Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bữa cơm gia đình là sợi dây vô hình gắn kết các thành viên, vì thế các mẹ thường dành nhiều tâm huyết cho các món ăn. Ngày hôm nay, góc của mẹ xin phép hướng dẫn các mẹ 3 cách làm gỏi gà đơn giản ngon nhất hiện nay.

1. Cách làm gỏi gà bắp cải đậm đà vị truyền thống

Cách làm gỏi gà bắp cải đậm đà vị truyền thống
Cách làm gỏi gà bắp cải đậm đà vị truyền thống

1.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món gỏi gà bắp cải

  • 500-600g thịt lườn gà
  • 1 cây bắp cải bắc (khoảng 500g)
  • 2 quả chanh
  • 1 củ hành tây
  • 1 củ cà rốt
  • Ớt, tỏi, rau răm, đậu phộng
  • Nước mắm, đường, bột ngọt

1.2. Các bước cách làm món gỏi gà bắp cải

Các bước cách làm món gỏi gà bắp cải
Các bước cách làm món gỏi gà bắp cải
  • Bước 1. Gà mua về rửa sạch, các mẹ lấy muối chà xát gà cho sạch sau đó rửa lại với nước. Bỏ gà vào nồi luộc cùng vài tép hành đập dập.

Sau đó, hành tây lột vỏ, các mẹ cắt mỏng. Bắp cải có thể dùng dụng cụ bào để bào mỏng, các mẹ nên ngâm vào nước muối để bắt cải giòn và không bị đen, khi ăn sẽ ngon hơn rất nhiều. Cà rốt gọt vỏ rồi bào sợi.

Rau răm ngắt chỉ lấy phần lá, rửa cho sạch với nước. Ớt rửa sạch, tỏi bóc vỏ. Tỏi và ớt các mẹ đập dập rồi băm nhuyễn để làm nước mắm trộn gỏi gà bắp cải. Rang đậu phộng đến khi chín vàng rồi giã dập.

  • Bước 2. Làm nước mắm, bước này sẽ quyết định độ ngon của gỏi mà các mẹ làm. Pha 3 muỗng nước mắm ngon cùng với 1 muỗng đường, 1 trái chanh vắt lấy nước cốt. Cho phần tỏi và ớt đã băm nhuyễn khi trước vào hòa cho tan, nêm nếm lại cho vừa độ mặn ngọt với khẩu vị của gia đình mình.
  • Bước 3. Các mẹ xé nhỏ thịt gà thành sợi, lấy 1 cái tô lớn. Cho tất cả nguyên liệu thịt gà, bắp cải, hành tây, cà rốt, rau răm và đậu phộng vào rồi cho nước mắm vào trộn đều tay. Các mẹ có thể tăng thêm nước mắm nếu còn nhạt quá nhé, vậy là xong món gỏi gà bắp chuối rồi đó.
  • Bước 4. Các mẹ lấy gỏi gà bắp cải ra đĩa và thưởng thức thôi nào. Cách làm gỏi gà bắp cải không hề khó đúng không nào?

2. Cách làm gỏi gà ngó sen siêu ngon hấp dẫn

Cách làm gỏi gà ngó sen siêu ngon hấp dẫn
Cách làm gỏi gà ngó sen siêu ngon hấp dẫn

2.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món gỏi gà ngó sen

  • 300g ngó sen 
  • 500 – 700g thịt lườn gà
  • 1 trái dưa leo
  • 1 củ cà rốt
  • 1 củ hành tây
  • Ớt, tỏi băm nhuyễn
  • Nước cốt chanh, hành phi
  • 50g lạc rang giã dập
  • 1 ít rau răm
  • Gia vị: Nước mắm, đường, giấm, muối

2.2. Các bước cách làm món gỏi gà ngó sen

  • Sơ chế nguyên liệu:

Cách làm gỏi gà ngó sen này vô cùng đơn giản. Sau khi mua lườn gà về, các mẹ rửa sạch và để ráo nước, sau đó đem luộc chín cùng vài tép hành để loại bỏ mùi hôi, xé thành sợi vừa ăn. 

Ngó sen rửa sạch bùn đất, cắt thành từng khúc, ngâm khoảng 15 phút với nước có pha chanh đường, sau đó vớt ra để ráo. Điều này sẽ giúp cho ngó sen không bị thâm đen, thêm đẹp mắt.

Dưa leo rửa sạch, chẻ làm đôi, loại bỏ lớp ruột bên trong, rồi cắt thành những lát mỏng vừa ăn. Hành tây bóc bỏ vỏ, cắt thành những lát mỏng, ngâm với nước đá lạnh để giữ độ giòn và mùi bớt hăng.

Các mẹ rửa sạch cà rốt với nước, cạo vỏ và bào thành sợi nhỏ. Rau răm nhặt hết lá sâu vàng, rửa sạch và cắt nhỏ.

  • Pha nước trộn gỏi gà:

Cho vào chén 1 muỗng cà phê tỏi, ớt băm nhuyễn, 1 muỗng canh nước cốt chanh, 1 muỗng canh đường, 3 muỗng canh nước mắm và khuấy đều cho hỗn hợp đồng nhất.

  • Trộn gỏi:

Cho thịt gà xé, ngó sen ngâm, cà rốt, dưa leo, hành tây, rau răm vào một bát lớn. Đổ phần nước trộn gỏi gà đã pha vào hỗn hợp, trộn đều và nêm nếm cho vừa ăn. Để chừng 15 – 20 phút cho ngấm đều gia vị.

  • Thưởng thức thành phẩm:

Các mẹ lấy gỏi gà ngó sen ra đĩa và thưởng thức nha.

3. Cách làm gỏi gà hoa chuối thanh mát

Cách làm gỏi gà hoa chuối thanh mát
Cách làm gỏi gà hoa chuối thanh mát

3.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món gỏi gà hoa chuối

  • 200g thịt lườn gà
  • 1 cái hoa chuối (khoảng 300g)
  • 1 củ cà rốt
  • 1 củ hàng tây
  • Nước cốt canh
  • 150g lạc rang giã dập
  • Tỏi, ớt
  • 1 ít rau mùi, rau thơm, rau kinh giới
  • Gia vị: giấm gạo, đường, nước mắm, hạt tiêu, muối

3.2. Các bước cách làm món gỏi gà hoa chuối

Các bước cách làm món gỏi gà hoa chuối
Các bước cách làm món gỏi gà hoa chuối
  • Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Đối với cách làm gỏi gà hoa chuối, sau khi mua gà về, các mẹ đem rửa sạch với nước muối pha loãng rồi để cho thật ráo. Sau đó, đem gà đi luộc, luộc chín vớt ra rổ để cho ráo. Đợi gà nguội, các mẹ đem đi xé nhỏ để trộn gỏi cho ngon.

Gừng tươi các mẹ đem gọt vỏ, rửa với nước sạch rồi băm nhỏ. Lấy dao bào để bào bắp chuối thật mỏng, bỏ vào thau nước có pha sẵn chút muối để khỏi bị đen. Sau đó các mẹ rửa sơ rồi để ra rổ cho ráo nước.

Rau húng và rau răm nhặt phần lá ngon, đem rửa với nước muối pha loãng rồi vớt ra để ráo nước. Đậu phộng rang lên rồi đãi vỏ và đập dập, còn nếu không các mẹ tìm mua loại đã được rang sẵn.

Cuối cùng đem ớt rửa sạch, tỏi bóc vỏ rồi đem băm nhỏ cả 2 thứ để lát nữa làm nước mắm trộn gỏi cho ngon.

  • Bước 2: Pha nước mắm trộn gỏi

Đây là khâu vô cùng quan trọng, vì nó mang tính quyết định đến độ ngon của món gỏi gà bắp chuối.

Các mẹ có thể trộn nước mắm theo công thức, 3 muỗng nước mắm + 3 muỗng nước cốt chanh + 2 muỗng đường. Trộn đều để hỗn hợp tan hết

  • Bước 3: Trộn gỏi gà bắp chuối

Các mẹ lấy 1 cái tô lớn, sau đó cho thịt gà, bắp chuối, cà rốt, đậu phộng, rau răm, rau húng, hành tây và trộn đều với nhau cho thấm gia vị. Các mẹ hãy thử xem đã vừa ăn chưa, nếu chưa vừa thì có thể nêm nếm lại cho vừa ăn. Xong thì bày ra dĩa và thưởng thức thôi nào!

Như vậy, vừa rồi Góc của mẹ đã hướng dẫn các mẹ 3 cách làm gỏi gà đơn giản ngon nhất hiện nay. Chúc các mẹ thành công với các món gỏi gà nhé!

Xem thêm một vài gợi ý:

Cách chọn tã dán phù hợp nhất để trẻ có giấc ngủ ngon

Cách chọn tã quần giúp dỗ bé ngủ nhanh nhất

Trong bữa cơm gia đình hàng ngày không thể thiếu được món xào. Món ăn này vừa dễ làm mà lại cực hao cơm. Sau đây là top 5 món xào ngon nhức nách mà Góc của mẹ muốn giới thiệu để các mẹ vào bếp thể hiện đãi cả nhà.

Dưới đây là phần hướng dẫn cách làm các món xào ngon. Nguyên liệu chuẩn bị đủ cho khoảng 4 người ăn. Các mẹ có thể căn chỉnh và cân đối lại cho phù hợp với gia đình của mình.

1. Món xào ngon – Hành tây xào mề gà

Món xào ngon - Hành tây xào mề gà
Món xào ngon – Hành tây xào mề gà

Đây là món xào ngon tuy nhiên chi phí lại khá rẻ và cách làm thì cực nhanh. 

1.1. Nguyên liệu

Nguyên liệu làm món hành tây xào mề gà bao gồm: 200g mề gà, 1 củ hành tây, 5 cọng hành lá, 3 tép tỏi và các gia vị thông thường (muối, hạt nêm, tiêu, nước mắm…)

1.2. Cách thực hiện món xào ngon hành tây và mề gà

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu. Mề gà đem rửa sạch với nước hoặc rượu, đem thái miếng vừa ăn sau đó cho vào luộc sơ qua. Hành tây mẹ lột bỏ lớp áo ngoài, rửa sạch và bổ múi cau. Tỏi bóc vỏ, đập nhuyễn; hành lá rửa sạch rồi cắt khúc.

Bước 2: Mẹ đặt chảo lên bếp, bật bếp và chờ chảo nóng. Tiến hành phi tỏi cho thơm rồi đổ mề gà vào xào nhanh tay. Nêm nửa muỗng cà phê muối, nửa muỗng hạt nêm và 1 thìa nước mắm ngon vào và đảo tiếp cho đến khi mề gà săn lại. Tiếp đó mẹ cho hành tây vào cùng mề, nhớ xào lửa lớn khoảng 1 phút để tránh hành tây chín quá. Cuối cùng cho hành lá vào đảo qua và tắt bếp. Mẹ cho món ăn ra đĩa rắc tiêu lên trên là có thể đặt lên bàn cho cả nhà thưởng thức rồi. 

2. Món xào ngon sườn xào chua ngọt

Món xào ngon sườn xào chua ngọt
Món xào ngon sườn xào chua ngọt

Đây là món ăn được rất nhiều người yêu thích, nhất là các bạn nhỏ. Mẹ hãy thử vào bếp làm món này nhé.

2.1. Nguyên liệu

Nguyên liệu làm món sườn xào chua ngọt gồm 500g sườn non, 1 củ tỏi, 2 củ hành khô, 1 quả chanh, 1 quả cà chua, nước mắm ngon, đường nâu, tương ớt… 

2.2. Cách thực hiện món xào ngon sườn chua ngọt

Sườn mua về mẹ đem chặt miếng vừa ăn và trần qua nước sôi. Sau đó mẹ bắc chảo lên bếp và dán sơ để sườn săn và vàng lại. Tiếp đến mẹ tiến hành pha chế nước sốt gồm: nước mắm, đường nâu, giấm hoặc chanh, nước lọc, tương ớt hoặc bột ớt. Mẹ hãy dùng chiếc chiếc chảo rán sườn để cho cà chua và hành tím vào xào. Sau khi hành thơm và cà chua tan thì đổ bát nước sốt vào đun với lửa nhỏ. Cuối cùng cho sườn vào đảo và đun thêm khoảng 15 phút đến khi nước sốt cạn lại sền sệt là được. Bây giờ mẹ cho sườn ra đĩa để cả nhà cùng thưởng thức. 

3. Súp lơ xào thịt bò

Súp lơ xào thịt bò
Súp lơ xào thịt bò

Thịt bò xào súp lơ là món xào ngon chứa rất nhiều calo và bổ dưỡng cho cơ thể.

3.1. Nguyên liệu

Nguyên liệu để làm món bò xào súp lơ gồm: 300g thịt bò, nửa cây súp lơ, hành khô, hành lá, rau mùi, hạt tiêu xay và các gia vị thông thường như muối, nước mắm, hạt nêm…

3.2. Cách thực hiện món xào ngon thịt bò và súp lơ

Thịt bò mẹ thái miếng mỏng rồi đem ướp khoảng 30 phút. Nguyên liệu ướp thịt bò gồm gừng đập dập, bột canh, hạt tiêu và nước mắm. Tỏi mẹ bóc vỏ và đập nhuyễn, bắc chảo lên bếp cho dầu vào và đảo tỏi cho thơm. Sau khi tỏi thơm cho thịt bò vào đảo nhanh đến khi săn lại và không còn đỏ thì chút thịt ra đĩa. Lưu ý không nên để lửa nhỏ và xào lâu quá thịt bò sẽ bị dai. Tiếp theo mẹ cho cà chua và súp lơ vào xào cùng nhau. Khi súp lơ chín đổ lại thịt bò vào đảo nhanh tay. Cuối cùng nêm nếm các gia vị cho vừa ă và rắc chút tiêu để món bò xào súp lơ thêm đậm đà. 

4. Dưa chua xào lòng heo

Dưa chua xào lòng heo
Dưa chua xào lòng heo

Món xào ngon cực đưa cơm ngày mưa. Vị chua của dưa hòa quyện cùng vị ngọt béo của lòng heo tạo nên món ăn không thể tuyệt vời hơn. 

4.1. Nguyên liệu

Nguyên liệu món dưa chua xào lòng heo gồm: 1 bát dưa chua, 5 lạng lòng heo, 1 quả cà chua, 5 cọng hành hoa và các gia vị nấu ăn thông thường (tiêu, muối, nước mắm).

4.2. Cách thực hiện món xào ngon dưa chua và lòng heo

Lòng heo mua về các mẹ rửa và bóp kỹ với muối hoặc chanh sau đó xả nước nhiều lần cho hết mùi hôi. Bắc chảo dầu lên bếp, đợi dầu nóng cho hành khô vào phi thơm. Sau đó cho cà chua và dưa vào đảo đều nhanh tay. Khi dưa săn lại và có mùi thơm cho lòng heo vào đảo nhanh tay nếu không lòng sẽ bị thu lại. Cuối cùng nêm nếm các gia vị cho vừa ăn rồi rắc hành hoa va tiêu lên trên. Cho  thêm vài giọt mắm để món xào thêm thơm rồi trút ra đĩa

5. Dứa xào mực ống

Dứa xào mực ống
Dứa xào mực ống

Một món xào ngon khác mà Góc của mẹ muốn giới thiệu đó là mực xào dứa. 

5.1. Nguyên liệu

Nguyên liệu món mực xào dứa gồm: 300g mực ống tươi, nửa quả dứa, 1 củ hành tây vừa. 1 quả cà chua, 3 cây hành tây, 5 nhánh hành hoa và các gia vị mắm muối thông thường.

5.2. Cách thực hiện món xào ngon dứa và mực ống

Đầu tiên mẹ thái mực thành miếng vừa ăn rồi đem ướp cùng 1 thìa hạt nêm và 1 thìa nước mắm. Tiếp theo mẹ cho cà chua, hành tây, dứa cùng nửa thìa muối vào chảo nóng đảo nhanh tay. Khi các nguyên liệu trên săn lại mẹ đổ mực vào xào cùng. Sau khi mực chín cho cần tây và hành lá vào đảo thật nhanh tay. Cuối cùng nêm nếm gia vị cho vừa ăn và bày biện ra đĩa mời cả nhà thưởng thức. 

Trên đây là top 5 món xào ngon đơn giản dễ làm mà Góc của mẹ muốn chia sẻ tới các mẹ. Hy vọng với các công thức nấu chi tiết trên các mẹ sẽ thực hiện thành công chiêu đãi gia đình thân yêu của mình. Đừng quên tiếp tục ủng hộ và đồng hành cùng Góc của mẹ nhé. 

Mồ hôi là chất dịch lỏng của cơ thể đào thải ra bên ngoài môi trường. Việc tiết mồ hôi giúp cơ thể chống nóng và rất tốt cho sức khỏe. Nhưng trẻ 5 tuổi ra nhiều mồ hôi đầu có cần lo lắng hay không? Cách xử trí để bé bớt ra mồ hôi đầu?. Hãy cùng Góc của mẹ xem thông tin qua bài viết sau đây.

1. Mồ hôi là gì?

Mồ hôi là gì?
Mồ hôi là gì?

Mồ hôi chính là chất dịch lỏng của dung môi là nước và các loại chất hàm tan. Chủ yếu là muối được các tuyến mồ hôi dưới da tiết ra. Tuyến mồ hôi là những ống dẫn ở phía dưới của vùng hạ bì. Cơ thể sẽ thực hiện việc bài tiết mồ hôi với chức năng chủ yếu chính là để giúp thân nhiệt được điều hòa. Thành phần của mồ hôi hiếm tới 99% là lượng nước của cơ thể còn lại 1% chính là các chất hữu và vô cơ khác ở dạng hòa tan.

2. Thế nào là mồ hôi sinh lý & bệnh lý

Thế nào là mồ hôi sinh lý & bệnh lý
Thế nào là mồ hôi sinh lý & bệnh lý

Khi trẻ nhiều mồ hôi có thể do nhiều nguyên nhưng chủ yếu sẽ gặp ở hai phần là yếu tố sinh lý và yếu tố bệnh lý.

2.1. Trẻ 5 tuổi nhiều mồ hôi do sinh lý

Trẻ 5 tuổi là lúc bé có những hoạt động thể chất và trao đổi chất diễn ra rất lớn. Do đó việc trẻ 5 tuổi ra nhiều mô hôi đơn giản chỉ là giúp cơ thể của chúng tỏa đi phần nhiệt. Lúc này mồ hôi hoàn toàn bình thường và không có tác động hay ảnh hưởng gì tới trẻ. Ngược lại còn giúp trẻ có được sự phát triển tốt và khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, có thể do trẻ mặc quần áo quá nóng hoặc quá dày. Nên trẻ 5 tuổi ra nhiều mồ hôi đầu cũng là hiện tượng tự nhiên để trẻ điều tiết được nhiệt độ của cơ thể lúc này. Vì đổ mồ hôi sinh lý thường tập trung ở phần đầu và phần cổ của trẻ.

2.2. Trẻ 5 tuổi nhiều mồ hôi bệnh lý

Mồ hôi là hiện tượng tất yếu của cơ thể. Tuy nhiên đây cũng có thể là yếu tố bệnh lý khi gặp phải ở một số trẻ đang mắc bệnh suy dinh dưỡng hay còi xương. Cha mẹ quan sát theo dõi khi trẻ 5 tuổi ra nhiều mồ hôi. Nếu mà không phải do ảnh hưởng của môi trường xung quanh như thời tiết, hoặc sau khi ngủ.

Ngoài việc trẻ 5 tuổi ra nhiều mồ hôi đầu thì còn có thể đi cùng các triệu chứng khác. Ví dụ như xương đầu to, ngực nhô về phía trước…Hay mồ hôi cũng ra nhiều ở các bộ phận như nách, bàn chân… thì con đang gặp phải vấn đề liên quan bệnh lý.

3. Nguyên nhân trẻ 5 tuổi ra nhiều mồ hôi đầu

Nguyên nhân
Nguyên nhân

3.1. Trẻ chưa hoàn thiện hệ thần kinh

Trẻ 5 tuổi ra nhiều mô hôi có thể do hệ thống kinh của bé chưa hoàn thiện đầy đủ. Vì hệ thần kinh của con người rất phức tạp và gồm mạng lưới các tế bào và các dây thần kinh. Trẻ nhỏ khi thần kinh chưa phát triển hoàn toàn. Vậy nên việc kiểm soát được nhiệt độ của cơ thể là rất khó. Do đó thông qua cách tiết nhiều mồ hôi sẽ giúp trẻ điều hòa được thân nhiệt của mình.

3.2. Vị trí của các tuyến mồ hôi

Với cơ thể người lớn thì các tuyến mồ hôi có thể nằm ở tất các bộ phận của cơ thể. Tuy nhiên với trẻ nhỏ thì không có nhiều tuyến mồ hôi ở phần nách, mà tuyến mồ hôi ở đầu lại rất mạnh. Do đó, trẻ ra nhiều mồ hôi đầu là giúp cơ thể thoát nhiệt.

3.3. Trẻ ở trong phòng có nhiệt độ cao

Khi trẻ nhỏ ở trong phòng có nhiệt độ quá cao cơ thể sẽ tự đưa ra thông tin. Đó chính là cần thoát nhiệt ra bên ngoài. Từ đây trẻ sẽ ra nhiều mồ hôi đầu hơn khi ở điều kiện nhiệt độ phòng mát mẻ.

4. Chăm sóc trẻ 5 tuổi ra nhiều mồ hôi đầu

Chăm sóc trẻ bị mồ hôi đầu
Chăm sóc trẻ bị mồ hôi đầu

Cha mẹ có thể áp dụng một số cách sau đây để giúp trẻ hạn chế việc bị ra nhiều mồ hôi:

  • Bổ sung thêm lượng vitamin D để trẻ có đủ lượng canxi hấp thụ cho cơ thể. Phòng tránh tình trạng trẻ bị còi xương cũng dẫn đến tình trạng bị ra mồ hôi.
  • Mặc cho trẻ quấn áo thoáng mát, dễ thấm mồ hôi để bé có thể thoát nhiệt một cách dễ dàng.
  • Cho trẻ uống nước đầy đủ, và vệ sinh thường xuyên cho trẻ.
  • Khi trẻ ra nhiều mồ hôi cha mẹ cần dùng khăn khô để lau và thấm hết mồ hôi cho bé. Tránh để mồ hôi ngấm ngược lại vào cơ thể dễ khiến trẻ bị cảm lạnh.
  • Ăn bổ sung các loại trái cây, rau củ quả để tăng cường sức đề kháng và vitamin cho bé.

5. Những căn bệnh mà trẻ 5 tuổi ra nhiều mồ hôi đầu

Những căn bệnh mà trẻ 5 tuổi ra nhiều mồ hôi đầu
Những căn bệnh mà trẻ 5 tuổi ra nhiều mồ hôi đầu

Trẻ 5 tuổi ra nhiều mồ hôi đầu có thể là hiện tượng tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe mà trẻ đang gặp phải mà cha mẹ cần chú ý.

5.1. Trẻ bị thiếu vitamin D

5 tuổi là giai đoạn trẻ phát triển mạnh mẽ về xương khớp. Nhưng nếu bé bị thiếu vitamin D sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt canxi tạo nên tình trạng trẻ bị ra mồ hôi nhiều. Đặc biệt là vùng đầu, trán trong mọi hoàn cảnh và thời tiết, kể cả là những ngày lạnh của mùa đông.

5.2. Bé có thể đang gặp vấn để tim mạch

Trẻ 5 tuổi ra nhiều mồ hôi đầu có thể do tim của trẻ đang có vấn đề. Vì việc đổ mồ hôi chính là do tim đã quá sức và phải rất vất vả trong việc đưa máu để nuôi cơ thể.

5.3. Tình trạng tăng tuyến mồ hôi

Cha mẹ cần theo dõi tình trạng bé 5 tuổi ra nhiều mồ hôi. Nếu như con ở nhiệt độ phòng mát, không bị nóng nực hoặc chảy nhạy chơi đùa. Bởi rất có thể là con đã bị tăng tuyến mồ hôi. Thường bệnh sẽ thuyên giảm khi con lớn hơn nhưng vẫn có ảnh hưởng nhất định tới cuộc sống thường ngày.

6. Khi nào trẻ 5 tuổi bị mồ hôi đầu cần đi khám

Khi nào trẻ 5 tuổi ra nhiều mồ hôi đầu cần đi khám
Khi nào trẻ 5 tuổi ra nhiều mồ hôi đầu cần đi khám

Bé 5 tuổi ra nhiều mồ hôi không đáng lo ngại nếu con vẫn phát triển bình thường và khỏe mạnh. Tuy nhiên nếu trẻ ra mồ hôi quá nhiều. Cũng như không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc đỡ hơn khi con lớn tuổi thì cần cho trẻ đi khám ngay. Bởi trẻ ra nhiều mồ hôi bất thường là những dấu hiệu cảnh báo của một căn bệnh nào đó mà trẻ đang gặp phải. Nếu sớm tìm ra được nguyên nhân và điều trị kịp thời sẽ đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

7. Kết luận

Trẻ 5 tuổi ra nhiều mồ hôi đầu
Trẻ 5 tuổi ra nhiều mồ hôi đầu

Trẻ 5 tuổi bị mồ hôi đầu là việc đào thải tự nhiên để cơ thể được tỏa nhiệt. Tuy nhiên bé có thể ra quá nhiều mồ hôi kèm theo những biểu hiện bất thường. Khi đó, cha mẹ cần cho con tới khám tại các cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân và được điều trị kịp thời.

Việc đi ngoài của các bé không phải bé nào cũng bình thường. Trên thực tế, các bé rất dễ gặp các vấn đề về chuyện này. Thường gặp nhất có lẽ là táo bón và tiêu chảy. Nếu táo bón là khó đi ngoài hơn bình thường thì tiêu chảy lại là hiện tượng bé đi ngoài nhiều và phân nhiều nước. Trẻ 16 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày cũng là một vấn đề khiến nhiều mẹ trăn trở. Mẹ rất lo lắng không biết đây có phải là dấu hiệu của bệnh tiêu chảy hay không? Và phải làm sao để chăm sóc con nếu con bị tiêu chảy? Hãy cùng Góc của mẹ theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu kĩ hơn mẹ nhé!

Tìm hiểu thêm: Trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy: mẹ cần đặc biệt lưu tâm

1. Thế nào là trẻ 16 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày?

Thế nào là trẻ 16 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày?
Bé đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày, phân lỏng, nhiều nước, lợn cợn

Để xác định xem trẻ 16 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày hay không, mẹ cần theo dõi xem bé đi ngoài như thế nào. Bé 16 tháng cũng được gọi là có hệ tiêu hóa khá tốt so với thời gian trước. Mỗi bé lại có tần suất đi ngoài khác nhau, vì vậy không có số liệu cụ thể nào đếm đúng chính xác số lần đi ngoài của bé 16 tháng. Mẹ chỉ có thể dựa vào dấu hiệu của bệnh tiêu chảy để xác định.

Dấu hiệu của bệnh tiêu chảy đó là bé đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày, phân lỏng, nhiều nước, lợn cợn. Bên cạnh đó phân cũng có thể có màu lạ như vàng hoặc xanh lục, có mùi tanh, sủi bọt hoặc có máu. Bé có thể bị són ra quần kể cả lúc không đi ngoài. 

Nếu có những dấu hiệu như trên thì lúc này trẻ 16 tháng đã bị tiêu chảy. Mẹ cần xác định rõ nguyên nhân bé bị tiêu chảy để biết cách điều trị kịp thời.

2. Nguyên nhân trẻ 16 tháng bị tiêu chảy

Nguyên nhân trẻ 16 tháng bị tiêu chảy
Uống quá nhiều nước ép hoa quả cũng là một nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ 16 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày. Trong đó phải kể đến những nguyên nhân quan trọng như sau:

  • Bé bị nhiễm khuẩn đường ruột.
  • Rối loạn tiêu hóa do dị ứng hay ngộ độc thức ăn, ăn đồ ôi thiu, không chế biến kỹ…
  • Bị nhiễm ký sinh trùng gây rối loạn.
  • Do lạm dụng thuốc kháng sinh.
  • Uống quá nhiều nước ép hoa quả cũng là một nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy. Do đường có trong hoa quả có thể khó tiêu hóa.
  • Ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ, nhiều chất béo…
  • Ăn đồ lạ, đồ ăn dặm chưa quen…
  • Nếu bé còn đang bú thì là do sữa công thức không hợp hoặc sữa mẹ có vấn đề do chế độ ăn của mẹ.

3. Làm gì khi trẻ 16 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày?

Làm gì khi trẻ 16 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày?
Bù nước và điện giải cho bé bằng cách cho bé uống Oresol, uống thay nước lọc

Khi phát hiện các dấu hiệu trẻ 16 tháng bị tiêu chảy, mẹ cần có những biện pháp để nhanh chóng loại bỏ tình trạng này. Theo các chuyên gia, mẹ nên lưu ý những điều sau khi trẻ 16 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày:

  • Bù nước và điện giải cho bé bằng cách cho bé uống Oresol, uống thay nước lọc.
  • Nếu bé còn đang bú thì mẹ cần tăng lượng bú và cữ bú cho bé.
  • Sữa công thức nên pha đúng liều lượng, không pha ít nước quá hay nhiều nước quá.
  • Tuyệt đối không cho bé uống nước ép hoa quả, nước ngọt có gas có thể làm bệnh tiêu chảy nặng hơn.
  • Giữ gìn vệ sinh đồ dùng sinh hoạt, đồ chơi và môi trường, phòng ốc xung quanh bé.
  • Đồ ăn của bé phải đảm bảo an toàn, sạch sẽ, chế biến chín kĩ. Không cho con ăn đồ ôi thiu hay đồ thừa, đồ nguội lạnh.
  • Không cho bé ăn những đồ chứa hàm lượng protein cao như đồ lạnh, trứng, thịt cá… 
  • Tránh những loại rau cải bắp, khoai lang, khoai tây, tỏi tây…
  • Nên cho bé ăn thức ăn lỏng dạng súp, cháo, canh để dễ tiêu hóa hơn.
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày ra và cho bé ăn nhiều hơn để bổ sung dưỡng chất. Mẹ không nên cho bé nhịn ăn hoặc ăn ít sẽ làm con sút cân, suy dinh dưỡng.
  • Cho bé ăn nhạt, hạn chế đồ cay nóng, dầu mỡ, nhiều chất béo.
  • Vệ sinh, tắm rửa thật sạch sẽ cho bé, thường xuyên rửa tay.
  • Cho bé tiêm vaccine phòng tiêu chảy để hạn chế.
  • Mẹ đang cho con bú cần hạn chế các đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.

4. Khi nào trẻ cần đến bác sĩ?

Khi nào trẻ cần đến bác sĩ?
Tiêu chảy đi kèm tình trạng sốt cao 38 – 39 độ C trở lên, mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ

Ngoài việc thực hiện các biện pháp điều trị cho trẻ 16 tháng bị tiêu chảy tại nhà, mẹ cần đưa bé đến bác sĩ khi thấy bé có những dấu hiệu sau:

  • Tiêu chảy đi kèm tình trạng sốt cao 38 – 39 độ C trở lên.
  • Phân của bé có máu hoặc màu đen.
  • Con bị nôn trớ nhiều lần.
  • Biếng ăn, bỏ bú, không chịu ăn một chút nào hoặc ăn chậm, ăn bao nhiêu nôn bấy nhiêu.
  • Con mất nước, liên tục khát nước dù uống rất nhiều, Mắt trũng, mũi khô, khóc không ra nước mắt…
  • Bé quấy khóc liên tục không chịu dừng lại.
  • Tiêu chảy kéo dài hơn 7 ngày không dứt.
  • Nước tiểu có màu vàng sẫm hoặc không đi tiểu trong vòng 4 – 6 giờ.
  • Lừ đừ, ngủ li bì, khó tỉnh dậy hoặc mẹ lay mà bé không dậy được.
  • Với trẻ dưới 18 tháng mà thóp có dấu hiệu lõm thì cần nhanh chóng đưa tới bệnh viện.

Những dấu hiệu trên có thể là dấu hiệu về những hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe. Mẹ cần sớm đưa con tới bác sĩ để được thăm khám và xử lý, tránh gây ảnh hưởng về sức khỏe cho bé về sau.

Trẻ 16 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày có thể là dấu hiệu của bệnh tiêu chảy. Mẹ cần đặc biệt lưu ý để giúp bé mau khỏe lại, tránh những vấn đề nghiêm trọng sau này cho sức khỏe của bé. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!

Tham khảo: 5 món nhất định phải có trong thực đơn cho bé 16 tháng

Thịt bò xào không chỉ ngon miệng mà còn mang lại nhiều chất dinh dưỡng tốt cho bé. Mamamy sẽ mách mẹ cách xào thịt bò thơm ngon cho bé yêu dưới đây!

1. Lợi ích từ món thịt bò xào với bé

Thịt bò giàu protein và sắt rất tốt cho quá trình phát triển thể chất và trí não bé. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên cho bé ăn với lượng vừa đủ, cân đối với các thực phẩm khác.

1.1. Giá trị dinh dưỡng của thịt bò với bé

Thành phần chính của món thịt bò xào là thịt bò. Thịt bò là nguồn cung cấp protein và sắt dồi dào cho bé. Trong 100g thịt bò chứa giá trị dinh dưỡng như sau:

  • Năng lượng: 250 kcal
  • Protein: 26 gam
  • Chất béo: 15 gam
  • Cholesterol: 90 mg
  • Natri: 72 mg
  • Kali: 318 mg
  • Calci: 18 mg
  • Sắt: 2,6 mg
  • Vitamin D: 7 IU
  • Vitamin B6: 0,4 mg
  • Vitamin B12: 2,6 µg
  • Magnesi: 21 mg.
Giá trị dinh dưỡng của thịt bò với bé
Giá trị dinh dưỡng của thịt bò với bé

Từ bảng trên, có thể tổng hợp một số lợi ích món thịt bò xào như sau:

  • Tốt cho mắt: Trong 100g thịt bò chứa 2,6 µg Vitamin B12 là rất tốt cho hoạt động của mắt bé. Cụ thể, vitamin B12 tăng cường oxy ở cơ, kích thích dẫn truyền thần kinh và tăng cường điều tiết ở mắt. Từ đó ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng mỏi mắt ở bé.
  • Tốt cho xương và tim mạch: Thành phần canxi trong thịt bò tốt cho sự phát triển hệ xương, giúp xương chắc khỏe. Đồng thời, canxi cũng cần thiết cho hoạt động co bóp của tim. Nó giúp tim đập ổn định, cung cấp đều máu cho cơ thể.
  • Ngăn ngừa thiếu máu: 100g thịt bò chứa 2,6 gam sắt, là thành phần chính cấu tạo hồng cầu. Sắt góp phần chuyển hóa năng lượng, tăng hệ miễn dịch, vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. WHO khuyến cáo nên bổ sung sắt cho bé dưới 5 tuổi để ngăn tình trạng thiếu máu, thiếu sắt.
  • Phát triển trí não: Vitamin B12, vitamin B6 đóng vai trò trong việc phát triển hệ thần kinh ở trẻ em. Trong đó, vitamin B12 giúp tổng hợp và đảm bảo tế bào thần kinh hoạt động bình thường.

1.2. Mẹ nên cho bé ăn bao nhiêu thịt bò là đủ?

Mẹ nên cho bé ăn bao nhiêu thịt bò là đủ?
Mẹ nên cho bé ăn bao nhiêu thịt bò là đủ?

Thịt bò xào hay các món chế biến từ thịt bò nói chung có thể bổ sung cho bé khi bé ăn dặm. Nhưng, mẹ không nên cho con ăn quá nhiều, phải cân đối đầy đủ chất dinh dưỡng. Thịt bò chứa nhiều sắt, vitamin B12, thừa 2 chất này cũng gây hại cho sức khỏe của bé. Hơn nữa, lượng cholesterol trong thịt bò cũng đáng kể, nạp nhiều cholesterol không tốt cho tim mạch.

Vậy mẹ nên cho bé ăn bao nhiêu thịt bò là đủ? Đối với các loại thịt nói chung, lượng cung cấp cho bé khi ăn dặm theo độ tuổi như sau:

  • Bé từ 6 – 9 tháng tuổi: 30 gam thịt mỗi ngày.
  • Bé từ 10 – 12 tháng tuổi: 50 gam thịt mỗi ngày.
  • Bé từ 1 tuổi trở lên: 75 gam thịt mỗi ngày.

2. Cách chọn thịt bò để chế biến món bò xào ngon cho bé

Cách chọn thịt bò để chế biến món bò xào ngon cho bé
Cách chọn thịt bò để chế biến món bò xào ngon cho bé

Muốn làm ra món ăn ngon, trước hết phải chọn được nguyên liệu tươi ngon. chất lượng. Món thịt bò xào cũng vậy, mẹ hãy chọn miếng thịt tươi, màu sáng, không có mùi hôi, dùng tay ấn có độ đàn hồi và không bị dính. Cùng đó, hãy chọn thịt phi lê hoặc thịt thăn. Khi chế biến thịt sẽ mềm, ngọt, bé dễ ăn hơn.

Ngoài ra, có một số mẹo sơ chế, chế biến cách xào thịt bò mềm và ngấm gia vị hơn như sau:

  • Khử mùi hôi đặc trưng của thịt bò bằng cách giã nát củ gừng đã nướng chín, chà xát lên miếng thịt, sau đó rửa sạch với nước.
  • Khi ướp gia vị nên cho thêm vài thìa dầu ăn trộn cùng, để 20 – 30 phút, thịt sẽ mềm ngọt hơn.
  • Xào thịt bò trên lửa to nhưng không để chảo quá nóng. Đồng thời, nên đảo nhanh tay, thịt chín thì tắt bếp, xào lâu thịt sẽ bị dai, bé khó ăn.
  • Xào thịt bò với rau củ riêng, xào thịt chín trước, rau củ xào sau. Khi xào rau củ vừa chín thì cho phần thịt bò xào trước đó vào đảo chung.

3. Hướng dẫn mẹ 3 cách xào thịt bò ngon cho bé

Bò xào dứa, măng tây xào thịt bò, thịt bò xào hành tây là 3 món xào với thịt bò hấp dẫn, dễ làm để đổi vị cho bữa ăn hàng ngày của bé.

3.1. Cách làm măng tây xào thịt bò

Nguyên liệu:

  • Thịt bò: 250g
  • Măng tây: 500g
  • Gừng: 1 củ nhỏ
  • Tỏi: 2 nhánh nhỏ
  • Hành lá, rau mùi (theo sở thích)
  • Gia vị: Muối, mắm, hạt nêm, tiêu, dầu ăn.

Sơ chế:

  • Măng tây rửa sạch, cắt xơ ở gốc, cắt xéo miếng vừa ăn.
  • Hành lá, rau mùi rửa sạch, cắt nhỏ.
  • Tỏi băm và gừng đập dập, băm nhuyễn.
  • Thịt bò rửa sạch, thái miếng vừa ăn. Cho gừng băm nhỏ, ½ thìa cà phê tiêu, ½ thìa cà phê muối, ½ thìa cà phê hạt nêm và 1 thìa cà phê dầu ăn vào (có thể điều chỉnh nhạt hơn), ướp thịt trong 15 phút.

Cách xào thịt bò với măng tây:

  • Phi thơm tỏi trên chảo dầu nóng, sau đó xào thịt bò cho đến khi chín tái thì bỏ ra bát riêng.
  • Đun nóng chảo dầu, cho măng tây cùng 2 thìa nước mắm, ½ thìa cà phê hạt nêm, đảo vừa tay trên lửa nhỏ.
  • Khi măng tây khô thì chắt nước thịt bò vào đảo đều cho ngấm. Đến khi măng tây chín thì cho thịt bò vào đảo cùng. Tiếp đến cho hành và rau mùi, đảo thêm 1 phút thì tắt bếp, cho ra đĩa và thưởng thức.
Cách xào thịt bò với măng tây
Cách xào thịt bò với măng tây

3.2. Cách làm thịt bò xào hành tây

Nguyên liệu:

  • Thịt bò: 200g
  • Hành tây:  1 củ
  • Tỏi, gừng: 100g
  • Hành lá
  • Gia vị: Hạt nêm, dầu ăn, tiêu xay, muối, rượu trắng.

Sơ chế:

  • Thịt bò rửa sạch, rửa qua với nước muối loãng, để ráo nước, thái lát mỏng vừa ăn.
  • Ướp thịt: Cho thịt bò vào bát cùng ½ thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa dầu ăn, trộn đều, ướp trong 15 – 20 phút.
  • Hành tây bóc vỏ, rửa sạch, bổ múi cau vừa ăn.
  • Gừng đập dập, hành lá rửa sạch, cắt khúc nhỏ vừa ăn.

Cách xào thịt bò với hành tây:

  • Đun sôi 2 thìa dầu ăn, cho hành tỏi vào phi thơm. Tiếp đến cho gừng và hành tây vào đảo nhanh tay.
  • Cho tiếp thịt bò vào xào cùng, nêm 1 – 2 thìa cà phê rượu trắng. Xào đến khi thịt vừa chín mềm thì cho hành lá và tiêu vào, tắt bếp.

3.3. Cách xào thịt bò với dứa

Cách xào thịt bò với dứa
Cách xào thịt bò với dứa

Nguyên liệu:

  • Thịt bò: 450g
  • Dứa: Nửa quả
  • Cà chua: Nửa quả
  • Hành lá: 1 cây (điều chỉnh tùy thích)
  • Hành khô và tỏi băm nhỏ
  • Gia vị: Dầu ăn, muối, hạt nêm, bột ngọt, dầu hào.

Sơ chế:

  • Thịt bò rửa sạch, thái miếng mỏng vừa ăn. Sau đó ướp với một nửa tỏi băm, hành khô và 1 thìa dầu hào.
  • Cà chua rửa sạch, thái múi cau.
  • Hành lá rửa sạch, bỏ rễ, thái khúc vừa ăn.
  • Dứa gọt bỏ, bỏ sạch mắt, thái miếng chéo nhỏ vừa ăn.

Cách xào thịt bò với dứa:

  • Bắc chảo dầu nóng, phi thơm tỏi băm còn lại. Sau đó xào thịt bò chín tái rồi cho ra đĩa.
  • Tiếp tục cho dứa, cà chua và một chút nước vào cái chảo đó và xào đến khi mềm, nêm gia vị vừa ăn.
  • Sau đó cho thịt bò vào xào chung cho đến khi hơi cạn nước thì cho hành lá vào và tắt bếp. Cho món ăn ra đía, trang trí và thưởng thức.

Lưu ý: Với bé nhỏ chưa nhai được thức ăn, mẹ hãy xay nhuyễn thịt bò trộn với bột hoặc cháo để bé dễ ăn hơn.

Trên đây là 3 cách xào thịt bò hấp dẫn, mẹ có thể học để đổi món cho bé đỡ ngán. Chúng đều là món ăn đơn giản, nguyên liệu dễ tìm, chế biến nhanh chóng, ai cũng có thể làm được. Cuối cùng, mẹ đừng quên cân đối hàm lượng dinh dưỡng cho bé hàng ngày nhé!

Trẻ 4 tuổi 5 ngày không đi ngoài, là mẹ ai cũng sẽ xót xa khi chứng kiến bé phải khổ sở. Táo bón quá nặng khiến cho sinh hoạt của bé bị đảo lộn. Chưa nói đến yếu tố sức khỏe bị ảnh hưởng, tinh thần của bé cũng đã khác thường khi bị táo bón. Bé 4 tuổi táo bón rất dễ cáu gắt và khó chịu khi bị đau. Chế độ ăn uống của bé có vấn đề, hay do bệnh lý nào khác đang gây ra vấn đề này?

Bé 4 tuổi táo bón có những biểu hiện gì?

Số lần đi ngoài của bé bị táo bón thường ít hơn 3 lần/tuần
Số lần đi ngoài của bé bị táo bón thường ít hơn 3 lần/tuần

Trẻ 4 tuổi táo bón có những triệu chứng rất dễ để nhận ra. Có thể nói đó là những biểu hiện đặc trưng của bất kỳ trẻ nào khi bị táo bón. Đầu tiên là về tình trạng phân của bé. Phân khi bị táo bón sẽ vón cục, bị khô cứng. Thứ hai, bé rất sợ đi đại tiện. Do bị đau và khó khăn khi phải rặn, tâm lý của bé sinh ra tính ngại khi phải “ngồi lên bồn cầu”. Thậm chí, có bé còn hoảng sợ và quấy khóc khi bị mẹ đưa đi vệ sinh.

Tiêu chí thứ ba khá quan trọng khi cần đánh giá bé có đang bị táo bón hay không. Số lần đi ngoài của bé ít hơn 3 lần/tuần, kéo dài liên tục trong khoảng 12 tuần thì được coi là bị táo bón. Trong trường hợp trẻ 4 tuổi 5 ngày không đi ngoài, có thể khẳng định đến 90% là bé đã bị táo bón. Tiêu chí thứ tư để đánh giá việc bé có bị táo bón hay không còn là cách bé đi vệ sinh. Nếu mẹ để ý thấy bé phải rặn mạnh, nhăn nhó thì quá trình đại tiện của bé đang gặp khó khăn. Nhiều khả năng do phân bị vón cục và khô cứng nên khó để đào thải ra khỏi cơ thể.

Có những dạng táo bón nào?

Bé lười ăn rau cũng làm cho táo bón trầm trọng hơn
Bé lười ăn rau cũng làm cho táo bón trầm trọng hơn

Trẻ 4 tuổi 5 ngày không đi ngoài có thể bị táo bón theo hai dạng chủ yếu sau đây:

  • Táo bón chức năng: đây là dạng bệnh lý do thói quen sinh hoạt chưa hợp lý gây nên. Chế độ ăn uống thiếu rau xanh, chất xơ, vitamin dễ làm cho bé 4 tuổi táo bón. Ngoài ra, cơ thể bị thiếu nước cũng làm cho quá trình đi ngoài gặp nhiều khó khăn.
  • Táo bón bệnh lý: tuy đây là nguyên nhân không xuất hiện quá thường xuyên ở bé, mẹ cũng vẫn không nên coi thường. Có nhiều bệnh ở trẻ nhỏ gián tiếp gây ra tình trạng táo bón. Trẻ 4 tuổi 5 ngày không đi ngoài có thể là do viêm đường tiêu hóa, bệnh thần kinh, bệnh lý xung quanh hậu môn,… Ngoài ra còn có bệnh tuyến giáp hoặc phì đại tràng bẩm sinh. Nếu không được phát hiện kịp thời, các biến chứng về sau sẽ ngày càng đe dọa đến sức khỏe của bé.

Xem thêm:

Bé 6 tháng bị táo bón, mẹ phải làm sao?

Trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón – Dấu hiệu và cách chữa trị tốt nhất

Nguyên nhân khiến trẻ 4 tuổi 5 ngày không đi ngoài

Bé ít vận động làm thức ăn khó tiêu
Bé ít vận động làm thức ăn khó tiêu
  • Thiếu nước và thiếu chất xơ: đây là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ 4 tuổi táo bón. Trong rau củ quả có nhiều chất xơ, giúp cho phân không bị mất nước. Đồng thời, thức ăn cũng dễ được tiêu hóa hơn với chất xơ.
  • Trẻ 4 tuổi 5 ngày không đi ngoài do sau khi ăn, bé ít vận động khiến thức ăn khó tiêu.
  • Các loại thuốc khác nhau làm bé bị táo bón. Khi đang điều trị bằng thuốc với các bệnh như suy dinh dưỡng, viêm đường hô hấp, còi xương,… bé dễ bị táo bón hơn. Do phải dùng nhiều loại thuốc trong thời gian dài, hệ tiêu hóa của bé dễ mắc rối loạn.
  • Bé 4 tuổi táo bón do các bệnh lý khác: tắc ruột, suy giáp, phình đại tràng. Đây đều là các căn bệnh cần phải có sự can thiệp của việc phẫu thuật.
  • Bé nhịn đi đại tiện dù cơ thể đang có nhu cầu. Nhiều khi bé mải chơi mà bỏ qua việc đi vệ sinh. Lâu ngày, cơ thể dần thay đổi tần suất đào thải.
Bé mải chơi, nhịn đi đại tiện là một thói quen xấu
Bé mải chơi, nhịn đi đại tiện là một thói quen xấu

 

Cách chữa trị táo bón cho trẻ 4 tuổi

Điều chỉnh chế độ ăn uống khi trẻ 4 tuổi 5 ngày không đi ngoài

Các thực phẩm giàu chất xơ và vitamin, khoáng chất là lựa chọn cần ưu tiên lúc này. Hoa quả, các loại rau xanh chính là vũ khí giúp mẹ đưa trẻ 4 tuổi 5 ngày không đi ngoài có thể thoát khỏi tình trạng này. Các loại thực phẩm hỗ trợ quá trình đi ngoài, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn có thể kể đến như: khoai lang, bắp cải, cà rốt, sữa chua lên men, táo, chuối, dâu,… Ngoài ra, mẹ phải cho trẻ uống nhiều nước hơn. Nước là “giải pháp 0 đồng” giúp mẹ hóa giải tình trạng táo bón ở trẻ dễ dàng hơn.

Cần thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày

Tăng cường vận động giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn là việc cần làm đầu tiên. Trẻ 4 tuổi 5 ngày không đi ngoài cần phải được tạo thói quen đi ngoài mỗi ngày. Mẹ nên chọn một khung giờ nhất định để nhắc trẻ đi vệ sinh. Thời điểm tốt nhất cho việc này là vào sáng sớm. Đây là lúc hệ tiêu hóa có khả năng hoạt động tốt nhất. Tiếp theo, mẹ cần kiểm soát thời gian ngủ của bé. Bé cần ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ nếu không muốn bị táo bón. Cuối cùng, dù bé đang mải chơi mà muốn đi vệ sinh, mẹ cần đưa bé đi ngoài. Dù bé có mải chơi, việc nhịn đi ngoài là cấm kỵ.

Mẹ nhớ cho bé uống thật nhiều nước để tránh bị táo bón
Mẹ nhớ cho bé uống thật nhiều nước để tránh bị táo bón

Xem thêm:

Dinh dưỡng cho bé 4 tuổi? Lời khuyên cho mẹ nếu bé biếng ăn

3 mẹo vặt giúp trẻ 4 tuổi táo bón thoát “cơn ác mộng”

Mẹo massage bụng cho bé 4 tuổi bị táo bón
Mẹo massage bụng cho bé 4 tuổi bị táo bón

Có một số mẹo vặt khá hữu ích cho mẹ như:

  • Ngâm phần mông của bé bị táo bón trong nước ấm: giảm đau rát hậu môn, giúp phân mềm hơn.
  • Massage bụng cho trẻ 4 tuổi 5 ngày không đi ngoài: giúp giảm áp lực lên ruột già, làm phân dễ ra ngoài hơn.
  • Ngoáy hậu môn bằng rau mồng tơi: mục đích là bôi trơn hậu môn để bé dễ đại tiện hơn. Mẹ chỉ cần tước vỏ bên ngoài cọng rau, sau đó ngoáy từ 3 đến 4 lần vào hậu môn của bé.

Dùng thuốc cho bé 4 tuổi táo bón

Nếu đã thử hết các phương pháp trên mà bé vẫn chưa hết táo bón, mẹ có thể tham khảo dùng thuốc. Khá nhiều loại thuốc như Norgalax, Duphalac, Forlax, Citrucel,… hỗ trợ điều trị bệnh lý này. Tuy nhiên, mẹ phải hoàn toàn tuân theo hướng dẫn sử dụng từ các bác sỹ. Việc tự tiện cho bé 4 tuổi táo bón uống thuốc khi chưa hiểu rõ cách uống là rất nguy hiểm.

Trẻ 4 tuổi 5 ngày không đi ngoài nếu kéo dài sẽ sinh ra nhiều bệnh lý nguy hiểm hơn. Mẹ nên áp dụng các biện pháp phòng tránh và khắc phục nhanh tại nhà khi bé táo bón. Nếu thấy quá trình khắc phục không chuyển biến, đây là lúc cần sự thăm khám từ bác sỹ. Xác định đúng nguyên nhân và áp dụng các biện pháp đúng đắn sẽ chặn đứng chứng táo bón ở trẻ nhanh chóng.

Nguồn tham khảo:

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/tao-bon-tre-em-lam-the-nao-giup-con-thoat-khoi-noi-so-di-cau/

https://www.nhs.uk/conditions/baby/health/constipation-in-children/

Bú bình có tác hại gì là băn khoăn của nhiều mẹ khi muốn cho con chuyển sang hình thức bú bình. Thực chất thì bú bình chỉ có tác hại khi mẹ chọn bình sữa không chất lượng và cho bé bú bình sai cách thôi. Cùng Góc của mẹ tìm hiểu kỹ hơn trẻ bú bình có ảnh hưởng gì không qua bài viết này nhé!

Bú bình có tác hại gì mẹ có biết không?
Bú bình có tác hại gì mẹ có biết không?

1. 5 lý do khiến mẹ muốn cho bé bú bình ngay!

Trước khi tìm hiểu bú bình có tác hại gì, mẹ hãy cùng xem những ưu điểm của bú bình mang lại cho bố mẹ trong quá trình chăm sóc con hàng ngày.

Các mẹ hiện đại rất “đa di năng” khi có thể đảm nhận nhiều vai trò cùng lúc từ duy trì kinh tế, nội trợ, chăm con… Vì vậy để tiện hơn, nhiều mẹ đã quyết định cho con bú bình.

1.1. Mẹ nhàn hơn vì ai cũng cho bé bú được

Chắc chắn rồi! Khi bé bú bình, mẹ sẽ không cần túc trực 24/24 để canh thời gian cho bé bú, vì giờ đây ai cũng sẽ giúp mẹ được việc đó, người đó có thể là bà, là cha hoặc bất cứ người lớn nào. 

Ngoài ra, nếu như “ti mẹ” là cách thức gắn kết mẹ với bé (và chỉ mẹ với bé) thì bú bình sẽ là một cách tuyệt vời giúp bố hoặc các thành viên khác trong gia đình dành thời gian gắn kết với bé yêu nhiều hơn. 

Cho bé bú bình giúp các thành viên trong gia đình có nhiều cơ hội gắn kết với bé
Cho bé bú bình giúp các thành viên trong gia đình có nhiều cơ hội gắn kết với bé

1.2. Cho bé bú thoải mái ở nơi công cộng

Nếu như mẹ hay e ngại ánh mắt của người lạ đổ dồn về mình khi muốn cho bé “ti sữa” nơi công cộng thì bú bình là một lựa chọn phù hợp. Không cần vén áo, không cần phải ghé vào một nơi khuất tầm nhìn nào đó và hơn hết là không có bất kỳ ánh mắt tò mò nào hướng về phía mẹ. 

Với bú bình, mẹ hoàn toàn tự nhiên thoải mái trong việc cho bé yêu bú sữa khi đi ra ngoài. 

1.3. Dễ dàng theo dõi lượng ăn của bé

Khác với bú sữa trực tiếp từ mẹ – mẹ sẽ không ước lượng được lượng sữa bé yêu đã ti. Khi cho bé bú bình mẹ hoàn toàn kiểm soát được điều đó. Việc chủ động theo dõi lượng ăn của bé giúp mẹ dễ dàng nắm bắt được sự hấp thu dinh dưỡng hay tình trạng sức khoẻ của bé nhà mình thông qua lượng sữa bé ăn. 

Bình sữa luôn luôn có thang đo dung tích để mẹ có thể chủ động trong việc kiểm soát, theo dõi lượng sữa bé bú mỗi ngày. 

Bình sữa luôn luôn có thang đo dung tích để mẹ có thể chủ động trong việc kiểm soát, theo dõi lượng sữa bé bú mỗi ngày. 
Bình sữa có thang đo dung tích để mẹ có thể chủ động trong việc kiểm soát, theo dõi lượng sữa bé bú mỗi ngày.

1.4. Mẹ giảm lo lắng nếu nguồn sữa ít

Mẹ thường hay cảm thấy bất an về lượng sữa cho con bú mỗi ngày, nhất là đối với mẹ không đủ sữa cho bé ti. Mẹ gặp trường hợp như vậy cứ yên tâm nhé vì bú bình sẽ giúp con yêu có đủ lượng sữa cần thiết khi ti mẹ không tiết đủ.  

1.5. Tình trạng sức khỏe của mẹ không ảnh hưởng đến em bé

Có đôi khi sức khoẻ của mẹ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố như thời tiết, chuyển mùa… Nhất là trong giai đoạn cho con bú, mẹ băn khoăn về việc liệu sức khoẻ của mẹ có ảnh hưởng đến chất lượng sữa cung cấp cho bé không? Đừng lo, nếu bé bú bình thì sức khỏe của mẹ hoàn toàn không ảnh hưởng đến bé yêu nha.

Khi bé bú bình, sức khoẻ của mẹ sẽ không ảnh hưởng đến việc ăn sữa của bé
Khi bé bú bình, sức khoẻ của mẹ sẽ không ảnh hưởng đến việc ăn sữa của bé

Ngoài ra, chắc hẳn không ít mẹ đã có những câu hỏi như thế này: Mẹ muốn giảm cân giữ dáng thì có ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho bé? Hay những món ăn hàng ngày mẹ muốn ăn có thể ảnh hưởng đến lượng sữa cho bé hằng ngày cũng như sự phát triển của bé yêu? 

Nếu mẹ có băn khoăn như vậy thì cũng yên tâm nha vì khi cho bé bú bình, việc mẹ ăn kiêng giữ dáng hay có những chế độ ăn đặc biệt cũng sẽ không ảnh hưởng tới bé, vì lượng sữa cần thiết được cung cấp cho bé bằng cách bú bình rồi. 

2.  Nhược điểm của bú bình và lời khuyên cho mẹ  

Bé cần sự quan tâm chăm sóc toàn diện từ mẹ, do đó mẹ cũng không nên phụ thuộc quá nhiều vào việc bú bình. Công nhận rằng bú bình giúp công cuộc chăm sóc bé yêu của mẹ  nhẹ nhàng và chủ động hơn rất nhiều. 

Tuy nhiên, bú bình có tác hại gì, có một vài lưu ý nhỏ cho mẹ khi quyết định cho con bú bình để có cái nhìn toàn diện về phương pháp cho bé bú sữa này. Mẹ tham khảo nhé!

2.1. Tốn thời gian để chuẩn bị cho bé bú bình

Tác hại của bú bình đầu tiên cho bé là mẹ sẽ không cần phải sẵn sàng cho bé ti sữa 24/24, tuy nhiên mẹ cần bỏ thời gian để chuẩn bị sữa cho bé, cũng như cách pha chế và vệ sinh bình bú. 

Đầu tiên phải nói đến việc rửa bình. Ai cũng biết chăm sóc bé sơ sinh thì vệ sinh rất cần thiết và quan trọng, với phương pháp thông thường mẹ cần mất tới 15 phút rửa và khử trùng bình sữa. Để việc rửa bình trở nên đơn giản hơn mẹ có thể sử dụng nước rửa bình sữa và dụng cụ rửa bình chuyên dụng để giảm thời gian rửa, với dụng cụ chuyên dùng việc vệ sinh bình bú chỉ mất khoảng 3-5 phút. 

Để việc rửa bình trở nên đơn giản hơn mẹ có thể sử dụng nước rửa bình sữa và dụng cụ rửa bình chuyên dụng
Để việc rửa bình trở nên đơn giản hơn mẹ có thể sử dụng nước rửa bình sữa và dụng cụ rửa bình chuyên dụng

Tiếp đó đến việc chuẩn bị nước pha sữa. Mẹ nên chuẩn bị nước lọc tinh khiết đun sôi (không dùng nước đun sôi nhiều lần), sau đó để nguội đến khoảng 37 độ C, đây là nhiệt độ thích hợp để pha sữa cho bé, mẹ không nên pha sữa với nước nóng quá hoặc lạnh quá sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

Cuối cùng là công đoạn pha sữa. Mẹ sẽ không quá khó khăn trong việc định lượng để pha sữa cho bé vì đi kèm với hộp sữa đã có muỗng định lượng, mẹ chỉ cần pha theo chỉ dẫn với định lượng đúng trên vạch muỗng là sẽ được một công thức sữa đúng chuẩn cho bé yêu rồi. 

Khi đã định lượng xong, mẹ khuấy đều hoặc lắc đều cho sữa tan hết. Để kiểm tra xem nhiệt độ sữa đã hợp lý chưa, mẹ đổ một lượng sữa nhỏ lên mu hoặc lòng bàn tay và cảm nhận nếu thấy sữa ấm thì có thể cho bé bú được. 

2.2. Tốn thêm chi phí so với bú trực tiếp từ mẹ

Việc bú bình sẽ khiến mẹ phải chuẩn bị thêm một chút kinh phí cho việc mua sắm sữa chất lượng, uy tín, bình bú cho bé và các dụng cụ vệ sinh bình bú đạt chuẩn. 

Về chi phí bình sữa: Bé sơ sinh sẽ dùng bình có dung tích khoảng 150ml hoặc nhỏ hơn với các mức giá tùy theo từng nhãn hàng và chất liệu (nhựa, silicon, thuỷ tinh). Theo giá công bố của các trang thương mại điện tử thì các mức giá rất đa dạng cho mẹ nhiều lựa chọn, giá bán dao động từ 100.000 đến hơn 400.000 đồng, phổ biến nhất ở phân khúc 200.000 đến 300.000 đồng

Dụng cụ cọ rửa bình sữa cũng rất cần thiết trong việc đảm bảo vệ sinh khi cho bé bú bình. Chi phí cho dụng cụ cọ rửa không quá đắt, dao động trong khoảng 20.000 đến gần 200.000 đồng cho 1 bộ (theo các trang thương mại điện tử). 

Vệ sinh bình bú là công đoạn hết sức quan trọng để đảm bảo công cuộc cho bé bú bình an toàn và hiệu quả
Vệ sinh bình bú là công đoạn hết sức quan trọng để đảm bảo công cuộc cho bé bú bình an toàn và hiệu quả

Mẹ lưu ý khi chọn mua bình sữa cho con bú, hãy chọn mua ở những địa chỉ uy tín, chất lượng và chọn sản phẩm tốt nhất cho bé yêu nhé! Mẹ có thể tham khảo một vài loại bình sữa chất lượng cho bé tại đây.

Mặc dù việc chuẩn bị dụng cụ cho bé bú bình cũng khiến mẹ phải cân nhắc nên chọn sản phẩm nào, hãng nào, chất liệu gì và giá thành ra sao. Tuy nhiên, thông thường mẹ chỉ cần mua 1 lần là dùng được cho cả chu kỳ khoảng 3 đến 6 tháng, tính ra chi phí theo ngày rất rẻ (chỉ 3.000 đến 5.000 đồng).

2.3. Bú bình có tác hại giảm gắn kết mẹ và bé

Mẹ đều hiểu cho bé bú là một cách tăng sự kết nối giữa mẹ và bé. Tương tác da kề da sẽ mạnh mẽ hơn khi bé ti sữa mẹ, điều này sẽ không xảy ra khi cho bé bú bình vì bé không cảm nhận được hơi ấm từ bầu ti của mẹ. 

Lời khuyên của các chuyên gia cho hay, trong 2 tháng đầu đời, mẹ vẫn nên cho bé bú trực tiếp. Nếu mẹ thiếu sữa và cho con bú bình thì mẹ nên ôm bé vào lòng và dành nhiều thời gian để trò chuyện với bé. Bé vẫn sẽ cảm nhận được sự tiếp xúc da kề da với mẹ trong lúc được mẹ ôm ấp.

Bú bình có tác hại gì vô hình làm giảm gắn kết giữa mẹ và bé
Bú bình có tác hại gì vô hình làm giảm gắn kết giữa mẹ và bé

2.4. Có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện ở bé dưới 2 tháng 

Theo các chuyên gia, bé dưới 2 tháng tuổi nên được chăm sóc hoàn toàn bằng sữa mẹ (ti sữa mẹ). Bởi đây là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển hoàn thiện các hệ cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là hệ cơ. Bé ti sữa mẹ trực tiếp là một cách để hoạt động cơ miệng của mình. 

Do đó để giúp bé phát triển hoàn thiện các hệ cơ và hệ cơ quan trong cơ thể, mẹ hãy để bé trực tiếp ti sữa mẹ hoàn toàn trong 2 tháng đầu đời. Các loại bình bú dù chất lượng và uy tín như thế nào cũng không thể đạt được tiêu chuẩn tương đương với bầu sữa mẹ về độ mềm và linh hoạt. 

2.5. Bé có thể bị kích ứng với chất liệu bình sữa

Việc bé có thể bị kích ứng xảy ra khi bình sữa được làm từ chất liệu không đảm bảo, sản phẩm bình sữa có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng. 

Bé có thể bị kích ứng với chất liệu không đảm bảo từ bình sữa
Bình sữa làm từ chất liệu không đảm bảo có thể khiến bé bị kích ứng 

Khi bé bú bình tức việc các bộ phận tiếp xúc trực tiếp với bình như miệng, môi, lưỡi… đều có thể bị ảnh hưởng nếu như bình có chứa chất liệu dễ kích ứng. Đặc biệt với các em bé sơ sinh, các cơ quan chưa phát triển toàn diện và rất dễ bị kích ứng. Chưa kể tới việc, bình làm từ vật liệu gây kích ứng (như nhựa) có thể ảnh hưởng đến chất lượng của sữa đựng trong bình, từ đó có thể ảnh hưởng đến việc ăn sữa, tiêu hoá sữa. 

Như vậy việc chọn  bình sữa khi quyết định cho bé bú bình mẹ không thể lơ là. Hiện nay trên thị trường có đa dạng các loại bình sữa khác nhau, mẹ nên chọn những loại bình sữa được làm từ thủy tinh hoặc silicon sẽ an toàn hơn cho con.

Khi chọn bình sữa cho bé, mẹ nên ưu tiên bình sữa thủy tinh vì sẽ an toàn hơn cho bé
Khi chọn bình sữa cho bé, mẹ nên ưu tiên bình sữa thủy tinh vì sẽ an toàn hơn cho bé

3. Có nên cho bé bú bình không? 

Vậy có nên cho bé bú bình không? Câu trả lời là vì cho bé bú bình giúp mẹ rất nhiều trong việc chủ động chăm con cũng như cân bằng cuộc sống sau sinh của mình. Dù ưu điểm đi kèm với những nhược điểm nhưng đó đều là những vấn đề có thể khắc phục đơn giản, chỉ cần mẹ dành chút thời gian chuẩn bị là được. 

Đặc biệt bú bình còn thực sự cần thiết trong một vài trường hợp như:

  • Mẹ quá bận rộn không có nhiều thời gian cho bé ti sữa: Trường hợp này mẹ có thể vắt sữa hoặc sử dụng sữa công thức để cho bé bú bình. Vừa có thể chủ động trong giờ cho bé ăn, trọng lượng sữa ăn hay nhờ người thân cho bé bú bình giúp. 
  • Mẹ thiếu sữa cung cấp cho bé ti: Với trường hợp này, sữa công thức là giải pháp cần thiết. Mẹ pha sữa công thức theo đúng liều lượng và yêu cầu, cho bé bú bình để bổ sung dinh dưỡng cần thiết
  • Mẹ gặp vấn đề sức khỏe: Sức khỏe của mẹ có thể ảnh hưởng đến bé nếu cho bé bú trực tiếp. Bú bình sẽ giúp bé vẫn đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày mà mẹ lại yên tâm về sức khỏe của bé yêu
  • Mẹ muốn cho bé tập bú bình để cai dần sữa mẹ: Trường hợp này bú bình là một giải pháp cần thiết và hiệu quả, khi này bé đã đủ cứng cáp để có thể bú bình. Việc bú bình trong một thời gian cũng khiến cho việc cai sữa mẹ trở nên dễ dàng hơn vì bé đã quen với việc bú bình rồi. 

Ti sữa mẹ là cần thiết đối với bé yêu, tuy nhiên có những trường hợp mẹ được khuyến khích cho con bú bình

Dù vậy mẹ vấn nên ghi nhớ những lưu ý ở phần 2 để có thể cho bé bú bình đúng cách và hiệu quả. Bú bình chỉ thực sự tốt cho bé khi mẹ chọn đúng loại bình sữa phù hợp với bé, đảm bảo chất lượng cũng như cho bé bú bình đúng cách.

Dù như thế nào, sữa mẹ cũng như những tiếp xúc da kề da giữa hai mẹ con vẫn là điều thiêng liêng và tốt nhất trong những tháng đầu đời của bé. Mẹ nên ưu tiên cho bé bú sữa ngay cả khi đang cho bé bú bình. Trường hợp sữa mẹ không đủ cho bé ti mới bổ sung thêm nguồn sữa công thức ngoài. 

Như vậy, cho bé bú bình giúp mẹ nhàn hơn rất nhiều trong quá trình chăm con. Mặc dù có một vài nhược điểm, nhưng mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng cách cho bé sử dụng bình sữa chất lượng tốt và chú ý thực hiện đúng cách khi cho bé bú bình.

Ngoài băn khoăn bú bình có tác hại gì hay trẻ bú bình có ảnh hưởng gì không, mẹ có thể gửi những câu hỏi khác đến Góc của mẹ bằng việc để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ với số Hotline 0946956269 để được hỗ trợ tốt nhất nhé! 

Mẹ tham khảo thêm: 

4 Nguyên nhân bé bú bình hay nhai và cách khắc phục hiệu quả

6 Nguyên hiểm khi cho bé bú bình nằm. Đừng chủ quan mẹ ơi!

Bé bú bình phát ra tiếng kêu tặc tặc, khò khè có sao không? 

Trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục không chỉ là các triệu chứng bệnh lý đường tiêu hóa. Mà còn có thể là biểu hiện của bệnh lý của các cơ quan khác hoặc bệnh lý toàn thân. Vậy bố mẹ nên làm gì khi trẻ 2 tuổi hay bị nôn trớ?

1. Biểu hiện bệnh lý và nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục

1.1. Trẻ 2 tuổi hay bị nôn trớ do viêm dạ dày ruột và ngộ độc thức ăn

Trên thực tế, rất khó phân biệt giữa các bệnh viêm dạ dày ruột do virus/vi khuẩn với ngộ độc thức ăn. Vì thông thường các tình trạng này có khởi phát bệnh khá giống nhau: Bé có thể nôn ồ ạt; Bé bị nôn liên tục 5 – 30 phút/lần trong 1 – 12 giờ đầu. 

Trẻ 2 tuổi hay bị nôn trớ do viêm dạ dày ruột và ngộ độc thức ăn
Trẻ 2 tuổi hay bị nôn trớ không sốt có thể nghi ngờ nguyên nhân do ngộ độc thức ăn

Tuy nhiên, cũng có một số dấu hiệu để bố mẹ phân biệt như:

  • Đối với nhiễm virus, bệnh khởi phát đột ngột, bé nôn, sốt cao và đau bụng. Tình trạng nôn có thể kéo dài từ 12 – 72 giờ. Tiêu chảy thường xuất hiện trong ngày đầu tiên nhiễm bệnh hoặc ngày thứ hai. Vì vậy, trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục không sốt có thể loại trừ khả năng viêm dạ dày do vi khuẩn/virus.
  • Trẻ 2 tuổi hay bị nôn trớ không sốt có thể nghi ngờ nguyên nhân do ngộ độc thức ăn. Bệnh khởi phát 2 – 12 giờ sau khi bé ăn phải thực phẩm kém chất lượng. Bé bị ngộ độc thức ăn thường không sốt. Triệu chứng nôn thường xuất hiện vài giờ sau khi ăn tại nhà hàng hay khi đi dã ngoại. Thường không kéo dài quá 12 giờ, có thể có hoặc không có kèm tiêu chảy. Nếu bé sốt cao hoặc nôn kéo dài hơn 12 giờ thì ít khả năng là do ngộ độc thực phẩm.

1.2. Trẻ 2 tuổi bị nôn về đêm tắc ruột

Bệnh lý này xuất hiện khi ruột của bé bị xoắn. Tuy đây là tình trạng hiếm gặp. Nhưng bệnh rất nguy hiểm và cần được xử lý cấp cứu càng sớm càng tốt. 

Triệu chứng then chốt của tắc ruột đó là đau bụng dữ dội. Nếu bé chỉ đau bụng vừa hoặc không đau thì không nghĩ nhiều đến nguyên nhân do tắc ruột. 

Trẻ 2 tuổi bị nôn về đêm tắc ruột
Triệu chứng then chốt của tắc ruột đó là đau bụng dữ dội

Trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục do tắc ruột sẽ có các triệu chứng bao gồm: 

  • Đau bụng đột ngột, dữ dội, liên tục hoặc từng cơn; 
  • Bé bị nôn ra mật xanh vàng, thường là nôn vọt (không bắt buộc); 
  • Bé không kèm theo triệu chứng đi đại tiện;
  • Da dẻ nhợt nhạt, vã mồ hôi; 
  • Tình trạng bệnh ngày càng xấu đi.

1.3. Trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục do nhiễm trùng đường tiết niệu

Trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục do nhiễm trùng đường tiết niệu
Trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục kèm sốt rất có thể là do nhiễm trùng đường tiết niệu

Nếu bé yêu sốt cao trong vài ngày và thỉnh thoảng có kèm theo nôn ói, đi tiểu thấy đau rát. Hoặc nước tiểu của trẻ có mùi khó chịu thì phụ huynh cần cân nhắc nguyên nhân này. Trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục không sốt có thể loại trừ nguyên nhân này.

1.4. Trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục do lồng ruột

Trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục do lồng ruột
Biểu hiện của lồng ruột mà mẹ dễ dàng nhận thấy đó là trẻ thường co chân về phía bụng, người nhợt nhạt, có thể có máu trong phân hay đi ngoài phân lỏng

Nếu bé bị nôn liên tục, không sốt nhưng không muốn ăn uống, Hay bị đau bụng nhưng không đi tiêu được thì rất có thể bé bị lồng ruột và cần được điều trị cấp cứu. Biểu hiện của lồng ruột mà mẹ dễ dàng nhận thấy đó là trẻ thường co chân về phía bụng, người nhợt nhạt, có thể có máu trong phân hay đi ngoài phân lỏng.

1.5. Trẻ 2 tuổi hay bị nôn trớ do hẹp phì đại môn vị

Trẻ 2 tuổi hay bị nôn trớ do hẹp phì đại môn vị
Mẹ dễ dàng nhận trẻ hay nôn trớ do hẹp phì đại môn vị nếu bé lặp đi lặp lại chu kỳ bú – nôn – đói và không sốt

Đối với một số ít trường hợp, nếu bé từ 3-5 tuần tuổi đột nhiên nôn dữ dội. Hay bé nôn nhiều lần trong ngày thì cần cảnh giác với chứng hẹp phì đại môn vị. Mẹ sẽ dễ dàng nhận biết khi thấy trẻ sẽ lặp đi lặp lại chu kỳ bú – nôn – đói và thường không sốt.

2. Bố mẹ nên làm gì khi trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục?

Bố mẹ nên làm gì khi trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục?
: Mẹ nên cho trẻ bị nôn liên tục nằm đầu cao để góp phần làm giảm trào ngược

Khi phát hiện trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục, bố mẹ cần ngay lập tức thực hiện các biện pháp sau:

  • Theo dõi dấu hiệu bé mất nước: Ở mức độ nhẹ, bé sẽ có những biểu hiện như môi khô nhẹ, khát… Khi đó, bố mẹ có thể chăm sóc bé tại nhà. Tuy nhiên khi có các dấu hiệu trở nặng như môi khô, khóc không có nước mắt, không đi tiểu trong vòng 6 giờ, mắt trũng,… Thì cần nhanh chóng đưa bé tới cơ sở y tế gần nhất.
  • Thay đổi chế độ ăn: Mẹ nên xây dựng cho trẻ một chế độ dinh dưỡng, dễ tiêu hóa. Sau bữa ăn nên cho bé vận động nhẹ nhàng, tránh chọc trẻ khóc hay cười quá mức vì điều này có thể làm trẻ bị nôn.
  • Bù nước: Để giúp trẻ tránh bị mất nước, mẹ có thể pha dung dịch Oresol theo đúng tỉ lệ theo hướng dẫn trên bao bì. Dung dịch Oresol không gây nôn ói nặng hơn, có công dụng phòng ngừa và điều trị mất nước do các bệnh lý.
  • Nằm cao đầu: Mẹ nên cho trẻ bị nôn liên tục nằm đầu cao vì cách làm này sẽ góp phần làm giảm trào ngược. Ngoài ra, mẹ cũng nên tránh các yếu tố làm gia tăng áp lực ổ bụng như mặc quần áo quá chật.
  • Phòng ngừa lây lan: Nếu trẻ bị nôn nhiều lần do siêu vi, vi trùng dễ lây nhiễm, mẹ cần cẩn thận khi chăm sóc trẻ, tránh lây lan cho bản thân, người trong gia đình và bạn bè. Một lưu ý là nên rửa tay thường xuyên và giữ trẻ ở nhà cho đến khi trẻ hết nôn trong 24 giờ nhé.

3. Khi nào cần đưa trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục đến bác sĩ?

Khi nào cần đưa trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục đến bác sĩ?
Bố mẹ cần đưa trẻ 2 tuổi hay bị nôn trớ đến khám nếu bé ói ra dịch mật hoặc máu

Bố mẹ cần đưa trẻ 2 tuổi hay bị nôn trớ đến khám ngay khi có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

  • Bé ói ra dịch mật (màu xanh) hoặc máu (màu đỏ hoặc nâu)
  • Nôn ở trẻ sơ sinh
  • Trẻ nhỏ nôn kéo dài hơn 24 giờ
  • Bé không ăn hoặc không uống được trong vài giờ
  • Bé có dấu hiệu mất nước: môi khô, khóc không nước mắt, không tiểu trong 6 giờ
  • Bé đau bụng nhiều
  • Sốt > 38.4oC hơn 3 ngày hoặc đưa đi khám ngay khi trẻ sốt > 39oC
  • Bé lừ đừ, ngủ gà

Xem thêm:

Tại sao trẻ bị khò khè? Mẹo giúp bé dễ chịu hơn

Vì sao bé bị sâu răng và phương pháp điều trị

Nguồn tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/tre-nho-tuoi-bi-non-nhieu-khong-sot-phai-lam-sao/?link_type=related_posts

Tùy vào từng triệu chứng đi kèm với nôn nhiều ở trẻ mà cha mẹ đưa ra phán đoán, xử lý. Nếu trong trường hợp bé nôn những vẫn vui chơi, ăn uống bình thường thì cha mẹ có thể để bé theo dõi tại nhà. Đồng thời bù nước và điện giải cho bé. Nhưng nếu bé có những triệu chứng bất thường khác như đau bụng, bỏ ăn, lừ đừ… thì cần đưa đến bệnh viện ngay.

Sặc sữa là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là khi bắt đầu học bú bình. Vậy trẻ bú bình hay bị sặc có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách xử lý thế nào? Cùng Góc của mẹ tìm câu trả lời qua bài viết này nhé!

Trẻ bú bình hay bị sặc có thể do thói quen bú của bé hoặc do mẹ cho bé bú sai cách
Bé bú bình hay bị sặc có thể do thói quen bú của bé hoặc do mẹ cho bé bú sai cách

1. Nguyên nhân khiến trẻ bú bình hay bị sặc

Có nhiều nguyên nhân khiến bé hay bị sặc sữa khi bú bình. Bao gồm cả yếu tố đến từ bé và đến từ cách mẹ cho bé bú bình.

1.1. 4 Nguyên nhân do bé

1 – Bé chưa quen với việc bú bình: Bé dưới 6 tháng tuổi chưa biết cách bú, dễ bú nhanh/chậm/ngậm sai khớp ngậm dẫn đến sặc sữa. Khi bé quen dần việc này sẽ ít xảy ra hơn.

2 – Bé bị đói quá: Nhiều bé ngủ liền tù tì đến sáng, bỏ qua cữ sữa nửa đêm (trẻ sơ sinh cần bú 2 – 3h/lần, khiến buổi sáng ngủ dậy bé bị đói quá. Bé có thể bú mạnh và “vội vàng” khiến sữa chảy ra nhiều hơn, nếu nuốt sữa không kịp dẫn đến sặc sữa.

3 – Bé vừa bú vừa hóng chuyện: Bé 3 – 4 tháng tuổi đã biết hóng chuyện rồi đó mẹ. Nếu lúc cho bé bú mà mẹ nói chuyện với bé hoặc những người xung quanh, bé sẽ mải hóng, ngậm sữa trong miệng không chịu nuốt. Lúc thích chí, bé có thể toét miệng cười khiến sữa tràn vào khí quản gây sặc sữa.

4 – Bé bú bình khi buồn ngủ: Nhiều mẹ có thói quen cho bé bú bình nằm, khiến bé dễ ngủ quên trong lúc bú. Nhất là với những bé dưới 3 tháng, lực hút còn yếu chưa tự ti được cần sử dụng núm ti có lỗ cắt hình tròn.,Khi đó, sữa  tự chảy vào miệng bé mà không cần lực hút. Khi bé hít thở nhanh, bé có thể hít sữa lên mũi, đi vào khí quản, phế quản gây ra sặc sữa.

Bé bú bình khi buồn ngủ rất dễ bị sặc sữa
Bé bú bình khi buồn ngủ rất dễ bị sặc sữa

1.2. 6 Nguyên nhân do cách mẹ cho bé bú

1 – Núm vú để xa so với miệng bé: Nếu núm vú để xa, miệng bé ngậm không kín khiến không khí dễ chui vào miệng bé, bé dễ hút phải không khí trong lúc bú, gây trướng bụng, sặc sữa hoặc nôn sau khi bú.

2 – Trẻ bú bình hay bị sặc do mẹ cho bé bú sai tư thế: Mẹ cho bé bú bình trong khi bé đang trong tư thế gập cổ hoặc ngửa cổ sẽ khiến bé khó nuốt sữa, dễ bị sặc sữa.

Bé bú bình trong tư thế ngửa cổ rất dễ gây sặc sữa
Bé bú bình trong tư thế ngửa cổ rất dễ gây sặc sữa

3 – Cho bé bú lúc bé đang quấy khóc: Có mẹ nghĩ rằng bé quấy khóc là dấu hiệu bé đang đói sữa và cần cho bú ngay. Tuy nhiên khi bé đang khóc mà mẹ cho núm ti bình vào miệng bé luôn bé rất dễ bị sặc do chưa sẵn sàng bú. Mẹ hãy kiên nhẫn dỗ bé nín khóc đã rồi mới cho bé bú bình mẹ nha.

4 – Trẻ bú bình hay bị sặc do mẹ đặt bé nằm ngay sau lúc bú: Ngay sau khi bú, sữa vẫn còn ở thực quản, chưa xuống đến dạ dày bé. Nếu đặt bé nằm ngay sau đó, sữa từ thực quản dễ sặc lên mũi gây sặc sữa (do cấu tạo mũi và họng thông nhau). Vì vậy ngay sau khi bú, mẹ hãy bế bé dựng lên và vỗ ợ hơi cho bé, sau khoảng 5 – 10 phút hãy đặt bé nằm mẹ nhé!

5 – Mẹ ép bé bú sữa quá nhiều: Nếu bé không muốn bú nữa, mẹ không nên ép bé vì lúc này bé có xu hướng không nuốt, sữa đầy miệng nên dễ bị sặc.

6 – Núm vú có kích thước dòng chảy quá lớn: Với các bé sơ sinh, mẹ thường sử dụng núm ti có lỗ cắt hình tròn vì bé chưa tự mút được. Thiết kế này giúp sữa có thể tự chảy vào miệng bé ngay cả khi bé không mút. Nếu kích thước lỗ tiết sữa quá to, sữa chảy xuống nhiều và nhanh hơn tốc độ bú của bé, bé nuốt không kịp dẫn đến sặc sữa.

Núm ti bình không phù hợp cũng là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến sặc sữa ở bé
Núm ti bình không phù hợp cũng là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến sặc sữa ở bé

2. Trẻ bú bình hay bị sặc có nguy hiểm không?

Đây là vấn đề thường gặp ở bé, đặc biệt với các bé mới tập ti bình những ngày đầu tiên. Khi thấy con mẹ sặc, mẹ hiểu con, bình tĩnh xử lý kịp thời, con sẽ không gặp phải bất kỳ nguy hiểm nào đâu ạ.

Tuy nhiên, cũng giống việc người lớn bị sặc nước, việc sặc sữa khiến bé bị kích ứng mũi, đau nhức mũi và quấy khóc. Nếu tình trạng sặc sữa diễn ra thường xuyên, bé sẽ sợ bú sữa, lâu dần sẽ chán ăn, biếng ăn, chậm lớn,…

Ngoài ra, sặc sữa khiến sữa đi vào đường hô hấp gây ngạt thở. Nặng hơn sẽ để lại những di chứng nguy hiểm như tổn thương não (xuất huyết, chết não) hay viêm phổi (do khi hít phải thức ăn, vi trùng đường ruột được đưa lên phổi), hoặc thậm chí có thể tử vong.

Trẻ bú bình hay bị sặc có thể khiến trẻ chán ăn, chậm lớn
Trẻ bú bình hay bị sặc có thể khiến trẻ chán ăn, chậm lớn

Tuy nhiên, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát được vấn đề này. Lưu lại cách xử lý khoa học được các chuyên gia trong ngành chia sẻ dưới đây để luôn tự tin mỗi khi cho con tu ti mẹ nhé!

3. Mách mẹ cách xử lý khi trẻ bú bình hay bị sặc

Khi mẹ thấy bé bị sặc sữa khi bú bình, thực hiện ngay theo các bước sau:

  • Bước 1: Để bé ngồi dậy giúp bé dễ thở hơn.
  • Bước 2: Mẹ nhanh chóng dùng miệng hút sữa ra khỏi miệng và mũi bé. hút sữa từ miệng bé trước, mũi sau, càng nhanh càng tốt
  • Bước 3: Hơi dốc ngược bé lên và vỗ nhẹ lưng bé. Một tay đỡ ngực bé, lòng bàn tay còn lại vỗ nhẹ 5 cái vào lưng bé ở giữa 2 xương bả vai nhằm tăng áp lực lồng ngực giúp sữa trào hết ra ngoài.
Sau khi sơ cứu xong cho bé, mẹ vỗ mông hoặc đùi để bé tỉnh, khóc và thở được.
Sau khi sơ cứu xong cho bé, mẹ vỗ mông hoặc đùi để bé tỉnh, khóc và thở được.
  • Bước 4: Nếu thấy bé vẫn khó thở, mặt tím tái, mẹ đặt bé nằm ngửa trên mặt phẳng như giường, sàn, dùng ngón tay trỏ và ngón giữa ấn đột ngột một lực vừa phải xuống phần dưới xương ức của bé. Lặp lại 5 – 10 lần cho đến khi bé hết sặc, có thể thở bình thường.

Sơ cứu xong, nếu bé vẫn còn quấy khóc, khó chịu, mẹ đưa bé đến cơ sở ý tế gần nhất để thăm khám nhé!

Lưu ý: Tuyệt đối không đưa bé đi khi chưa sơ cứu. Sặc sữa dẫn đến khó thở nếu không được sơ cứu dẫn tới thiếu oxy lên não, gây ra biến chứng khôn lường.

Khi mẹ còn thấy lo lắng về vấn đề sặc sữa ở bé yêu, nên đưa bé đến các cơ sở chuyên khoa thăm khám
Khi mẹ còn thấy lo lắng về vấn đề sặc sữa ở bé yêu, nên đưa bé đến các cơ sở chuyên khoa thăm khám

4. Giải pháp giúp mẹ hạn chế tối đa tình trạng sặc sữa cho bé

Mẹ lưu lại 3 mẹo sau để phòng tránh trẻ bú bình hay bị sặc mẹ nha!

4.1. Chọn núm ti bình sữa giúp chống sặc, đầy hơi

Chỉ cần chú ý 3 điểm dưới đây, mẹ có thể chọn được núm ti chống sặc và đầy hơi cho bé:

  • Lỗ tiết sữa có kích thước phù hợp với nhu cầu bú của bé: Trên vành của núm ti thường có kí hiệu S, M, L,… hoặc các số 1, 2, 3, 4,… kí hiệu lỗ chảy sữa to nhỏ tùy vào tháng tuổi của bé. Với trẻ sơ sinh, mẹ nên chọn loại núm vú có tốc độ sữa chảy chậm 2 – 3 giọt/giây (size nhỏ nhất) để yên tâm nhất, vì bé chưa thể tự kiểm soát được tốc độ bú của mình.
  • Thiết kế lỗ tiết sữa hình chữ thập – sữa chỉ chảy ra khi có lực bú của bé – bé sẽ tự kiểm soát được dòng chảy của sữa khi bú bình.
  • Núm ti có tích hợp van chống sặc và đầy hơi: Khi bé bú sẽ thở ra lượng khí không nhỏ vào trong bình. Lúc này, van chống sặc được thiết kế để dẫn bọt khi này xuống đáy bình, giúp bé không bị hít lại bọt khí dẫn đến bị sặc và đầy hơi.
Bình sữa nhà Mamamy có nguyên lý chống sặc đầy hơi đảm bảo an toàn cho bé mỗi khi dùng.
Bình sữa nhà Mamamy có nguyên lý chống sặc đầy hơi đảm bảo an toàn cho bé mỗi khi dùng.

4.2. Cho bé bú đúng tư thế

Cách cho trẻ bú bình không bị sặc mẹ đã biết chưa? 

Cho bé bú đúng tư thế sẽ giúp hạn chế tối đa tình trạng sặc sữa, đầy hơi. Mẹ bế bé cao đầu, ở tư thế thoải mái, không để bé bị gập cổ hoặc ngửa cổ, gập cổ khiến bé bú khó khăn hơn, ngửa cổ lại dễ làm bé bị sặc sữa lên mũi đó mẹ. Ngoài ra, mẹ nên cho bé bú đúng cữ bú, nếu bé ngủ quên cần đánh thức bé dậy, tránh để bé đói quá, bú vội vàng gây sặc sữa.

Tư thế đúng nhất được nhiều mẹ áp dụng nhất là bế trẻ cao đầu, ở tư thế thoải mái
Tư thế đúng nhất được nhiều mẹ áp dụng nhất là bế trẻ cao đầu, ở tư thế thoải mái

Khi cho bé bú xong, mẹ đừng quên vỗ ợ hơi cho bé nhé! Điều này sẽ giúp đưa khí đang kẹt trong dạ dày bé ra ngoài, giúp bé thấy thoải mái, dễ chịu, giảm tình trạng nôn trớ sau bú hay bé bú bình bị sặc. Mẹ vỗ ợ hơi cho bé bằng cách bế bé theo tư thế thẳng, áp ngực vào một bên ngực mẹ, mặt bé kê lên vai rồi vỗ nhẹ lưng cho bé ợ hơi.

Vỗ ợ hơi cho bé sau khi bú đây là cách cho trẻ sơ sinh bú bình không bị sặc
Vỗ ợ hơi cho bé sau khi bú đây là cách cho trẻ sơ sinh bú bình không bị sặc

4.3. Không để bé vừa ngủ vừa bú bình

Với bé sơ sinh, mẹ thường dùng núm ti có lỗ cắt hình tròn vì bé chưa biết cách tự mút. Đặc điểm của thiết kế này là sữa có thể tự chảy vào miệng bé ngay cả khi bé không mút.

Tư thế bú nằm khiến bé tưởng mẹ đang cho bé đi ngủ và có thể ngủ luôn trong lúc bú. Lúc này, sữa vẫn chảy và ứ đọng trong miệng bé. Nếu bé hít thở nhanh có thể hít sữa lên mũi, tràn sữa vào khí quản, phế quản gây nghẹt thở, khó thở, sặc sữa,…

Vừa ngủ vừa bú dễ khiến bé bị sặc sữa
Tránh tình trạng trẻ bú bình hay bị sặc do ngủ quên

Nếu mẹ thấy bé đã ngủ, nhẹ nhàng rút núm ti ra khỏi miệng bé để tránh đọng sữa gây sặc. Bé nào có thói quen ngậm ti cho dễ ngủ thì mẹ nên sắm cho bé một núm ti giả để ngậm riêng.

Lưu ý thêm cho mẹ: Nên cho bé bú trước hoặc sau giấc ngủ của bé khoảng 30 phút để tránh tình trạng sặc sữa do bé ngủ quên.

Như vậy, trẻ bú bình hay bị sặc sữa sẽ không nguy hiểm nếu mẹ bình tĩnh xử lý thật khoa học. Tốt nhất, để hạn chế tình trạng sặc sữa cho con, mẹ chọn bình sữa có thiết kế chống sặc, chống đầy hơi và chú ý cho bé bú đúng cách..

Nếu còn băn khoăn về tại sao bé bú bình hay bị sặc, mẹ hãy để lại bình luận ở bên dưới để hỗ trợ mẹ nhé!

Một trong những tình trạng khá thường gặp hiện nay ở trẻ nhỏ đó là táo bón. Táo bón không quá xa lạ với các mẹ và bé, tuy nhiên mẹ không nên soi thường. Đây là triệu chứng khiến bé gặp khó khăn khi đi vệ sinh. Và nếu kéo dài có thể gây ra khó chịu, khiến bé sợ đi cầu, biếng ăn và chậm phát triển của bé. Chính vì vậy mà nhiều mẹ rất lo lắng khi trẻ 1 tuổi bị táo bón. Tuy nhiên tình trạng này hoàn toàn có thể khắc phục nếu như mẹ biết cách xử lý. Vậy mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé!

Xem thêm: Trẻ 1 tuổi bị sốt: mẹ nên xử trí như thế nào?

1. Nguyên nhân trẻ 1 tuổi bị táo bón

Nguyên nhân trẻ 1 tuổi bị táo bón
Con bị thiếu nước, thiếu chất xơ trong cơ thể. Những chất này rất cần thiết để giúp con đi tiêu dễ dàng

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ 1 tuổi bị táo bón. Trong đó có thể kể đến một số lý do như sau:

  • Bé uống không hợp sữa công thức.
  • Bé uống không đủ lượng sữa mẹ. Trong sữa mẹ có chứa hormone motilin hỗ trợ nhu động ruột giúp con đi vệ sinh dễ dàng hơn.
  • Con bị thiếu nước, thiếu chất xơ trong cơ thể. Những chất này rất cần thiết để giúp con đi tiêu dễ dàng.
  • Bé ít vận động thường xuyên, nhất là sau khi ăn.
  • Con bị căng thẳng cũng có thể dẫn đến táo bón.
  • Do sử dụng các loại thuốc điều trị còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu, viêm đường hô hấp… 
  • Bé có hành vi nín nhịn không đi vệ sinh khiến phân to, cứng… 
  • Do nhu động ruột chậm, mắc bệnh phình đại tràng bẩm sinh, hẹp hậu môn, bệnh nội tiết…

2. Dấu hiệu trẻ 1 tuổi bị táo bón

Dấu hiệu trẻ 1 tuổi bị táo bón
Biểu hiện bé bị táo bón: Bé đi ngoài khó khăn, thấy đau khi đi vệ sinh, có biểu hiện sợ đi ngoài, quấy khóc

Táo bón là hiện tượng bé đi ngoài phân cứng và không thường xuyên. Bé đi cầu ít hơn bình thường, đi cầu gặp khó khăn. Sau đây là những dấu hiệu cho thấy trẻ 1 tuổi bị táo bón:

  • Bé đi ngoài ít hơn 3 lần/tuần.
  • Phân có tính chất khô cứng, vón cục to hơn bình thường, có thể có máu.
  • Bé đi ngoài khó khăn, thấy đau khi đi vệ sinh, có biểu hiện sợ đi ngoài, quấy khóc.
  • Bé phải rặn mạnh khi đi.
  • Có biểu hiện kén ăn, chán ăn.
  • Cảm thấy đau bụng.
  • Tâm lý cáu bẳn, bồn chồn, sốt ruột.
  • Có thể gặp tình trạng bị són phân.

3. Phân loại táo bón ở trẻ em

Phân loại táo bón ở trẻ em
Táo bón chức năng: Thường xảy ra do chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt không hợp lý

Nhiều mẹ nghĩ rằng trẻ 1 tuổi bị táo bón không phải tình trạng quá đáng lo ngại. Tuy nhiên, không phải trường hợp táo bón nào cũng vậy. Trên thực tế, táo bón ở trẻ cũng được chia thành 2 loại như sau:

  • Táo bón chức năng: Thường xảy ra do chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt không hợp lý.
  • Táo bón bệnh lý: Ở trường hợp này, táo bón có thể là biểu hiện của một số bệnh như viêm đường tiêu hóa, bệnh tuyến giáp, bệnh về hệ thần kinh, bệnh phình đại tràng bẩm sinh… Mặc dù tỷ lệ trẻ bị táo bón do nguyên nhân này là không nhiều nhưng bố mẹ vẫn cần lưu ý. Nếu không kịp thời chữa trị có thể gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện của con. Bé có thể bị sút cân, suy dinh dưỡng hoặc gặp những biến chứng nguy hiểm khác.

4. Xử lý cho trẻ 1 tuổi bị táo bón tại nhà

4.1. Điều chỉnh chế độ ăn uống cho bé

Điều chỉnh chế độ ăn uống cho bé
Nếu bé còn đang bú mẹ, mẹ cần bổ sung thêm chất xơ và nước vào chế độ ăn của mình

Mẹ nên điều chỉnh ngay chế độ ăn uống của con khi phát hiện con có dấu hiệu của táo bón. Sau đây là một số cách cho mẹ:

  • Nếu bé còn đang bú mẹ, mẹ cần bổ sung thêm chất xơ và nước vào chế độ ăn của mình.
  • Cho bé uống đủ nước trong ngày. Bé uống sữa công thức thì cần pha sữa đúng tỉ lệ.
  • Các bữa ăn dặm trong ngày của bé thì cần chia nhỏ ra để dễ tiêu hóa hơn. Cho bé ăn dặm bằng các thực phẩm nhiều chất xơ, rau củ quả như mơ, mận, khoai lang, lê, đào, đậu, bông cải, cải bó xôi…  để hỗ trợ đường tiêu hóa. Mẹ nên cho bé ăn bột ngũ cốc lúa mạch thay vì bột ngũ cốc gạo. 
  • Có thể cho bé uống nước ép mận, nước ép táo để giúp bé đi tiêu dễ dàng hơn.

4.2. Massage cho con để giảm tình trạng táo bón

Massage cho con để giảm tình trạng táo bón
Mẹ dùng đầu ngón tay xoa bụng bé theo chiều kim đồng hồ, ấn nhẹ phía bên phải

Theo các chuyên gia, massage cũng là một cách giúp giảm thiểu tình trạng táo bón ở trẻ em. Có rất nhiều các cách massage cho trẻ 1 tuổi bị táo bón. Mẹ có thể tham khảo một số cách sau đây:

  • Mẹ dùng đầu ngón tay xoa bụng bé theo chiều kim đồng hồ, ấn nhẹ phía bên phải. Bụng cứng là biểu hiện của tình trạng táo bón. Mẹ nên duy trì xoa bụng cho bé 5 – 10 phút một ngày. Động tác này sẽ giúp thúc đẩy nhu động ruột, giúp bé tiêu hóa tốt và hỗ trợ điều trị táo bón.
  • Cho bé thực hiện động tác đạp xe trong khoảng 5 – 10 phút. Việc này sẽ giúp tăng áp lực cơ bụng lên ruột khiến bé đi ngoài dễ hơn.
  • Bế bé bằng tư thế ngồi xổm: đặt mông bé lên cánh tay, chân bé gập vào bụng. Tư thế này giúp tăng áp lực lên trực tràng của bé.
  • Massage cho bé trong bồn tắm khi nước ngập ngang ngực bé. Xoa bụng theo chiều kim đồng hồ, khi thấy bé có biểu hiện muốn rặn, mẹ nâng cao 2 chân bé ép về phía bụng. Làm nhiều lần như vậy sẽ giúp con có thói quen đi ngoài đúng giờ, hạn chế tình trạng táo bón.

Trên đây là các cách điều trị trẻ 1 tuổi bị táo bónGóc của mẹ cung cấp tới bố mẹ. Táo bón ở trẻ sẽ không còn là nỗi lo nếu mẹ biết các cách xử lý này. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!

Tham khảo: Trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy: mẹ cần đặc biệt lưu tâm

Giỏ hàng 0