Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

5 phút kể chuyện cho bé mỗi ngày để giúp bé thông minh hơn

Kể chuyện cho bé không chỉ giúp kích thích sự phát triển não bộ của bé mà còn là cách gắn kết tình cảm giữa ba mẹ và con.

Xem thêm

Kể chuyện cho bé ngủ: Phương thức kỳ diệu gắn kết cùng con

Mách mẹ cách kể chuyện bé 4 tuổi khiến bé thích mê

1. Tại sao nên kể chuyện cho bé

1.1. Đọc truyện giúp trẻ phát triển khả năng nói, diễn đạt

Trẻ được nghe kể truyện thường xuyên cũng hình thành phản xạ “muốn được nói”
Trẻ được nghe kể truyện thường xuyên cũng hình thành phản xạ “muốn được nói”

Trẻ em, nhất là ở độ tuổi mẫu giáo và mới bắt đầu vào lớp một thường rất hứng thú với những câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn được kể đi kể lại nhiều lần. Trẻ được nghe kể truyện thường xuyên cũng hình thành phản xạ “muốn được nói” nhanh hơn, khả năng diễn đạt những câu chuyện bé muốn nghe cũng phong phú hơn. Bởi nếu trẻ chưa biết đọc, trẻ sẽ phải tự phân biệt những cuốn truyện mình thích trước khi nhờ người lớn đọc cho nghe, khả năng diễn đạt sẽ dần cải thiện hơn. Tốt nhất là bố mẹ nếu có thời gian, hãy kể truyện cho con nghe mỗi ngày.

1.2. Kích thích trẻ hỏi nhiều hơn

Khi được nghe nhiều câu chuyện có các tình tiết mới lạ, bé chưa từng gặp, bé sẽ tò mò, muốn tìm hiểu, muốn hỏi rõ cha mẹ, tại sao lại như thế này? Tại sao lại như thế kia?…dần dần khả năng tìm tòi khám phá mọi thứ sẽ hình thành trong não bé – nhân tố tiềm tàng để bé thành công sau này. Không những thế, cha mẹ có thể nhờ vào điều này như cách nhận biết trẻ thông minh. Vì những bé có tố chất thông minh sẽ hỏi cực kỳ nhiều câu hỏi.

1.3. Học theo cảm xúc

Em bé của mẹ bắt chước các biểu hiện âm thanh mẹ tạo ra
Em bé của mẹ bắt chước các biểu hiện âm thanh mẹ tạo ra

Trẻ sơ sinh không chỉ nhìn vào những bức tranh trong những cuốn sách yêu thích của chúng mà còn đang quan sát mẹ cau mày khi một nhân vật trong sách nhận kết cục buồn hoặc mỉm cười với kết thúc có hậu. Em bé của mẹ bắt chước các biểu hiện âm thanh mẹ tạo ra. Điều đó giúp phát triển trí não sớm

2. Cách kể chuyện cho bé hấp dẫn

2.1. Hiểu con mình

Đúng sở thích sẽ giúp con bạn tập trung lắng nghe hơn đấy
Đúng sở thích sẽ giúp con bạn tập trung lắng nghe hơn đấy

Bước đầu tiên và quan trọng nhất là hiểu “khán giả” của mình; từ đó bạn mới có thể truyền tải đến con mình những thông tin phù hợp. Trước khi kể một câu chuyện, hãy tự hỏi con mình thích gì? Siêu nhân, hoàng tử, công chúa, người ngoài hành tinh hay các nhân vật lịch sử,… Đúng sở thích sẽ giúp con bạn tập trung lắng nghe hơn đấy.

2.2. Phong cách diễn đạt

Giữ cho bé mạch cảm xúc say mê lắng nghe câu chuyện; bằng cách dùng giọng điệu “hùng hồn” hay trầm lắng theo nội dung câu chuyện. Hãy chọn một giọng điệu phù hợp và đi theo mạch của câu chuyện. Tạo ra những trải nghiệm ly kỳ với những tình tiết hồi hộp và bất ngờ. Điều đó sẽ khiến trẻ vô cùng háo hức lắng nghe.

2.3. Sử dụng các từ ngữ sáng tạo khi kể chuyện cho bé

Việc sử dụng các từ ngữ sáng tạo đầy ấn tượng sẽ có hiệu quả vô cùng tốt
Việc sử dụng các từ ngữ sáng tạo đầy ấn tượng sẽ có hiệu quả vô cùng tốt

Việc sử dụng các từ ngữ sáng tạo đầy ấn tượng sẽ có hiệu quả vô cùng tốt. Khi bạn kể cho trẻ nghe – điều đó kích thích khả năng học hỏi của bé. “Mẹ ơi từ đó nghĩa gì vậy?” một câu hỏi vang lên chứng tỏ bé đang chăm chú lắng nghe và khả năng học hỏi của bé vô cùng tốt.

2.4. Chọn lọc và xây dựng thông điệp câu chuyện

Hãy nhớ rằng không phải câu chuyện nào cũng phù hợp với con của bạn. Trước khi kể, hãy chọn lọc nội dung nào có giá trị và xây dựng thông điệp theo câu chuyện đó. Hãy để mỗi câu chuyện là một bài học với bé. Điều đó giúp bé có thêm những bài học đầu đời quý giá.

2.5. Thời gian và thời điểm kể chuyện

Thời gian của câu chuyện cũng vô cùng quan trọng. Nếu câu chuyện quá dài, điều này sẽ khiến bé dần dần mất hứng thú. Dù là câu chuyện trong các cuộc cắm trại; câu chuyện trước khi đi ngủ hay chỉ là một câu chuyện hài hước. Thì những câu chuyện đó cũng phải lựa chọn thời điểm và tâm trạng phù hợp trong ngày mẹ nhé.

3. Những thể loại chuyện kể cho bé

3.1. Truyện cổ tích

Truyện cổ tích là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu
Truyện cổ tích là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu

Truyện cổ tích dành cho bé mang đậm giá trị nhân văn, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc sẽ nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ giúp các em phát triển tư duy lành mạnh và trong sáng nhất.

Truyện cổ tích là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu. Thông qua những đặc điểm về nội dung, ngôn ngữ, tính chất của cốt truyện, hình tượng nghệ thuật… nhằm phản ánh các mối quan hệ xã hội gửi gắm tinh thần lạc quan, cái thiện luôn chiến thắng và được tôn vinh, cái ác bị bài trừ.

3.2. Truyện tranh

Truyền tranh là một lựa chọn mà mẹ không thể bỏ qua khi kể chuyện cho bé. Truyện tranh với nhiều hình ảnh minh họa, màu sắc sinh động sẽ khiến bé cực kì yêu thích. Câu chuyện cũng được truyền tải hiệu quả hơn qua truyện tranh.

3.3. Truyện song ngữ

Học sớm ngôn ngữ thứ hai không ảnh hưởng gì đến sự phát triển trí tuệ của trẻ, ngược lại giúp trẻ tập trung chú ý tốt hơn trong khi học so với trẻ chỉ biết tiếng mẹ đẻ. Ngoài ra, cho trẻ học đọc truyện song ngữ hỗ trợ tiếng mẹ đẻ hình thành và phát triển tốt nếu được giới thiệu sớm và bằng phương pháp phù hợp.

4. Lưu ý khi kể chuyện cho bé

4.1. Làm nó hàng ngày

Đọc cho con nghe ít nhất vài phút mỗi ngày
Đọc cho con nghe ít nhất vài phút mỗi ngày

Đọc cho con nghe ít nhất vài phút mỗi ngày. “Hãy cố gắng đọc càng nhiều càng tốt,” cho dù đó là một buổi đọc sách dài hơn trước khi đi ngủ hay thời gian đọc ngắn hơn trong ngày.

“Trẻ sơ sinh có thể chỉ quan tâm trong vài phút. Khi chúng lớn hơn, khoảng chú ý của chúng có thể bắt đầu xử lý những câu chuyện dài hơn”.

4.2. Làm theo sự dẫn dắt của họ

Khi bé đủ lớn, hãy để chúng chọn những cuốn sách mà bé muốn đọc
Khi bé đủ lớn, hãy để chúng chọn những cuốn sách mà bé muốn đọc

Nếu bé muốn quay lại xem đi xem lại trang đầu tiên? Hãy làm theo mong muốn của bé. Hãy để bé chỉ ra những hình ảnh chúng thích hoặc nói về những gì bé thấy, ngay cả khi điều đó có nghĩa là mẹ sẽ tạm dừng câu chuyện một lúc. Khi bé đủ lớn, hãy để chúng chọn những cuốn sách mà bé muốn đọc

4.3. Đừng mong đợi sự hoàn hảo

Đừng bực bội nếu con bạn không ngồi yên trong lòng bạn để kể chuyện
Đừng bực bội nếu con bạn không ngồi yên trong lòng bạn để kể chuyện

Một khi em bé bắt đầu biết bò và chập chững biết đi, việc khiến bé ngồi yên có thể là một thử thách. Nhưng ngay cả khi chúng đi loanh quanh trong phòng, bé vẫn sẽ được nghe được câu chuyện nếu mẹ đọc to

Đừng bực bội nếu con bạn không ngồi yên trong lòng bạn để kể chuyện. “Đọc sách không nhất thiết phải là khoảnh khắc yên tĩnh hoàn hảo”

4.4. Đọc cho bé nghe bằng các ngôn ngữ khác

Đọc cho bé nghe bằng các ngôn ngữ khác
Đọc cho bé nghe bằng các ngôn ngữ khác

Mẹ có thể đọc, hát và kể chuyện với con mình bằng bất kỳ ngôn ngữ nào mà mẹ cảm thấy thoải mái nhất khi nói .

Sử dụng ngôn ngữ mà mẹ cảm thấy thoải mái sẽ giúp bạn giao tiếp dễ dàng hơn. Nó cũng giúp việc đọc, hát và kể chuyện thú vị hơn. Con sẽ vẫn học được rằng các từ được tạo thành từ các chữ cái, âm tiết và âm thanh khác nhau và các từ đó thường liên kết với các hình ảnh trên trang.

Bố mẹ có thể giúp bé cái tìm ra những công cụ cần thiết để chúng thành công trong cuộc sống. Tiếp cận thông tin thông qua những câu chuyện mẹ kể là một điều hoàn toàn cần thiết. Với sự giúp đỡ của mẹ, bé có thể bắt đầu nghe các câu chuyện, đọc sách và kích trích khả năng tìm hiểu tri thức của mình.

Nguồn tham khảo: https://health.clevelandclinic.org/the-benefits-of-reading-to-babies/

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “5 phút kể chuyện cho bé mỗi ngày để giúp bé thông minh hơn”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Cho trẻ ăn yến sào đúng cách, lợi ích bất ngờ!
Cho trẻ ăn yến sào đúng cách, lợi ích bất ngờ!
Yến sào là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều axit amin và có hàm lượng protein cao. Tuy nhiên, cơ thể trẻ khá nhạy cảm khó tiếp nhận những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như yến sào. Vì thế, cần có cách cho trẻ ăn yến sào hợp lý để mang […]
Công thức giúp mẹ nấu cháo trứng gà ngon nhất cho bé 7 tháng tuổi
Công thức giúp mẹ nấu cháo trứng gà ngon nhất cho bé 7 tháng tuổi
Trứng gà được biết đến là nguồn thực phẩm có chứa giàu chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ đang trong khoảng “thời gian vàng” tập ăn dặm. Vậy nên đây chính là nguyên liệu để giúp các mẹ bỉm sáng tạo ra thật nhiều cách nấu […]
Giải đáp từ chuyên gia: Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Giải đáp từ chuyên gia: Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Vậy là bé yêu đã chào đời 2 tháng rồi mẹ nhỉ? Suốt 2 tháng qua mẹ được trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc hạnh phúc nhưng cũng không kém phần lo lắng vì những vấn đề xung quanh con. Đặc biệt là việc bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài, mẹ […]
Tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết
Tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết
Tai là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể, giúp bảo vệ thính giác và có vai trò thẩm mỹ. Tuy nhiên, không ít trẻ sơ sinh khi sinh ra có kích thước tai to nhỏ khác nhau hay còn gọi là dị tật tai to tai nhỏ ở trẻ và điều […]
Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo tiêu chuẩn WHO
Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo tiêu chuẩn WHO
Chào mừng ba mẹ đến với giai đoạn quan trọng trong sự phát triển nhỏ bé của trẻ! Trong tháng thứ 2, câu hỏi về cân nặng của trẻ sơ sinh là trở thành một chủ đề quan trọng, nơi mà mỗi độ đo nhỏ cũng là một cái nhìn sâu sắc về sức khỏe […]
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Mẹ mới có bé lần đầu, bên cạnh cảm giác hạnh phúc khi được chào đón bé yêu chào đời, chắc hẳn mẹ có nhiều băn khoăn lo lắng. Mẹ nghe “chín người mười ý” nên không rõ trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã thì tốt hơn, muốn tìm hiểu kỹ […]
Giỏ hàng 0