Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Trẻ bị cúm A bao lâu thì khỏi? 6 sai lầm làm bé ốm mãi không thôi

Mẹ chưa có kinh nghiệm, thấy con bị cúm A lòng bồn chồn, lo lắng không yên thôi. Mẹ biết trẻ bị cúm A bao lâu thì khỏi và những lưu ý khi chăm sóc bé để cải thiện tình hình, giúp con mau khỏe mạnh trở lại. Thấu hiểu tâm tư đó, Góc của mẹ đã tổng hợp những thông tin khoa học về chủ đề này ngay sau đây, mẹ tham khảo nhé!

Trẻ bị cúm A bao lâu thì khỏi?
Trẻ bị cúm A bao lâu thì khỏi? Cùng tìm hiểu 6 sai lầm của mẹ khiến bé lâu khỏi

1. Trẻ cúm A bao lâu thì khỏi?

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi rút cúm A gây ra. Do đó, tùy thuộc vào thể trạng và diễn biến bệnh của bé mà cúm A khỏi nhanh hoặc khỏi chậm hơn mẹ ơi. Bệnh cúm A có nhiều triệu chứng liên quan đến đường hô hấp như ho, đau rát họng, sốt… nhưng dễ nhận biết nhất là sốt. Trẻ bị sốt nếu được chăm sóc kỹ càng, cắt cơn và giảm sốt nhanh có thể khỏi nhanh hơn. Ngược lại, nếu mẹ nhận thấy các triệu chứng cúm A ở trẻ như sốt cao (38.5 đến 39 độ C) kéo dài, tần suất các cơn sốt dày đặc, thời gian khỏi của con sẽ lâu hơn.

Trẻ bị cúm A bao lâu thì khỏi?
Bé bị sốt nếu được chăm sóc kỹ càng, cắt cơn và giảm sốt nhanh có thể khỏi nhanh đó mẹ

Hầu hết trẻ mắc cúm A thường khỏi sau một tuần, tuy nhiên phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của các triệu chứng hoặc sức đề kháng của trẻ mà cúm có thể kéo dài đến tuần thứ 3, thứ 4. Mặc dù mỗi bé có những phản ứng không giống nhau với virus cúm A nhưng vẫn có chung một số dấu hiệu, triệu chứng nhất định. 

  • Con sốt liên tục và kéo dài từ 5 – 7 ngày.
  • Bé sổ mũi, khò khè, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi từ 1 – 2 tuần.
  • Bé đau rát họng, ho khan, ho cơn hoặc ho kéo dài từ 2 – 3 tuần không dứt.
  • Luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải cho đến tuần thứ tư.
Trẻ bị cúm A bao lâu thì khỏi?
Hầu hết trẻ mắc cúm A thường khỏi sau một tuần nên mẹ yên tâm nha

Bên cạnh đó, trẻ bị cúm A khỏi nhanh hay chậm còn ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: môi trường sống, cách mẹ chăm sóc con, chế độ dinh dưỡng của bé … Do đó, mẹ tìm hiểu kiến thức chuẩn để điều chỉnh cho phù hợp nhất mẹ nhé. 

Đặc biệt, về chế độ sinh dưỡng, mẹ ưu tiên các nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt, hải sản, trứng, sữa, rau xanh… Những ngày này, cúm A làm hệ miễn dịch của bé suy yếu, cơ thể con nhạy cảm, tốt nhất, mẹ tự tay chuẩn bị đồ cho bé để đảm bảo vệ sinh tối đa. Kiến thức chăm sóc trẻ cúm A chuẩn khoa học, Góc của mẹ sẽ chia sẻ chi tiết hơn ở mục 3 của bài viết này. Kéo xuống đọc tiếp mẹ nhé!

Trẻ bị cúm A bao lâu thì khỏi?
Trẻ bị cúm a bao lâu thì khỏi hay khỏi nhanh hay chậm còn ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, gồm cả cách mẹ chăm sóc con

2. 6 sai lầm khiến trẻ bị cúm A lâu ngày không khỏi

Điểm mặt những sai lầm mẹ thường gặp phải khiến trẻ bị cúm A lâu ngày không khỏi, như mẹ chủ quan nghĩ rằng cúm A như cúm thường, mẹ không cách ly con với mọi người, vẫn cho trẻ nằm phòng điều hòa lạnh, tự ý đi mua thuốc, sử dụng thuốc sai hướng dẫn .. Tránh ngay 6 sai lầm dưới đây mẹ nhé!

2.1. Mẹ nghĩ cúm A nhẹ như cúm thường

Virus gây cúm A hay cúm thông thường (Virus B, C …) đều là những loại virus gây nhiễm trùng đường hô hấp. Mẹ thường thấy một số biểu hiện chung của bệnh cảm cúm như sốt, ớn lạnh, chảy nước mũi, hắt hơi, sổ mũi, ho khiến bé uể oải, mệt mỏi. Một số bệnh cảm cúm do Virus B, C thường có biểu hiện khá nhẹ, thuộc nhóm lành tính, nguy cơ lây lan thấp và thường tự khỏi sau 2 – 3 ngày.

Sai lầm khiến trẻ mắc cúm a lâu khỏi
Virus A là khó kiểm soát, dễ lây lan thành dịch, dễ xảy ra nhiều biến chứng đối với trẻ có đề kháng kém nên mẹ đừng chủ quan nhé

Cũng bởi có những dấu hiệu na ná nhau, có những mẹ nghĩ rằng con yêu bị cúm A cũng giống như cúm thông thường (Virus cúm B, C…),bị vài ngày là khỏi hẳn, chỉ mua thuốc ngoài cho con uống rồi thôi. 

Đây là suy nghĩ sai lầm đó mẹ. Mặc dù phần lớn trẻ mắc cúm A đều nhanh khỏi và cũng thuộc nhóm lành tính nhưng đặc điểm của Virus A là khó kiểm soát, dễ lây lan thành dịch, dễ xảy ra nhiều biến chứng đối với trẻ có đề kháng kém hoặc không được điều trị đúng cách. 

Sai lầm khiến trẻ mắc cúm a lâu khỏi
Mẹ nghĩ cúm A nhẹ như cúm thường

Một số những biến chứng nguy hiểm có thể gặp ở trẻ cúm A như viêm phổi, viêm não, hen suyễn, hen phế quản, tiêu chảy hoặc tiêu chảy cấp, thậm chí ở trẻ sơ sinh có thể bỏ bú, ti, sốt li bì và co giật. Bởi vậy mẹ đừng chủ quan nhé, nếu phát hiện các triệu chứng cúm A xuất hiện, mẹ nên cho bé đi thăm khám để phát hiện và điều trị kịp thời.

2.2. Chủ quan vào cơ chế tự động thích nghi của cơ thể con

Mẹ chủ quan, cứ nghĩ con yêu cúm vài hôm là khỏi liền, không cần uống thuốc sợ không tốt, con uống nhiều thuốc vừa nóng vừa hại dạ dày, cả “nhờn” thuốc nữa. Mẹ tìm hiểu thì được biết cơ thể bé có cơ chế tự động thích nghi hay còn gọi là miễn dịch bẩm sinh giúp kháng lại virus được, con có thể tự khỏi ốm.

Sai lầm khiến trẻ mắc cúm a lâu khỏi
Mẹ không nên chủ quan, tin vào cơ chế tự động thích nghi của cơ thể giúp con tự khỏi đâu ạ

Nhờ cơ chế tự thích nghi trên mà hệ miễn dịch hoạt động nhận biết được được tế bào, mô của cơ thể với mô ngoại lai. Từ đó hệ miễn dịch tạo ra tín hiệu và kháng nguyên để chống lại sự “xâm nhập” của mầm bệnh. Tuy nhiên cơ chế này chỉ đúng với những bệnh lặt vặt như ho, sổ mũi thông thường (miễn dịch bẩm sinh) hoặc khi bé đã tiếp xúc với mầm bệnh hay được tiêm vắc-xin (miễn dịch chủ động) thôi ạ. 

Sai lầm khiến trẻ mắc cúm a lâu khỏi
Mẹ cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn để con mau khỏe và hồi phục nhanh hơn  nhé

Trường hợp bé mắc cúm A lần đầu, do hệ thống miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện và chưa tiếp xúc với mầm bệnh bao giờ, cơ chế tự động thích nghi của con chưa được “kích hoạt” nên không thể tự khỏi nhanh được. Hơn nữa, cúm A còn tiềm tàng nhiều nguy cơ và diễn biến phức tạp, mẹ tuyệt đối không chủ quan và “đợi” con tự khỏi đâu nhé. 

Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước, sau đó áp dụng các biện pháp chăm sóc tạm thời tại nhà và theo dõi sức khỏe con 3 – 4 giờ/lần để xem con cắt sốt chưa, có triệu chứng gì đặc biệt không để đưa bé đi khám kịp thời. 

2.3. Không cách ly con với những người xung quanh

Mẹ thấy con còn bé quá lại đang bị cúm A, vừa thương vừa xót con nên không muốn cách ly, sợ bé quấy khóc, mệt mỏi, không chăm sóc kịp thời. Thế nhưng virus cúm A rất dễ lây lan từ người sang người qua đường không khí. Chỉ cần bé ho hoặc hắt hơi một chút cũng có nguy cơ lây cho mọi nhà trong nhà, bởi nước bọt của bé có chứa virus, thậm chí chúng có thể văng xa lên đến 2m đó mẹ.

Sai lầm khiến trẻ mắc cúm a lâu khỏi
Mẹ nhớ cách ly con với những người xung quanh để hạn chế lây Virus A nhé

Vì thế, nếu gia đình có bé bị cúm A, mẹ chủ động cách ly bé với các thành viên khác. Ngoài ra, không cho bé dùng chung đồ dùng cá nhân, đồ chơi với người khác để tránh lây nhiễm virus. Khi chăm sóc bé, mẹ nhớ đeo khẩu trang che kín mũi và miệng để hạn chế lây chéo. Nếu cả nhã lỡ lây cúm A của con, nhà mình ốm hết, ai cũng mệt mỏi thì làm sao chăm bé kỹ được. Hơn nữa, mẹ không cách ly bé cẩn thận, virus vẫn còn trong không khí, sợ con vừa khỏi, sức đề kháng còn yếu lại tái nhiễm thì thương lắm đúng không ạ?

Mẹ đeo khẩu trang khi chăm sóc bé bị cúm
Mẹ nhớ đeo khẩu trang khi chăm sóc con nữa nhé

2.4. Cho bé nằm phòng lạnh

Bước vào những ngày hè, thời tiết thường nóng nực kéo dài, bé bị sốt cúm A nên liên tục toát mồ hôi. Mẹ lo con bị nóng, khó chịu nên thường cho nằm trong phòng lạnh. Tuy nhiên, do nằm phòng máy lạnh, nhiệt độ thấp, lạnh sâu hoặc quạt gió phả hơi mạnh khiến bé dễ bị ho, khô họng gây đau rát, khô mũi và khó tiết mồ hôi hơn. 

Điều này vô tình khiến bệnh càng lâu khỏi, thậm chí dễ bị nặng hơn. Hơn nữa, nếu mẹ bật điều hòa thì không khí trong phòng sẽ chuyển sang ủ lạnh, lạnh sâu, bị tù đọng, không tốt cho hệ hô hấp và quá trình hồi phục của trẻ bị cúm A. Vì vậy, mẹ nên cho bé nằm phòng thoáng mát, sạch sẽ, dùng quạt để xua hết khí lạnh, tù động ra ngoài, đồng thời mở cửa lúc sáng sớm để phòng thông thoáng hơn.

Sai lầm khiến trẻ mắc cúm a lâu khỏi
Mẹ không nên cho bé nằm phòng lạnh khi bị cúm A, tránh con bị ho và đau rát họng, lâu khỏi hơn

2.5. Tự ý mua thuốc cho con uống

Khi trẻ bị cúm A, nhiều mẹ thường tự ý mua thuốc mà không có bất cứ chỉ dẫn nào từ y bác sĩ vì cho rằng đây là cảm cúm thường gặp, không nguy hiểm gì và uống thuốc có thể mang đến hiệu quả tức thời. 

Nhưng mẹ ơi, bé yêu con nhỏ, sức khỏe và hệ miễn dịch còn non nớt, mẹ tự ý mua thuốc cho con uống có thể bị kích ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần nhất định. 

Sai lầm khiến trẻ mắc cúm a lâu khỏi
Mẹ tự ý mua thuốc cho con uống có thể bị kích ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần nhất định, nguy hiểm lắm ạ

Bởi vậy, mẹ không nên tự ý mua và cho bé yêu sử dụng các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng khi chưa tham vấn ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Cẩn thận nhất, khi trẻ có bất cứ triệu chứng biểu hiện nào của cúm A, mẹ mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế thăm khám và tuân thủ toa thuốc mà bác sĩ chỉ định nhé.

2.6. Mặc quần áo dày để con không bị lạnh

Nhiều mẹ thấy con bị sốt, rùng mình liên tục thì lo lắng con bị lạnh nên thường mặc thêm quần áo dày. Tuy nhiên đây thật sự là một sai lầm mà rất nhiều mẹ mắc phải. Mẹ cho bé cưng mặc quá nhiều quần áo hoặc quá dày khiến bé bị ra mồ hôi nhiều hơn, do không được thấm bớt và lau kịp thời nên lớp mồ hôi sẽ ủ lại trên da và thấm ngược vào trong. 

Sai lầm khiến trẻ mắc cúm a lâu khỏi
Mẹ cho bé cưng mặc quá nhiều quần áo hoặc quá dày khiến bé bị ra mồ hôi nhiều hơn, dễ bị ủ lại trên da và thấm ngược trở lại

Trẻ bị cúm A thường có triệu chứng là sốt, cộng thêm mồ hôi ủ lại dễ khiến con bị cảm lạnh sâu, thậm chí là sốt cao hơn, sốt liên tục khó dứt, cúm càng lâu khỏi hơn. Nguy hiểm hơn, nếu để lâu ngày có thể chuyển sang viêm phổi cấp đó mẹ.

Thay vào đó, mẹ nên cho bé mặc quần áo thoáng mát, có chất liệu mỏng nhẹ, co giãn tự nhiên và thấm hút mồ hôi tốt như vải sợi bông tự nhiên, vải linen, cotton 100%,  cotton chải. Đồng thời, mẹ nhớ dùng khăn bông mềm hoặc khăn xô để thấm mồ hôi liên tục cho bé, tránh để mồ hôi ủ lại và thấm ngược nhé. 

Chất liệu cotton chải
Mẹ lựa chọn chất vải thấm hút tốt cho bé

3. 4 mẹo chăm sóc trẻ cúm A tại nhà cực nhanh khỏi

Trẻ mau hết cúm A hay không còn tùy thuộc vào việc mẹ chăm sóc như thế nào, có chuẩn khoa học hay không. Dưới đây là 4 mẹo chăm sóc trẻ cúm A tại nhà cực nhanh khỏi giúp mẹ chăm khéo, bé mau khỏi và giải đáp cho mẹ trẻ bị cảm cúm bao lâu thì khỏi. Lưu lại và áp dụng mẹ nha:

1 – Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý 

Trong những tháng đầu đời, sữa mẹ hoặc sữa công thức chính là nguồn dinh dưỡng duy nhất nhất giúp trẻ sơ sinh no bụng, có thêm đề kháng để chóng khỏe nữa. Mỗi ngày, mẹ phải cho bé bú khoảng 500 – 600ml ( với tháng đầu tiên) và tăng dần 700 – 100ml đối với bé 2 – 6 tháng tuổi. Do vậy, để có nguồn sữa mát, ngọt thơm, giàu dinh dưỡng giúp con tăng đường đề kháng, mẹ cần chú trọng đến chất lượng sữa của mình nhé. 

Cụ thể, mẹ nên tăng cường bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm giàu đạm, vitamin, khoáng chất thiết yếu và cả chất xơ nữa ạ. Bên cạnh đó, mẹ lựa chọn thêm một số dòng sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh giúp tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng trong giai đoạn này, chẳng hạn như Lactoferrin Úc Xanh, Royal Ausnz Premium Gold 3, Morinaga số 2 của Nhật…

Mẹo chăm sóc trẻ cúm a nhanh khỏi
Trong những tháng đầu đời, sữa mẹ hoặc sữa công thức chính là nguồn dinh dưỡng duy nhất của con yêu đó mẹ

Đối với trẻ sơ sinh trong giai đoạn ăn dặm ( từ 6 tháng tuổi) và trẻ nhỏ, mẹ cần chú trọng tăng cường dinh dưỡng thông qua chế độ ăn hàng ngày. Bởi trong suốt thời gian bị cúm A, bé thường bị sốt, cơ thể mệt mỏi uể oải, đau họng nên con thường biếng ăn và không chịu hợp tác. Con ăn ít, ăn không đủ dẫn đến bị thiếu chất, cứ cúm mãi không khỏi. Do vậy, mẹ chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, cung cấp đầy đủ dưỡng chất và chịu khó chế biến một chút, mẹ chăm khéo, bé ăn ngon miệng hơn.

Mẹo chăm sóc trẻ cúm a nhanh khỏi
Mẹ xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, cung cấp đầy đủ dưỡng chất để con mau khỏe

Cúm A làm hệ miễn dịch của con bị suy giảm, bé còn nhỏ nên rất nhạy cảm nữa, tốt nhất là mẹ nên tự tay chuẩn bị đồ ăn cho mẹ (nếu bé đang ti mẹ) hay đồ ăn dặm cho bé (từ 6 tháng tuổi) để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, con ăn hợp khẩu vị mẹ nhé. Gợi ý một số nhóm thực phẩm mẹ nên bổ sung vào thực đơn của bé trong giai đoạn này như:

  • Nhóm thực phẩm giàu đạm: Trẻ bị cúm A cơ thể suy nhược, thiếu hụt đạm rất nhiều gây uể oải, mệt mỏi và thiếu năng lượng. Mẹ bổ sung các loại thịt giàu protein, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, phục hồi sức khỏe cho bé. Một số loại thực phẩm giàu protein chất lượng như gà, heo, bò, trứng, sữa…
  • Bổ sung vitamin, khoáng chất thiết yếu: đây là những dưỡng chất quan trọng góp phần tăng cường hệ miễn dịch, hệ hô hấp và sức đề kháng cho bé. Nhóm vitamin, khoáng chất cần bổ sung cho trẻ bị cúm A bao gồm: vitamin A, B, C, K cùng sắt, kẽm, kali, đồng. Trong đó, hải sản có chứa vitamin D, cụ thể các loại  tôm, cua, ghẹ, cá, …. Ngoài ra, nước cam, sữa chua cũng có rất nhiều vitamin và lợi khuẩn, kích thích con ăn ngon, hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn đó ạ.
  • Bổ sung chất xơ: Các loại rau củ quả như bông cải xanh, củ cải đỏ, củ dền, cải bó xôi, măng tây, chuối, bơ, cam, táo… giúp bổ sung nước và chất xơ cho cơ thể, giảm tình trạng uể oải do thiếu nước. Đặc biệt, chất xơ trong rau củ rất có lợi cho hệ tiêu hóa và miễn dịch của trẻ, kích hoạt các enzym tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn, con ăn ngon miệng và hấp thụ tốt. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc bồi bổ, tăng cường dinh dưỡng để cơ thể mau khỏe.
Mẹo chăm sóc trẻ cúm a nhanh khỏi
Mẹ ưu tiên chế độ ăn đủ rau, thịt, cá và trứng sữa nha

Trước khi chế biến bất cứ món ăn gì, mẹ lưu ý sơ chế và rửa thật sạch thực phẩm, dụng cụ để chắc chắn rằng không có cơ hội cho đám hại khuẩn xâm nhập, ảnh hưởng đến sức khỏe bé yêu mẹ nha.

Để tiện nhất, Góc của mẹ gợi ý mẹ sử dụng sản phẩm nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy. Mẹ chẳng cần lỉnh kỉnh nào là nước, muối, ngâm ngâm rửa rửa tốn công như các phương pháp rửa thủ công, chỉ cần nhấn vòi 1 – 2 rồi rửa ngay thôi ạ, đảm bảo rửa trôi toàn bộ vi khuẩn, nấm mốc mà mắt thường không thể nhìn thấy được, đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa của bé cưng nhờ thành phần lành tính, tự nhiên… 

Nước rửa bình rau quả Mamamy
An toàn và lành tính là những tiêu chí hàng đầu của nước rửa bình và rau quả Mamamy

Đặc biệt, Mamamy hiện đang có nhiều deal ưu đãi giảm giá đến 40%, và hàng ngàn quà tặng siêu hời nè. Mẹ tranh thủ tậu ngay dùng dần nha, tiện lắm ạ! 

2 – Vệ sinh răng miệng cho bé 

Khi bị cúm A, nhất là khi bé bị đau rát họng, ho và kết đờm, mẹ cần vệ sinh răng miệng cho bé tối thiểu 2 lần sáng/tối bằng nước ấm hoặc bàn chải nhỏ. Nếu bé sơ sinh ( 0 – 12 tháng), mẹ sử dụng miếng gạch, bông mềm nhúng nước ấm để lau nướu, lưỡi và răng cho con. Bé từ 1 tuổi trở nên, mẹ sử dụng bàn chải nhỏ và kem đánh răng (loại dành riêng cho bé) nhé. 

Mẹo chăm sóc trẻ cúm a nhanh khỏi
Mẹ hãy vệ sinh răng miệng cho bé tối thiểu 2 lần sáng/ tối bằng nước ấm hoặc bàn chải nhỏ

Bằng cách vệ sinh răng miệng thường xuyên đúng cách, răng miệng của bé không những luôn thơm tho, sạch sẽ mà còn “đẩy lùi” được đám virus cúm A xấu xí đang làm hại hệ hô hấp của con đó mẹ. Từ đó giúp con cảm thấy thoải mái, giảm triệu chứng ho và đau họng, con mau khỏi cúm hơn.

3 – Mẹ cho bé nằm ở phòng riêng thông thoáng 

Cúm A khiến mẹ mệt mỏi, mẹ cần cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn để hồi phục sức khỏe. Tốt nhất, mẹ nên cho bé nằm ở phòng riêng, vừa yên tĩnh lại giúp cách lý với mọi người, hạn chế lây lan và tái nhiễm. Ngoài ra, mỗi ngày mẹ cho con ngủ ít nhất 8 – 9 tiếng để cơ thể được điều hòa, hồi phục, có sức khỏe để chống lại virus. 

Mẹo chăm sóc trẻ cúm a nhanh khỏi
Mẹ cho bé nằm ở phòng riêng thông thoáng, sạch sẽ

Mẹ nên cho bé nằm phòng riêng, không gian thoáng mát, sạch sẽ, nếu con nóng có thể bật quạt với mức gió thấp thay vì nằm phòng máy lạnh khiến con dễ bị ho, khô họng gây đau rát, khô mũi và lâu khỏi hơn. 

4 – Mẹ cung cấp đủ nước/sữa cho con yêu 

Trẻ bị cúm A thường bị sốt kéo dài, sốt càng cao thì cơ thể càng mất nhiều nước. Mẹ thấy bé sốt li bì không dứt, da khô, bong tróc, bong da môi, mắt trũng sâu…có nghĩa là cơ thể đang mất và thiếu nước. Lúc này, mẹ cần cho bé uống bù nước, bổ sung phần nước bị mất đi, giúp con đỡ mệt và giảm nguy cơ bị co giật mạnh nhé.

Mẹo chăm sóc trẻ cúm a nhanh khỏi
Bổ sung nước trong thời gian cúm A cho bé rất cần thiết

Bên cạnh đó, mẹ chú ý duy trì việc uống sữa đúng bữa, đúng u lượng cho con. Nếu con mệt, không chịu uống, mẹ có thể chia nhỏ khẩu phần, cho bé uống nhiều cữ trong ngày. Bé uống sữa giúp cơ thể có thêm dưỡng chất, bổ sung dinh dưỡng, tránh con bị đói mệt khiến cúm lâu khỏi hơn. Bé trên 1 tuổi, mẹ có thể cho con uống sữa tươi với lượng phù hợp, khoảng 100 – 150ml mỗi ngày. Vị sữa tươi nguyên kem nhạt, thơm mát giúp bé dễ uống hơn.

Mẹo chăm sóc trẻ cúm a nhanh khỏi
Mẹ cần cho bé uống bù nước và sữa, bổ sung phần nước bị mất đi, giúp con đỡ mệt và giảm nguy cơ bị co giật mạnh nhé

Trẻ bị cúm A thường khỏi bệnh sau 3 – 7 ngày, nhưng nếu mẹ lơ là chút thôi, triệu chứng cúm của con không giảm mà còn nặng thêm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe đó ạ. 

Đọc đến đây, chắc hẳn mẹ đã biết trẻ bị cúm a bao lâu thì khỏi rồi. Tùy thuộc vào thể trạng, các triệu chứng và cách chăm sóc trẻ mà cúm A có thể khỏi nhanh hoặc khỏi chậm Theo đó, mẹ không nên coi nhẹ cúm A và rút kinh nghiệm từ 6 sai lầm thường gặp để chăm bé yêu tốt nhất, mau khỏi nha. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào về bé bị cúm a bao lâu thì khỏi mẹ đừng quên để lại bình luận, Góc của mẹ sẽ giúp mẹ giải đáp tất tần tật ! 

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Trẻ bị cúm A bao lâu thì khỏi? 6 sai lầm làm bé ốm mãi không thôi”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0