Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi một cách toàn diện

Được làm mẹ là một quá trình đầy thiêng liêng và vất vả của người phụ nữ. Bên cạnh việc mang thai và sinh nở, chăm sóc con cũng là một việc vô cùng quan trọng. Sức khỏe của con luôn là sự ưu tiên hàng đầu của mẹ. Chăm sóc bé như thế nào để bé phát triển toàn diện có thể là “nhiệm vụ bất khả thi” với những người lần đầu làm mẹ. Nhất là tháng đầu sau sinh là thời điểm khó khăn nhất khi mẹ vừa trải qua cơn vượt cạn. Vì vậy Góc của mẹ sẽ giúp mẹ tìm hiểu cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi hiệu quả nhé!

Xem thêm: Chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi phát triển khỏe mạnh

1. Tìm hiểu về sự phát triển của trẻ sơ sinh tháng đầu khi chăm sóc

1.1. Sau khi mới lọt lòng

Sau khi mới lọt lòng mẹ vài ngày, cân nặng của bé có thể thấp hơn so với khi mới ra đời khoảng 10%. Tuy nhiên mẹ không cần lo lắng vì đây là chuyện hết sức bình thường
Sau khi mới lọt lòng mẹ vài ngày, cân nặng của bé có thể thấp hơn so với khi mới ra đời khoảng 10%. Tuy nhiên mẹ không cần lo lắng vì đây là chuyện hết sức bình thường

Lúc này bé mới được lần đầu tiên tiếp xúc với thế giới bên ngoài sau một khoảng thời gian dài nằm trong bụng mẹ. Bé con khi đó chỉ nhỏ xíu như một thiên thần đáng yêu nhưng lại mang tới hạnh phúc to lớn cho cả gia đình. Vậy trong thời gian đầu tiên sau khi vừa ra đời, bé có những thay đổi như thế nào?

Sau khi mới lọt lòng mẹ vài ngày, cân nặng của bé có thể thấp hơn so với khi mới ra đời khoảng 10%. Tuy nhiên mẹ không cần lo lắng vì đây là chuyện hết sức bình thường. Nguyên nhân là do lượng chất lỏng dư thừa trong cơ thể bé sẽ mất đi sau vài ngày sau sinh.

Trong vòng 2 tuần tiếp theo, bé sẽ bắt đầu tăng cân một cách nhanh chóng. Trung bình mỗi tuần bé sẽ tăng khoảng 140 – 250g trong tháng đầu đời. Chiều dài cơ thể bé cũng tăng thêm khoảng 10cm. Đây là những chỉ số cơ bản về sự tăng trưởng cơ thể của bé. Do đó nếu bé không đạt được mức cân nặng cơ bản, mẹ nên đưa bé tới bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục kịp thời nhé. Có như vậy mẹ mới có thể chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi phát triển khỏe mạnh.

1.2. Khi bé được 1 tháng tuổi

Bé dùng cách khóc và những tiếng ọ ẹ để giao tiếp với mẹ. Đây là cách để bé thể hiện khả năng ngôn ngữ của mình. Mẹ nên nói chuyện và chơi với bé khi thức nhé.
Bé dùng cách khóc và những tiếng ọ ẹ để giao tiếp với mẹ. Đây là cách để bé thể hiện khả năng ngôn ngữ của mình. Mẹ nên nói chuyện và chơi với bé khi thức nhé.

Trẻ 1 tháng tuổi sẽ có những sự phát triển về thể chất và tinh thần nhiều hơn so với lúc mới lọt lòng. Lúc này quỹ thời gian của bé chủ yếu dành cho việc ăn và ngủ thôi nên không có nhiều hành động đáng kể. Mẹ có biết trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi có những bước tăng trưởng gì không? Biết được những điều này sẽ giúp mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi dễ dàng hơn đấy!

  • Bé dùng cách khóc và những tiếng ọ ẹ để giao tiếp với mẹ. Đây là cách để bé thể hiện khả năng ngôn ngữ của mình. Mẹ nên nói chuyện và chơi với bé khi thức nhé.
  • Bé có thể nhận ra giọng nói và gương mặt của mẹ. Lúc này thính giác và thị giác của bé phát triển hơn rồi đó.
  • Các cơ bắp của bé cũng phát triển và cứng cáp hơn. Khi mẹ đặt bé nằm sấp, bé sẽ có hành động cố gắng ngẩng đầu lên để nhìn xung quanh.
  • Một số bé biết nhoẻn miệng cười.
  • Bé 1 tháng tuổi ngủ nhiều vào ban đêm, giấc ngủ có thể kéo dài tới 4 giờ.
  • Bé có thể tập trung nhìn vào 1 đối tượng cụ thể. Thậm chí bé có thể phân biệt một số màu sắc nhất định.
  • Bé cũng tập trung chú ý hơn vào âm thanh và tiếng ồn bên ngoài.
  • Trí nhớ của bé phát triển nên bé có thể thấy phấn khích khi nhìn thấy bố mẹ.
  • Bé bắt đầu có ý thức điều khiển tay để lấy những thứ bé muốn nên sẽ cố quơ tay để lấy bất cứ thứ gì trong tầm tay của mình.

Cân nặng chuẩn của bé 1 tháng tuổi

2. Chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi như thế nào?

2.1. Chế độ ăn của bé

Bé 1 tháng tuổi nên được uống sữa ít nhất 12 lần/ngày nếu nuôi bằng sữa mẹ. Đối với bé được nuôi bằng sữa công thức, bé cần uống 6 lần/ngày
Bé 1 tháng tuổi nên được uống sữa ít nhất 12 lần/ngày nếu nuôi bằng sữa mẹ. Đối với bé được nuôi bằng sữa công thức, bé cần uống 6 lần/ngày

Khi chăm sóc trẻ sơ sinh tháng đầu, mẹ không nên cho bé ăn hay uống bất cứ thứ gì khác ngoài sữa mẹ. Hệ tiêu hóa còn non yếu của bé chỉ cho phép sữa mẹ để cung cấp dưỡng chất. Kể cả nước lọc cũng không nên cho bé uống. Việc này có thể khiến bé bị ngộ đọc dẫn tới hạ natri máu, co giật, tổn thương mô, thậm chí tử vong. Mẹ cần đặc biệt lưu ý điều này.

Bé 1 tháng tuổi nên được uống sữa ít nhất 12 lần/ngày nếu nuôi bằng sữa mẹ. Đối với bé được nuôi bằng sữa công thức, bé cần uống 6 lần/ngày. Mẹ cho bé bú theo nhu cầu của bé, bất cứ khi nào bé có biểu hiện đói bụng. Thông thường các bé sẽ có những biểu hiện như sau:

  • Đói sau khi tỉnh giấc.
  • Khóc đòi ăn.
  • Tự động tìm tới vú mẹ, chảy nước miếng.

Mẹ không nên kiểm soát số lần và lượng sữa bé ăn. Hãy để bé quyết định mọi thứ. Một điều cần lưu ý là mẹ nên vỗ lưng cho bé ợ hơi để tránh bé khó chịu vì bị đầy bụng.

2.2. Thời gian ngủ của bé

Mẹ cần chú ý đến những dấu hiệu buồn ngủ của bé. Sự hưng phấn vì có thêm một thành viên mới trong gia đình có thể khiến bé mệt mỏi
Mẹ cần chú ý đến những dấu hiệu buồn ngủ của bé. Sự hưng phấn vì có thêm một thành viên mới trong gia đình có thể khiến bé mệt mỏi

Thông thường bé 1 tháng tuổi ngủ từ 14 – 17 giờ/ngày và chia đều suốt cả ngày. Bé thường ngủ sau khi ăn no, tắm mát và được thay tã sạch sẽ. Giấc ngủ là vô cùng quan trọng với trẻ sơ sinh. Hầu hết mọi sự tăng trưởng của con sẽ diễn ra trong lúc ngủ. Giấc ngủ của bé có thể ngắn hoặc dài tùy vào nhu cầu của bé. Mẹ cần chú ý đến những dấu hiệu buồn ngủ của bé. Sự hưng phấn vì có thêm một thành viên mới trong gia đình có thể khiến bé mệt mỏi. Khi chăm sóc trẻ sơ sinh tháng đầu, mẹ nên để tâm nhiều tới điều này.

2.3. Một số lời khuyên cho mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh tháng đầu

Tương tác với con khi con thức. Mẹ nên tăng cường việc giao tiếp với bé bất kể khi nào bé đang thức. Mẹ có thể nói chuyện với bé, hát cho bé nghe…
Tương tác với con khi con thức. Mẹ nên tăng cường việc giao tiếp với bé bất kể khi nào bé đang thức. Mẹ có thể nói chuyện với bé, hát cho bé nghe…
  • Mẹ nên cho bé tiếp xúc da kề da. Việc được ôm ấp, vỗ về khiến các bé cảm thấy được an ủi và yêu tâm hơn. Điều này cũng giúp tăng thêm tình cảm giữa bé và những người thân trong gia đình.
  • Tương tác với con khi con thức. Mẹ nên tăng cường việc giao tiếp với bé bất kể khi nào bé đang thức. Mẹ có thể nói chuyện với bé, hát cho bé nghe… Việc này có thể giúp phát triển kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ cho bé.
  • Chơi đùa cùng bé và chơi đồ chơi cũng là cách kích thích sự phát triển cho bé. Mẹ có thể chơi “ú òa” với con hoặc cho con chơi những đồ chơi đơn giản như lục lạc…
  • Mẹ không nên bỏ qua việc massage cho con. Cách làm này có thể kích thích các cơ vận động của bé. Ngaoì ra còn giúp bé cảm thấy gần gũi với mẹ hơn đó!
  • Giữ vệ sinh an toàn cho bé. Mẹ nên chú ý chăm sóc dây rốn, tai, mắt, mũi, miệng, da cho con sạch sẽ.

Chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi không quá khó khăn như mẹ tưởng đúng không nào? Hy vọng bài viết này có thể cung cấp cho mẹ những thông tin hữu ích. Chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe và hạnh phúc!

Âm nhạc – phép màu cho não bộ của bé:

Mẹ nên tìm hiểu: Sự phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi một cách toàn diện”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Cho trẻ ăn yến sào đúng cách, lợi ích bất ngờ!
Cho trẻ ăn yến sào đúng cách, lợi ích bất ngờ!
Yến sào là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều axit amin và có hàm lượng protein cao. Tuy nhiên, cơ thể trẻ khá nhạy cảm khó tiếp nhận những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như yến sào. Vì thế, cần có cách cho trẻ ăn yến sào hợp lý để mang […]
Công thức giúp mẹ nấu cháo trứng gà ngon nhất cho bé 7 tháng tuổi
Công thức giúp mẹ nấu cháo trứng gà ngon nhất cho bé 7 tháng tuổi
Trứng gà được biết đến là nguồn thực phẩm có chứa giàu chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ đang trong khoảng “thời gian vàng” tập ăn dặm. Vậy nên đây chính là nguyên liệu để giúp các mẹ bỉm sáng tạo ra thật nhiều cách nấu […]
Giải đáp từ chuyên gia: Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Giải đáp từ chuyên gia: Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Vậy là bé yêu đã chào đời 2 tháng rồi mẹ nhỉ? Suốt 2 tháng qua mẹ được trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc hạnh phúc nhưng cũng không kém phần lo lắng vì những vấn đề xung quanh con. Đặc biệt là việc bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài, mẹ […]
Tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết
Tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết
Tai là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể, giúp bảo vệ thính giác và có vai trò thẩm mỹ. Tuy nhiên, không ít trẻ sơ sinh khi sinh ra có kích thước tai to nhỏ khác nhau hay còn gọi là dị tật tai to tai nhỏ ở trẻ và điều […]
Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo tiêu chuẩn WHO
Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo tiêu chuẩn WHO
Chào mừng ba mẹ đến với giai đoạn quan trọng trong sự phát triển nhỏ bé của trẻ! Trong tháng thứ 2, câu hỏi về cân nặng của trẻ sơ sinh là trở thành một chủ đề quan trọng, nơi mà mỗi độ đo nhỏ cũng là một cái nhìn sâu sắc về sức khỏe […]
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Mẹ mới có bé lần đầu, bên cạnh cảm giác hạnh phúc khi được chào đón bé yêu chào đời, chắc hẳn mẹ có nhiều băn khoăn lo lắng. Mẹ nghe “chín người mười ý” nên không rõ trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã thì tốt hơn, muốn tìm hiểu kỹ […]
Giỏ hàng 0