Trong thời gian 0 – 6 tháng tuổi, sữa mẹ là thức ăn duy nhất của trẻ sơ sinh giúp bé được cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Tuy nhiên khi đã qua 6 tháng, sữa mẹ chỉ có thể cung cấp 70% dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bé. Khi đó mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm. Nhưng đây cũng là khoảng thời gian nhiều mẹ bắt đầu quay trở lại làm việc. Cho nên cách tốt nhất là mẹ nên chuẩn bị thức ăn dặm cho bé trong 1 tuần. Quan trọng hơn là mẹ cũng cần biết cách bảo quản đồ ăn dặm cho bé đúng cách. Mamamy sẽ chía sẻ một số cách bảo quản thức ăn đã nấu chín trong bài viết dưới đây.
Xem thêm: Bé ăn dặm: 10 luật bất thành văn mẹ không thể bỏ qua
Mục lục
1. Một số cách bảo quản đồ ăn dặm
Tủ lạnh là vật dụng quen thuộc để bảo quản thực phẩm trong gia đình. Đối với thực phẩm đã nấu chín, nhiều mẹ thường sử dụng ngăn mát để bảo quản. Đồ ăn dặm của bé cũng không ngoại lệ khi mẹ sử dụng phương pháp này. Tuy nhiên ngăn mát không phải là tốt nhất. Các chất dinh dưỡng có thể bị hao hụt đi trong thời gian bảo quản. Và đồ ăn chỉ có thể được bảo quản trong một thời gian ngắn. Đối với các mẹ bận rộn thì không tiết kiệm được nhiều thời gian nên cần bảo quản thực phẩm.
- Bảo quản trong ngăn mát: Mẹ chia thức ăn vào các lọ thuỷ tinh sạch và đậy nắp, sử dụng càng sớm càng tốt, tối đa 1 ngày phải sử dụng hết.
- Bảo quản trên ngăn đá: mẹ nên sử dụng các khay đá nhựa có nhiều ô bằng chất liệu tốt, làm đông thức ăn trong ô nhỏ với lượng thức ăn vừa phải đủ 1 bữa ăn hoặc 1 ngày ăn tùy ý. Sau đó, mẹ bịt kín khay lại, dán nhãn thời gian cũng như tên thức ăn lên hộp. Cách này có thể giúp mẹ bảo quản tốt nhất các thực phẩm đã nấu chín khoảng 3 tháng và thực phẩm chưa nấu chín khoảng 2 tháng. Tuy nhiên vẫn nên lưu ý: sử dụng càng sớm càng tốt mẹ nhen!
Vì vậy, thay vì ngăn mát tủ lạnh, mẹ nên chọn ngăn đá để bảo quản thực phẩm. Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh ở ngăn đá, thực phẩm được cất giữ ở đây sẽ không bị mất các chất dinh dưỡng. Bởi vì khi đó các chất trong thực phẩm đang ở trạng thái ngủ nên không xảy ra quá trình chuyển hóa chất. Mẹ chỉ cần nấu trước đồ ăn dặm cho bé cả tuần. Sau đó chia nhỏ thành từng phần vừa đủ rồi bỏ vào ngăn đông để bảo quản. Bằng cách này mẹ có thể bảo quản đồ ăn dặm trong tủ lạnh cho bé lâu hơn mà lại không bị mất chất. Hơn nữa mẹ còn có thể tiết kiệm thời gian cho công việc và bản thân.
Mẹ nên tham khảo:
Dụng cụ ăn dặm cho bé từ A đến Z
Cách trữ đông rau cho bé ăn dặm cực an toàn
1.1. Cách trữ đông thịt bò cho bé ăn dặm
Thịt bò là một loại thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng cho sự phát triển của bé. Với thịt bò, mẹ có thể chế biến thành nhiều cách khác nhau cho bé ăn dặm. Phổ biến và dễ làm nhất có lẽ vẫn là cháo thịt bò. Mẹ nên kết hợp với các loại thực phẩm khác để tăng dinh dưỡng. Sau khi chế biến, mẹ hãy chia thành từng phần nhỏ vừa ăn cho bé rồi trữ đông. Mẹ có thể dùng các hộp nhựa nhỏ hoặc dùng khay nhựa có nhiều ô nhỏ. Đậy kín và dán nhãn cẩn thận để dễ phân biệt. Một lưu ý là mẹ không nên dùng hộp đựng thủy tinh để bảo quản thức ăn đã nấu chín nhé. Nó có thể bị nứt, vỡ trong quá trình đông lạnh.
1.2. Cách bảo quản chuối cho bé ăn dặm
Không thể phủ nhận giá trị dinh dưỡng của chuối đối với con người. Chuối là một thực phẩm có nhiều dưỡng chất, đối với trẻ em không ngoại lệ. Mẹ có thể dùng chuối để chế biến các món ăn dặm cho bé nhà mình. Tuy nhiên mẹ cũng không nên cho bé ăn quá nhiều chuối. Mẹ nên tìm hiểu lượng chuối có thể cho bé ăn theo từng lứa tuổi. Việc dùng chuối để làm món ăn dặm cũng sẽ giúp bé dễ ăn hơn.
Một điều mẹ cần lưu ý thêm đó là cách chọn chuối ngon và an toàn. Mẹ không nên chọn chuối có vỏ ngoài vàng ươm, không tì vết. Đó có thể là chuối dấm, gây hại cho sức khỏe. Mẹ nên chọn nải chuối chín không đều. Loại chuối này khi ăn sẽ rất ngọt mà không bị chát. Sau khi mua về mẹ có thể treo lên hoặc bọc kín bỏ tủ lạnh để bảo quản. Như vậy chuối không bị thâm và khi quả chín là có thể ăn liền. Ngoài ra mẹ nên biết chuối hột kị mật ong, chuối tiêu kị khoai môn. Khi kết hợp thực phẩm mà không tìm hiểu kĩ có thể khiến bé có vấn đề về sức khỏe.
1.3. Cách bảo quản bột cho bé
Cách tốt nhất để bảo quản bột ăn dặm cho bé là bảo quản lạnh. Sau khi chế biến, mẹ nên bảo quản bột càng sớm càng tốt. Tốt nhất là bảo quản ngay trong vòng 1 giờ sau khi nấu xong. Nếu chỉ dùng trong ngày mẹ có thể bảo quản thực phẩm trong ngăn mát tủ lạnh. Còn để dùng lâu dài thì mẹ hãy bỏ vào ngăn đá. Với bột ăn dặm có chứa bột gạo, để lâu sẽ kích hoạt bào tử của vi khuẩn gây độc tố khi bị hâm nóng. Vì vậy mẹ cần bảo quản lạnh bột ăn dặm sớm để tránh bé bị vi khuẩn xâm nhập và mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
2. Cách rã đông đồ ăn dặm an toàn
Ngoài cách bảo quản đồ ăn dặm ra, mẹ nên tìm hiểu cả cách rã đông an toàn nữa. Vì đa phần các mẹ đều bảo quản thức ăn trong tủ lạnh nên cần có rã đông đúng cách để không bị mất chất. Mẹ có thể tham khảo một số cách rã đông sau:
- Rã đông trong ngăn mát qua đêm.
- Dùng nước ấm hoặc đun cách thủy.
- Dùng lò vi sóng.
Chăm sóc em bé là cả một quá trình đây gian nan vất vả của mẹ. Con càng lớn lên thì mẹ lại càng tốn nhiều công sức hơn. Làm mẹ đòi hỏi rất nhiều kĩ năng để bé được phát triển khỏe mạnh về cả thể chất lẫn tinh thần. Và học cách bảo quản đồ ăn dặm cho bé cũng là 1 kĩ năng mẹ cần có. Phương pháp bảo quản thức ăn đã nấu chín này sẽ giúp mẹ dễ dàng hơn và tiết kiệm thời gian mà vẫn có thể chăm sóc con tốt nhất. Góc của mẹ xin chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe và hạnh phúc!
Xem thêm:
Cho trẻ ăn dặm thế nào? Mẹ phải biết những “bí kíp” sau đây!
Gia vị cho bé ăn dặm: 6 Loại hạt nêm cho bé mẹ cần biết
Thực phẩm ăn dặm cho bé: Bảng thực phẩm chuẩn nhất
Cho bé ăn dặm đúng cách: Những nguyên tắc bất di bất dịch
Mẹ hãy thường xuyên cập nhật Góc của mẹ để nắm được những thông tin hữu ích cho mẹ và bé nha!
Nguồn tham khảo: Ăn dặm ở trẻ: Thế nào là hợp lý?