Khi nào cho bé ăn bột mặn thì sẽ phù hợp nhất, bé hợp tác nhất mẹ nhỉ? Đó là khi bé bước sang mốc 7 tháng tuổi đó ạ! Mẹ nên cho bé ăn bột mặn từ thịt, cá sau khi khởi đầu với nước quả ép, nước cơm, bánh dặm sữa trong chế độ ăn từ 2 – 4 tuần (tháng thứ 7). Cụ thể thế nào? Mẹ đọc bài viết để hiểu rõ nhé!
Mục lục
1. Như thế nào là bột ăn dặm mặn?
Bột ăn dặm mặn là đồ ăn là các loại bột như thịt gà, cá, tôm, cua, trứng… vốn giàu protein và muối hơn đường. Bột ăn dặm mặn kích thích khẩu vị bé, tốt cho sức khỏe mà hiếm có loại thức ăn nào thay thế được cho bé ở độ tuổi này:
- Mùi vị: Đa dạng, phong phú giúp bé không bị mau ngán như các loại bột ngọt nguồn gốc đa phần từ sữa.
- Đa dạng cách kết hợp mùi vị: Bột mặn dễ nấu chung với thành phần tươi sống như thịt, cá, rau, đậu… tạo nên món ăn vừa miệng, hấp dẫn bé. Đồng thời việc kết hợp thực phẩm tươi sẽ đảm bảo cung cấp toàn diện về dinh dưỡng hơn.
- Cung cấp các thành phần cần thiết cho phát triển não bộ: Như các acid amin thiết yếu (histidine, lysine, threonine…) và một số chất béo tốt (DHA, EPA, Omega 3,6,9…).
2. Độ tuổi cho bé ăn bột mặn?
Quyết định cho bé ăn dặm mặn dựa theo mốc tuổi hoặc theo hành trình ăn dặm của bé, tùy theo ý mẹ:
- Xét theo độ tuổi: Bé từ 6 tháng rưỡi đến 7 tháng trở đi có thể bắt đầu ăn bột mặn.
- Xét theo hành trình ăn uống của bé: mốc ăn bột dặm mặn sẽ là sau 2-4 tuần kể từ thời điểm bé bắt đầu ăn dặm, với điều kiện bé tiêu hóa, hấp thu tốt.
Cơ sở của cả hai mốc thời gian trên đều dựa trên nhu cầu dinh dưỡng và sự trưởng thành hệ tiêu hóa của bé:
- Nhu cầu dinh dưỡng tăng theo tuổi: sau khi ăn dặm được 1 thời gian khoảng tháng thứ 7), bé sẽ cần thêm chất đạm giàu năng lượng và dễ hấp thu từ các thành phần như trứng, thịt, tôm, cua… và dầu trong các loại đậu, cá để phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Bột ăn dặm ngọt trước đó thiếu hụt một số acid amin thiết yếu đồng thời mang lại ít protein và năng lượng hơn đạm động vật, đòi hỏi con phải ăn lượng nhiều nếu muốn đáp ứng đủ nhu cầu từ giai đoạn tuổi này trở đi. Đôi khi sẽ khiến con “ngán” nếu như phải ăn một loại bột lặp đi lặp lại với lượng nhiều như vậy. Mẹ sử dụng linh hoạt các loại bột để bé “mê” ăn uống, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cho con.
- Hệ tiêu hóa của bé đã tiết đủ số lượng men tiêu hóa: Phục vụ nhu cầu hấp thu tối ưu dưỡng chất trong bữa ăn dặm mặn. Lúc này bé sẽ không còn gặp các vấn đề khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy như khi bắt đầu ăn bột. Bởi vậy, mẹ đừng e ngại mà hãy cho bé bắt đầu với thực đơn bột mặn phong phú, đầy đủ dưỡng chất sớm nhất giúp bé yêu mau lớn nhé.
3. Lưu ý khi cho bé dùng bột ăn dặm mặn
Nấu bữa ăn dặm cho bé là một nghệ thuật, đòi hỏi mẹ có kiến thức về dinh dưỡng cũng như thấu hiểu nhu cầu bé cần trong từng độ tuổi khác nhau. Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ nên món ăn mẹ thấy vừa miệng đôi khi lại không phù hợp với bé. Do đó, để hành trình cho bé ăn dặm mặn không vất vả, mẹ nhớ:
1 – Bột mặn mà mẹ cần dùng cho bé phải đảm bảo đủ 4 nhóm chất cơ bản. Đó là tinh bột, đạm, vitamin – khoáng chất, và chất béo. 4 nhóm chất này đảm bảo bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho giai đoạn phát triển chuyển hóa mạnh mẽ này của bé, đừng quên mẹ nhé.
2 – Không khởi đầu ăn dặm ngay với bột mặn. Mẹ cho bé ăn bột ăn dặm ngọt khoảng 2-4 tuần sau đó chuyển sang ăn bột mặn để con có thời gian làm quen với thức ăn thô tốt hơn mẹ nhé.
3 – Xen kẽ bột mặn và bột ngọt trong giai đoạn chuyển giao. Mục đích để con làm quen tốt hơn về khẩu vị cũng như để hệ tiêu hóa của con không lạ lẫm với một loại bột hoàn toàn mới. Khi con đã thích ứng dần, mẹ hoàn toàn thay thế được bột ăn dặm ngọt thành bột ăn dặm mặn.
4 – Tuyệt đối không nêm gia vị nấu ăn thông thường như muối, hạt nêm, mì chính… vào bột ăn dặm của bé. Nhu cầu muối của bé thấp hơn mẹ rất nhiều nên khi mẹ thấy nhạt, không có nghĩa là bé cũng thấy như vậy. Cung cấp thừa muối không có lợi cho thận bé. Nếu mẹ thấy cần sử dụng gia vị, có thể chọn những loại gia vị chuyên dụng cho trẻ ăn dặm như nước tương, hạt nêm dành riêng cho bé ở độ tuổi này.
5 – Theo dõi các triệu chứng dị ứng với thực phẩm nấu bột. Những triệu chứng dị ứng thức ăn có thể rầm rộ (khó thở, mề đay, nổi mẩn trên da, môi…) hoặc âm thầm (bé luôn bị tiêu chảy, đầy bụng sau khi ăn thực phẩm). Thực phẩm dễ gây dị ứng cho con: cua, tôm, trứng, lạc, hạnh nhân… Mẹ chú ý theo dõi qua từng bữa ăn để tránh mua bột ăn dặm mặn có thành phần dị ứng cho con nhé.
6 – Theo dõi phản ứng của bé đối với món bột ăn dặm mặn mới. Lưu ý này giúp mẹ chọn vị bột mặn bé ưa thích giúp con hào hứng và ăn ngon hơn. Mẹ cho bé ăn chậm và quan sát kỹ nét mặt của bé sau vài muỗng thức ăn đầu tiên, mẹ sẽ hiểu được bé có thích và mong chờ món ăn không đó.
7 – Không ép bé ăn một cách nóng vội. Nếu bé chưa tiếp nhận bột ăn mặn, mẹ không nên ép con ăn mà hãy tập từ từ bằng cách chia nhỏ lượng bột mặn ăn mỗi bữa và tăng dần số bữa. Điều này giúp con thích nghi dần mà không có xu hướng bài xích bột mặn sau này.
8 – Đa dạng hóa mùi vị bột ăn dặm mặn. Đổi vị giúp bé ăn ngoan hơn, thích thú hơn tuy vậy nên có tần suất thay đổi thích hợp để bé nhớ được những vị ngon nhưng không khảnh ăn. Với mỗi mùi vị, mẹ nên cho bé ăn khoảng 2-3 lần rồi mới chuyển món mới.
Mẹ tham khảo thêm bài viết “có nên cho bé ăn bột ăn dặm không” để hiểu rõ hơn về việc cho bé ăn dặm trước khi cho bé ăn dặm, mẹ nhé!
4. Một số loại bột ăn dặm mặn mẹ nên chọn cho bé
4.1. Pigeon
Pigeon là một thương hiệu chuyên phát triển các giải pháp dinh dưỡng dành cho trẻ em đến từ Nhật Bản. Trong đó, sản phẩm bột ăn dặm mặn của Pigeon lọt top 10 sản phẩm bột dặm tốt nhất cho trẻ em tại Nhật Bản. Điểm nổi bật của bột dặm mặn Pigeon dành cho cá bé trên 7 tháng nằm ở:
- Dây chuyền sản xuất hiện đại: Đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe nhất tại đất nước mặt trời mọc, an toàn tuyệt đối cho bé.
- Vị dễ ăn: do bột dặm có vị ngọt thanh mát và thơm mùi bột ngô.
- Nguồn nguyên liệu hữu cơ nguyên chất 100%: Không chứa bột màu, hóa chất hay chất phụ gia từ bắp, cá tráp, cá cơm, bò, gà…
- Dinh dưỡng cân đối trong mỗi gói bột: Gồm đầy đủ 4 nhóm thực phẩm theo công thức rau xanh, củ và thịt có trong mỗi vị bột, đảm bảo trẻ có đủ năng lượng và nhóm dưỡng chất để phát triển toàn diện.
Giá tham khảo: 70.000đ – 80.000đ/hộp 6 gói
4.2. Wakodo
Bột dặm Wakodo cũng là thương hiệu bột đến từ Nhật Bản, có chất lượng và hương vị thơm ngon không hề kém cạnh Pigeon nhưng với giá thành mềm hơn khá nhiều.
Các gói bột dặm mặn dành cho lứa tuổi 7 tháng của nhà Wakodo thu hút được mẹ và bé bởi:
- Hương vị mới mẻ, không nhàm chán. Ngoài thịt, cá cơ bản giống nhau giữa các hãng, bột có sự kết hợp với rau củ mang đậm phong cách Nhật. Các loại rau như cây ngưu bàng, chiết suất rong biển, nước sốt bột đậu nành,…
- Mỗi hộp bột có nhiều gói vị khác nhau. Điều này cho phép mẹ chỉ cần mua một hộp là có thể cho bé ăn đổi vị mỗi bữa.
4.3. Ridielac Gold
Bột ăn dặm mặn Ridielac Gold là sản phẩm bột dặm của Vinamilk – một trong những tập đoàn lớn nhất Việt Nam nổi bật về cả uy tín và chất lượng.
Bởi là sản phẩm nội địa nên bột Ridielac có những ưu thế riêng cho các em bé Việt, không hề kém cạnh các dòng sản phẩm ngoại nhập nhờ có:
- Nguyên liệu thuần Việt, hương vị thơm ngon: Với thành phần đạm tới từ cua, bò, heo, ếch, lươn… và rau củ gồm cải thảo, súp lơ xanh, rau ngót… Bột dặm mang hương vị quen thuộc của những bữa cháo mẹ nấu hằng ngày.
- Thành phần tinh bột tốt đa dạng hơn: Với gạo trắng, gạo lứt, yến mạch… hương vị của Ridielac Gold sẽ không còn nhàm chán với bé.
- Bổ sung đầy đủ các vi chất thiết yếu: Như Acid folic, iod, sắt, taurine…rất quan trọng cho quá trình chuyển hóa, lớn lên của bé.
- Bổ sung lợi khuẩn tốt. Đường ruột bé đang tập làm quen với thực đơn ăn dặm mới mẻ thường hay ậm ạch, chậm tiêu. Các lợi khuẩn đường tiêu hóa như Bifidobacterium, BB – 12TM cùng với chất xơ inulin trong Ridielac Gold sẽ là những chiến sĩ bảo vệ bé trong giai đoạn chuyển giao giữa sữa mẹ và ăn dặm.
4.4. Heinz
Heinz là thương hiệu bột ăn dặm ngoại, xuất xứ Nga, được đánh giá là thương hiệu của gia đình. Ưu điểm của bộ dặm Heinz so với những dòng bột ngoại khác gồm có:
- Hương vị mang đậm phong cách ẩm thực châu Âu: Với các vị như mì Ý, phô mai, việt quất… và đạm chủ yếu từ gà, bò, ít có thịt cá.
- Giá cả phải chăng: Bột Heiz bán dưới dạng lon/hộp, khối lượng từ 100 – 125g, bé có thể dùng ăn được nhiều bữa hơn so với bột ăn dặm khác bán dạng gói nhỏ như Pigeon, Wakodo.
4.5. Nestle Cerelac
Cuối cùng, Góc của mẹ giới thiệu một sản phẩm bột dặm tới từ tập đoàn nổi tiếng toàn thế giới Nestle: bột ăn dặm Nestle Cerelac. Bột dành cho các bé từ 6 tháng tuổi trở lên, với khá nhiều điểm cộng để mẹ cân nhắc mua cho bé yêu:
- Giá thành rẻ. Bột có chi nhánh nhà máy tại Việt Nam sử dụng công nghệ CHE độc quyền được đóng gói với quy chuẩn 200g/sản phẩm giao động 52,000 – 70,000 vnđ tùy vị.
- Chứa lợi khuẩn: Tăng cường sức đề kháng cho đường tiêu hóa non nớt của bé trong giai đoạn tháng thứ 6 – bé bắt đầu ăn thức ăn thô.
- Cung cấp đủ chất dinh dưỡng để phát triển toàn diện: Với mỗi vị bột được chế biến từ hai nguyên liệu cơ bản như gà và cà rốt, cá và rau xanh…
5. Địa chỉ mua bột ăn dặm mặn chất lượng chính hãng
- Địa chỉ mua hàng online: Mẹ có thể mua các sản phẩm bột ăn dặm mặn trên qua các website: Kidsplaza, MrBaby, bibomart… Đây đều là các trang mua hàng uy tín, bán sản phẩm chính hãng, mẹ hoàn toàn yên tâm mẹ nhé!
- Địa chỉ mua trực tiếp: 5 loại bột dặm mặn cho bé trên bày bán tại hầu hết các siêu thị mẹ và bé trên toàn quốc như tại Hệ thống cửa hàng Kidsplaza, hệ thống cửa hàng Tuticare.
Mẹ đừng quên dùng khăn khô đa năng thấm nước ấm hoặc khăn ướt để lau tay và lau miệng sạch sẽ cho bé trước và sau khi ăn nhé. Bắt đầu tập ăn sẽ như một cuộc chiến hỗn độn, lem nhem hết cả, sử dụng khăn khô/ướt dùng 1 lần có thành phần thiên nhiên cao cấp kháng khuẩn, dưỡng ẩm vừa giúp da con sạch sẽ, hạn chế mẩn đỏ do thức ăn thừa vương lại, vừa giúp tiết kiệm công giặt yếm cho mẹ rất nhiều đó ạ.
Như vậy, ăn bột mặn là điều tất yếu và cần thiết khi bé bước sang tháng thứ 6 – 7. Mẹ hãy nghiên cứu kỹ lưỡng các lưu ý cũng như các dòng bột ăn dặm mặn trên thị trường để có thể chọn được sản phẩm phù hợp nhất cho bé, mẹ nhé. Nếu còn điều gì thắc mắc cho câu hỏi “Khi nào cho bé ăn bột mặn?“, mẹ để lại bình luận để được giải đáp sớm nhất.