Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị nổi mẩn đỏ sau khi sốt như: sốt phát ban, sởi, sốt xuất huyết,… Vậy tình trạng này có nguy hiểm không và cách chăm sóc thế nào để bé nhanh khỏi? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ có câu trả lời chính xác nhất, mẹ theo dõi nhé!
Mục lục
1. Nguyên nhân bé bị nổi mẩn đỏ sau khi sốt
Theo các chuyên gia da liễu, có 7 nguyên nhân chính gây ra các vết mẩn đỏ sau khi sốt trên da bé.
1.1. Bé bị sốt phát ban
Sốt phát ban là tình trạng bé bị sốt cao đột ngột trong 3 – 5 ngày, sau đó nổi lên các vết ban đỏ trên da. Nguyên nhân là do bé bị nhiễm virus herpes 6,7. Bệnh này thường xuất hiện ở các bé dưới 2 tuổi do làn da bé rất mỏng manh cùng với hệ miễn dịch của bé còn yếu, chưa đủ sức chống lại virus, vi khuẩn gây bệnh.
1.2. Bé bị bệnh chân tay miệng
Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do nhóm virus đường ruột Enterovirus gây ra. Bệnh có khả năng lây lan nhanh qua cả tiếp xúc, tiêu hóa và hô hấp:
- Tiếp xúc trực tiếp hoặc qua đồ dùng, quần áo của người đang nhiễm bệnh
- Dịch tiết mũi, họng, nước bọt,…
- Dịch, nước, từ những nốt phỏng nước,…
Khi mắc bệnh tay chân miệng, bé bị sốt, đau họng, chán ăn, mệt mỏi và có thể kèm theo tiêu chảy. Sau 1 – 2 ngày, da bé xuất hiện các vết ban đỏ dạng bóng nước, không ngứa.
1.3. Nổi mẩn đỏ do thủy đậu
Thủy đậu cũng là một bệnh truyền nhiễm, gây ra bởi virus Varicella Zoster (VZV). Virus này thường phát triển mạnh trong điều kiện nồm ẩm thấp, nhất là lúc giao mùa đông xuân.
Khi mới bị thuỷ đậu, bé thường sốt nhẹ, quấy khóc, chán ăn. Sau khoảng 1 – 2 ngày, bé sẽ bị nổi mụn nước đột ngột trên da kèm theo sốt, đau đầu. Các mụn này lan nhanh chóng ra toàn thân trong khoảng 24 giờ và gây ngứa.
1.4. Nổi mẩn đỏ do sởi
Sởi là một bệnh gây ra bởi virus Paramyxo và dễ lây nhiễm và gây bệnh cho bé vào mùa xuân. Sau khi xâm nhập vào cơ thể bé khoảng 1 – 2 tuần, virus bắt đầu gây sốt, đau họng, chán ăn, chảy nước mắt, nước mũi kèm theo ho và phát ban, mẩn đỏ khắp người.
1.5. Bé bị sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là một bệnh có căn nguyên do virus Dengue, gây sốt cao đột ngột ở bé em. Bệnh này lây truyền do muỗi mang mầm bệnh và truyền sang bé khi đốt.
bé bị sốt xuất huyết sẽ có các biểu hiện như: Sốt cao đột ngột, quấy khóc, chán ăn, chảy máu cam, buồn nôn, bứt rứt. Sau khi sốt, mẹ sẽ thấy trên da bé có những vùng mẩn đỏ, ban huyết dạng chấm ở dưới da.
1.6. Bệnh Rubella (ban đào)
Đây là một bệnh do virus Rubella gây ra, bệnh ban đào (Rubella) thường lây nhiễm qua giọt bắn của người mang bệnh và diễn biến mạnh hơn vào mùa xuân.
Khi bị ban đào, bé sẽ có các biểu hiện gần giống cảm cúm như: Sốt nhẹ, nhức đầu, chảy nước mũi. Ngoài ra, bé có thể nổi hạch ở vùng cổ, bẹn và kèm theo phát ban.
2. Bé nổi mẩn đỏ khắp người sau cơn sốt có nguy hiểm không?
Bé bị mẩn đỏ sau khi sốt gần như không gây nguy hiểm với sức khỏe cho bé. Bởi vì, bản chất của hiện tượng này đó là do sự đáp ứng của cơ thể bé với tình trạng viêm nhiễm do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Khi các nguyên nhân gây viêm (virus, vi khuẩn, dị nguyên) được kiểm soát thì các biểu hiện mẩn đỏ của bé cũng sẽ dần mất đi và khỏi hẳn.
Tuy nhiên, nếu thấy bé có dấu hiệu mệt mỏi, chán ăn, sốt cao trên 39 độ hoặc các nốt mẩn đỏ lở loét, mụn mủ, mẹ đưa bé đến bác sĩ để thăm khám nhé, tránh biến chứng nguy hiểm nhé!
3. Bé bị nổi mẩn đỏ sau khi sốt bao lâu thì hết?
Thông thường, bé bị nổi mẩn đỏ sau khi sốt sẽ khỏi sau khoảng 3 – 4 ngày. Một số trường hợp bé bị nổi mẩn đỏ sau đó sốt trở lại, các nốt mẩn sẽ lặn lâu hơn, khoảng 5 – 7 ngày.
4. Cách chăm sóc cho bé sốt xong nổi mẩn đỏ khắp người
Phần lớn những nốt mẩn đỏ sau sốt của con sẽ tự hết khi mẹ chăm sóc đúng cách. Chú ý một chút và thực hiện theo các cách dưới đây mẹ nhé:
4.1. Bổ sung thực phẩm giúp tăng sức đề kháng
Nếu bé đã biết ăn dặm, mẹ cho bé ăn nhiều rau xanh, hoa quả, nhất là những loại chứa nhiều vitamin C như: Cam, cà rốt, bưởi,… để tăng sức đề kháng và giúp cơ thể được phục hồi nhanh chóng.
Mẹ cần tránh cho bé ăn những thức ăn cay nóng và những đồ ăn nhiều protein như tôm, cua, cá, hải sản, lạc, đậu nành, trứng,… vì dễ gây nổi mẩn cho bé.
Nếu bé chưa biết ăn dặm, mẹ chủ động bổ sung thực phẩm tăng cường sức đề kháng ở trên, vì “mẹ ăn gì là bé ăn ấy” đó ạ!
4.2. Hạn chế cho bé ra ngoài
Bé mới ốm dậy nên sức đề kháng còn rất yếu. Mẹ đợi bé khoẻ hẳn rồi mới cho bé ra ngoài, tránh tiếp xúc với bụi bẩn, phấn hoa, vi khuẩn, lông chó, mèo… gây kích ứng da, mẩn đỏ cho con.
4.3. Tắm thường xuyên cho bé
Nhiều mẹ lầm tưởng rằng khi bé mới ốm dậy thì tắm cho bé có thể làm bệnh nặng hơn. Xong quan điểm này là sai lầm!
Khi bé ốm nằm một chỗ, ít được tắm rửa, cơ thể bé sẽ tiết ra nhiều chất nhờn kèm theo sự tích tụ của vết bẩn và vi khuẩn trên da. Các yếu tố này làm bít tắc lỗ chân lông của bé, ngăn cản sự thoát nhiệt đồng thời dễ gia tăng sự viêm nhiễm trên da.
- Chi tiết về cách tắm cho bé mẹ tham khảo: Cách tắm cho trẻ sơ sinh
Lưu ý:
- Mẹ điều chỉnh nhiệt độ nước tắm khoảng 35 – 38 độ C để tránh con bị sốc nhiệt
- Sử dụng sản phẩm tắm gội chuyên dụng cho bé, ưu tiên thành phần thiên nhiên như: Inca Inchi, tinh dầu bưởi, tía tô,… để an toàn, lành tính nhất!
5. Khi nào cần đưa bé đi khám bác sĩ
Khi thấy bé có 1 trong 5 dấu hiệu sau đây, mẹ đưa con đi khám bác sĩ để tránh biến chứng nguy hiểm mẹ nhé!
- Bé sốt cao hơn 39 độ C: Việc sốt cao đột ngột làm cho cơ chế điều hòa của cơ thể khó phản ứng kịp và gây co giật ở bé.
- Các vết ban bị loét hoặc có mủ: Đây là dấu hiệu của việc nhiễm trùng da chuyển nặng. Tình trạng này kéo dài sẽ dễ để lại sẹo, khó lành và có thể gây nhiễm trùng máu.
- Bé sốt kèm theo một trong các biểu hiện: Hôn mê, co giật, ngủ li bì: Dây là dấu hiệu sốc giảm thể tích của cơ thể, bé cần được cấp cứu và tiếp nước nhanh nhất để bảo vệ tính mạng bé.
- Các vết ban, mẩn không giảm sau 3 ngày: Nếu các vết ban không những mờ đi mà còn đậm, rõ và nhiều hơn chứng tỏ tình trạng viêm nhiễm của bé chưa được kiểm soát, có dấu hiệu tiến triển mạnh hoặc bội nhiễm kèm theo.
- Bé chán ăn và quấy khóc: Ngoài khả năng bị lây bệnh chưa rõ nguyên nhân, việc bỏ ăn và quấy khóc lâu dài làm bé sụt cân, mệt mỏi, giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh khác.
Bé bị nổi mẩn đỏ sau khi sốt thường không nguy hiểm nên mẹ đừng quá lo lắng. Chỉ cần bình tĩnh tìm hiểu da con và chăm sóc đúng cách, bé sẽ khỏi nhanh thôi ạ. Nếu còn băn khoăn về cách chăm sóc con, mẹ để lại bình luận ở dưới để được hỗ trợ mẹ nhé!