Trên hành trình lớn khôn, bé yêu cần trải qua giai đoạn làm quen với các loại thức ăn thô cùng nhiều loại thực phẩm đa dạng khác. Tuy nhiên, bé không thích nhai và chỉ muốn uống sữa, ăn thức ăn nghiền nhuyễn như lúc còn ăn dặm. Mẹ muốn dạy bé ăn thô để bé luyện nhai, tăng sự nhạy bén cho các giác quan nhưng chưa biết làm thế nào cho đúng. Vậy mẹ xem ngay cách tập cho bé ăn thô hiệu quả, đúng chuẩn chuyên gia này để bé ăn thật giỏi và ngày càng khỏe mạnh hơn, mẹ nhé!
Mục lục
1. Thời điểm vàng để mẹ tập cho bé ăn thô
Theo TS. BS. Trịnh Bảo Ngọc, Trưởng phòng khám Dinh dưỡng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, từ 8 – 9 tháng đến 2 – 2,5 tuổi, hệ tiêu hóa của bé đã phát triển hơn giai đoạn ăn dặm, bé cũng mọc nhiều răng và có phản xạ nhai tự nhiên. Đây chính là “thời điểm vàng” để mẹ tập cho bé ăn thô đó ạ.
Cùng quan điểm với bác sĩ Bảo Ngọc, ThS. BS. Doãn Thị Tường Vy, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng lâm sàng cho rằng, 6 – 8 tháng là giai đoạn mẹ cho bé ăn dặm để làm quen với dụng cụ ăn uống, thói quen nhai, nuốt và các loại cháo, súp ninh nhừ. Sau đó, mẹ cho bé ăn thô dần để con bước sang giai đoạn phát triển mới – giai đoạn nhai nuốt thức ăn như người lớn.
Nhà Mamamy đang có chương trình ưu đãi cực lớn trong năm nay: set dùng thử Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical – phiên bản nâng cấp của khăn ướt Mamamy. Chỉ với 52k – gần bằng 1 cốc trà sữa, mẹ đã sở hữu 2 gói khăn ướt chăm sóc AN TOÀN cho làn da em bé vùng NHIỆT ĐỚI, dùng thoải mái cho bé cưng trong hơi 2 tháng liền. Chất liệu vải 100% sợi tự nhiên và Rayon giúp khăn êm mềm tựa như lòng bàn tay mẹ, dịu dàng chạm vào da con. Khăn còn được bổ sung thêm tinh dầu, tinh chất cao cấp của vùng nhiệt đới giúp kháng khuẩn, ngừa hăm và dưỡng ẩm rất tốt cho da bé đó mẹ. Số lượng chỉ có 10.000 set trong tháng này thôi, nhanh tay mẹ ơi!
2. Cách tập cho bé ăn thô theo từng phương pháp ăn dặm
Trước khi bước sang giai đoạn ăn thô, bé thường được mẹ tập cho ăn dặm bằng các phương pháp ăn dặm khác nhau. Việc tập ăn thô cho bé nên dựa trên nền tảng của phương pháp ăn dặm mẹ nhé. Bé sẽ ăn thô giỏi hơn nhờ cách tập ăn thô phù hợp với đặc điểm của bé, giúp con dễ tiếp thu. Đừng nghe chỗ này một ít, hỏi chỗ kia một xíu mà ép con ăn một phương pháp mới tinh, con dễ bị ngợp và không hợp tác đâu ạ. Hiểu con muốn gì là quan trọng nhất đó ạ!
Có 4 phương pháp ăn dặm phổ biến được nhiều mẹ Việt sử dụng, gồm: ăn dặm truyền thống, ăn dặm tự chỉ huy, ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm 3in1. Dưới đây là hướng dẫn mẹ cho bé tập ăn thô theo từng phương pháp đúng chuẩn chuyên gia, mẹ tham khảo nhé:
2.1. Cách tập cho bé ăn thô theo phương pháp ăn dặm truyền thống
Thường bé sẽ bắt đầu ăn dặm theo phương pháp này lúc được 180 ngày tuổi (6 tháng). Mẹ cho bé ăn dặm như bình thường đến khi bé được 1.5 tuổi, hoặc khi bé mọc đủ răng, mẹ dần chuyển bé sang ăn thức ăn dạng rắn và các loại thực phẩm đa dạng khác.
Lúc mới bắt đầu ăn thô, bé sẽ chưa quen ngay được, lúc này mẹ cho bé ăn cơm mềm với các loại rau củ mềm như khoai tây, súp lơ, bơ thái nhỏ, kích thước khoảng 1cm cho bé dễ nhai và nuốt. Mẹ tăng dần độ thô lên bằng cách nấu cơm khô hơn và cho thêm nhiều loại rau củ quả vào bữa ăn như dưa leo, bí đỏ, cà rốt,… để bé tập ăn.
Riêng đối với các loại thịt, tôm, cá, mẹ bắt đầu bằng cách xay thịt thật nhuyễn, nấu mềm để tránh bé bị nghẹn hóc khi mới ăn thô nhé. Khi bé được từ 30 tháng trở lên, mẹ chuyển sang thịt xay lợn cợn, rau củ cắt miếng lớn 2 – 3 cm để bé ăn thô giỏi hơn.
Mẹ nhớ tăng độ thô qua mỗi bữa ăn hàng ngày của bé và để ý quan sát bé xem bé có quen và tiêu hóa được hay không nhé. Nếu bé ăn bình thường mà không bị hóc, mẹ tiếp tục tăng dần độ thô, còn bé chưa theo kịp, bị nôn ói hay đầy hơi thì mẹ dừng tăng thô khoảng 2 – 3 ngày để điều chỉnh cho bé, rồi tăng thô trở lại khi bé ổn định hơn.
2.2. Cách tập cho bé ăn thô theo phương pháp ăn dặm kiểu nhật
Theo phương pháp này, mẹ sẽ tập cho bé thói quen tự ăn và có kỹ năng xử lý thức ăn như người lớn một cách tự lập, không phụ thuộc vào bố mẹ, ông bà. Hành trình tăng độ thô cho bé yêu theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật sẽ bao gồm 4 giai đoạn sau:
1- Giai đoạn 1: bé được 5 – 6 tháng tuổi
Bé yêu ở độ tuổi này chưa thể cử động lưỡi tốt và cũng chưa nhai được nên mẹ chế biến thức ăn dạng loãng như canh, súp để bé dễ dàng “nuốt chửng” luôn. Mỗi ngày, mẹ cho bé ăn canh, súp hoặc cháo xay nhuyễn (đã rây) kết hợp cùng một loại rau củ bất kỳ để bé làm quen với hương vị. Mẹ tham khảo bài viết cách nấu cháo rau củ ngon tuyệt hảo để làm cho bé yêu nhé.
2- Giai đoạn 2: bé được 7 – 8 tháng tuổi
Tới độ tuổi 7 – 8 tháng thì bé đã bắt đầu cử động lưỡi và hàm để nhai thức ăn. Ở giai đoạn này, mẹ ưu tiên chế biến thực phẩm mềm như đậu phụ để bé dễ nhai. Rau củ, thịt, tôm cá và cơm mẹ đều nấu đến khi chín mềm và nghiền được bằng nĩa mới cho bé ăn, giúp bé tập nhai giỏi mà vẫn tránh tình trạng con bị nghẹn hóc đó ạ.
3- Giai đoạn 3: bé được 9 – 11 tháng tuổi
Khi bước sang tháng thứ 9, những chiếc răng sữa của bé đã mọc ra nhiều hơn. Bé bắt đầu tập dùng răng cửa để “gặm” mọi thứ. Lúc này, mẹ không nấu cơm mềm, nhuyễn mịn nữa mà chuyển sang cơm nguyên hạt cho bé. Mẹ nấu cơm tỷ lệ 1:5 (1 phần gạo, 5 phần nước), thịt mẹ vẫn xay nhuyễn và nấu chín. Đối với các loại rau củ, mẹ luộc/hấp cho mềm, đến khi nghiền được bằng ngón tay thì cho bé măm măm nhé.
4- Giai đoạn 4: bé được 12 – 18 tháng tuổi
Bước qua giai đoạn này, bé yêu đã tập nhai được kha khá món rồi, bé cũng sử dụng được cả răng cửa lẫn răng hàm để nhai thức ăn. Mẹ tăng thêm một bậc độ thô nữa cho bé bằng cách nấu cơm khô hơn, ít nước lại với tỷ lệ 1 phần gạo, 3 phần nước để bé luyện nhai.
Thịt cá và rau củ mẹ vẫn luộc/hấp như giai đoạn 3 nhưng thời gian nấu ít hơn một chút, khi rau củ mềm đến độ nghiền được bằng nĩa thì mẹ dừng lại. Mẹ thái thịt, cá, rau củ với kích thước lớn hơn, dày cỡ 1cm để bé cảm nhận được xơ, thớ thịt và hương vị thức ăn rõ hơn nhé.
Mẹ tập cho bé ăn thô kiểu Nhật sẽ tốn thời gian chuẩn bị, nhưng bù lại kết quả rất mỹ mãn đó ạ. Bé sẽ tập được sự tự chủ, tự ăn thật giỏi mà không đòi ai phải giúp. Mẹ đừng quên vệ sinh cho bé kỹ càng sau mỗi bữa ăn để tránh bé bị nhiễm khuẩn do thức ăn thừa vương lại gây ra nhé.
2.3. Cách tập cho bé ăn thô theo phương pháp ăn dặm tự chỉ huy
Đặc điểm đầu tiên ở phương pháp ăn dặm tự chỉ huy là bé được ăn thô ngay từ đầu và không ăn thức ăn được xay nhuyễn như các phương pháp khác. Bé tự học cách cầm nắm thức ăn, đưa thức ăn vào miệng và tập nhai luôn. Vì thế, sẽ không có giai đoạn chuyển giao từ ăn dặm sang ăn thô cho bé.
Mẹ sẽ gặp khó khăn khi cho bé ăn thô ngay từ đầu nhưng sau đó, khi bé ăn được thì việc tăng thô trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết đó ạ. Ở những ngày đầu, khi bé được 6 tháng tuổi, mẹ cắt rau củ (súp lơ, củ cải, cà rốt,…) thành những thanh dài cỡ ngón út, luộc/hấp đến khi thật mềm rồi cho bé yêu măm nhé. Khi bé dần quen, cầm nắm và nhai tốt hơn, mẹ tập cho bé ăn thịt cá vo tròn cùng cơm. Kế đến mẹ cho bé ăn trái cây tươi mềm như cherry, chuối để cung cấp dinh dưỡng và đa dạng hương vị hơn nhé.
Mẹ căn chỉnh bữa ăn cho bé xen kẽ với bú sữa để bé không bị đói khi mới ăn thô. Tùy vào khả năng ăn và tiêu hóa của bé mà mẹ tăng thô nhanh hay chậm cho phù hợp, bé dễ tiếp thu và lớn khỏe, mẹ nhé.
2.4. Cách tập cho bé ăn thô theo phương pháp ăn dặm 3in1
Tùy thuộc vào sở thích và thể trạng của bé mà mẹ sử dụng phương pháp 3in1 cho thích hợp. Chẳng hạn, mẹ kết hợp phương pháp truyền thống và BLW, cho bé ăn thức ăn xay nhuyễn xen kẽ với thức ăn thô (rau củ luộc/hấp dạng thanh dài 3 – 5 cm) ngay những ngày đầu. Như thế thì mẹ vừa tập cho bé ăn thô, vừa đảm bảo có thức ăn xay nhuyễn để bé ăn, không sợ con bị lạ đồ ăn khi mới tiếp xúc với thức ăn thô.
Vì bé ăn thô sớm nên không tránh khỏi bỡ ngỡ, mẹ đừng ngại đút cho bé ăn ở những lần đầu, sau đó nhẹ nhàng hướng dẫn bé tự bốc ăn, khi bé đã quen mẹ thả dần cho bé tự ăn để bé tự lập hơn. Mẹ áp dụng xen kẽ thực đơn ăn thô và thức ăn xay nhuyễn cho bé liên tục trong 3 – 4 tuần, sau đó mẹ giảm bữa thức ăn dạng nhuyễn lại và tăng các bữa ăn thô lên. Mẹ đừng quên chế biến thực đơn thật phong phú, bắt đầu với rau củ quả luộc, cắt dài rồi dần chuyển sang cơm nắm, thịt viên cho bé luyện nhai thật giỏi. Mẹ tham khảo hướng dẫn thực hành phương pháp 3in1 để có cách tăng thô thật phù hợp với con yêu nhé!
3. Các loại thức ăn phù hợp cho bé mới tập ăn thô
Trên hành trình ăn thô của bé, việc mẹ lựa chọn thức ăn và chế biến đúng cách sẽ giúp kích thích bé ăn thô giỏi và ngon miệng hơn. Dưới đây là gợi ý các loại thức ăn phù hợp cho bé mới tập ăn thô, mẹ tham khảo để nấu cho bé nhà mình nhé:
3.1. Các loại thịt
Thịt là thực phẩm giàu chất đạm, protein, cung cấp năng lượng dồi dào cho bé yêu hoạt động mỗi ngày. Thịt cũng chứa sắt, kẽm và nhiều loại vitamin như vitamin A, B12,… có lợi cho sự phát triển toàn diện của bé.
Nhóm thực phẩm này bao gồm thịt bò, thịt heo, thịt gà, thịt cua tôm,… phù hợp để tập ăn thô cho bé biếng ăn, bé thấp còi nhờ hương vị thơm ngon, kết cấu tơi xốp vui miệng và khả năng hỗ trợ bé tăng cân hiệu quả.
Khi chế biến thịt, mẹ nhớ xay nhuyễn và nấu thịt chín mềm rồi mới cho bé ăn để bé dễ nuốt và tiêu hóa. Bé 6 tháng mới tập ăn, mẹ cho ăn thịt 1 – 2 bữa mỗi tuần. Bé lớn hơn từ 9 – 12 tháng, mẹ cho bé ăn nhiều hơn từ 3 – 4 bữa/tuần để bé có đủ năng lượng vận động khám phá thế giới xung quanh.
3.2. Các loại rau củ
Các loại rau củ chứa hàm lượng chất xơ và khoáng chất dồi dào, đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện hệ tiêu hóa cho bé. Trong thời kỳ ăn thô, nếu mẹ không bổ sung rau củ cho con rất dễ khiến con bị táo bón, đầy hơi. Vì thế, thay đổi nhiều loại rau củ đa dạng như cà rốt, khoai tây, khoai lang, củ cải, súp lơ, rau cải,… mỗi bữa để bổ sung đủ chất dinh dưỡng, bé cảm nhận được nhiều vị và có nhiều màu sắc kích thích bé mê ăn hơn mẹ nhé.
Rau củ mẹ luộc/hấp cho thật mềm, đến khi tán nhuyễn được thì mới cho bé yêu ăn thô nhé. Mẹ cắt rau củ thành từng sợi dài như ngón tay út hoặc cắt hình khối vuông nhỏ 3 – 5 mm tùy độ tuổi và khả năng nhai của bé để bé dễ ăn nhất. Mẹ bắt đầu với 2 – 3 bữa rau/tuần khi bé mới ăn thô và tăng lên 4 – 5 bữa/tuần lúc bé quen và ăn thô giỏi mẹ nhé.
3.3. Các loại trái cây
Trái cây nhiều màu sắc đẹp mắt, hương vị chua ngọt đa dạng kích thích vị giác nên bé rất yêu thích, giảm hẳn tình trạng bé biếng ăn khi tập ăn thô. Trong trái cây cũng chứa hàm lượng vitamin C, axit folic dồi dào, giúp da dẻ bé hồng hào và giảm tỷ lệ mắc các vấn đề thường gặp như dị ứng, mẩn ngứa, rôm sảy nữa đó mẹ.
Mẹ thêm trái cây vào thực đơn ăn thô cho bé bằng cách cắt trái cây thành từng miếng nhỏ kích thước 1 – 2 cm rồi cho bé ăn kèm với bữa chính. Mẹ bắt đầu với trái cây mềm như đu đủ, na, bơ, xoài chín,… cho bé làm quen rồi chuyển sang táo, lê,… khi bé đã ăn thô giỏi hơn nhé.
4. 4 lưu ý quan trọng khi mẹ tập cho bé ăn thô
Việc tập cho bé yêu ăn thô là cực kỳ quan trọng, đây là tiền đề cơ bản để bé tập phản xạ nhai, rèn luyện kỹ năng ăn uống và hình thành thói quen tự ăn. Để đạt hiệu quả cao nhất khi luyện cho bé yêu ăn thô, mẹ ghi nhớ 4 lưu ý quan trọng này nhé:
1 – Tránh làm quen nhiều loại thức ăn ở một thời điểm
Khi mới cho bé ăn thô, không ít mẹ cho bé ăn nhiều loại thực phẩm cùng lúc vì nghĩ rằng như thế sẽ đa dạng và kích thích bé ăn. Nhưng không nên đâu mẹ ạ. Mẹ cho bé ăn nhiều thức ăn cùng lúc khiến bé khó phân biệt thức ăn, dễ bị loạn vị, không biết món nào là món nào.
Thay vào đó, mẹ cho bé làm quen với một hoặc hai loại thức ăn trong 1 bữa để bé nhận thức và cảm nhận hương vị tốt hơn. Khi bé đã nắm bắt được hương vị đó mẹ mới chuyển sang loại thực phẩm khác nhé. Chẳng hạn, lúc mới ăn thô mẹ cho bé ăn cà rốt hấp mềm trong 1 – 2 ngày, thấy bé đã quen, ăn ngon lành, không bị nôn trớ, măm măm nhanh thì bữa sau mẹ cho bé ăn củ cải, chuối, súp lơ,…được rồi.
2 – Không nên ép buộc con mẹ ơi!
Lúc bé còn nhỏ, mọi hành động của mẹ đều ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý và thái độ của bé (theo HeathyWA). Trong quá trình ăn cũng vậy, nếu mẹ liên tục bắt ép bé ăn đúng bữa, ăn hết thức ăn sẽ dễ khiến bé bị hoảng sợ và từ chối các bữa ăn.
Mẹ muốn bé ăn nhiều để cho đủ chất, sợ bé thiếu chất rồi dễ bị ốm, đây là điều dễ hiểu. Nhưng nếu bé không chịu ăn, mẹ đừng lớn tiếng, la rầy bé mà dành thời gian để lắng nghe và hiểu con hơn mẹ nhé. Từ đó, mẹ sẽ biết được bé yêu cần gì và muốn gì để đổi thực đơn cho bé hoặc cho bé lựa chọn món mình thích, tạo hứng thú và vui vẻ hơn trong mỗi bữa ăn. Bé sẽ dễ chấp nhận hơn, tự chủ động ăn thật giỏi mà không đợi mẹ phải nhắc.
3 – Bình tĩnh xử lý khi bé bị nôn ọe, bé bị hóc
Cơ thể chúng ta luôn có phản xạ tự nhiên khi đối mặt với những thứ mới lạ, chưa từng gặp. Điều này lý giải tình trạng nôn ọe ở bé khi mới tiếp xúc với thức ăn lần đầu. Lúc này, thức ăn là một thứ mới lạ và cơ thể bé tự phản xạ muốn đẩy thức ăn ra ngoài. Đây là phản ứng bình thường nên mẹ đừng quá lo lắng.
Khi bé nôn ọe do hóc dị vật, mẹ không nên cho bé uống nước vì dễ khiến thức ăn đi vào sâu hơn, làm bé bị nghẹn ứ ở cổ, không nôn ra được nữa. Nếu thấy con bị nghẹn hóc, mặt tím tái, không thể nói được, mẹ thực hiện sơ cứu cho con nhé. Mẹ đặt bé nằm sấp trên cánh tay, nghiêng đầu cho mặt con hướng xuống dưới, vỗ 5 lần vào lưng phía gần vai con để di chuyển vật bị kẹt ra khỏi miệng. Sau đó, mẹ nhẹ nhàng đặt con xuống, để con thở và nằm nghỉ nhé. Mẹ bĩnh tĩnh xử lý, đừng hoảng quá mà bế thốc con lên rất nguy hiểm, dễ làm bé khó thở hơn. Mẹ tham khảo Cách xử lý chuẩn y khoa khi bé bị nghẹn thức ăn để hiểu rõ và thực hành cho đúng nhé.
4 – Vệ sinh tay và miệng bé thật sạch sau mỗi bữa ăn thô
Ăn thô là giai đoạn bé được tiếp xúc với nhiều loại thức ăn, mùi vị phong phú hơn hẳn so với sữa mẹ. Bé sẽ rất thích thú và không tránh khỏi việc bị dính thức ăn ra tay, ra miệng. Nếu mẹ không vệ sinh cho bé đúng cách, vi khuẩn sẽ dễ xâm nhập và làm bé bị ốm. Vì thế, trước và sau bữa ăn thô, mẹ nhớ lau tay, lau miệng bé thật sạch với khăn giấy ướt chuyên dụng để “đánh bay” hết vi khuẩn nhé.
Rửa tay, miệng bé bằng nước sạch thông thường sẽ không đánh bại được các loại vi khuẩn cứng đầu, lại dễ sót lại cặn thức ăn, dầu mỡ đó mẹ. Khăn ướt chuyên dùng cho bé thường được bổ sung chất kháng khuẩn, dưỡng ẩm lành tính, lau sạch thức ăn thừa vương lại trên da bé, tránh con mắc bệnh tay chân miệng, hoặc các vấn đề về da như mẩn ngứa, rôm sảy mẹ nhé.
Vậy là mẹ đã biết cách tập cho bé ăn thô chuẩn chuyên gia rồi. Mẹ tham khảo và áp dụng cho phù hợp nhất với bé nhà mình và đừng quên các lưu ý trên để bé hợp tác hơn nhé. Nếu vẫn còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận để Góc của mẹ hỗ trợ mẹ kịp thời nhất. Chúc mẹ và bé yêu có thời gian ăn thô hiệu quả và thật nhiều niềm vui!