Trẻ mọc răng hàm là chuyện bình thường mà bất cứ đứa trẻ nào cũng sẽ trải qua. Bắt đầu từ tháng thứ 6, những chiếc răng sữa đầu tiên của trẻ sẽ xuất hiện kèm một số “rối loạn” trong cơ thể như: sưng lợi, biếng ăn, sốt nhẹ chảy nước dãi và dễ cáu gắt… Dưới đây là bài viết mà nhà mình muốn chia sẽ cho các mẹ về những dấu hiệu và lưu ý khi bị sưng lợi mọc răng ở trẻ nhé.
Mục lục
1. Các dấu hiệu khi bị sưng lợi mọc răng ở trẻ
Thông thường, sự chênh lệch trong thời gian mọc răng sữa ở trẻ sẽ không quá một năm so với bạn cùng lứa. Mẹ có thể theo dõi dấu hiệu mọc răng của trẻ qua những dấu hiệu đặc trưng sau:
- Dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi trẻ mọc răng là sưng lợi, nướu sưng, viêm tấy đỏ, đôi khi bị loét. Điều này khiến trẻ khó chịu, cáu gắt và thường quấy khóc, ăn uống kém.
- Khi mọc răng, cơ thể trẻ thường mệt mỏi, ít ngủ, khó chịu trong người do những “rối loạn” bên trong cơ thể.
- Đa số trẻ bị chảy nhiều nước miếng, thích gặm, cắn mọi khi xung quanh do ngứa lợi.
- Một số trẻ bị rối loạn tiêu hóa nhẹ. Dân gian thường gọi là “tướt mọc răng”.
- Trẻ thường sốt nhẹ. Mẹ không cần cho trẻ uống hạ sốt nếu nhiệt độ dưới 38,5 độ C. Thay vào đó mẹ cho bé bú nhiều, mặc quần áo thoáng mát. Dùng paracetamol để hạ sốt và giảm đau nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C.
2. Nguyên nhân gây đau do mọc răng
Răng của bé bắt đầu hình thành ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ. Khi ấy, mầm răng đã được định hình trong lợi. Khi răng phát triển, chúng xuyên qua lợi và gây đau, sưng lợi. Cơn đau mọc răng khiến bé thích gặm, cắn liên tục nhưng lại thấy khó chịu khi phải mút sữa mẹ hoặc sữa bình.
3. Sưng lợi mọc răng ở trẻ thì bao lâu?
Những triệu chứng mọc răng ở trẻ như: sưng lợi, chảy nước miếng, khó chịu, biếng ăn, quấy khóc, sốt nhẹ, hay cắn, gặm… Thường xảy ra trước khi răng nhú lên từ ba đến năm ngày. Và kết thúc sau năm đến bảy ngày. Những biểu hiện này chỉ là quá trình sinh lý bình thường của cơ thể trẻ.
Ngoài ra, nhiều mẹ lo lắng khi trẻ chậm mọc răng. Về thời điểm mọc răng ở mỗi trẻ là không giống nhau. Có những trẻ mọc sớm hoặc mọc muộn tuy nhiên về cơ bản. Thời điểm mọc răng của trẻ nhỏ sẽ bắt đầu kéo dài từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 30. Để hoàn thành quá trình hình thành răng sữa ở trẻ.
4. Những lưu ý khi bị sưng lợi mọc răng ở trẻ
4.1. Làm sạch răng miệng
Mẹ không nên để mặc cho trẻ tự mọc răng mà không vệ sinh răng miệng. Thường xuyên làm sạch răng miệng sẽ giúp trẻ hạn chế được vi khuẩn và mùi hôi trong miệng, tránh bị nhiệt miệng, viêm nướu…
Mẹ có thể đánh răng cho trẻ với kem và bàn chải đánh răng dành cho trẻ em. Không nên dùng bàn chải hoặc kem đánh răng của người lớn vì sẽ khiến trẻ bị kích ứng. Nếu trẻ chưa thể đánh răng, mẹ nên dùng bông. Hoặc gạc mềm thấm nước muối sinh lý và lau toàn bộ răng và lợi cho bé.
4.2. Khử trùng đồ chơi của trẻ
Khi trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn mọc răng. Mẹ cần phải khử trùng toàn bộ đồ chơi cho trẻ và cho vào tủ lạnh. Khi mọc răng, trẻ thường bị ngứa lợi và muốn gặm thứ gì đó cho bớt ngứa.
Nếu mẹ để đồ chơi chưa được vệ sinh gần trẻ. Trẻ có thể bị nhiễm vi khuẩn, bụi bẩn khi gặm chúng. Mẹ nên khử trùng đồ chơi của bé bằng dung dịch khử trùng an toàn cho trẻ nhỏ hoặc dùng nước đun sôi.
4.3. Cho bé ăn những món mềm, mát lạnh
Sưng lợi mọc răng ở trẻ thường bị đau nhức nướu. Nếu như mẹ cho bé ăn những món cứng, bé sẽ bị đau nhiều hơn và quấy khóc. Thay vào đó, mẹ nên cho bé ăn những món ăn mềm, mát lạnh như súp, sữa, cháo, sinh tố hoa quả…
Các mẹ có thể chế biến món ăn bình thường sau đó để vào ngăn mát tủ lạnh trước khi cho bé sử dụng. Các món ăn lạnh có tác dụng làm dịu nướu, giảm cơn đau răng.
4.4. Không để trẻ ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh
Các mẹ cần lưu ý tránh để trẻ ăn phải đồ quá nóng hoặc quá lạnh. Các đồ ăn như vậy đều gây tổn thương cho răng và lợi khiến bé bị đau nhiều hơn. Hệ quả là bé sẽ không ngừng quấy khóc. Các mẹ nên để đồ ăn của bé ở nhiệt độ thường hoặc tốt nhất là có độ lạnh vừa phải.
4.5. Quy định giờ ngủ cho bé
Khi trẻ mọc răng, mẹ không nên để trẻ ngủ theo ý thích nữa. Thay vào đó, các mẹ nên quy định giờ ngủ cho con bằng cách tập cho bé ngủ vào những giờ cố định trong ngày. Giấc ngủ sẽ giúp bé quên đi cảm giác đau răng và phòng tránh tình trạng trẻ quấy khóc đêm.
4.6. Khi bị sưng lợi mọc răng ở trẻ thì nên uống nhiều nước
Trẻ mọc răng hay bị đi ngoài, tiêu chảy. Tình trạng đó khiến cơ thể trẻ bị mất nước. Vì vậy, các mẹ cần lưu ý cho trẻ uống nhiều nước hơn khi trẻ trong giai đoạn mọc răng. Các mẹ có thể cho trẻ uống nước lọc kèm sữa hoặc nước trái cây để trẻ bù được lượng nước đã mất.
4.7. Bổ sung đủ chất dinh dưỡng
Khi trẻ mọc răng, mẹ cần cung cấp cho trẻ đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng, hạn chế tình trạng ốm vặt.
Các chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng cần bổ sung cho trẻ giai đoạn này là: Canxi nano, Vitamin D3, MK7, Vitamin C, DHA…
4.8. Dùng gel giảm đau cho bé mọc răng
Nếu như bé liên tục quấy khóc vì bị đau răng và mẹ không có cách nào để giúp bé giảm đau hiệu quả. Thì có thể dùng gel giảm đau.
Các mẹ nên lựa chọn loại gel giảm đau an toàn dùng cho trẻ nhỏ và chỉ nên dùng hạn chế. Sử dụng quá nhiều gel giảm đau có thể khiến bé bị tê miệng và không chịu ăn. Mỗi ngày, các mẹ không nên dùng quá 6 lần gel giảm đau và nên bôi sau khi bé đã ăn.
Xem thêm:
Hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh miệng cho bé ăn dặm cực đơn giản