhanh nhất

Trong mỗi gia đình, bữa cơm là sợi dây gắn kết các thành viên. Vì thế các món ăn cũng cần phải chuẩn bị đu đáo. Hôm nay, góc của mẹ sẽ hướng dẫn đến các mẹ cách làm gỏi đu đủ tôm thịt siêu ngon dinh dưỡng. 

1. Nguyên liệu cần cho cách làm gỏi đu đủ siêu ngon dinh dưỡng

Nguyên liệu cần cho cách làm gỏi đu đủ siêu ngon dinh dưỡng
Nguyên liệu cần cho cách làm gỏi đu đủ siêu ngon dinh dưỡng
  • Một quả đu đủ xanh hoặc hơi ngả chín
  • 2 thìa nước cốt chanh
  • 200g tôm tươi
  • 150g thịt ba chỉ
  • Vài lá rau răm
  • Một thìa tỏi băm sẵn
  • Một thìa ớt băm
  • 50g đậu phộng giã nát
  • 20g hành phi thơm
  • 2 thìa nước mắm ngon
  • 1 thìa đường

2. Cách làm gỏi đu đủ siêu ngon bổ dưỡng

Bước 1. Sơ chế nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn

Sơ chế nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn
Sơ chế nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn
  • Đầu tiên, đối với đu đủ, các mẹ đem rửa sạch để gọt vỏ, sau đó bào thành sợi nhỏ. Chuẩn bị một chậu nước nhỏ, bỏ vào 2-3 thìa muối hạt sau đó đem sợi đu đủ được bào ngâm tầm 15 phút. Làm như này sẽ giúp làm sạch nhựa đu đủ, ăn sẽ không bị đắng hoặc chát.
  • Tiếp đó, các mẹ tiến hành sơ chế tôm, tôm mua về rửa sạch với muối hạt để loại bỏ bẩn và tanh. Sau đó, các mẹ mang tôm đi loại bỏ chỉ đen.
  • Thịt ba chỉ mua về cũng đem rửa sạch với muối. Hãy chà muối vào thịt để làm sạch các chất bẩn sau đó đem rửa lại với nước.
  • Bước tiếp theo, các mẹ đem thịt và tôm sau khi đã làm sạch đi luộc. Chuẩn bị 1 nồi nước trên bếp, hãy đập nát vài củ hành tím để cho vào nồi nước cùng vài thìa giấm. Sau đó đun lửa to đến khi nước sôi, cho thịt vào luộc tầm 10 phút rồi vớt ra.
  • Đối với tôm đã sơ chế, các mẹ cho tôm vào nồi nước dùng để luộc thịt, luộc từ 3-5 phút đến khi tôm đổi màu là được. Vớt tôm ra, tiến hành bóc vỏ và dùng dao chẻ đôi tôm.
  • Sau đó, tiến hành cắt thịt thành những miếng nhỏ vừa ăn và cuối cùng là cắt thành những sợi to.
  • Đối với rau răm, đem nhặt chỉ lấy phần lá, rửa sạch với nước và thái nhỏ hình sợi.

Bước 2. Pha nước chấm để trộn gỏi đu đủ

Pha nước chấm để trộn gỏi đu đủ
Pha nước chấm để trộn gỏi đu đủ
  • Ở bước này, các mẹ tiến hành trộn 2 thìa nước mắm cùng 2 thìa nước cốt chanh đã chuẩn bị từ trước. Thêm vào đó một thìa đường và khuấy tan hỗn hợp cho quyện vào nhau.
  • Tiếp đó, cho tiếp tỏi và ớt băm sẵn từ trước vào hỗn hợp vừa làm.

Bước 3. Tiến hành trộn gỏi đu đủ

  • Đến bước trộn gỏi đu đủ, các mẹ tiến hành vớt đu đủ đã bào sợi ra khỏi chậu nước, đem vắt khô để trộn.
  • Trước tiên, các mẹ cần trộn một nửa số đu đủ và một nửa tôm thịt trước. Điều này sẽ giúp cho món ăn được thấm đều gia vị hơn. Tiếp đó, cho rau răm thái nhỏ vào cùng một thìa nước mắm, tiến hành trộn đều hỗn hợp trên.
  • Bước tiếp theo, các mẹ cho số đu đủ và tôm thịt còn lại cho vào hỗn hợp đã trộn, cho toàn bộ nước mắm trộn gỏi đã chuẩn bị vào, trộn đều tay. Cuối cùng, rắc đậu phộng giã nhỏ và hành phi vào gỏi và trộn đều tay thêm lần nữa.
  • Các mẹ tiến hành nếm thử gỏi đu đủ xem gia vị đã vừa miệng hay chưa, nếu nhạt hãy cho thêm chút mắm. Cách làm gỏi đu đủ tôm thịt không hề khó đúng không nào!

Bước 4. Trang trí thành phẩm

Trang trí thành phẩm
Trang trí thành phẩm
  • Sau khi đã trộn xong món gỏi đu đủ siêu ngon, các mẹ gắp gỏi ra đĩa to. Nhặt vài chiếc lá bạc hà hoặc húng quế để đặt lên phần trên cùng của gỏi cho đẹp mắt nhé.
  • Những sợi gỏi đu đủ giòn dai, kết hợp với tôm, thịt và nước chấm trộn chua cay sẽ mang đến khẩu vị mới lạ cho các thành viên trong gia đình. Giúp bữa ăn hấp dẫn, ngon miệng hơn. 
  • Bên cạnh đó, gỏi đu đủ tôm thịt các mẹ chuẩn bị còn hứa hẹn sẽ là món ngon được cả nhà mê tít mặc dù cách làm gỏi đu đủ khá đơn giản. Đặc biệt, gỏi đu đủ còn rất phù hợp ăn khi thời tiết đang nóng như thế này.

3. Những lưu ý về cách làm gỏi đu đủ siêu ngon dinh dưỡng

Những lưu ý về cách làm gỏi đu đủ siêu ngon dinh dưỡng
Những lưu ý về cách làm gỏi đu đủ siêu ngon dinh dưỡng
  • Cách làm gỏi đu đủ tôm thịt ngon chính là khi bào sợi đu đủ, các mẹ lưu ý không bào vào sâu phần ruột quả đu đủ. Làm như thế sẽ khiến món ăn không ngon do ruột đu đủ rất đắng. Ngoài ra, đem đu đủ bào sợi ngâm cùng nước đá sẽ giúp sợi đu đủ khi ăn sẽ được giòn hơn.
  • Đối với tôm tươi, mẹo giúp các mẹ loại bỏ chỉ đen dễ dàng đó là dùng tăm. Các mẹ chọc vào đốt thứ 2 tính từ đầu tôm và kéo ra. Cách này sẽ giúp các mẹ tiết kiệm được thời gian khi sơ chế tôm.
  • Khi luộc thịt, cho vài thìa giấm sẽ giúp cho thịt trắng hơn và trông đẹp mắt hơn. Đây cũng là phương pháp dùng để loại bỏ mùi hôi của thịt.
  • Đối với bước vớt đu đủ bào sợi, các mẹ lưu ý vắt khô các sợi đu đủ để gỏi không bị quá nhiều nước. Điều này sẽ giúp cho món ăn được ngon hơn.

Như vậy, vừa rồi góc của mẹ đã hướng dẫn các mẹ cách làm gỏi đu đủ tôm thịt siêu ngon dinh dưỡng. Góc của mẹ tin rằng món ăn trên sẽ giúp giữ lửa cho tổ ấm hơn sau những những học tập, làm việc căng thẳng. Góc của mẹ chúc các mẹ thành công khi làm món ăn trên!

Xem thêm một vài gợi ý:

14 “kháng sinh” tự nhiên tốt hơn thuốc

Trẻ 4 tháng ăn dặm được chưa? Lời khuyên của chuyên gia

Gỏi sứa là một món ăn vô cùng quen thuộc với mỗi gia đình Việt Nam. Đây là món ăn vô cùng bổ dưỡng và có cách làm khá dễ dàng. Hãy cùng tham khảo cách làm gỏi sứa hành tây không tanh siêu bổ dưỡng tại góc của mẹ để chiêu đãi cả gia đình nhé!

1. Cách làm gỏi sứa cần nguyên liệu gì?

Cách làm gỏi sứa cần nguyên liệu gì?
Cách làm gỏi sứa cần nguyên liệu gì?

Cách làm gỏi sứa thơm ngon này, các mẹ cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  • Sứa tươi: 350g

– Để chọn mua được sứa tươi, các mẹ có thể tới siêu thị hoặc chợ nhưng đặc biệt phải lưu ý tới nhãn mác và nguồn gốc của sứa. Vì trong sứa có một số độc tố nên cần phải lựa chọn đúng những cơ sở chế biến đúng cách mới có thể ăn được.

– Khi chọn mua, các mẹ cần chú ý tới hạn sử dụng ghi trên bao bì. Tránh tình trạng mua phải sản phẩm đã hết hạn, sữa bị hỏng, thân có màu đục và mùi hôi, tanh.

  • Động phộng rang (lạc rang): 100g

Động phộng hay lạc rang các mẹ có thể dễ dàng tìm mua chế biến sẵn ở những siêu thị hoặc chợ gần nhà. Cẩn thận hơn, các mẹ có thể tự chế biến tại nhà để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

  • Vừng hoặc mè trắng: 25g
  • Giá đỗ: 150g
  • Hành tây: 1 củ

Hành tây nên chọn củ có lớp vỏ mỏng, đều bảo. Củ hành tây ngon phải khô và chắc tay. Các mẹ nên quan sát phần rễ củ nào nhiều sợi dài sẽ là củ hành còn tươi. Tránh chọn các củ mọc mầm, không đều màu vì nó sẽ làm món ăn không được tươi và có thể bị đắng.

  • Cà rốt: 1 củ

Cà rốt nên chọn cụ có kích thước vừa phải, thân thuôn dài. Vỏ cà rốt trơn, cầm chắc tay và cứng. Các mẹ nên chọn củ có màu cam đậm, cuống còn xanh dính chặt vào thân củ. Không nên chọn những củ bị héo cuống, dập, mềm,.. vì nó sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của món ăn.

  • Dưa chuột: 1 quả
  • Xả: 2 nhánh
  • Chanh: 1 quả
  • Lá chanh, húng quế, gừng, tỏi, ớt
  • Gia vị: đường, ớt, giấm, muối, bột canh, phèn, dầu vừng, nước mắm,…

2. Cách làm gỏi sứa hành tây cực ngon

Cách làm gỏi sứa hành tây cực ngon
Cách làm gỏi sứa hành tây cực ngon

2.1. Sơ chế nguyên liệu

Sơ chế nguyên liệu
Sơ chế nguyên liệu
  • Sơ chế rau củ: 

Đầu tiên, các mẹ cần gọt vỏ cà rốt và bào thành sợi nhỏ. Dưa chuột rửa sạch với nước muối, có thể để cả vỏ và bào sợi. Rau thơm rửa sạch và cắt thành những khúc nhỏ. Tỏi bóc vỏ sau đó băm nhuyễn. 

Ớt và gừng rửa sạch, cắt thành những miếng đỏ. Riêng gừng có thể ngâm với nước đá trong khoảng 5-7 phút để giảm mùi hăng.

  • Sơ chế sứa: 

Nếu sứa các mẹ mua ở chợ thì cần phải rửa sạch với nước, mổ sửa cẩn thận để loại bỏ hết những chất độc bên trong sứa. Sau đó, các mẹ cắt sứa thành những miếng nhỏ và ngâm trong nước muối loãng. Tiến hành ngâm 4-5 lần. 

Đối với các mẹ chọn mua sứa ở siêu thị thì chỉ cần đem rửa sạch nhiều lần với nước cho hết mặn. Sau đó trần qua nước sôi khoảng 1-2 phút rồi vớt ra ngâm lại với nước đá khoảng 5-7 phút. Cuối cùng vớt ra để ráo là hoàn thành. Đây là cách làm gỏi sứa đơn giản nhất, giúp sứa ngon hơn, giòn hơn và không bị teo.

2.2. Làm nước trộn

Làm nước trộn
Làm nước trộn

Sau khi đã hoàn thành phần sơ chế, các mẹ tiếp tục làm theo bước tiếp theo trong cách làm gỏi sứa hành tây siêu ngon tại góc của mẹ.

Các mẹ cần cho vào bát hỗn hợp những gia vị gồm: 2 thìa nước mắm, 2 thìa đường, 2 thìa nước cốt chanh cùng với tỏi và ớt đã băm từ trước. Sau đó khuấy thật đều để hòa tan các gia vị. Các mẹ hoàn toàn có thể gia giảm nguyên liệu làm nước trộn sao cho vừa miệng nhất là được nha.

Để tránh trường hợp gỏi bị khô, không ra nhiều nước, các mẹ có thể đem hỗn hợp vừa pha đi đun trên lửa nhỏ đến khi được sánh lại. Cách này sẽ giúp khắc phục tình trạng gỏi khô rất hiệu quả.

2.3. Trộn gỏi

Theo cách làm gỏi sứa hành tây này, các mẹ hãy chuẩn bị một cái thau lớn, cho sứa, hành tây với 2 thìa nước trộn vừa làm đảo đều.

Tiếp theo, hãy cho tất cả các loại rau củ đã được sơ chế sẵn từ trước vào rồi đổ phần nước trộn còn lại vào chung để tất cả đều được ngấm gia vị.

Sau khi hoàn thành tới bước này, các mẹ hãy thử lại một lần nữa xem hương vị này đã hợp với gia đình của mình hay chưa để điều chỉnh.

Cuối cùng, cho món gỏi ra đĩa và rắc lạc rang lên trên. Như vậy là có thể thưởng thức luôn rồi!

Món gỏi sứa hành tây này chắc chắn sẽ khiến mọi thành viên trong gia đình thích mê vì độ tươi, thơm ngon cùng vị chua chua ngọt ngọt từ gia vị. Phần thịt sứa giòn, kết hợp với nước tạo nên hương vị vô cùng hoàn hảo.

3. Một số lưu ý khi khác về cách làm gỏi sứa tại nhà:

Một số lưu ý khi khác về cách làm gỏi sứa tại nhà
Một số lưu ý khi khác về cách làm gỏi sứa tại nhà
  • Với cách làm gỏi sứa này, các mẹ có thể bổ sung thêm những nguyên liệu như tôm, tai lợn, xoài,… để tăng hương vị cho món ăn.
  • Chỉ dùng sứa khi đã có màu thịt chuyển sang màu đỏ nhạt hoặc vàng nhạt.
  • Gỏi sứa có thể dùng kèm với cơm hoặc làm món khai vị trong những bữa tiệc, nhậu,..
  • Dùng trong những ngày hè có thời tiết oi bức là hợp lý nhất.

Chúc tôi mong rằng với cách làm gỏi sứa hành tây trên có thể giúp các mẹ biết thêm một món ngon cho gia đình của mình. Hẹn gặp lại các mẹ với những món ăn bổ dưỡng và dễ làm tại nhà dịp tới nhé!

Xem thêm một vài gợi ý:

Cách chọn tã dán phù hợp nhất để trẻ có giấc ngủ ngon

Cách chọn tã quần giúp dỗ bé ngủ nhanh nhất

Giỏ hàng 0