Yến sào là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều axit amin và có hàm lượng protein cao. Tuy nhiên, cơ thể trẻ khá nhạy cảm khó tiếp nhận những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như yến sào. Vì thế, cần có cách cho trẻ ăn yến sào hợp lý để mang lại lợi ích cho trẻ phát triển toàn diện.
Mục lục
Cho trẻ ăn yến sào như thế nào là đủ
- Đối với bé từ 0 đến 12 tháng tuổi: Không nên cho trẻ ăn yến sào. Vì đây là giai đoạn hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện, chưa hấp thụ được hết chất dinh dưỡng trong tổ yến. Độ tuổi này bé nên sử dụng sữa mẹ tránh được những nguy hiểm không đáng có.
- Đối với bé từ 1 đến 3 tuổi: Giai đoạn này hệ tiêu hóa ở trẻ đang dần ổn định. Các bà mẹ có thể bắt đầu bằng việc cho bé ăn qua cháo yến hoặc uống nước yến với tần suất 1 lần/tuần. Ở giai đoạn này bé chỉ nên dùng 50gr/tháng. Nếu khi dùng xuất hiện tình trạng đau bụng, ba mẹ nên cho bé ngừng sử dụng ngay.Tuy nhiên, liều lượng và tần suất ăn yến cần được tham khảo ý kiến bác sĩ dinh dưỡng.
- Đối với bé từ 3 đến 10 tuổi: Đây là lứa tuổi phù hợp để cho trẻ ăn yến sào. Bởi vì, trẻ em bước vào giai đoạn phát triển cả thể chất lẫn trí não và cần được bổ sung rất nhiều năng lượng cho trẻ phát triển toàn diện từ trí não đến hình dáng để trẻ thông minh hơn và cao lớn hơn. Vì vậy đây là lứa tuổi được xem là phù hợp nhất để bắt đầu sử dụng yến sào. Trong giai đoạn này nên cho trẻ ăn yến sào 2-3 lần/ tuần và khoảng 100gr/tháng.
- Đối với trẻ em trên 10 tuổi: có thể dùng 3 gram yến sào trên ngày và dùng liên tục đều đặn. Bởi vì, trong giai đoạn này, bé đang hoạt động mạnh về thể chất lẫn trí não nên cần nhiều chất dinh dưỡng giúp bé phát triển toàn diện.
Lưu ý: Đảm bảo cho trẻ ăn yến sào theo đúng liều lượng được khuyến cáo, không cho trẻ ăn quá nhiều để tránh rối loạn tiêu hóa và lãng phí chất dinh dưỡng.
3 thời điểm vàng dùng yến sào hiệu quả
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng thời điểm tốt nhất để cho trẻ ăn yến sào là khi bụng đang rỗng. Cơ thể sẽ dễ nhận hết được các chất dinh dưỡng trong tổ yến và đem lại hiệu quả qua mỗi lần sử dụng.
- Buổi sáng sớm: Đây là thời điểm khi trẻ đang đói – các mẹ cho bé ăn sau khi thức dậy khoảng 1 tiếng, giúp trẻ hấp thụ tốt và toàn bộ các dưỡng chất có trong tổ yến. Một bữa sáng từ yến sào sẽ giúp cơ thể hấp thụ nhanh và hiệu quả các chất dinh dưỡng. Ngoài ra, yến sào còn giúp trẻ em có một tinh thần vui vẻ, năng động để bắt đầu một ngày mới học tập học hỏi thật hiệu quả.
- Giữa hai bữa chính trong ngày: Bạn có thể bổ sung yến sào vào thời gian giữa hai bữa chính trong ngày, khi lượng thức ăn chính đã chuyển hóa thành năng lượng phục vụ các hoạt động thường ngày thì cơ thể đã sẵn sàng trong trạng thái tiếp nhận nguồn năng lượng mới. Ví dụ: “Nếu thời gian ăn bữa trưa của trẻ vào lúc 12h và bữa tối vào lúc 19h. Thì các mẹ có thể ăn cho con ăn yến sào như một bữa ăn phụ vào khoảng thời gian từ 15h đến 16h.”
- Buổi tối trước khi đi ngủ: Khoảng 1 tiếng trước khi ngủ, đây là thời điểm chất dinh dưỡng phát huy công dụng tốt nhất cho con trẻ. Khi nồng độ của các loại hormone tăng lên và thời gian cơ thể cần nghỉ ngơi của bé. Bạn nên cho trẻ ăn yến sào lúc này giúp tăng khả năng tiếp nhận các dưỡng chất tốt vào cơ thể.
Yến sào chế biết làm sao để kích thích trẻ ăn ngon
Hiện nay, Yến sào có rất nhiều cách để chế biến ngon và hiệu quả, ngoài ra còn có nhiều món chế biến từ yến sào nguyên chất. Các mẹ nên sử dụng các hương vị tự nhiên như lá dứa với đường phèn để tạo vị thơm và ngọt cho món ăn hoặc cũng có thể khéo tay decor, trang trí bắt mắt. Đặc biệt có thể kết hợp với các món chính để kích thích vị giác cho trẻ giúp trẻ ăn yến sào miệng hơn.
Gợi ý các món ăn liên quan đến tổ yến mà mọi người thường sử dụng
- Yến chưng: Chưng yến trong khoảng thời gian từ 25-30 phút để đảm bảo sợi yến vừa chín tới, vừa dai vừa mềm và các chất dinh dưỡng được lưu giữ trọn vẹn vị ngon của yến. Đó là một trong những cách chế biến yến sào giữ được trọn vẹn các chất dinh dưỡng nhất. Cách này giúp giữ nguyên hương vị và chất lượng của yến sào. Bạn có thể chưng yến sào với đường phèn hoặc chưng cách thủy Tổ yến chưng là một cách khác để chế biến yến sào.
- Cháo yến sào: Cháo yến sào là một món ăn phổ biến và dễ chế biến từ yến sào. Bạn có thể nấu cháo yến sào để tận hưởng hương vị ngon lành và các dưỡng chất có trong yến sào. Bên cạnh đó, chúng ta nên kết hợp yến sào với số nguyên liệu bổ dưỡng như hạt sen, táo đỏ, long nhãn,… để nấu cháo sẽ gia tăng giá trị dinh dưỡng cũng như độ đậm đà của món ăn.
- Chè tổ yến: Chè tổ yến cũng là một món ăn phổ biến được chế biến từ yến sào. Bạn có thể thưởng thức chè tổ yến để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Chè tổ yến kết hợp với các nguyên liệu như hạt sen, táo tàu, long nhãn,… cong khiến món ăn trở nên ngon hơn.
Ngoài ra trên thị trường đã có các sản phẩm làm từ yến mà không cần qua chế biến rất tiện lợi để mẹ cho trẻ ăn yến sào như: Nước yến, thạch yến …
Những điều cần chú ý khi sử dụng yến sào
Đối với việc nấu yến sào:
- Không được nấu đi nấu lại tổ yến nó sẽ làm mất đi dưỡng chất có trong yến và hầu như hết tác dụng khi hâm lại tổ yến.
- Không được nấu yến trực tiếp ở nhiệt độ cao trên 100 độ C vì khi đó các chất dinh dưỡng có trong tổ yến sẽ bị bay hơi;
- Khi chế biến yến chúng ta nên chú ý đậy nắp kín để quá trình yến chín không bị bay hơi và đảm bảo lưu giữ được trọn vẹn những giá trị dinh dưỡng trong tổ yến.
- Tuyệt đối không sử dụng nồi cơm điện để chưng yến hoặc các loại nồi chưng yến mà các mẹ không có chế độ hẹn giờ.
- Khi nấu với các nguyên liệu khác thì các nguyên liệu đó cần được nấu chín khi sắp mang ra sử dụng bạn mới nên cho yến sào vào để đảm bảo món ăn được chín đều mà vẫn giữ nguyên giá trị dinh dưỡng trong tổ yến.
Đối với trẻ khi sử dụng yến sào:
- Không nên cho trẻ vận động mạnh sau khi ăn yến sào để tránh vấn đề về tiêu hóa và mồ hôi nhiều.
- Không nên ăn yến sào khi trẻ có một số bệnh như: cảm lạnh, cảm cúm, viêm da và một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa của trẻ. Hãy đến các cơ sở y tế hoặc bác sĩ để có những hiểu biết chính xác nhất.
- Các mẹ cần quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ của các loại yến trên thị trường hiện nay. Bởi vì, không phải sản phẩm nào cũng chất lượng và đem lại hiệu quả tốt.
Tóm lại, chi tiết việc dùng yến sào cho bé như thế nào với liều lượng ra sao các mẹ cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho trẻ.