Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Cách tắm cho trẻ sơ sinh đơn giản mẹ nào cũng cần biết

Tắm cho trẻ sơ sinh là điều vô cùng quan trọng. Điều này đòi hỏi người thực hiện phải làm thật cẩn thận vì cơ thể nhỏ bé vô cùng nhạy cảm. Bên cạnh đó, rốn của con rất dễ bị nhiễm trùng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế, tìm hiểu về cách tắm cho trẻ sơ sinh là việc mà cha mẹ cần phải làm khi nhà có em bé.

1. Lợi ích khi thực hiện cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn

Tắm thường xuyên chính là cách giúp con dễ chịu hơn
Tắm thường xuyên chính là cách giúp con dễ chịu hơn

Mẹ biết không, cục cưng sau khi chào đời cần phải thường xuyên được tắm rửa vì con vừa có một thời gian dài sống trong môi trường nước ối. Chính vì thế mà da của con vẫn còn dính các chất bẩn như dây phân, nước tiểu, nước ối, nếu không được tắm rửa sạch sẽ thì các loại vi khuẩn, chất độc rất dễ xâm nhập làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tắm thường xuyên chính là cách giúp con dễ chịu hơn. Cơ thể trẻ cũng nhanh tuần hoàn đồng thời da được nuôi dưỡng, bảo vệ tế bào thượng bì không bị tổn hại. Giúp điều chỉnh công năng hoạt động của các hệ thống cơ quan trong cơ thể. Từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng của trẻ. Hãy cùng xem hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh để giúp cơ thể của con thoải mái nhất.

2. Chuẩn bị trước khi tắm cho trẻ sơ sinh

Chuẩn bị trước khi tắm cho trẻ sơ sinh
Chuẩn bị trước khi tắm cho trẻ sơ sinh

Để thực hiện đúng chuẩn cách tắm cho trẻ sơ sinh như chuyên gia, trước hết, mẹ cần phải chuẩn bị đầy đủ mọi thứ trước khi tắm. Những đồ dùng cần thiết bao gồm:

  • 2 thau tắm, 2 khăn xô nhỏ, nước ấm, sữa tắm, dầu gội.
  • Quần áo, tã giấy, khăn lớn, tăm bông, dầu tràm, bao tay, bao chân, nước muối sinh lý, miếng rơ lưỡi.

3. Cách tắm cho trẻ sơ sinh an toàn

Đỡ gáy của bé bằng tay trái còn tay phải nhúng ướt khăn xô sau đó xoa lên đầu làm ướt tóc con
Đỡ gáy của bé bằng tay trái còn tay phải nhúng ướt khăn xô sau đó xoa lên đầu làm ướt tóc con

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ, hãy thực hiện cách tắm cho bé sơ sinh với các bước tắm an toàn như sau:

  • Bước 1: Mẹ hãy đặt con lên một mặt phẳng. Sau đó cởi hết quần áo, tã giấy trên người.
  • Bước 2: Nhẹ nhàng bế con đến gần với vị trí đặt thau tắm.
  • Bước 3: Mẹ hãy ngồi xổm và đặt bé lên đùi của mình. Đỡ gáy của bé bằng tay trái còn tay phải nhúng ướt khăn xô sau đó xoa lên đầu làm ướt tóc con. Lấy dầu gội và gội đầu cho con. Tiếp tục, dùng khăn rửa sạch dầu gội còn lại trên đầu bé. Tắm đến đau lau khô sạch đến đó.
  • Bước 4: Thực hiện vắt khăn bớt nước và lau sạch vùng mặt cho con. Đặc biệt chú ý đến mắt và hai lỗ tai khi thực hiện cách tắm cho trẻ sơ sinh.
  • Bước 5: Sau khi rửa mặt xong, mẹ hãy thả con từ từ vào trong thau tắm. Chú ý luôn phải lấy tay để đỡ lấy phần cổ của con. Làm ướt mình của bé và xoa sữa tắm khắp người. Thực thiện thật cẩn thận để tránh chạm vào vùng rốn của con.
  • Bước 6: Nhấc bé lên và tiếp tục chuyển vào thau tắm 2 đã chuẩn bị có chứa nước sạch. Tráng qua lại các bộ phận một lần nữa.
  • Bước 7: Cuối cùng bế bé ra ngoài và đặt lên khăn khô đã trải sẵn.

4. Chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi tắm

Sau khi tắm cho trẻ sơ sinh xong mẹ hãy luôn nhớ giữ ấm cho cơ thể của con bằng cách quấn bé vào khăn
Sau khi tắm cho trẻ sơ sinh xong mẹ hãy luôn nhớ giữ ấm cho cơ thể của con bằng cách quấn bé vào khăn

Mẹ cũng cần chú ý đến việc chăm sóc bé ngay sau khi tắm với những điều sau đây:

  • Sau khi tắm cho trẻ sơ sinh xong mẹ hãy luôn nhớ giữ ấm cho cơ thể của con bằng cách quấn bé vào khăn và thấm khô người từ đầu xuống chân.
  • Tiếp đó, nhỏ 1 giọt nước muối sinh lý vào mắt và mũi của bé. Sau đấy là nhỏ vào miếng rơ lưỡi để vệ sinh lưỡi cho bé.
  • Dùng tăm bông mềm để lau khô vành tai của con.
  • Nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào tăm bông sau đó vệ sinh xung quanh cuống rốn cho con. Cách tắm cho trẻ sơ sinh đã rụng rốn hay cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn cũng tương tự nhau chỉ là khi bé chưa rụng rốn thì mẹ chú ý giữ cho rốn của con luôn khô ráo để nhanh liền vết thương hơn.
  • Nhanh chóng mặc tã cho bé. Hạn chế để tã cọ sát vào rốn nếu bé chưa rụng rốn.
  • Mẹ lấy chút dầu tràm ra tay rồi xoa lên lồng ngực và lưng, lòng bàn tay, bàn chân cho con.
  • Cuối cùng là mặc quần áo mang bao tay, bao chân vào cho con. Đừng quên ôm con vào lòng để con được ấm áp.

5. Lưu ý trong cách tắm cho trẻ sơ sinh

Mẹ lưu ý là hãy chọn tắm cho trẻ sơ sinh vào thời điểm vẫn còn ánh nắng mặt trời ấm áp
Mẹ lưu ý là hãy chọn tắm cho trẻ sơ sinh vào thời điểm vẫn còn ánh nắng mặt trời ấm áp
  • Mẹ lưu ý là hãy chọn tắm cho trẻ sơ sinh vào thời điểm vẫn còn ánh nắng mặt trời ấm áp. Khung giờ thích hợp là từ 10 – 11 giờ hoặc từ 15 – 16 giờ. Thời gian tắm chỉ từ 4 – 5 phút đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi.
  • Cách tắm cho trẻ sơ sinh mùa đông mẹ nên chọn nơi kín gió và sử dụng cả máy sưởi để cơ thể con không bị lạnh. Cách tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè cũng không nên để con ở nơi có quá nhiều gió khi tắm để hạn chế việc con bị cảm lạnh.
  • Trước khi tắm hãy chuẩn bị đầy đủ mọi thứ để thao tác thật nhanh chóng.
  • Kiểm tra nhiệt động nước tắm khoảng 32 độ C là thích hợp nhất để tắm cho con.
  • Chọn sữa tắm và dầu gội dịu nhẹ, an toàn cho da của con.

Đối với trẻ sơ sinh, mẹ chỉ cần tắm khoảng từ 2 đến 3 lần/tuần, không cần tắm quá thường xuyên. Nhưng vẫn phải đảm bảo làm sao để mặt, cổ, miệng, tay, chân và bộ phận sinh dục sạch sẽ.

Trên đây là cách tắm cho trẻ sơ sinh giúp con luôn được sạch sẽ và thoải mái. Mẹ hãy ghi nhớ để thực hiện cho con nhé.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cách tắm cho trẻ sơ sinh đơn giản mẹ nào cũng cần biết”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0