Mẹ có biết bé 1 tuổi còn non nớt rất dễ gặp các vấn đề về sức khỏe. Sức đề kháng của con còn yếu, hệ miễn dịch cũng chưa được hoàn thiện. Chính vì vậy mà nếu mẹ không chú ý chăm sóc cẩn thận có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của con. Nhất là khi trẻ 1 tuổi bị sốt, mẹ cần có sự chăm sóc đặc biệt. Sốt ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến những biến chứng khôn lường về sức khỏe. Mẹ cần trang bị đầy đủ kiến thức để biết cách xử trí nếu gặp phải tình trạng này. Sau đây mẹ hãy cùng góc của mẹ tìm hiểu về trẻ 1 tuổi bị sốt nhé!
Xem thêm: Em bé 1 tuổi bú bao nhiêu là đủ – lưu ý dành cho mẹ
Mục lục
1. Vì sao trẻ 1 tuổi bị sốt?
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng sốt ở em bé. Sau đây là những nguyên nhân thường gặp nhất khiến trẻ 1 tuổi bị sốt:
- Sốt mọc răng: Bé 1 tuổi bị sốt mọc răng là một nguyên khá phổ biến. Thông thường con sẽ bắt đầu mọc răng trong khoảng 4 – 7 tháng tuổi, tuy nhiên bé có thể mọc răng muộn hơn chút. Răng sữa mới nhú sẽ khiến nướu của bé sưng tấy và đau nhức, làm nhiệt độ cơ thể bé tăng nhẹ.
- Sốt siêu vi: Bé rất hay bị sốt vào thời điểm giao mùa hoặc khi nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột, khiến các loại virus gây bệnh hoành hành. Nếu bệnh tình trở nặng có thể gây nhiều hệ lụy nguy hiểm tới sức khỏe bé.
- Sốt do cảm lạnh: Trẻ nhỏ rất nhạy cảm với nhiệt độ, vì vậy con rất dễ bị cảm lạnh.
- Sốt xuất huyết: Đây là loại sốt đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em, gây tỉ lệ tử vong cao. Biểu hiện và biến chứng của bệnh này là vô cùng phức tạp, vì vậy mẹ cần đặc biệt chú ý.
- Sốt do tiêm chủng: Đây là một nguyên nhân cũng khá phỏ biến do bé phản ứng với vaccine sau tiêm. Tuy nhiên tình trạng này không có gì đáng lo lắng và có biểu hiện nhẹ.
- Ngoài ra bé có thể bị sốt do một số nguyên nhân khác như: sốt phát ban, nhiễm trùng tai, viêm amidan, thủy đậu, ho gà…
2. Cách hạ sốt cho trẻ 1 tuổi
Khi đã xác định được nguyên nhân vì sao bé 1 tuổi bị sốt, mẹ có thể áp dụng những cách hạ sốt để giúp con chấm dứt tình trạng này. Sau đây là những cách hạ sốt cho trẻ 1 tuổi cơ bản giúp mẹ xử lý bệnh sốt trẻ em:
- Bổ sung nước cho bé: Khi bị sốt bé thường bị mất nước. Mẹ nên tăng lượng bú và cữ bú cho bé. Ngoài ra mẹ có thể cho bé ăn các món nhiều nước như cháo, súp, trái cây và nước ép…
- Cho bé mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi để dễ tỏa nhiệt. Mẹ không nên ủ ấm cho bé quá kĩ vì có thể khiến bé bị sốc nhiệt. Cũng không nên cho bé mặc quá mỏng khiến con bị nhiễm lạnh.
- Mẹ có thể lau người cho con bằng khăn nhúng nước ấm để khiến các mạch máu giãn nở, nhanh tỏa nhiệt hơn. Chú ý không nên lau bằng nước lạnh sẽ khiến co mạch gây nguy hiểm cho bé.
- Giữ cho nhiệt độ phòng luôn ở mức vừa phải để không khiến bé cảm thấy bí bách. Mẹ nên mở cửa sổ và dùng quạt để giúp không khí được lưu thông. Nhiệt độ trong phòng không nên quá nóng hoặc quá lạnh.
- Sử dụng thuốc hạ sốt cho bé: mẹ cần dùng biện pháp này khi bé sốt 38 – 39 độ có thể dẫn tới co giật. Liều thuốc khác nhau dựa vào cân nặng và độ tuổi của bé, vì vậy mẹ nên tham khảo bác sĩ để biết liều đúng nhất. Ngoài ra mẹ có thể sử dụng thuốc hạ sốt dạng nhét hậu môn hoặc miếng dán hạ sốt cho bé.
3. Cần lưu ý điều gì khi bé 1 tuổi bị sốt?
Khi trẻ 1 tuổi bị sốt, mẹ nên lưu ý một số điều sau:
- Không được sử dụng Aspirin cho bé bị sốt.
- Không sử dụng thuốc bừa bãi, liệu lượng không chuẩn chỉnh nếu không có chỉ định của bác sĩ.
- Không sử dụng thuốc đặc trị cảm cúm và cảm lạnh cho bé dưới 6 tuổi.
- Không cho bé mặc quá nhiều, đắp chăn quá dày khiến bé không thể tỏa nhiệt, có thể gây nguy hiểm tính mạng.
- Mẹ có thể đo nhiệt độ cho bé chính xác nhất ở hậu môn của bé.
- Nếu bé có các triệu chứng: sốt cao quá 38 độ C, bỏ ăn, bỏ bú, tiêu chảy, sốt kéo dài… thì mẹ cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và đề xuất cách xử lý.
4. Khi nào cần đưa bé tới bệnh viện?
Khi bé có những dấu hiệu sau, mẹ cần nhanh chóng đưa con đến bác sĩ để được thăm khám:
- Khó chịu, quấy khóc không ngừng.
- Ngủ li bì, khó tỉnh giấc.
- Trẻ 6 tháng sốt phát ban.
- Môi, da, lưỡi, móng tay xanh nhợt, tím tái.
- Khó thở.
- Co giật.
- Đầu cúi về phía trước, chảy nước miếng.
- Thóp của con phình lên xẹp xuống bất thường.
Những dấu hiệu trên có thể là biểu hiện của một số hệ lụy nghiêm trọng về sức khỏe. Mẹ nên nhanh chóng đưa bé tới bác sĩ để biết cách xử lý kịp thời. Không nên chủ quan khi bé bị sốt.
Trẻ 1 tuổi bị sốt là một tình trạng có thể dấn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sự phát triển của bé. Vì vậy mẹ cần biết cách xử lý đúng nhất để giúp con luôn được khỏe mạnh và an toàn.
Tìm hiểu thêm: THỰC ĐƠN CHO BÉ 1 TUỔI LƯỜI ĂN – CỰC DỄ LÀM THEO