Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Cách mát xa cho bé 1 tuổi đúng và chuẩn, mẹ nên thử ngay

Cách mát xa cho bé 1 tuổi đúng và chuẩn có thể giúp mẹ và bé gắn kết nhau hơn. Đồng thời, giúp bé thư giãn, ăn ngoan, và ngủ ngon hơn. Mẹ còn chần chờ gì nữa mà khám phá ngay bí quyết tuyệt vời này cùng Góc của mẹ.

1. Khi nào có thể mát xa cho bé?

Mát xa cho bé là sử dụng dầu mát xa hoặc tinh dầu thực vật cùng các động tác vuốt ve nhẹ nhàng cơ thể bé
Mát xa cho bé là sử dụng dầu mát xa hoặc tinh dầu thực vật cùng các động tác vuốt ve nhẹ nhàng cơ thể bé

Mát xa cho bé là sử dụng dầu mát xa hoặc tinh dầu thực vật cùng các động tác vuốt ve nhẹ nhàng cơ thể bé. Không có hướng dẫn cụ thể nào về độ tuổi tối thiểu để bắt đầu xoa bóp cho bé. Tuy nhiên thì theo ý kiến của chuyên gia cho rằng, khi bé đủ 1 tuổi. Là thời điểm lý tưởng nhất để mẹ có thể thực hiện các bước mát xa và đem lại nhiều lợi ích nhất cho bé. 

Lúc này cuống rốn của bé đã rụng, rốn khô lại, da ít nhạy cảm hơn lúc mới sinh, hàng rào bảo vệ da khỏe hơn. Và  bé ở độ tuổi này có thể nhạy cảm hơn khi chạm vào. Giúp kích thích các giác quan nhận biết, cảm nhận và phòng tránh được một số bệnh về đường tiêu hóa hay hô hấp.

2. Thời gian mát xa tốt nhất cho bé 

Mẹ nên mát xa khi bé vui vẻ, tránh quá đói hoặc quá no vì dễ gây đau bụng và khó chịu cho bé
Mẹ nên mát xa khi bé vui vẻ, tránh quá đói hoặc quá no vì dễ gây đau bụng và khó chịu cho bé

Thời điểm tốt nhất để mát xa cho trẻ là khi trẻ tỉnh táo, được nghỉ ngơi đầy đủ và có vẻ thích thú với môi trường. Mẹ nên mát xa khi bé vui vẻ, tránh quá đói hoặc quá no vì dễ gây đau bụng và khó chịu cho bé. Thời điểm tốt nhất là sau khi thay tã. Khi mát xa mẹ sử dụng cùng dầu mát xa hoặc dầu thực vật để vừa làm tăng độ ẩm cho da bé và để dễ dàng mát xa hơn. Bên cạnh đó, mẹ nên lưu ý mát xa cho bé trong phòng để tránh gió lùa.

Ngoài ra, sau khi mát xa cho bé, mẹ hãy đợi khoảng 5 phút trước khi cho bú lại để cơ thể bé có thêm thời gian thư giãn hoàn toàn.

3. Cách mát xa cho bé 1 tuổi đúng phương pháp

3.1. Bước 1: Tìm kiếm sự cho phép của bé

Mẹ lấy một ít dầu trong lòng bàn tay và xoa nhẹ lên bụng và sau tai của bé và quan sát ngôn ngữ cơ thể của bé. Nếu bé hứng thú với việc này và có dấu hiệu tích cực với những gì mẹ đang làm thì mẹ nên tiếp tục. Trường hợp bé quấy khóc, hoặc càu nhàu thì có lẽ đó chưa phải là thời điểm thích hợp để mát xa.

Ban đầu, bé có thể sẽ chưa quen và cảm thấy không thoải mái với việc mát xa này vì đó là một trải nghiệm mới. Nhưng mẹ nên kiên nhẫn hơn với bé để giúp bé thích thú hơn với việc này nhé.

3.2. Bước 2: Mát xa chân cho bé 1 tuổi

Mát xa cho bé 1 tuổi đúng phương pháp
Mát xa cho bé 1 tuổi đúng phương pháp

Mẹ dùng tay xoay tròn từ từ trên xuống dưới với lực vừa phải trên chân bé từ đùi đến cổ chân. Dùng ngón tay cái xoa bóp từ gót chân đến ngón chân. Sau đó, mẹ dùng lòng bàn tay vuốt ve phần dưới và đầu bàn chân của bé. Từ từ, tạo vòng tròn bằng ngón tay cái của bạn khắp phần dưới của mỗi bàn chân và đến các ngón chân. Không kéo bất kỳ ngón chân nào giống như cách mát xa chân cho người lớn. 

Mát xa chân cho bé giúp tăng cường hệ tuần hoàn, lưu thông máu. Và giúp tăng trưởng chiều cao cho bé tốt hơn.

3.3. Bước 3: Mát xa bụng cho bé 1 tuổi

Vùng bụng là vùng hay gây ra áp lực, do đó mẹ nên tránh những áp lực nhỏ nhất
Vùng bụng là vùng hay gây ra áp lực, do đó mẹ nên tránh những áp lực nhỏ nhất

Vùng bụng là vùng hay gây ra áp lực, do đó mẹ nên tránh những áp lực nhỏ nhất. Mẹ bắt đầu nâng hai chân về phía phần bụng. Dùng tay mát xa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ. Dùng ngón tay đi bộ trên bụng bé kết hợp nhịp điệu. 

Mát xa bụng cho bé giúp tăng nhu động ruột, giúp cải thiện tình trạng táo báo và giúp bé ăn ngon miệng hơn.

3.4. Bước 4: Mát xa tay cho bé 1 tuổi

Mẹ vuốt dọc cánh tay bé xuống bàn tay rồi đến ngón tay
Mẹ vuốt dọc cánh tay bé xuống bàn tay rồi đến ngón tay

Sau khi mát xa bụng cho bé, mẹ nên mát xa đến phần tay. Mẹ vuốt dọc cánh tay bé xuống bàn tay rồi đến ngón tay. Nắm tay em bé và vuốt tròn trên lòng bàn tay. Từ từ thực hiện các động tác vuốt nhỏ trên các ngón tay của em bé, hướng về đầu các ngón tay. Xoay bàn tay của em bé lại và nhẹ nhàng xoa bóp mu bàn tay bằng những động tác vuốt thẳng về phía cổ tay. Nhẹ nhàng xoa bóp cổ tay theo chuyển động tròn, giống như đeo vòng tay.

Mát xa tay cho bé giúp cơ tay săn chắc. Bé sẽ cảm thấy thư giãn, bớt quấy khóc, tình cảm giữa mẹ và con sẽ càng thêm gắn bó.

3.5. Bước 5: Mát xa lưng cho bé 1 tuổi

Mẹ để bé nằm sấp ở phía trước hai tay, không được đặt bé nằm bên trái hay bên phải
Mẹ để bé nằm sấp ở phía trước hai tay, không được đặt bé nằm bên trái hay bên phải

Cuối cùng là mát xa phần lưng cho bé. Mẹ để bé nằm sấp ở phía trước hai tay, không được đặt bé nằm bên trái hay bên phải. Vì như vậy, lực của hai tay sẽ tác động không đồng đều trên lưng bé. Sau đó mẹ vuốt dọc hai bên lưng một cách nhịp nhàng, sử dụng một tay lên một tay xuống. Dùng ngón tay cái làm xoắn ốc nhẹ nhàng trên lưng. Lặp lại các động tác một vài lần. Không đặt các ngón tay lên cột sống. Thay vào đó, hãy đặt hai ngón tay ở hai bên rãnh cột sống và luồn chúng xuống dưới.

Mát xa lưng cho bé giúp bé có hệ hô hấp khỏe mạnh hơn, đề phòng được cảm lạnh. Ngoài ra cũng giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn khi bé nằm quá lâu trong cũi.

Trên đây là cách mát xa cho bé 1 tuổi mà Mamamy muốn giới thiệu đến các mẹ. Rất hy vọng rằng, với việc thường xuyên mát xa cho bé sẽ là một cách tuyệt vời giúp tình cảm giữa mẹ và bé càng khăng khít hơn. 

Hướng dẫn mẹ chăm sóc da mặt cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất

Chăm sóc da cho bé – 5 bí quyết bảo vệ toàn diện có thể mẹ chưa biết

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cách mát xa cho bé 1 tuổi đúng và chuẩn, mẹ nên thử ngay”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0