Hẳn mẹ sẽ lo lắng lắm nếu một sáng ngủ dậy thấy bé bị mẩn đỏ như muỗi đốt như muỗi đốt phải không mẹ? Mẹ đừng lo, đây chỉ là vấn đề thường gặp và không nguy hiểm cho bé nếu mẹ chăm sóc bé đúng cách. Mẹ tham khảo chi tiết nguyên nhân và cách xử lý trong bài viết này mẹ nhé!
Mục lục
1. Nguyên nhân khiến bé bị mẩn đỏ như muỗi đốt
Nốt mẩn đỏ do muỗi đốt thường nhỏ, có nhân ở giữa vết sưng và gây ngứa ngáy khiến bé hay đòi gãi. Khi thấy con xuất hiện các nốt mẩn như vậy, phần lớn mẹ nghĩ nguyên nhân do muỗi đốt, tuy nhiên vẫn còn nhiều nguyên nhân khác mẹ cần lưu tâm. Mẹ kéo xuống phần dưới đây để cùng “chẩn đoán” bé bị mẩn đỏ như muỗi đốt do đâu nhé!
1.1. Do bé bị côn trùng đốt
Bé chưa ý thức được côn trùng (muỗi, ong,..) là gì, đôi khi bé bị chúng đốt mà mẹ không biết. Chúng có thể cắn ở những vị trí không được che chắn như mặt, tay, chân. Mẩn đỏ do côn trùng cắn chỉ xuất hiện 1 vài nốt nhỏ, ngứa, bé gãi khiến nốt sưng phồng lên và dễ tổn thương hơn.
1.2. Bé bị dị ứng với thực phẩm
Bé có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, thành ruột non mỏng nên sẽ “nhạy cảm” với một số loại thức ăn hơn so với người lớn, đặc biệt là thức ăn giàu đạm. Khi ăn phải thực phẩm dễ gây dị ứng như: sữa động vật (sữa bò, sữa dê), lòng trắng trứng, hải sản (tôm, cua,…), một số loại hạt,… có chứa hàm lượng lớn protein khiến bé “quá tải”, lượng đạm dư khiến bé nổi mẩn đỏ. Mẩn đỏ xuất hiện nhiều ở quanh miệng và mặt, ít trường hợp xuất hiện ở tay, chân, toàn thân bé. Ngoài ra, bé còn có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa đi kèm như: nôn trớ, đầy bụng, tiêu chảy,…
1.3. Dị ứng với tác nhân bên ngoài
Khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng như phấn hoa, khói bụi, lông cho mèo,… da bé cũng dễ bị dị ứng. Mẩn đỏ xuất hiện nhiều ở những vị trí không được che chắn như mặt, tay, chân. Ban đầu là nốt mẩn đỏ rải rác, sau vài ngày không được chăm sóc sẽ sưng và lan rộng hơn.
1.4. Do một số loại virus gây bệnh về da
Bé có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên dễ nhiễm các virus gây bệnh như sởi, tay chân miệng, thủy đậu,.. Bé nhiễm phải các virus này chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp hoặc sử dụng chung đồ dùng với người bị bệnh. Sau khi nhiễm virus, các nốt mẩn đỏ xuất hiện sau khoảng 1 -2 ngày sốt cao hoặc mệt mỏi. Ban đầu là các nốt mẩn đỏ li ti, sau to dần và có bọng nước dễ vỡ, chúng xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể bé. Ngoài ra, bé còn có dấu hiệu mệt mỏi, ho, sổ mũi, sốt.
1.5. Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại kháng sinh đường hô hấp, tiêu hóa, thuốc ho, thuốc hạ sốt có tác dụng phụ gây phát ban ở trẻ nhỏ, trường hợp này thường gặp ở những bé có cơ địa dễ dị ứng thuốc. Bé cũng sẽ dễ bị mẩn đỏ do thuốc hơn nếu sử dụng thuốc quá liều so với quy định.
Nốt mẩn đỏ nhỏ xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể như mặt, ngực, cổ, tay,… Nếu dị ứng nặng, bé còn có dấu hiệu sưng phù, đau đầu, co giật. Vì vậy, mẹ cố gắng kiểm tra thành phần thuốc thật kỹ với những bé có cơ địa dị ứng trước khi cho con uống thuốc mẹ nhé!
2. Làm gì khi bé bị mẩn đỏ như muỗi đốt?
Bé bị mẩn đỏ như muỗi đốt là vấn đề thường gặp, thông thường sẽ khỏi sau vài giờ đến vài ngày. Mẹ áp dụng một số mẹo nhỏ dưới đây để giúp bé giảm ngứa nhanh nhất mẹ nhé:
- Lau mát bằng khăn: Sử dụng khăn mát, khăn ướt lau chườm ở vị trí nổi mẩn để làm sạch và tạo cảm giác dễ chịu, đỡ ngứa cho bé.
- Tắm sạch cho bé: Vệ sinh sạch sẽ cơ thể và các nốt mẩn đỏ hằng ngày. Lưu ý: Nên tắm nhanh, lau khô sau khi tắm để ngừa cảm, lựa chọn sữa tắm an toàn dành riêng cho trẻ sơ sinh không chứa paraben, chất tạo mùi hóa học,…Mẹ tham khảo bọt tắm gội thiên nhiên Mamamy để tắm sạch, dịu nhẹ và an toàn cho da bé mẹ nhé!
- Mặc quần áo thoải mái: Cho bé mặc quần áo thoáng mát, ưu tiên chất liệu cotton để giữ cơ thể bé luôn được thông thoáng, dễ cử động. Mẹ không nên sử dụng chất liệu len, chật cọ sát vào người dễ gây kích ứng và tổn thương các nốt mẩn của bé. Khi các nốt mẩn bị vỡ, dịch ở nốt mẩn sẽ lan ra và lây sang các vùng da khác của con đó mẹ ạ.
- Chú ý thức ăn của bé: Hạn chế cho bé ăn thực phẩm dễ gây dị ứng như thịt bò, trứng, sữa động vật, hải sản vì chúng chứa lượng protein lớn, cơ thể bé chưa kịp hấp thụ sẽ gây mẩn đỏ nặng hơn. Mẹ ưu tiên ăn rau xanh, thịt lợn, hoa quả,…an toàn, không gây dị ứng cho bé.
- Chăm sóc cẩn thận nếu bé bị sốt: Cặp nhiệt độ cho bé 2 giờ/ lần, mẹ cho bé uống thuốc hạ sốt ngay nếu con sốt trên 38.5 độ C, mẹ tập thói quen đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để nắm rõ liều lượng thuốc theo cân nặng của bé (ví dụ với Paracetamol sẽ khoảng 10 -15 mg/kg cân nặng). Bên cạnh đó, mẹ thường xuyên cho bé bú (2 -3 giờ/lần) để bổ sung đủ nước cho con. Với những bé lớn hơn 6 tháng, mẹ cho bé uống thêm nước lọc, nước hoa quả để tránh mất nước khi con sốt!
Trong trường hợp bé dị ứng nặng (đặc biệt do thuốc) hoặc bé nhiễm virus gây bệnh ngoài da sẽ cần được theo dõi kỹ lưỡng. Khi thấy bé có 1 trong các dấu hiệu sau đây, mẹ cần đưa bé tới gặp bác sĩ ngay để kịp thời xử lý, tránh những biến chứng không may xảy ra với con:
- Bé quấy khóc dữ dội liên tục tới 2-3 giờ không ngừng là dấu hiệu cơ thể bé đang khó chịu bất thường đó mẹ, chắc chắn lúc này bé đang cảm thấy không ổn nên mới khóc nhiều và không dứt như vậy.
- Các nốt mẩn sưng, lở loét sâu hơn, lan rộng hơn, không lặn sau 2 -3 ngày.
- Bé sốt cao trên 39 độ C, sử dụng thuốc hạ sốt mà không dứt cơn sốt.
- Bé ngủ li bì, mệt mỏi, giảm ăn giảm bú sau 1 ngày.
3. 5 điều cần lưu ý khi bé bị mẩn đỏ như muỗi đốt
Nổi mẩn đỏ là vấn đề thường gặp ở bé nhưng mẹ cũng đừng chủ quan mẹ nhé! Nếu mẹ chăm sóc bé chưa đúng cách, bé sẽ lâu khỏi hơn hoặc thậm chí tình trạng mẩn đỏ còn lan rộng, lở loét, gây nhiễm trùng da rất nguy hiểm cho con. Mẹ lưu ý thêm những điều sau đây:
- Vệ sinh không gian sống của bé sạch sẽ thoáng mát: Hút bụi, lau chùi nhà cửa hàng ngày, tránh cho bé chơi với thú cưng bởi lông từ thú cưng có thể gây dị ứng, nổi mẩn đỏ cho con. Nên giặt chăn ga, gối của bé thường xuyên 1-2 tuần/ 1 lần để giữ nhà cửa, khu vực bé nằm, chơi luôn sạch sẽ, thoáng mát, loại bỏ được các tác nhân bên ngoài gây mẩn đỏ cho con.
- Che chắn cho bé mỗi khi đưa bé ra ngoài: Mẹ sử dụng khăn, ô dù, đeo khẩu trang tránh để bụi bẩn, không khí ô nhiễm bám trên da bé gây kích ứng.
- Tránh để muỗi, côn trùng cắn bé: Không cho bé chơi 1 mình ở khu vực ẩm ướt, các góc ở trong nhà, sử dụng tinh dầu đuổi muỗi tự nhiên trong phòng của bé.
- Nên sử dụng xịt kháng khuẩn làm dịu da bé: Xịt kháng khuẩn chiết xuất từ thiên nhiên có công dụng làm dịu da khi bé bị mẩn đỏ và tránh trường hợp tay mẹ chưa được vệ sinh sạch chạm vào nốt mẩn, gây nhiễm trùng trên da con. Ngoài ra, chúng cũng giúp mẹ bảo vệ bé khỏi côn trùng cắn, bụi bẩn,… Xịt skin expert Mamamy là một loại xịt thiên nhiên an toàn để sử dụng cho bé nhà mình đó mẹ!
- Tránh làm tổn thương nốt mẩn: Mẹ không chích, gãi nốt mẩn cho bé bởi việc này khiến dịch trong nốt mẩn lan rộng ra các vùng da khác, khiến tình trạng da con nặng hơn. Mẹ cắt móng tay cho bé 1 tuần/ lần, vệ sinh tay bé sạch sẽ sau khi ăn và chơi, sử dụng bao tay cho bé nhỏ hơn 6 tháng để con không gãi, làm tổn thương các nốt mẩn.
Với mẹ, những vấn đề liên quan tới sức khỏe của bé đều khiến mẹ lo lắng, nhưng việc bé bị mẩn đỏ như muỗi đốt là vấn đề ngoài da thôi mẹ ạ. Chỉ cần mẹ hiểu da con, hiểu con cần gì và áp dụng các hướng dẫn trên bài viết, bé sẽ khỏe mạnh lại chỉ trong vài ngày thô! Mẹ để lại bình luận phía dưới nếu còn bất cứ thắc mắc gì cần được giải đáp mẹ nhé!