Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

BÉ 1 THÁNG BAO NHIÊU KG LÀ ĐẠT ĐƯỢC ĐÚNG TIÊU CHUẨN

Trẻ 1 tháng tuổi là một trong những giai đoạn cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Đây là lúc bé tập làm quen với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ và có những đặc điểm tăng trưởng về thể chất riêng biệt. Tốc độ tăng cân của trẻ sơ sinh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Và mỗi bé sẽ có một nhịp độ phát triển khác nhau nhưng vẫn có một quy chuẩn chung để so sánh. Do đó, nhà mình sẽ chia sẻ cho mẹ biết bé 1 tháng bao nhiêu kg là đạt được đúng tiêu chuẩn nhé!

1. Đặc điểm nổi bật của trẻ 1 tháng tuổi

Đặc điểm nổi bật của trẻ 1 tháng tuổi
Đặc điểm nổi bật của trẻ 1 tháng tuổi

Khoảng thời gian 1 tháng sau khi chào đời rất quan trọng. Giúp bé thích nghi với cuộc sống khác biệt hoàn toàn so với trong bụng mẹ. Do đó việc chăm sóc trẻ cũng vất vả hơn rất nhiều cho cả mẹ và bé.

Trẻ 1 tháng tuổi theo bản năng sẽ bắt đầu biết bám và tìm đường đến nguồn dinh dưỡng cho mình. Đó chính là bầu vú mẹ để mút sữa. Một số động tác khác dần hình thành như khả năng cầm nắm. Bé có thể nắm lấy bất cứ thứ gì đặt trong lòng bàn tay mình như ngón tay của mẹ chẳng hạn. Bên cạnh đó trẻ 1 tháng tuổi cũng thường xuyên và rất thích xòe rộng bàn tay.

Giấc ngủ của trẻ 1 tháng tuổi rất quan trọng. Đa số thời gian trong ngày của các bé là dành để ngủ. Khi ngủ chính là lúc cơ thể bé tăng trưởng về chiều cao, cân nặng cũng như não bộ. Mỗi ngày bé ngủ khoảng 15 đến 16 tiếng, chỉ khi bé đói mới thức giấc. Hoặc khó chịu trong người bé sẽ quấy khóc và không chịu ngủ.

Ngoài ra các giác quan như vị giác, thính giác, khứu giác, thị giác của trẻ 1 tháng tuổi đều phát triển rõ rệt so với lúc trước còn trong bụng mẹ: bé thích mở mắt nhìn những gì đang diễn ra, thích nghe tiếng mẹ và mọi người nói, mũi có thể ngửi được mùi sữa mẹ và phân biệt được cay, đắng, chua…

2. Tiêu chuẩn tăng cân của bé 1 tháng bao nhiêu kg

Bé 1 tháng nặng bao nhiêu kg
Bé 1 tháng nặng bao nhiêu kg

Nhiều bà mẹ thắc mắc bé 1 tháng bao nhiêu kg là đủ? Các mẹ nên quan sát và theo dõi cân nặng và so sánh với tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới WHO để biết bé nhà mình tăng cân đạt tiêu chuẩn không.

Hiện tượng sụt cân sinh lý thường xảy ra trong trong tuần đầu tiên khi vừa chào đời. Sau đó khi bước sang tuần 2 – 3, cân nặng của trẻ 1 tháng tuổi sẽ lại tăng đều. Và có sự phát triển một cách bứt phá so với lúc mới sinh.

Do đó, khi bé xuất hiện hiện tượng giảm cân đột ngột. Hoặc tăng cân chậm hơn so với bạn bè đồng lứa. Mẹ cũng không cần quá lo lắng vì nó không đi ngược lại tiêu chuẩn tăng cân của trẻ sơ sinh.

  • Về cân nặng: Mức tăng trung bình của trẻ 0 – 6 tháng tuối là 125gr – 600gr/ tuần. Đối với trẻ từ 7 – 12 tháng  tuổi thì mức tăng tương ứng là 500gr/tháng.
  • Về chiều cao: Trẻ từ 0 – 6 tháng có mức tăng trung bình là 2,5cm/tháng. Đối với trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi thì con số tăng tương ứng là 1,5cm/tháng.

3. Nguyên nhân bé 1 tháng không tăng kg

Nguyên nhân bé 1 tháng không tăng kg
Nguyên nhân bé 1 tháng không tăng kg

Nguyên nhân gì dẫn đến bé 1 tháng bao nhiêu kg là đủ? Nếu như trẻ không bị khiếm khuyết hệ tiêu hóa. Thì nguyên nhân chính vẫn là do chế độ dinh dưỡng dẫn đến tình trạng trẻ thiếu cân. Cụ thể là:

  • Trẻ ngừng bú dù chưa nhận đủ lượng sữa cần thiết. Hoặc bé có thói quen ngủ khi bú cũng khiến lượng sữa không đáp ứng đủ nhu cầu.
  • Mẹ ít sữa cho con bú hoặc đủ nhưng bé gặp khó khăn trong việc ti sữa mẹ do tư thế bú chưa phù hợp.
  • Sữa mẹ có 2 loại được gọi là sữa đầu và sữa sau và thường thì sữa sau có nhiều dưỡng chất hơn. Nếu bé bú hết lớp sữa đầu đã thấy chán. Nên bỏ lỡ việc hấp thụ các dưỡng chất tốt hơn ở lớp sữa sau.
  • Do chế độ ăn uống của mẹ thiếu khoa học làm cho sữa mẹ bị nóng. Và không truyền tải đủ dinh dưỡng đến con.
  • Ngoài ra, nguyên nhân khiến trẻ thiếu cân còn do bé bị ốm, thể chất kém, tinh thần bị chấn động. Hay gặp phải các vấn đề về đường ruột, hệ hô hấp và các bệnh về tim mạch. Nếu như bé thiếu cân nghiêm trọng, mẹ nên đưa bé đi khám sớm để có phương pháp điều trị ngay từ sớm.

4. Tiêu chuẩn bé 1 tháng bao nhiêu kg là đủ tiêu chuẩn?

4.1 Cho con bú thường xuyên

Cho trẻ 1 tháng tuổi bú thường xuyên
Cho trẻ 1 tháng tuổi bú thường xuyên

Trong mỗi ngày mẹ nên cho trẻ bú ít nhất 6 lần/ ngày khi con đạt mốc 1 tháng tuổi. Nếu đang cho con bú sữa mẹ thì có thể tăng lên đến 12 lần (bao gồm cả cho bé bú đêm). Cố gắng không kiểm soát thời gian cho ăn quá nhiều. Và để cho con tự chủ động, xác định việc ăn uống của mình. Trừ khi con không khỏe hoặc sinh non. Mẹ nên có chế độ ăn uống khác.

4.2 Chú ý đến chất lượng nguồn sữa

Chú ý đến chất lượng nguồn sữa cho trẻ 1 tháng tuổi
Chú ý đến chất lượng nguồn sữa cho trẻ 1 tháng tuổi

Nhiều mẹ có câu hỏi bé 1 tháng bao nhiêu kg thì cần lượng sữa như nào là đủ? Thì nhà mình xin chia sẻ chế độ dinh dưỡng trong quá trình cho con bú là rất quan trọng. Mẹ ăn gì con sẽ hấp thụ nấy. Trong đó, có những thực phẩm mẹ nên ăn dể đảm bảo chất lượng nguồn sữa như: uống sữa tươi, chuối chín, các loại đậu, thịt gà, hạt khô, quả bơ, trứng luộc, trái cây tươi,…

4.3 Tạo giấc ngủ cho bé

Tạo giấc ngủ cho trẻ 1 tháng tuổi
Tạo giấc ngủ cho trẻ 1 tháng tuổi

Khi bé ngủ chính là lúc cơ thể trẻ 1 tháng tuổi đang phát triển. Khi ngủ, cơ quan tuyến yên của cơ thể sẽ tiết hormone giúp bé phát triển cả về chiều cao cũng như cân nặng. Vì vậy, ở giai đoạn trẻ 1 tháng tuổi sẽ cần ngủ rất nhiều. Trung bình 15-16 giờ và có thể lên tới 20 giờ mỗi ngày.

Xem thêm: TOP 4 TRÒ CHƠI CHO BÉ 1 THÁNG TUỔI PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN | MAMAMY

Cha mẹ nên chăm sóc giấc ngủ cho bé. Tạo điều kiện môi trường thuận lợi để bé có giấc ngủ ngon và đầy đủ. Khi ngủ không đủ giấc sẽ làm bé quấy khóc, khó chịu. Và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển cân nặng của trẻ.

Xem thêm:

Bé 1 tháng tuổi bú bao nhiêu ml sữa mới đủ?

Cách mát xa cho bé 2 tháng tuổi để bé phát triển hơn

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “BÉ 1 THÁNG BAO NHIÊU KG LÀ ĐẠT ĐƯỢC ĐÚNG TIÊU CHUẨN”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0