Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Mẹ dễ dàng lên Thực đơn cho bé 8 tuổi

Giai đoạn từ 7-10 tuổi là giai đoạn quan trọng trong quá trình bổ sung dinh dưỡng cho trẻ. Nếu thiếu hụt dinh dưỡng ở độ tuổi này, bé sẽ có nguy cơ dậy thì muộn hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển về chiều cao cũng như trí thông minh. Thực đơn cho bé 8 tuổi là một trong những điều cần cho mẹ.

Bài toán tuổi luôn là một điều khiến các mẹ lo lắng. Nhất là với các mẹ bận rộn, thời gian để lên thực đơn hay thiết kế các bữa ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm có lẽ là một điều khó khăn. Thấu hiểu nỗi vất vả của các mẹ, bài viết dưới đây sẽ gợi ý những món ăn cho Mẹ cải thiện bữa ăn cho bẽ.

1. Bé 8 tuổi và những cột mốc phát triển quan trọng

Bé 8 tuổi và những cột mốc phát triển quan trọng
Bé 8 tuổi và những cột mốc phát triển quan trọng

Ở tuổi lên 8, các bé có những mốc phát triển vượt bậc về thể chất, cảm xúc, xã hội và nhận thức. Do đó, các mẹ hãy để ý những chỉ số, biểu hiện hay hoạt động của con lúc này để đưa ra những món ăn phù hợp.

1.1. Chiều cao cân nặng của trẻ 8 tuổi

Chiều cao cân nặng của trẻ là một trong những chỉ số để đánh giá tình trạng sức khỏe có phát triển đúng chuẩn và dinh dưỡng của trẻ có đáp ứng đúng nhu cầu hay không. 

  • Đối với bé gái: Chiều cao đạt chuẩn của các bé dao động từ mức 115 cm đến 135 cm. Về cân nặng, các bé sẽ nặng tầm 18,5 kg đến 35,5 kg.
  • Đối với bé trai: Chiều cao đạt chuẩn của các bé dao động từ 116 cm đến 136 cm, tương đương với cân nặng là 19,5kg đến 32,6 kg.

1.2. Các hoạt động thể chất

Đối với bé 8 tuổi, quá trình phát triển thể chất phần lớn là hoàn thiện các kỹ năng, sự phối hợp và kiểm soát cơ bắp. Những trẻ có tiềm năng thể thao có thể thể hiện khả năng của mình ở giai đoạn phát triển này vì đây là độ tuổi các kỹ năng vận động của bé được hoàn thiện dần. 

Đây là giai đoạn bé hoạt động rất nhiều, vì thế, các mẹ cần bổ sung nhiều dinh dưỡng cho bé ở độ tuổi lên 8.

Các mẹ có thể xem thêm: Các giai đoạn phát triển của trẻ từ 0 – 18 tuổi mà mẹ cần lưu ý

2. Thực đơn cho bé 8 tuổi và những loại thực phẩm cần bổ sung

Thực đơn cho bé 8 tuổi và những loại thực phẩm cần bổ sung
Thực đơn cho bé 8 tuổi và những loại thực phẩm cần bổ sung

Với những quan sát của mẹ về chỉ số phát triển cơ thể của bé cũng như chương trình hoạt động thể chất, các Mẹ có thể nhận ra bé còn thiếu hụt gì và cần bổ sung như thế nào. Nhìn chung, các nhóm thực phẩm mà bé cần hàng ngày là

  • Tinh bột: Tinh bột là nhóm thực phẩm chính giúp cung cấp đủ năng lượng bé khỏe mạnh, vui chơi, linh hoạt. Các mẹ có thể đa dạng hóa các nguồn bổ sung tinh bột thay vì chỉ cho bé ăn cơm trắng. Tinh bột còn có thể có trong bánh mì, ngũ cốc,…
  • Rau củ, chất xơ: Rau củ, trái cây cũng là loại thực phẩm cần thiết đối với sự phát triển của trẻ. Những loại rau củ, trái cây như đu đủ, cà rốt, bông cải, rau bó xôi… rất giàu chất xơ, folate, vitamin A, giúp phát triển xương, mô của trẻ.
  • Các sản phẩm giàu Protein: Thực phẩm giàu protein giúp kiến tạo và hồi phục mô tổn thương trong cơ thể để trẻ phát triển.Hãy mua những loại thịt nạc như gà bỏ da hoặc thịt mông và lưng bò vì chúng có nguồn đạm cao nhưng lại ít béo. 
  • Nhóm thực phẩm giàu Canxi: Canxi là siêu chất dinh dưỡng giúp xương và răng chắc khỏe. Đây là chất dinh dưỡng quan trọng cần có trong Thực đơn cho bé 8 tuổi. 
  • Nhóm thực phẩm giàu đạm: Đạm là nguyên liệu của cả quá trình xây dựng tế bào cơ thể, cơ, xương, răng… lẫn quá trình tạo dịch tiêu hoá, các men và hormone giúp điều hoạt hoạt động cơ thể, đồng thời cũng sản xuất các kháng thể chống chọi bệnh tật. 

3. Giúp Mẹ lên Thực đơn cho bé 8 tuổi

Giúp Mẹ lên Thực đơn cho bé 8 tuổi
Giúp Mẹ lên Thực đơn cho bé 8 tuổi

Từ danh sách những thực phẩm giúp tăng chiều cao trên, cha mẹ có thể kết hợp cùng các món ăn khác để lên thực đơn hằng ngày tùy theo điều kiện cũng như khẩu vị của trẻ. Các mẹ có thể tham khảo thực đơn chi tiết dưới đây:

3.1. Thứ 2

  • Bữa sáng: Sữa và ngũ cốc
  • Bữa trưa: Cơm, thịt kho trứng, Canh bầu nấu tôm
  • Bữa chiều: Hoa quả
  • Bữa tối: Cơm, đậu sốt cà chua, Bắp cải luộc

3.2. Thứ 3

  • Bữa sáng: Sữa và bánh mì nướng
  • Bữa trưa: Cơm, trứng đúc thịt, Canh mồng tơi
  • Bữa chiều: Hoa quả
  • Bữa tối: Cơm, thịt bò xào đậu cove, Canh cải ngọt 

3.3. Thứ 4 – Thực đơn cho bé 8 tuổi

  • Bữa sáng: Cháo bí đỏ + sữa
  • Bữa trưa: Cơm, tôm thịt xào củ quả, canh giá nấu chua
  • Bữa chiều: Hoa quả
  • Bữa tối: Cơm, cá hồi áp chảo, Canh rau ngót

3.4. Thứ 5

  • Bữa sáng: Cháo bò bông cải + sữa
  • Bữa trưa: Cơm, chả trứng sốt, lạp xưởng, canh mồng tơi nấu thịt nạc
  • Bữa chiều: Sữa chua
  • Bữa tối: Cơm, cá sốt cà chua, canh mướp nấu nghêu

3.5. Thứ 6

  • Bữa sáng: Bánh mì sandwich + Sữa
  • Bữa trưa: Cơm, canh bí đỏ nấu xương, thịt gà rim thơm
  • Bữa chiều: Chè 
  • Bữa tối: Cơm, cua rang me, rau súp lơ luộc, thịt kho tiêu

3.6. Thứ 7

  • Bữa sáng: Ngũ cốc + Sữa
  • Bữa trưa: Cơm, Bò sốt vang, Canh cải thịt bằm
  • Bữa chiều: Bánh Flan
  • Bữa tối: Cơm, cá trích rán, đậu phụ sốt cà chua, canh sấu

3.7. Chủ nhật – Thực đơn cho bé 8 tuổi

  • Bữa sáng: Phở gà
  • Bữa trưa: Cơm, tôm rim, canh cá chua
  • Bữa chiều: Sữa chua
  • Bữa tối: Cơm, cá chép om dưa, canh khoai mỡ thịt bằm

Với Thực đơn cho bé 8 tuổi được gợi ý trên đây, các mẹ có thể thay đổi linh hoạt giữa các ngày để con đầy đủ chất dinh dưỡng mà không cảm thấy chán ăn. Ngoài ra, các mẹ hãy sáng tạo trong cách bài trí hay làm các món ăn phù hợp với khẩu vị của bé để đạt hiệu quả tốt nhất nhé !

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Thêm đánh giá

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Đặng Phương Thuỷ

Bài viết rất hữu ích vì tôi đang có con gái trong độ tuổi này!Mong sẽ nhận được nhiều bài viết hơn nữa từ tạp chí.Cá nhân tôi chưa hiểu về hậu quả của dậy thì sớm và dậy thì muộn. Mong sẽ có tư vấn từ tạp chí để con được phát triển hoàn thiện

27-09-2021 16:12


Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0