“Có nên cho bé ăn bột ăn dặm không?” là câu hỏi được hội mẹ bỉm rất quan tâm bởi đây là việc ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bé. Câu trả lời là có mẹ nhé! Tuy nhiên, để cơ thể con hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt nhất, mẹ nên cho bé ăn dặm từ khi 6 tháng tuổi. Lúc này, hệ tiêu hóa của bé yêu đã dần hoàn thiện và có khả năng hấp thụ, tiêu hóa các chất dinh dưỡng từ nhiều loại thực phẩm hơn, tốt cho sự phát triển toàn diện của con.
Mục lục
1. Lợi ích của bột ăn dặm đối với bé
Nhiều mẹ băn khoăn không biết có nên cho bé ăn bột ăn dặm không vì lo lắng cho sức khỏe hệ tiêu hóa của bé, nhưng mẹ đừng quá lo vì các thực phẩm trong bột ăn dặm đều được xay nhuyễn và đong đếm đủ tỷ lệ các chất, việc cho bé đủ 6 tháng khởi động bằng bột ăn dặm là hoàn toàn hợp lý. Mẹ nên cho bé ăn bột ăn dặm bởi những lợi ích sau:
1.1. Rèn luyện kỹ năng nhai, nuốt cho bé
Từ lúc chào đời, bé chỉ quen với việc bú sữa (bú bình/ bú mẹ), bắt đầu bằng ăn bột giúp bé có thể tập và làm quen với việc nuốt thức ăn đặc hơn so với sữa uống mà bé đang sử dụng.Con cũng dần học được cách sử dụng lợi để nghiền thức ăn và phản xạ nhai khi có thức ăn đặc hơn, to hơn và khó nuốt hơn sữa uống. Đây là bước chuyển giao, bước tiền đề quan trọng trước khi con làm quen với nhiều món ăn thô khác như cơm hạt, rau củ quả.
1.2. Cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé
Kể từ tháng thứ 6 trở đi, cơ thể bé cần một số chất cho sự phát triển mà đôi khi sữa mẹ không còn đủ khả năng đáp ứng. Lúc này, bột ăn dặm sẽ hỗ trợ mẹ bổ sung chất dinh dưỡng cho con đó ạ. Dưới đây là một số chất dinh dưỡng mà con cần được bổ sung:
- Sắt để phát triển não bộ và cải thiện trí nhớ. Thực tế, từ 6 tháng tuổi trở đi, nguồn dự trữ sắt trong cơ thể bé giảm dần và lượng sắt trong sữa mẹ cũng thấp đi. Vì vậy, bé cần được bổ sung thêm sắt lấy từ thức ăn ngoài sữa để hỗ trợ phát triển não bộ. Theo nghiên cứu của tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ vào năm 2007, từ 9–10 tháng tuổi, 90% lượng sắt và kẽm bé hấp thụ được đến từ những bữa ăn dặm. Bổ sung các thực phẩm giàu sắt và đa dạng bữa ăn là rất cần thiết cho sự phát triển của con.
- Kẽm: Một vi chất quan trọng không kém sắt là kẽm. Kẽm giúp sản xuất tế bào bạch cầu, bảo vệ bé khỏi những bệnh nhiễm trùng. Ngoài ra kẽm rất cần thiết cho sự phát triển của các tế bào. Bổ sung kẽm qua thức ăn hàng ngày của bé vừa dễ hấp thu lại bảo vệ sức khỏe, ngăn cản các tác nhân gây bệnh có hại từ môi trường.
- Canxi đóng vai trò quan trọng xây dựng cấu trúc xương và giúp bé có một hàm răng chắc khỏe. Bé cao lớn, khỏe mạnh, răng xương phát triển tốt khi được bổ sung đầy đủ canxi.
- Omega 3 là chất dinh dưỡng cực tốt của não bộ. Việc bé yêu được bổ sung đầy đủ omega 3 giúp con nhanh nhẹn, thông minh hơn và đặc biệt rất có lợi cho thị giác của con.
- Các loại vitamin, khoáng chất tham gia vào hầu hết các quá trình phát triển của cơ thể như da, khả năng trao đổi chất, hệ tuần hoàn…
Tất cả các dưỡng chất trên chủ yếu có trong bột ăn dặm, mẹ chủ động điều chỉnh lượng qua các bữa ăn hàng ngày.
1.3. Kích thích vị giác cho bé
Ăn đa dạng thức ăn giúp bé ăn được nhiều loại thực phẩm, hạn chế tình trạng biếng ăn về sau. Thực đơn ăn dặm phong phú giúp thay đổi khẩu vị, kích thích thị giác cho bé. Con sẽ ăn ngon miệng hơn, phát triển tốt hơn.
1.4. Tập cho bé thói quen ăn các loại thức ăn giống với bữa ăn của gia đình
Trong quá trình cho bé ăn dặm, mẹ nên tập cho bé làm quen với các loại thức ăn giống với bữa ăn của gia đình mình (tùy độ tuổi để chọn thức ăn phù hợp), giúp bé hòa đồng, ăn cùng được với cả nhà khi đủ tuổi. Việc này cũng giúp mẹ giảm tải được việc bày nhiều món, cả nhà một kiểu, mình con một kiểu. Sau này con đi học cũng dễ hòa nhập với các bạn trong lớp hơn.
Xem thêm:
- Khi nào cho bé ăn bánh ăn bột mặn
- Đồng hành cùng mẹ nấu bột ăn dặm cho trẻ mỗi ngày
- Kinh nghiệm “vàng” chọn bột ăn dặm cho bé
2. Thời điểm thích hợp cho bé ăn bột ăn dặm
Với thành phần và tỷ lệ các chất dinh dưỡng đạt tiêu chuẩn thì bột ăn dặm là thức ăn tốt cho bé. Tuy nhiên, mẹ không nên vì mong muốn con tăng cân nhanh, hay nghe theo góp ý từ các bà, các thím xung quanh cho bé ăn sớm chỉ vì “nhìn bé còi quá, cho con ăn dặm đi.’’
Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới (WHO), chỉ nên cho bé ăn dặm/bột ăn dặm khi đủ 6 tháng tuổi. Mẹ không nên cho bé ăn dặm sớm quá, khi con chưa được 6 tháng. Bởi khi đó, dạ dày và bộ máy tiêu hóa của con chưa hoàn thiện, chưa có khả năng hấp thụ chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin khoáng chất ngoài sữa mẹ. Nếu mẹ cho bé ăn sớm, thức ăn vào dạ dày không được tiêu hóa sẽ gây chướng hơi, đầy bụng cho bé, con sẽ khó chịu, chậm lớn, suy dinh dưỡng.
Ngoài thời điểm thích hợp cho bé ăn dặm, mẹ cũng lưu ý bổ sung bột ăn dặm theo đúng lứa tuổi của bé nữa nhé:
Với bé 6 – 8 tháng tuổi: Đây là giai đoạn bé bắt đầu làm quen với ăn dặm. Mẹ bắt đầu với danh sách đồ ăn dặm cho bé nhẹ nhàng với lượng ít và loãng, sánh hơn sữa một chút. Dần dần mẹ tăng độ đặc của bột và tăng số lượng lên. Nếu không chắc về khẩu phần ăn hợp lý cho bé 6 – 8 tháng, mẹ cần tham khảo giá trị dinh dưỡng và lời khuyên từ các chuyên gia để chọn cho con một khẩu phần ăn hợp lý không bị thừa hay thiếu chất.
Lưu ý: Mẹ tham khảo gợi ý một bát bột ăn dặm 5%: bột gạo 5g, nước 200ml, thịt lợn xay nhuyễn 10g, rau xanh 10g, dầu ăn 3g.
Với bé từ 8 tháng: Giai đoạn này bé đã bắt đầu mọc răng cửa, cần được làm quen với nhiều loại thực phẩm, luyện nuốt đồ ăn đặc, cứng hơn. Mẹ nên xay bột rối hơn, không cần quá nhuyễn để con luyện tập phản xạ nhai mẹ nhé. Ngoài sữa mẹ, bé cần được bổ sung thêm 2 bữa bột mỗi ngày, mỗi bữa 150 – 250ml và thêm 40ml hoa quả.
Lưu ý: Mẹ lưu ý, khi bắt đầu cho bé làm quen với các thực phẩm mới, nhất là thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, hải sản, mẹ nên cho bé ăn lượng nhỏ trước, và tăng dần vào những bữa sau nếu cơ thể bé không bị kích ứng.
Bé 9 – 12 tháng tuổi: Đến giai đoạn này bé vận động nhiều hơn, ngủ ít hơn và mất sức nhiều hơn. Năng lượng được cung cấp từ sữa mẹ thôi chưa đủ mà phải bổ sung thêm các bữa bột ăn dặm chính để bổ sung năng lượng mỗi ngày cho bé. Thời điểm này, bé cần được cho ăn 3 bữa bột trong 1 ngày, mỗi bữa 150 – 250ml (tùy nhu cầu mỗi bé). Một thực phẩm không thể thiếu trong giai đoạn này là sữa chua và hoa quả. Trái cây càng nhiều màu sắc sặc sỡ càng bổ sung nhiều vitamin cho bé, ví dụ như: đu đủ, xoài, dâu tây.
3. So sánh bột ăn dặm tự làm và bột ăn dặm bán sẵn
Có rất nhiều mẹ băn khoăn nên chọn bột ăn dặm tự làm hay bột ăn dặm bán sẵn. Dưới đây là một số ưu và nhược điểm của hai loại để mẹ lựa chọn loại phù hợp hơn nhé!
3.1. Về giá trị dinh dưỡng
Bột ăn dặm bán sẵn được các chuyên gia dinh dưỡng nghiên cứu và đưa ra sản phẩm có đầy đủ bốn nhóm dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trở phát triển. Hơn nữa, trong thành phần của bột ăn dặm bán sẵn còn có thêm các vi chất mà cơ thể khó tổng hợp, từ đó giúp bổ sung vào hệ dưỡng chất cung cấp cho cơ thể được đầy đủ nhất.
Bột ngũ cốc mẹ tự làm thường từ các ngũ cốc quen thuộc như: gạo, đỗ xanh, vừng… Một số mẹ kỹ hơn thì kết hợp từ hơn 300 loại ngũ cốc khác nhau. Cả 2 loại bột từ ngũ cốc mẹ làm này đều có thể cung cấp nguồn dinh dưỡng cho bé. Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm khi kết hợp lại gây ra chất không tốt cho sức khỏe, bị biến chất, mất đi những chất quan trọng (cà rốt không nên kết hợp với củ cải), mẹ chú ý để kết hợp cho đúng mẹ nhé!
3.2. Về tính an toàn
Bột ăn dặm bán sẵn có tỷ lệ và danh sách các chất dinh dưỡng nhất định, được quy định từ trước, đây hoàn toàn đều được nhà sản xuất đã nghiên cứu kỹ lưỡng để sản phẩm không chứa các chất kỵ nhau, an toàn cho bé.
Còn bột ăn dặm tự làm đều là các sản phẩm mẹ trồng được, chủ động lựa mua nên an tâm về nguồn gốc và chất lượng nhưng mẹ phải dành thời gian nghiên cứu kết hợp đúng, đủ và tránh loại ngũ cốc mà bé bị ứng.
3.3. Về khẩu vị của bé
Nhiều khảo sát cho thấy, bột ăn dặm bán sẵn khiến bé dễ ngán, ăn ít hơn hoặc không ăn do hương vị nhàm chán. Còn bột ăn dặm mẹ tự làm, bé hứng thú hơn mẹ bổ sung thay đổi thực phẩm thịt, cá, rau củ… giúp bé được thay đổi bữa thường xuyên, bé ăn ngon miệng hơn.
3.4. Về tính tiện lợi
Khi tự nấu bột ăn dặm cho bé, mẹ có thể kết hợp các nguyên liệu, thực phẩm theo khẩu vị mà bé thích. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý bảo quản cẩn thận bột để tránh bị ẩm mốc. Còn nếu dùng bột bán sẵn, mẹ chỉ cần pha theo công thức có sẵn là có một bữa ăn dặm cho bé, tiện lợi và tiết kiệm thời gian của mẹ.
3.5. Về giá trị kinh tế
Bột ăn dặm chế biến sẵn có giá cao hơn so với bột ăn dặm mẹ tự làm nhưng lại tiện lợi hơn vì mẹ sẽ không mất thời gian chế biến quá nhiều. Vì vậy, nếu mẹ bận rộn và không đủ thời gian cho bé, mẹ hoàn toàn có thể thay thế bột ăn dặm cho bé mà không cần lo lắng về giá trị dinh dưỡng.
Nói chung, bột ăn dặm sẽ phù hợp với những mẹ bận rộn mà vẫn muốn bé được đa dạng bữa ăn, phong phú nguồn thực phẩm, mẹ có nhiều thời gian nghỉ ngơi, chơi với con hơn.
4. Giới thiệu một số loại bột ăn dặm chất lượng
Dưới đây là một số loại bột ăn dặm được nhiều mẹ thông thái lựa chọn và tin dùng hiện nay:
- Bột sữa dinh dưỡng ăn dặm HiPP: Đây là dòng sản phẩm ăn dặm đến từ Đức, có chứng nhận hữu cơ với tiêu chuẩn dinh dưỡng nghiêm ngặt hàng đầu thế giới. Với thành phần Prebiotic chiếm 2.5-3%, bột HiPP cải thiện hoàn hảo hệ tiêu hóa cho bé.
- Bột ăn dặm Cerelac của Nestle: Dòng sản phẩm đến từ Úc, sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại CHE độc quyền. Công nghệ hiện đại chuyển hóa tinh bột một phần khi pha, bột sẽ mịn, sánh hơn giúp bé dễ nuốt và tiêu hóa dễ hơn.
- Bột ăn dặm Vinlac: Với nguyên liệu nhập khẩu từ Úc nhưng sản xuất tại Việt Nam, bột ăn dặm Vinlac chất lượng tốt nhưng giá thành thấp.
- Bột ăn dặm Ridielac: Sản phẩm là của Việt Nam sản xuất, giá thành rẻ nhưng chất lượng tốt. Bột ăn dặm phù hợp với thể trạng, cơ địa và khí hậu Việt Nam. Bé sẽ thích thú khi ăn và cảm thấy ngon miệng hơn.
- Bột ăn dặm Meta Care: Một sản phẩm đến từ thương hiệu Nutricare Việt Nam. Bột ăn dặm Metacare với công nghệ đột phá sấy thăng hoa Freeze Drying giúp giữ nguyên giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, bột thơm ngon hơn, bé cũng dễ dàng hấp thu các chất dinh dưỡng.
5. Lưu ý khi cho bé sử dụng bột ăn dặm
Khi chọn được bột ăn dặm phù hợp với bé, mẹ cũng cần lưu tâm đến cách chế biến cũng như cho bé ăn để con không sợ, không chán mà luôn thích thú, vui vẻ khi đến giờ ăn dặm.
- Trong quá trình chế biến, mẹ không nên nêm gia vị vào bột ăn dặm của bé
- Làm bột nhuyễn, đều trước khi cho bé ăn. Mẹ lưu ý nấu sánh, tăng dần độ đặc của bột và lưu ý không nấu quá đặc khiến bé khó nuốt, dễ ọe, trớ…
- Để điều chỉnh khẩu phần sao cho phù hợp với khẩu vị và sức ăn của bé.
- Khi ăn, cho bé ăn chậm, từ từ, thay đổi thực phẩm mới, bột ăn dặm mới cần thử với lượng ít trước để hạn chế dị ứng thực phẩm cho bé.
- Trong quá trình ăn dặm, bột thường lem quanh miệng bé. Bột thường dính, nên nếu khi ăn, không lau ngay, hoặc lau không sạch, để bột khô đi dễ gây nẻ vùng da dính bột, nhất là mùa đông. Vì thế, mẹ chú ý lau miệng sạch cho bé sau ăn nhé!
- Nếu mẹ tự làm bột ăn dặm cho bé, mẹ chú ý chọn nguyên liệu tươi mới, thực phẩm sạch. Không dùng thực phẩm cũ, để từ hôm trước để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho bé.
- Lau sạch miệng bé trước và sau khi ăn bằng khăn ướt có thành phần dưỡng ẩm, kháng khuẩn, tránh để thức ăn bám trên miệng bé lâu vì rất dễ thu hút vi khuẩn làm tổ, gây kích ứng, mẩn đỏ.
Trên đây là các thông tin giúp mẹ trả lời được băn khoăn: Có nên cho bé ăn bột ăn dặm không? Hẳn mẹ đã tự tin hơn trong việc chọn thời điểm hợp lý cho bé ăn dặm cũng như một số lưu ý khi chọn lựa loại bột ăn dặm theo thể trạng của con. Nếu còn thắc mắc, mẹ đừng ngại bình luận phía dưới bài viết để được tư vấn ngay nhé!