Có nhiều lý do khiến trẻ bị mẩn đỏ dưới cằm, dấu hiệu và cách xử lý cũng khác nhau. Vậy làm thế nào để bố mẹ phân biệt và xử lý đúng cho con khi gặp hiện tượng này? Đáp án chính xác, chi tiết được tổng hợp trong bài viết dưới đây, mẹ tham khảo nha!
Mục lục
1. Trẻ bị mẩn đỏ dưới cằm do nước bọt
Khi chuẩn bị mọc răng, bé sẽ có hiện tượng chảy dãi liên tục. Nếu mẹ không kịp thời làm sạch, bé sẽ xuất hiện các nốt mẩn đỏ nhỏ xung quanh miệng và cằm. Ban đầu chỉ là những nốt nhỏ, mọng nước sau đó lan rộng thành từng đám. Mẩn đỏ gây ngứa và đau nên bé hay đòi gãi và khó chịu.
Nước bọt trong khoang miệng lành tính, nhưng khi chảy ra ngoài mà không được mẹ làm sạch, sẽ dễ bám dính bụi bẩn và sinh sôi vi khuẩn, nấm,…khiến bé bị nổi những nốt mẩn đỏ ở cằm và quanh miệng đó mẹ ạ!
Hiện tượng bé bị nổi mẩn đỏ dưới cằm do nước bọt rất thường gặp đặc biệt độ tuổi mọc răng, ăn dặm. Chỉ cần mẹ vệ sinh sạch sẽ vị trí cằm, lau sạch nước dãi của bé thường xuyên, sau vài ngày các nốt mẩn sẽ “bái bai” bé ngay thôi.
Trong trường hợp các nốt mẩn đỏ không tự lành, ngày càng lan rộng và có mụn mủ, mụn nước, mẹ cần đưa bé đi khám, tham khảo ý kiến bác sĩ để kịp thời xử lý tránh để lại sẹo trên mặt của con mẹ nhé .
3. Bé bị tay chân miệng
Khi bị tay chân miệng, ban đầu là các nốt ban màu đỏ, mờ với kích thước nhỏ. Sau 1-2 ngày, nốt ban đỏ phồng rộp thành mọng nước, gây ngứa vỡ ra và tự khô. Không chỉ mọc ở miệng, chúng còn mọc ở khắp mặt, lòng bàn tay, bàn chân. Trước khi có biểu hiện phát ban, bé sẽ có các dấu hiệu khác giúp bố mẹ dễ dàng phân biệt hơn như:
- Sốt cao trên 39 độ C
- Đau họng, chảy nước mũi, chảy dãi do đau họng
- Bé mệt mỏi, bỏ ăn bỏ bù, số ít trường hợp bị tiêu chảy
Tay chân miệng là bệnh do virus gây ra, phổ biến là 2 chủng Coxsackie A và virus Enterovirus 71 (EV-71), thường mỗi bé chỉ gặp 1 lần trong đời. Nếu được chăm sóc đúng cách, bé sẽ khỏi sau 7- 10 ngày và không ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Vậy chăm sóc bé bị tay chân miệng như thế nào?
Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc cho mẹ:
- Hạ sốt cho bé: Nếu bé sốt trên 38.5 độ C, mẹ sử dụng thuốc hạ sốt đúng liều lượng và cân nặng (ví dụ với thuốc Paracetamol là khoảng 10 -15mg/kg cân nặng của bé). Còn bé sốt dưới 38.5 độ C, mẹ chỉ cần lau chườm toàn thân là đã giúp hạ sốt cho bé rồi.
- Vệ sinh sạch sẽ các nốt mẩn đỏ: Mẹ tắm cho bé bằng những sản phẩm tắm gội chuyên dụng dành cho trẻ sơ sinh, thành phần tự nhiên, lành tính. Không chà xát mạnh trong lúc tắm vì dễ gây vỡ các nốt mẩn làm lan ra các vùng xung quanh, gây ngứa ngáy cho bé.
- Mẹ bôi Xanh methylen để sát khuẩn vùng da bị bệnh của bé: Xanh methylen là một hợp chất giúp giải độc, sát khuẩn nhẹ. Khi mẹ bôi nước này cho bé, các vết thương hở trên da bé sẽ được sát trùng và được bảo vệ khỏi bụi bẩn, vi khuẩn, tránh bị nhiễm trùng
- Bổ sung dinh dưỡng, nước hoa quả cho bé: Mẹ ưu tiên cho bé ăn cháo rau củ loãng, và ăn khi cháo nguội bớt để tránh làm tổn thương các nốt mẩn đỏ quanh miệng. Ngoài ra, mẹ cho bé uống thêm các loại nước ép hoa quả có tính mát, giàu vitamin như cam, dưa hấu, dứa,…để tăng sức đề kháng, tránh bị mất nước, cho bé mau khỏi bệnh.
- Hạn chế để bé tiếp xúc với người xung quanh, đặc biệt là các bé khác: Tránh để nốt mẩn đỏ vỡ ra, dính vào quần áo của bé và người lớn trong nhà vì vi khuẩn từ dịch ở trong nốt mẩn sẽ lan ra và lây nhiễm sang người khác.
Trường hợp bé bị tay chân miệng bội nhiễm với các dấu hiệu sau, mẹ đưa bé đi thăm khám bác sĩ ngay để kịp thời xử lý:
- Sốt cao trên 40 độ C, dùng thuốc hạ sốt không hạ
- Các nốt mẩn lở loét, sưng đỏ, chảy mụn mủ, ngày càng to và lan rộng
- Bé tiêu chảy trên 8 lần/ ngày, bé đi ngoài ra máu
4. Bé bị thủy đậu
Các nốt mẩn đỏ xuất hiện do thủy đậu ban đầu sẽ có kích thước nhỏ vài milimet, hình tròn. Sau khoảng 1- 2 ngày, các nốt này sẽ tiến triển thành mụn nước, mụn bọng. Cuối cùng, chúng sẽ tự khô, bóc vảy và khỏi hoàn toàn. Mụn đỏ do thủy đậu không chỉ mọc ở cằm, chúng sẽ mọc ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể bé. Trước khi có nốt ban xuất hiện, bé sẽ có dấu hiệu mệt mỏi, sốt, quấy khóc.
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virus Varicella zoster virus thuộc họ Herpesviridae gây ra. Bệnh thường lây qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc qua giọt bắn khi nói chuyện. Da bé còn nhạy cảm, hệ miễn dịch non nớt nên virus có thể nhanh chóng tấn công bé.
Thông thường các dấu hiệu sốt, mệt mỏi chỉ diễn ra trong 2-3 ngày đầu, các nốt mẩn đỏ sẽ khỏi sau 7-10 ngày. Mặc dù thời gian chăm sóc cho bé bị thủy đậu khá lâu, nhưng cách chăm sóc bé với bệnh này không khó, mẹ tham khảo những phương pháp dưới đây để chăm sóc bé đúng cách nhé.
- Hạn chế bé tiếp xúc với người lớn, các bé khác ngăn lây nhiễm: Mẹ cho bé dùng bộ dụng cụ ăn uống, khăn lau riêng, bố mẹ cũng hạn chế bế bé nhiều, cho bé tiếp xúc với bé khác để tránh lây dịch từ các nốt thủy đậu của bé.
- Bổ sung dinh dưỡng giúp nâng cao đề kháng: Mẹ cho bé uống sữa đủ cữ (2 -3h/ lần), ăn thêm cháo rau củ loãng, nước hoa quả có tính mát,…để bổ sung các loại vitamin làm dịu cơ thể bé và tăng sức đề kháng. Ngoài ra, việc này cũng giúp bổ sung nước cho bé khi sốt bởi khi sốt bé dễ đổ mồ hôi và mất nước.
- Giữ gìn các nốt mẩn đỏ sạch sẽ: Tắm rửa cho bé hàng ngày để không bị nhiễm khuẩn trên da. Lưu ý, bé đang ốm nên mẹ cần tắm nhanh và với nước ấm khoảng 35 -38 độ C.
- Mặc quần thoáng mát cho bé: vừa tránh nóng bức khiến bé cảm thấy khó chịu, vừa tránh cọ xát làm tổn thương các nốt mẩn của con.
- Thường xuyên theo dõi nhiệt độ của bé: Khi bé sốt cao trên 38.5 độ C, mẹ sử dụng thuốc hạ sốt với liều lượng khoảng 10mg/kg cân nặng của bé (¼-½ viên thuốc tùy thuộc vào loại thuốc). Khi bé sốt nhẹ mẹ ưu tiên lau chườm bằng khăn ấm để hạ sốt cho bé nhé!
Trong quá trình chăm sóc bé bị thủy đậu, nếu thấy bé có 1 trong các dấu hiệu sau, mẹ đưa bé đi khám bác sĩ ngay để kịp thời có biện pháp chăm sóc cho bé, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như chạy hậu (gây vô sinh ở các bé nam) đó mẹ ạ!
- Các nốt mẩn lở loét, sưng đỏ, chảy mụn mủ, ngày càng to và lan rộng
- Sốt cao trên 40 độ C, dùng thuốc hạ sốt không hạ, nằm li bì
5. Bé bị rôm sảy
Rôm sảy cũng cũng là lý do gây ra mẩn đỏ ở cằm bé. Các nốt mụn li ti, màu đỏ, có nhân trắng mọc thành từng đám nhỏ xuất hiện. Rôm sảy gây ngứa nên bé hay lấy tay gãi hoặc dụi.
Bé sơ sinh có sức đề kháng chưa hoàn thiện nên tuyến mồ hôi hoạt động cũng chưa đạt hiệu quả cao nhất, thời tiết nắng nóng ra nhiều mồ hôi gây bít tắc lỗ chân lông và hình thành rôm sảy. Không chỉ ở cằm, bé còn dễ mắc rôm sảy ở mặt, lưng, đùi, bẹn.
Mẩn đỏ do rôm sảy chỉ là vấn đề ngoài da thường gặp nên cách xử lý cũng cực kỳ đơn giản, áp dụng đúng cách dưới đây bé sẽ hết sau 2- 3 ngày:
- Vệ sinh sạch vùng da bị rôm: Mẹ rửa mặt cho bé 2-3 lần/ngày và lau cằm liên tục cho bé (nhất là với những bé đang trong giai đoạn mọc răng, sẽ chảy nhiều dãi hơn) giúp làm sạch, thông thoáng da, tránh để bụi bẩn tích tụ gây rôm sảy, mẩn đỏ cho bé.
- Tránh để bé đọng nhiều mồ hôi qua vùng cằm, cổ bị rôm sảy: Khi bé vui chơi, hoạt động nhiều, mồ hôi sẽ tiết ra liên tục và nếu không được lau khô, chúng sẽ khiến rôm sảy vùng cằm, cổ lan ra rộng hơn. Chính vì vậy, mẹ cho bé chơi trong không gian thoáng mát, dùng khăn khô thấm mồ hôi liên tục để hạn chế việc rôm sảy lan rộng mẹ nhé!
- Cho bé ăn, uống thực phẩm mát: Mẹ bổ sung các thực phẩm mát như nước hoa quả (cam, dứa, dưa hấu,…) và cháo dinh dưỡng rau củ loãng cho bé. Việc sử dụng các thực phẩm giàu dinh dưỡng và có tính mát như vậy giúp làm mát cơ thể bé từ bên trong, rôm sảy sẽ giảm dần và không lặp lại nhiều lần cho con.
6. Bé bị chốc lở hay viêm da nhiễm trùng
Bé bị chốc lở ban đầu xuất hiện các mụn nhỏ có kích thước khoảng 0.5 cm. Sau thời gian ngắn 1 – 2 ngày, tiến triển thành mụn có bọng nước, có mủ, dễ bị vỡ, có viền màu vàng xung quanh nốt. Mẹ sờ vào sẽ thấy vùng cằm của bé hơi ẩm ướt.
Chốc lở, viêm da chủ yếu do tụ cầu và liên cầu tan huyết nhóm A gây ra. Đây là bệnh viêm, nhiễm da nên cần chăm sóc cẩn thận và lâu khỏi hơn (khoảng 2-3 tuần). Bé bị chốc lở cần được đi khám bác sĩ, đồng thời mẹ lưu ý áp dụng những mẹo nhỏ dưới đây để giúp bé nhanh khỏi hơn nha:
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da chốc lở bằng dung dịch NaCl 0, 9% hay thuốc tím 1/10.000 để ngăn cản vi khuẩn sinh sôi, phát triển mạnh hơn trên da bé.
- Không chà xát mạnh khi vệ sinh, cắt móng tay của bé để con không cào xước tránh làm tổn thương, vỡ và nhiễm trùng các nốt chốc lở.
- Dùng đúng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Thông thường bé sẽ được bác sĩ cho bôi hoặc uống kháng sinh, thuốc chống viêm,… Vì cần sử dụng đúng thuốc, đúng liều lượng nên mẹ đừng tự ý làm khác so với khuyến cáo của bác sĩ nha.
7. Bé bị dị ứng với một số tác nhân
Khi tiếp xúc trực tiếp với các chất gây dị ứng như: lông thú cưng, thời tiết ô nhiễm, khăn ướt kém chất lượng, sữa rửa mặt hóa chất,… bé cũng dễ bị nổi mẩn đỏ ở cằm bởi da bé sơ sinh còn nhạy cảm mà. Tuy nhiên, hiện tượng này không quá khó để xử lý, bình tĩnh hiểu nguyên nhân và làm theo các cách khoa học dưới đây, da con sẽ không còn mẩn đỏ nữa đâu ạ.
Trẻ bị mẩn đỏ dưới cằm do dị ứng với các tác nhân trên thông thường sẽ khỏi sau 2- 3 ngày, để giúp bé nhanh khỏi hơn mẹ chú ý một số mẹo dưới đây:
- Nếu gia đình có nuôi thú cưng, mẹ ngăn bé tiếp xúc trực tiếp với chó mèo, có thể giữ thú cưng ở phòng riêng. Đặc biệt, với những bé có cơ địa dị ứng với lông chó mèo, tốt nhất là mẹ nên gửi thú cưng nhờ người khác nuôi. Ngoài ra, mẹ chú ý tránh mua các sản phẩm sữa tắm, gội có các chất gây dị ứng như chất bảo quản paraben, chất tạo mùi tổng hợp, methylisothiazolinone,…
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh để lông tơ, khói bụi bám vào da mặt bé, cổ của bé gây ngứa, kích ứng và nổi mẩn đỏ cho bé nhiều hơn.
- Che chắn cẩn thận cho bé khi ra ngoài để tránh các tác nhân bên ngoài như khói bụi, vi khuẩn có điều kiện thuận lợi tấn công bé.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị nổi mẩn đỏ dưới cằm, sử dụng thêm xịt kháng khuẩn, chống viêm được chiết xuất từ tự nhiên để làm mát các vùng da bị nổi mẩn đỏ cho bé nhanh hơn.
8. Phòng ngừa trẻ bị mẩn đỏ dưới cằm
Bé bị mẩn đỏ dưới cằm do nhiều nguyên nhân, để phòng ngừa bé gặp lại vấn đề này, mẹ chỉ cần bỏ túi những kinh nghiệm bổ ích dưới đây:
- Vệ sinh vùng cằm sạch sẽ: Lau sạch đặc biệt sau lúc bé ăn, bé bú, bé chảy dãi hoặc ra nhiều mồ hôi. Mẹ ưu tiên sử dụng khăn ướt dùng 1 lần có tác dụng kháng khuẩn, dưỡng ẩm vừa vệ sinh vừa bảo vệ vùng da này luôn mẹ nhé.
- Tiêm phòng đầy đủ theo lịch trình: Mỗi bé sẽ có lịch tiêm riêng và được trạm xá hoặc dịch vụ, y tá mẹ thuê riêng nắm bắt, sắp xếp rõ ràng cho bé. Mẹ để ý lịch tiêm và đưa bé đi tiêm phòng đầy đủ để ngăn ngừa các bệnh do virus gây ra như sởi, tay chân miệng, thủy đậu…
- Giữ không gian sống của bé sạch sẽ, thoáng mát: Hạn chế cho bé chơi với thú cưng, chơi ở nơi nóng nắng, chật chội; thường xuyên giặt sạch chăn ga, gối đệm của bé để tránh lông tơ, bụi bẩn, ô nhiễm môi trường gây dị ứng cho bé.
- Thận trọng khi lựa chọn các sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với da bé: như khăn ướt, núm sữa, sữa rửa mặt,… Nên sử dụng các sản phẩm đã được kiểm chứng an toàn, không gây kích ứng cho bé từ các tổ chức uy tín như Bộ Y Tế, cục vệ sinh an toàn thực phẩm, tổ chức y tế thế giới.
Trẻ bị mẩn đỏ dưới cằm là vấn đề thường gặp và không gây nguy hiểm tới sức khỏe sau này của bé nếu được mẹ phát hiện kịp thời và chăm sóc cẩn thận. Mẹ cố gắng giữ gìn không gian, môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát và giữ thói quen sinh hoạt lành mạnh cho bé để hạn chế tối đa những vấn đề về da dù nhỏ nhưng gây phiền phức, khó chịu cho bé mẹ nhé!