Trẻ mấy tháng thì mọc răng sữa? Và khi nào thì trẻ thay răng vĩnh viễn? Đó là câu hỏi của không ít các bậc làm cha mẹ khi chăm sóc con trẻ muốn tìm hiểu về trình tự mọc răng và thay răng ở trẻ.
Mục lục
1. Trẻ mấy tháng thì mọc răng sữa?
Trẻ từ 6 đến 8 tháng tuổi là giai đoạn bắt đầu mọc răng sữa, cha mẹ có thể nhận biết bé mọc răng với những dấu hiệu điển hình như: sốt mọc răng, bé hay khóc, ngủ không ngon giấc, chảy dãi, thích cắn mọi thứ và bị ho, ho sặc nhẹ.
Trẻ sẽ mọc chiếc răng sữa đầu tiên và dần hoàn thiện hàm răng sữa của mình trong khoảng 30 tháng. Bộ răng sữa bao gồm 8 răng cửa, 4 răng nanh và 8 răng cối sữa. Thông thường trẻ sẽ mọc răng cửa hàm dưới, sau đó đến răng cửa hàm trên, răng nanh và cuối cùng là răng cối sữa (hay còn gọi là răng hàm). Quá trình mọc răng sẽ dừng lại khi trẻ khoảng 3 tuổi hoặc tới lúc trẻ có đủ 20 răng sữa.
Trình tự mọc răng của các bé sẽ là như nhau.
2. Trẻ thay răng khi nào?
Trẻ bắt đầu thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn trong khoảng 5 đến 7 tuổi. Những chiếc răng sữa bắt đầu rụng đi, thay vào đó là 28 chiếc răng vĩnh viễn vào lúc trẻ 12 tuổi.
Trẻ mọc răng vĩnh viễn theo trình tự như sau:
- Từ 5-7 tuổi: Các răng cửa giữa vĩnh viễn mọc, thay các răng cửa giữa sữa.
- Từ 7-8 tuổi: Các răng cửa bên vĩnh viễn mọc, thay các răng cửa bên sữa.
- Từ 9-10 tuổi: Các răng tiền hàm (cối nhỏ) thứ nhất mọc, thay các răng hàm sữa thứ nhất.
- Từ 10-11 tuổi: Các răng nanh sữa thay thế bằng răng nanh vĩnh viễn.
- Từ 11-12 tuổi: Các răng tiền hàm (cối nhỏ) thứ hai mọc, thay các răng hàm sữa thứ hai.
3. Chăm sóc trẻ trong quá trình mọc răng như thế nào?
3.1. Giai đoạn mọc răng sữa
Về dinh dưỡng, nên cho bé ăn các loại thức ăn mềm, loãng như cháo, đồ ninh nhừ,… Giúp bé hạn chế cảm giác đau đớn trong việc nhai thức ăn. Thực phẩm chứa nhiều canxi và khoáng chất như sữa và các sản phẩm từ sữa, đặc biệt là phomai và sữa chua rất tốt cho răng của trẻ. Tiếp đến là chất xơ từ rau củ quả như cần tây, bí xanh,… cũng cần được kết hợp trong bữa ăn hằng ngày.
Dưới 12 tháng, bé chưa cần dùng bàn chải để vệ sinh răng miệng vì nướu còn rất yếu. Mẹ hãy dùng khăn mềm hoặc miếng gạc nhúng vào nước sạch, nước muối sinh lý để vệ sinh răng miệng cho bé sau mỗi bữa ăn.
Lúc này nước bọt, nước dãi của bé tiết ra nhiều hơn bình thường. Nếu không lau thường xuyên sẽ gây tình trạng mẩn ngứa ở khu vực cằm, cổ bé. Mẹ có thể tham khảo sản phẩm khăn ướt Mamamy với thành phần chống hăm, rôm sảy và mẩn đỏ để lau cho bé.
Từ 12 tháng trở lên là mẹ có thể tập cho con cách đánh răng với bàn chải mềm và nước. Khi bé thành thạo sẽ thay bằng kem đánh răng.
3.2. Giai đoạn mọc răng vĩnh viễn
Trẻ mọc răng vĩnh viễn cần tránh tối đa những thói quen xấu như chống cằm, nghiến răng, lấy lưỡi đẩy vào răng, mút tay,… Vì dễ dẫn đến tình trạng răng mọc lệch, mọc không khớp giữa hai hàm.
Hạn chế ăn đồ ngọt, đồ cứng khó nhai, kẹo cao su. Khi răng mọc lên, nướu lợi sưng đau thì cho trẻ ăn thức ăn mềm. Ví dụ như cháo, súp và rau củ luộc.
Cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ cách chăm sóc vệ sinh răng miệng với bàn chải và kem đánh răng sau mỗi bữa ăn. Đồng thời nhắc trẻ thường xuyên rửa tay sạch sau khi chơi đùa và trước khi chạm vào miệng.
Các bác sĩ chuyên khoa cũng khuyến cáo, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng một lần. Nhằm theo dõi quá trình trẻ mọc răng và có biện pháp chăm sóc răng miệng tốt nhất.