Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến
Danh mục sản phẩm

Thực đơn cho bé 13 tháng tuổi: Mọi Lưu Ý Từ A Đến Z Cho Mẹ

Thực đơn cho em bé 13 tháng tuổi cần phải được xây dựng với đủ yếu tố dinh dưỡng cũng như năng lượng. Em bé 13 tháng tuổi đã bắt đầu đùa nghịch với mọi thứ xung quanh. Cùng với đó là những hoạt động tập đi rất tốn năng lượng. Chính vì thế mẹ cần nắm rõ thời gian biểu sinh hoạt để tạo ra thực đơn. Bài viết này của Góc của mẹ sẽ giúp bố mẹ khám phá các món ăn cần có trong thực đơn cho bé 13 tháng tuổi

1. Sự phát triển của bé khi vừa qua mốc 13 tháng tuổi

Theo WHO, cân nặng trung bình của bé trai 13 tháng tuổi là 9,8kg còn bé gái nặng trung bình 9,1kg
Theo WHO, cân nặng trung bình của bé trai 13 tháng tuổi là 9,8kg còn bé gái nặng trung bình 9,1kg

1.1. Chiều cao và cân nặng trung bình của trẻ em 13 tháng tuổi

Bé tròn 1 tuổi là một mốc phát triển lớn trong những tháng ngày đầu tiên. Sau sinh nhật 1 tuổi, trẻ em 13 tháng tuổi có những hướng phát triển đáng lưu ý. Có bé đã bắt đầu tập đi, bé vẫn đang bò trườn quanh nhà. Nhưng điều quan trọng là hầu hết các bé đều có thể đạt tới một mốc chiều cao và cân nặng trung bình theo chuẩn y tế thế giới.

Theo WHO, cân nặng trung bình của bé trai 13 tháng tuổi là 9,8kg còn bé gái nặng trung bình 9,1kg. Bé trai 13 tháng tuổi cao khoảng 76,9cm, còn chiều cao trung bình của bé gái là 75,1cm. Nếu bé không đạt được đến mốc cân nặng và chiều cao như trên, mẹ cần xem lại thực đơn cho em bé 13 tháng tuổi xem đã hợp lý hay chưa.

Tuy nhiên, mỗi bé sẽ có mức phát triển khác nhau và con số trên thang đo không phải là tuyệt đối. Chỉ cần trẻ phát triển đều, tích cực về chiều cao, cân nặng trong mức quy chuẩn ở biểu đồ tăng trưởng là cha mẹ có thể an tâm.

Xem thêm:

Giới thiệu thực đơn cho bé tập ăn thô tốt cho sức khỏe

Mẹ cần lưu ý những gì khi dùng vitamin tổng hợp cho bé 1 tuổi?

1.2. Em bé 13 tháng tuổi biết làm những gì?

Về khả năng biểu lộ cảm xúc, bé có thể bộc lộ cảm xúc giận dữ, buồn bã, sợ hãi, phản đối,... khá rõ rệt
Về khả năng biểu lộ cảm xúc, bé bộc lộ cảm xúc giận dữ, buồn bã, sợ hãi, phản đối,… khá rõ rệt

Về khả năng nói, bé có thể nói các từ đơn (1 hoặc 2 từ tùy vào khả năng). Trước kia, trẻ chỉ có thể ra dấu hiệu cho người lớn bằng việc quấy khóc. Đến thời điểm này, các dấu hiệu này được thể hiện qua các hành vi, hành động ra dấu cho người lớn. Cùng với đó là trẻ em 13 tháng tuổi có thể biểu lộ rõ ràng nhiều cảm xúc. Buồn, vui, giận dữ, sợ hãi, phản đối,… bố mẹ đều có thể nhận thấy khá dễ dàng.

Về khả năng di chuyển, đứng vững là một dấu hiệu chung của các em bé 13 tháng tuổi. Bé đã có thể đi xung quanh nhà nhờ việc bám lấy các đồ vật xung quanh như bàn, ghế, tủ,… Bé thậm chí còn không cần trợ giúp trong quá trình di chuyển. Tuy nhiên, cũng có những bé phải đến 18 tháng tuổi mới biết tập đi.

Về khả năng biểu lộ cảm xúc, bé có thể bộc lộ cảm xúc giận dữ, buồn bã, sợ hãi, phản đối,… khá rõ rệt. Mẹ có thể dễ dàng thấy bé giận dỗi, tức giận khi không có được điều gì đó. Hay khi bị mắng, bé cũng sẽ tỏ ra sợ sệt, lo lắng. Mẹ hãy đối xử thật hợp lí với bé để không quá ảnh hưởng đến tâm ý của trẻ giai đoạn 13 tháng tuổi này nhé!

2. Thực đơn cho bé 13 tháng tuổi cần phải đủ dinh dưỡng như thế nào?

Mỗi ngày, bé 13 tháng cần ít nhất 1000 Calories để đảm bảo đáp ứng đủ cho nhu cầu hoạt động của cơ thể
Mỗi ngày, bé 13 tháng cần ít nhất 1000 Calories để đáp ứng đủ cho nhu cầu hoạt động của cơ thể

2.1. Bé 13 tháng ăn bao nhiêu là đủ?

Ngoài 3 bữa chính, bé cần từ 3-4 bữa phụ trong một ngày. Trong các bữa phụ đó, bố mẹ ưu tiên cho bé bé sữa mẹ. Đó là bởi sữa mẹ đã được thiên nhiên ban tặng nguồn dinh dưỡng vô cùng dồi dào. Không phải loại thức ăn nào cũng có thể chứa nhiều chất dinh dưỡng như vậy. Trong khi đó, để đảm bảo đủ dinh dưỡng, việc chuẩn bị món ăn cho bé 13 tháng tuổi tốn khá nhiều thời gian.

Mỗi ngày, bé 13 tháng cần ít nhất 1000 Calories để đảm bảo đáp ứng đủ cho nhu cầu hoạt động của cơ thể. Đặc biệt, đây là độ tuổi bé bắt đầu tập đi lại. Các động tác đứng dậy, bám đồ vật và bước đi cần nhiều năng lượng. Nếu cơ thể không được đáp ứng đủ năng lượng, bé 13 tháng tuổi sẽ gặp nhiều khó khăn để khám phá thế giới. Với 1000 Calories mỗi ngày, bố mẹ cần phân chia thành 2 nhóm. Đó là nhóm dinh dưỡng mang lại năng lượng, và ngược lại, không mang lại năng lượng.

2.2. Bé 13 tháng ăn gì?

Nhóm dinh dưỡng mang lại năng lượng bao gồm tinh bột, chất đạm và chất béo
Nhóm dinh dưỡng mang lại năng lượng bao gồm tinh bột, chất đạm và chất béo

Nhóm dinh dưỡng mang lại năng lượng bao gồm tinh bột, chất đạm và chất béo. Mẹ có thể bổ sung vào thực đơn cho bé 13 tháng tuổi các nhóm thực phẩm như gạo, ngũ cốc, thịt, tôm, cua, cá, trứng, các loại đậu. Ngoài ra, các chất béo từ động vật và thực vật cũng vô cùng quan trọng để bé có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng. Trong đó, vitamin A, D, E, K là “chìa khóa” để mở ra “cánh cửa cân bằng dinh dưỡng” trong bữa ăn.

Ngoài 3 bữa chính, trẻ cần ăn thêm 2- 3 bữa phụ mỗi ngày. Cần đa dạng nhóm thực phẩm: Rau xanh, trái cây, ngũ cốc, sữa và protein,… Những nhóm dưỡng chất và thực phẩm cần thiết cho bé gồm:

  • Bổ sung canxi từ: Sữa, rau lá xanh, đậu phụ, bông cải xanh;
  • Bổ sung sắt từ: rau xanh, thịt bò;
  • Bổ sung chất xơ từ: Rau xanh, các loại đậu được nghiền nhuyễn, chuối,…
  • Bổ sung protein từ: Thịt, cá, trứng, sữa,…;
  • Bổ sung tinh bột từ: Cơm, cháo, bún, phở,…
  • Bổ sung chất béo từ: Dầu ăn, bơ,…
Mẹ cần đa dạng nhóm thực phẩm: Rau xanh, trái cây, ngũ cốc, sữa và protein,... cho bé 13 tháng
Mẹ cần đa dạng nhóm thực phẩm: Rau xanh, trái cây, ngũ cốc, sữa và protein,… cho bé 13 tháng

Nhóm dinh dưỡng không mang lại năng lượng gồm có sắt, canxi, vitamin D – A – C, kẽm, iod. Chất sắt có trong các loại thịt đỏ như lợn, bò, cừu. Canxi giúp em bé 13 tháng tuổi chắc xương và phát triển chiều cao, có trong thủy hải sản, trứng, sữa chua, phô mai,… Vitamin A, D, C có nhiều trong rau củ quả, bơ, sữa và cả trong ánh nắng mặt trời (Vitamin D). Chất kẽm giúp bé ăn ngon miệng hơn, có trong hàu, lươn, gan, sò, các loại hạt điều, hạnh nhân,…

2.3. Lưu ý trong việc chăm sóc dinh dưỡng cho bé 13 tháng tuổi

  • Nếu người mẹ vẫn đang cho con bú thì nên tiếp tục duy trì việc này vì trẻ sẽ nhận được rất nhiều dưỡng chất từ sữa mẹ;
  • Có thể bổ sung thêm sữa công thức và sữa nguyên kem vào chế độ ăn cho bé;
  • Cung cấp đủ nước cho trẻ;
  • Tập thói quen rửa tay cho bé trước khi ăn để đảm bảo vệ sinh.

2.4. Chăm sóc răng miệng cho bé 13 tháng tuổi

Chăm sóc răng miệng cho bé 13 tháng tuổi là điều mẹ cần đặc biệt lưu tâm
Chăm sóc răng miệng cho bé 13 tháng tuổi là điều mẹ cần đặc biệt lưu tâm
  • Không nên cho bé bú mẹ, bú bình, uống nước ngọt, nước trái cây, ăn trái cây khô, kẹo, bánh ngọt,… trước khi đi ngủ để tránh sâu răng;
  • Nếu trẻ thích ngậm, mút một vật gì đó để dễ ngủ thì nên dùng vú giả;
  • Với bé đã bú mẹ, bú bình sữa trước khi ngủ thì nên dùng khăn ẩm lau nhẹ nhàng răng bé để vệ sinh miệng sạch sẽ;
  • Không nên cho trẻ ăn vặt thường xuyên, đặc biệt là đồ ngọt;
  • Nếu nghi ngờ trẻ bị khô miệng, cần đưa bé đi khám nha sĩ để được tư vấn, điều trị;
  • Khuyến khích trẻ uống bằng ly, cốc thay vì bú bình;
  • Đánh răng cho trẻ ít nhất 2 lần mỗi ngày, đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ;
  • Khi trẻ được kê đơn thuốc, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng loại thuốc không gây hại cho men răng.

3. Các món ăn cho bé 13 tháng tuổi mẹ phải khám phá ngay

3.1. Cháo thịt băm, cà rốt, yến mạch

  • Nguyên liệu: cháo cấp đông, 20g thịt nạc băm, 1/3 củ cà rốt, 30g yến mạch, hành lá.
  • Cách chế biến: Ngâm yến mạch không quá 5 phút. Rửa sạch cà rốt, cắt nhỏ và mang đi luộc. Rã đông và đun cháo trên nồi. Sau khi băm nhuyễn thịt nạc, mẹ cho thịt vào nồi cà rốt luộc. Đảo đều và chờ đến khi nước sôi thì bỏ yến mạch vào và nêm gia vị, sau đó đổ hỗn hợp vào cháo. Chờ đến khi nồi cháo đã sôi thì tắt bếp và rắc hành lá.
Cháo thịt băm, cà rốt, yến mạch
Cháo thịt băm, cà rốt, yến mạch

3.2. Cháo tôm với rau mồng tơi

  • Nguyên liệu: cháo trắng, tôm, rau mồng tơi, dầu ăn.
  • Cách chế biến: Bóc vỏ tôm, rửa thật sạch rồi băm nhuyễn cùng rau mồng tơi, hành lá và gia vị. Bắc cháo lên nồi và đun sôi, sau đó thêm tôm, mồng tơi vào đến khi thấy cháo cùng tôm và rau chín mềm. Mẹ cũng có thể bổ sung thêm các gia vị khác nếu cảm thấy cần thiết.
Cháo tôm với rau mồng tơi
Cháo tôm với rau mồng tơi

3.3. Cháo hàu

  • Nguyên liệu: cháo trắng, 2-3 con hàu tươi, hạt sen,1/2 củ cà rốt, gừng, hành khô, tỏi, gia vị, hành lá.
  • Cách làm: Bỏ vỏ hàu, chỉ lấy phần thịt đem rửa sạch. Mẹ có thể bóp hàu với muối để sạch nhớt. Rửa sạch hạt sen, sau đó ngâm rồi để ráo nước. Cà rốt, tỏi, gừng và hành đều thái nhỏ. Tiếp theo, mẹ xào hành cùng với hàu vừa đủ dậy mùi thơm, cùng lúc đó mang cháo trắng với cà rốt và hạt sen hầm chín nhừ. Cuối cùng, mẹ múc hàu và hành vào cháo và khuấy đều, thêm gia vị.

Nguồn: MIN HOUSE TV – Youtube

Với những món ăn cực hấp dẫn trong thực đơn cho em bé 13 tháng tuổi kể trên, mẹ đã có thể nắm trọn bí quyết dinh dưỡng cho bé rồi. Mẹ đừng quên cân bằng dưỡng chất đồng thời làm bữa ăn thêm phong phú hương vị sao cho hấp dẫn bé nhất có thể nhé!

Nguồn tham khảo: https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/feeding-nutrition/Pages/Sample-One-Day-Menu-for-a-One-Year-Old.aspx

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Thực đơn cho bé 13 tháng tuổi: Mọi Lưu Ý Từ A Đến Z Cho Mẹ”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Mẹ mới có bé lần đầu, bên cạnh cảm giác hạnh phúc khi được chào đón bé yêu chào đời, chắc hẳn mẹ có nhiều băn khoăn lo lắng. Mẹ nghe “chín người mười ý” nên không rõ trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã thì tốt hơn, muốn tìm hiểu kỹ […]
Có nên mua gối chống trào ngược cho bé? Nên nhưng đừng làm dụng 
Có nên mua gối chống trào ngược cho bé? Nên nhưng đừng làm dụng 
Có nên mua gối chống trào ngược cho bé hay không là câu hỏi mà nhiều mẹ phân vân, thắc mắc. Bởi bé cưng của mẹ thường xuyên trào ngược, nôn trớ, mẹ nghe nhiều người mách cho bé sử dụng gối này sẽ giúp cải thiện tình trạng nhưng mẹ sợ mua nhầm, mua […]
Gối chống trào ngược dùng cho bé mấy tháng? Từ 0 tháng mẹ nhé 
Gối chống trào ngược dùng cho bé mấy tháng? Từ 0 tháng mẹ nhé 
Gối chống trào ngược dùng cho bé mấy tháng là câu hỏi mà nhiều mẹ quan tâm vì mẹ nghe nhiều người mách dòng gối này có tác dụng ổn định dịch dạ dày, hạn chế tình trạng trào ngược, nôn trớ nhưng mẹ chưa biết bé mấy tháng thì dùng được. Vậy bài viết […]
TOP 9 cách gọi sữa về sau sinh thường giúp bé ti thỏa thích
TOP 9 cách gọi sữa về sau sinh thường giúp bé ti thỏa thích
Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ thường lo lắng khi sữa về ít, nhỏ giọt, không được ướt áo, con ti cũng chẳng thỏa thích. Không sao đâu ạ, bởi Góc của mẹ sẽ xác định được từng nguyên nhân xuất phát từ mẹ và bé, từ đó gợi ý 9 cách […]
Làm sao để sữa về nhanh sau mỗi cữ bú? 5 bí quyết cực hiệu quả
Làm sao để sữa về nhanh sau mỗi cữ bú? 5 bí quyết cực hiệu quả
Mẹ cho con bú nhưng sữa về nhỏ giọt, con không ti đủ nên thường quấy khóc, khó chịu khiến các mẹ vô cùng lo lắng, không biết làm sao để sữa về nhanh sau mỗi cữ bú. Đừng lo quá mẹ ơi, sau đây là 5 mẹo kích sữa về nhanh chóng, con ti […]
Bé uống sữa xong là ị: Nguyên nhân, triệu chứng, cách khắc phục
Bé uống sữa xong là ị: Nguyên nhân, triệu chứng, cách khắc phục
Trường hợp bé uống sữa xong là ị, đi ngoài phân lỏng làm mẹ không khỏi lo lắng vì sợ con gặp vấn đề về sức khỏe. Vậy bé đi ị sau uống sữa là phản ứng sinh lý bình thường hay bất thường? Để giúp mẹ yên tâm hơn và nắm rõ được nguyên […]
Giỏ hàng 0