Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón – Dấu hiệu và cách chữa trị tốt nhất

Trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón là một trong những vấn đề làm cho bố mẹ lo lắng. Như vậy, táo bón có thực sự nguy hiểm hay không? Bố mẹ cần làm gì khi trẻ bị táo bón? 

1. Dấu hiệu khi trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón

trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón
Dấu hiệu khi trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón

Bình thường, khi thức ăn đã tiêu hóa, đi dọc theo ruột, các chất dinh dưỡng và nước được hấp thu, còn chất thải trở thành phân. Để phân mềm cần hội tụ đủ hai điều kiện là: lượng nước nằm lại trong phần chất thải là vừa đủ. Đồng thời các cơ của ruột già và trực tràng co giãn đẩy phân dọc theo ruột ra bên ngoài. Sự rối loạn của một trong hai cơ chế này như quá ít nước hoặc nhu động ruột kém có thể gây táo bón. Táo bón là hiện tượng đi ngoài phân cứng và không thường xuyên.

Trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón sẽ có những biểu hiện sau:

  • Phân cứng, tròn nhỏ giống các viên bi (giống phân dê);
  • Trẻ đi cầu ít lần hơn so với thói quen trước đó (dưới 3 lần/tuần);
  •  Phân có lẫn vệt máu bên ngoài – biểu hiện của tình trạng rách hậu môn;
  • Bé khóc khi rặn, uốn cong lưng, khép chặt mông, nhón gót, vặn vẹo, bồn chồn. Hoặc có tư thế bất thường;
  • Bé quấy khóc bất thường, thôi quấy sau khi đi ngoài ra nhiều phân;
  • Có hiện tượng són phân trong quần mà trẻ không hay biết;
  • Kém ăn, đi tiêu được thì ăn khá hơn;
  •  Đau bụng vùng dạ dày, giảm và hết đau bụng sau khi đi tiêu;
  • Thay đổi tâm lý, hành vi: cáu bẳn, không vui vẻ, sốt ruột, bồn chồn;
  • Táo bón nặng có thể gây tắc ruột hoặc tình trạng són phân (đi cầu trong hoàn cảnh không thích hợp).

2. Nguyên nhân

trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón
Dấu hiệu khi trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón

Nguyên nhân của trẻ 7 tháng bị táo bón khá đa dạng. Có thể kể đến chẳng hạn như là:

  • Hệ vi sinh vật trong đường ruột bị mất cân bằng đột ngột: Phân mềm và ẩm giúp quá trình thải ra ngoài dễ dàng, quá trình này là nhờ hệ vi sinh vật trong đường ruột. Ở giai đoạn 7 tháng tuổi có thể trẻ không còn bú mẹ nhiều như trước nên có thể gây ra mất cân bằng. Đặc biệt, trong trường hợp trẻ bị ốm và buộc phải dùng thuốc kháng sinh thì rất có thể hệ vi sinh này sẽ bị ảnh hưởng.
  • Chế độ ăn thiếu đi chất xơ: 7 tháng tuổi nhiều trẻ đã bắt đầu ăn dặm, gia đình khi ấy rất có thể chưa cân bằng lượng dinh dưỡng trong bữa ăn. Đôi khi là quá nhiều đạm, đôi khi là quá đặc và thiếu đi chất xơ.
  • Thiếu nước: Khi dần chuyển sang ăn dặm, bé sẽ không còn được uống sữa nhiều như trước mà sẽ phải giảm bớt đi. Đôi khi sự giảm bớt đột ngột khiến cơ thể trẻ không đủ nước nên táo bón, khó đi nặng.
  •  Thay đổi trong chế độ ăn: việc gia đình chuyển sang ăn dặm, ruột bé chưa quen ngay nên thời gian đầu có thể sẽ khiến bé bị táo bón. Nhưng dần tăng chất xơ cũng như ruột bé quen hơn thì sẽ trở về bình thường.
  • Sữa công thức gia đình đang sử dụng không phù hợp: Không phải loại sữa nào cũng sẽ tương thích với tất cả các trẻ. Chính vì vậy nên xem xét kỹ trường hợp của con để mua loại sữa phù cho bé, mẹ nhé.

3. Mẹ cần làm gì khi bé 7 tháng tuổi bị táo bón?

trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón
Mẹ cần làm gì khi bé 7 tháng tuổi bị táo bón?

Khi trẻ 7 tháng bị táo bón mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Cho bé bú nhiều, bổ sung thêm nước: Trẻ 7 tháng tuổi có nhu cầu nước 100 ml trên mỗi kg trong một. Trong độ tuổi này, mẹ chỉ nên cho bé ăn ngày 1 – 2 bữa ăn dặm và bổ sung lượng sữa là chủ yếu. Điều này sẽ giúp bé dễ tiêu hóa, phân mềm hơn và đi vệ sinh tốt hơn
  • Thay đổi sữa công thức phù hợp: Khi mẹ đổi sữa mới cần theo dõi đáp ứng trên cơ thể của trẻ. Nếu thấy con có dấu hiệu tiêu chảy, táo bón hoặc nôn trớ nhiều thì mẹ cần đổi sữa khác cho bé.
  • Cho bé vận động hợp lý: Thực hiện các động mát xa nhẹ nhàng giúp làm tăng tuần hoàn để trẻ tiêu hóa dễ dàng hơn. Hãy chơi đùa cùng con để con vận động nhiều hơn. Điều này sẽ rất tốt cho tiêu hóa của bé.

Mẹ có thể thực hiện 3 bước sau để mát xa bụng cho bé một cách hiệu quả:

  • Bước 1: Chà xát bàn tay của mình vào nhau để tạo hơi ấm. Để hiệu quả hơn mẹ có thể nhỏ thêm vài giọt dầu gió vào lòng bàn tay rồi xoa đều.
  • Bước 2: Để cho bé nằm ngửa, ba mẹ nên sử dụng đầu ngón tay, dùng một lực nhẹ từ từ ấn lên bụng bé thành hình chữ U ngược. Mát xa bắt đầu từ phía dưới bên trái di chuyển lên trên rồi kéo ngang qua trên rốn. Sau đó tiếp tục di chuyển xuống dưới.
  • Bước 3: Thao tác nên được lặp lại từ 10 – 15 lần và làm 2 – 3 lần/ngày.

4. Bé 7 tháng tuổi bị táo bón như thế nào thì cần đưa đi khám bác sĩ?

Bé 7 tháng tuổi bị táo bón như thế nào thì cần đưa đi khám bác sĩ?

Bên cạnh các các xử lý tại nhà đã được đề cập, ba mệ cần đưa trẻ 7 tháng bị táo bón đến cơ sở y tế khi có các dấu hiệu sau:

  • Bé bị đau bụng dữ dội;
  • Chướng bụng, nôn ói;
  • Chậm lớn;
  • Tiêu chảy có máu;
  • Chậm phát triển thần kinh;
  • Hậu môn bất thường;
  • Có dấu hiệu nghi ngờ táo bón bệnh lý.

Xem thêm: MÁCH MẸ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ 7 THÁNG TUỔI

Trẻ 7 tháng bị táo bón không hề hiếm gặp. Bên cạnh việc hình thành thành thói quen đi đại tiện vào một giờ cố định trong ngày. Mẹ cũng cần cung cấp chất xơ cần thiết trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ để làm phân mềm, đi ngoài dễ hơn. Nếu cải thiện khẩu phần ăn không làm thay đổi tình trạng, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và điều trị.

Nguồn tham khảo: Táo bón ở trẻ em dưới 1 tuổi

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón – Dấu hiệu và cách chữa trị tốt nhất”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0