Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Tất cả hoạt động chuyển hóa trong cơ thể đều cần nước. Đối với trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi nước càng quan trọng hơn. Vậy trẻ 7 tháng uống bao nhiêu nước là đủ? Mẹ hãy tham khảo chia sẻ trong bài viết này nhé!

1. Trẻ 7 tháng uống bao nhiêu nước – Tầm quan trọng của nước với cơ thể bé

Nước giúp duy trì hoạt động các cơ quan trong cơ thể trơn tru, hiệu quả. Với trẻ em, nước còn giúp điều hòa nhiệt độ, bảo vệ sức khỏe cho bé. Tuy nhiên, trẻ em dễ mất nước, nhất là khi bị bệnh. Do đó, mẹ cần nắm rõ trẻ 7 tháng uống bao nhiêu nước để bù nước đầy đủ cho bé.

1.1. Lợi ích của nước với cơ thể bé

Trẻ 7 tháng uống bao nhiêu nước
Trẻ 7 tháng uống bao nhiêu nước

Với bé 7 tháng tuổi, nước đóng vai trò quan trọng như sau:

  • Là dung môi cho các phản ứng hóa học trong cơ thể: Nước tham gia vào hầu hết các hoạt động của cơ thể. Nước có trong nước bọt và dịch dạ dày, giúp thức ăn trở nên mềm hơn, dễ tiêu hóa hơn. Nước cũng góp phần đưa chất dinh dưỡng đến nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể.
  • Giúp bài tiết chất độc ra khỏi cơ thể: Nước cũng tham gia hoạt động của hệ bài tiết. Nước giúp bài tiết độc tố, chất cặn bã mà cơ thể không hấp thụ được ra ngoài.
  • Giúp điều hòa thân nhiệt: Thân nhiệt bình thường của bé 7 tháng tuổi trong khoảng  36,5°C – 37,2°C. Khi thân nhiệt tăng, cơ thể sẽ thoát nước qua tuyến mồ hôi để hạ nhiệt. Vào mùa lạnh, các lỗ chân lông co lại tránh mất nước, giữ nhiệt cho cơ thể.
  • Là chất bôi trơn giúp các cơ quan hoạt động hiệu quả hơn: Khi nhai thức ăn, bé cần nước bọt để nghiền nát và dễ nuốt hơn. Khi tiêu hóa, nước trong dịch dạ dày giúp tiêu hóa thức ăn nhanh hơn. Nước trong nhãn cầu mắt giúp giữ ẩm và sự linh hoạt cho mắt. Nếu không nắm rõ trẻ 7 tháng uống bao nhiêu nước, để bé bị thiếu nước, khớp và nhãn cầu sẽ bị khô, dễ bị chấn thương khớp và nhanh mỏi mắt, cận thị.

1.2. Bé bị mất nước nguy hiểm thế nào?

Trẻ 7 tháng uống bao nhiêu nước
Trẻ 7 tháng uống bao nhiêu nước

Vì nước tham gia vào các hoạt động khác nhau nên khi thiếu nước, mất nước, các hoạt động này sẽ bị đình trệ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Một số hệ lụy có thể kể đến như mất cân bằng điện giải, rối loạn tiêu hóa, hạ thân nhiệt, thậm chí tổn thương não dẫn tới tử vọng.

Do vậy, mẹ cần nắm rõ trẻ 7 tháng uống bao nhiêu nước và cung cấp đủ nước cho bé. Mặt khác, mẹ cũng cần lưu ý một số nguyên nhân gây mất nước cho bé như sau:

  • Bé bị tiêu chảy, phân lỏng, số lượng trên 3 lần/ ngày.
  • Bé bị nôn mửa, có thể kèm theo tiêu chảy.
  • Bé bị sốt cao, cơ thể sẽ phản ứng thoát nước để hạ nhiệt khiến bé bị mất nước nhanh chóng.
  • Hoạt động nhiều trong ngày khiến cơ thể nóng lên, toát mồ hôi cũng khiến bé mất nước. Đặc biệt khi trời nóng, mẹ cần chú ý bổ sung thêm nước để bù nước đầy đủ cho bé.

2. Trẻ 7 tháng uống bao nhiêu nước – Cách nhận biết bé thiếu nước

Cách nhận biết bé thiếu nước
Cách nhận biết bé thiếu nước

Với bé 7 tháng tuổi, mẹ có thể nhận biết nhanh chóng khi bé bị thiếu nước như sau:

  • Đi tiểu ít: Bé trên 6 tháng tuổi thường đi tiểu ít nhất 6 lần/ ngày nếu đủ nước. Nếu bé đi tiểu ít hơn 6 lần/ ngày, không đi trong 4 – 6 tiếng là bé bị thiếu nước.
  • Nước tiểu vàng đậm: Bé được cung cấp đủ nước, nước tiểu sẽ trong hoặc vàng nhẹ. Nếu nước tiểu màu vàng sậm màu là bé bị thiếu nước.
  • Môi khô, miệng khô, khóc không có nước mắt, thóp bị lõm, không muốn bú… cũng là những dấu hiệu khi bé thiếu nước.

Khi gặp trường hợp này, mẹ cần bình tĩnh, đừng lo lắng quá mà cho bé uống quá nhiều nước, không tốt cho sức khỏe. Mẹ nên tìm hiểu xem trẻ 7 tháng uống bao nhiêu nước là đủ và bù đủ lượng nước còn thiếu mà thôi.

3. Trẻ 7 tháng uống bao nhiêu nước – Cách tính lượng nước cần thiết cho bé

Khi đã nắm rõ tầm quan trọng của nước và dấu hiệu trẻ thiếu nước, mẹ cần biết con cần bao nhiêu nước mỗi ngày để bổ sung đầy đủ. Mẹ có thể tính như sau:

3.1. Cách tính lượng nước cần thiết cho bé

Cách tính lượng nước cần thiết cho bé
Cách tính lượng nước cần thiết cho bé

Lượng nước cần thiết của bé được tính dựa vào độ tuổi và cân nặng. Với những bé sơ sinh, lượng nước bổ sung chủ yếu là sữa mẹ. Theo đó cách tính là 100ml/1kg cân nặng. Ví dụ, nếu bé con 7kg, lượng nước cần thiết sẽ là 700ml/ngày.

Ngoài ra, lượng nước cần thiết có thể thay đổi dựa theo giới tính, mức độ hoạt động, nhiệt độ thời tiết, tình trạng sức khỏe của bé. Nếu bé hoạt động nhiều, ra mồ hôi, bị sốt cao… thì trẻ câu trả lời cho vấn đề trẻ 7 tháng uống bao nhiêu nước sẽ nhiều hơn, đảm bảo bù đủ lượng nước mất đi.

3.2. Mẹ cần lưu ý điều gì khi cho bé uống nước?

Mẹ cần lưu ý điều gì khi cho bé uống nước?
Mẹ cần lưu ý điều gì khi cho bé uống nước?

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý đến cách bổ sung nước cho bé hàng ngày. Nước được tính là tất cả những loại nước bao gồm sữa mẹ, sữa ngoài, nước trắng, nước hoa quả, nước canh, nước pha bột, nước trong cháo… Tổng lượng nước cần cung cấp cho bé là tổng tất cả lượng nước như trên bé hấp thụ vào cơ thể trong ngày.

Một lưu ý khác, mặc dù việc uống đủ nước vô cùng quan trọng nhưng mẹ nên tránh không cho bé vừa ăn vừa uống. Việc này khiến bé mau no, ăn ít dẫn đến thiếu năng lượng cần thiết trong ngày. Tình trạng này lâu dần bé sẽ có nguy cơ suy dinh dưỡng.

Liên quan đến việc trẻ 7 tháng uống bao nhiêu nước, mẹ cũng cần chọn loại nước cho bé. Theo đó, mẹ nên hạn chế cho bé uống nước khoáng, thay vào đó là nước đun sôi để nguội. Theo giáo sư bác sĩ Jill I., bệnh viện Westminster (Anh Quốc), nước khoáng có hàm lượng natri và sulphate cao có thể ảnh hưởng đến điện giải của bé.

Trên đây là những chia sẻ của Góc của mẹ với mẹ về việc trẻ 7 tháng uống bao nhiêu nước. Góc của mẹ hy vọng những thông tin này giúp mẹ chăm sóc bé tốt hơn. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!

Xem thêm

Giải mã nguyên nhân trẻ 8 tháng biếng ăn

Trẻ 8 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày có làm sao không?

Hiện tượng thay răng sữa là một giai đoạn phát triển bình thường của các bé. Các răng sữa sẽ lần lượt bị rụng và thay vào đó là một hàm răng vĩnh viễn. Nhiều mẹ hay lo lắng là trẻ 5 tuổi thay răng có sớm không? Hãy cùng Góc của mẹ đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây.

1. Trẻ 5 tuổi thay răng có sớm không? Quá trình thay răng của bé

1.1. Thay răng sữa là gì?

Thay răng sữa là gì?
Thay răng sữa là gì?

Khi đến sinh nhật thứ 2 của mình, bé yêu sẽ có 20 chiếc răng sữa. Bao gồm 8 chiếc răng hàm, 4 chiếc răng nanh, 4 chiếc răng cửa dưới và 4 chiếc răng cửa trên. Khi bé được khoảng 5 tuổi các răng sữa sẽ cho thấy dấu hiệu bị mài mòn. Sau đó nhiều răng sẽ bị lung lay do sâu và muốn rụng. Đồng thời những răng mới vĩnh viễn sẽ bắt đầu nhú lên thay thế. Bên cạnh đó bé còn có thêm 8 răng cối nữa, nâng số răng lên là 28. Bước vào độ tuổi trưởng thành (18-25) con lại tiếp tục mọc thêm 4 răng khôn. Như vậy hàm răng hoàn chỉnh của người trưởng thành sẽ là 32 chiếc. 

1.2. Dấu hiệu nhận biết trẻ 5 tuổi thay răng có sớm không

Dấu hiệu nhận biết trẻ 5 tuổi thay răng có sớm không
Dấu hiệu nhận biết trẻ 5 tuổi thay răng có sớm không

Khi con yêu chuẩn bị thay răng sữa sẽ có một số dấu hiệu nhất định. Tuy nhiên tùy thuộc vào cơ địa của từng bé và dấu hiệu này sẽ là thoáng qua và rất rõ rệt. Vì vậy các mẹ hãy quan sát con thật kỹ để nhận ra các dấu hiệu thay răng sữa. 

  • Tại vị trí sắp thay răng nướu của bé sẽ sưng đỏ hoặc nứt. Bé sẽ thấy ngứa lợi và rất hay đưa tay hoặc đồ chơi vào miệng gặm. 
  • Vị giác của bé không nhạy, con ăn uống kém và tỏ ra mệt mỏi.
  • Bé bị sốt nhẹ 37 độ, nguyên nhân vì lợi nứt vị khuẩn xâm nhập gây ra chứng sốt nhẹ.

Trẻ 5 tuổi thay răng có sớm hay bình thường

Thông thường khoảng thời gian thay răng sữa của bé sẽ là từ 5-12 tuổi. Tùy vào cơ địa của từng bé mà khoảng thời gian này có thể muộn hoặc sớm hơn chút. Tuy nhiên mốc 5-6 tuổi vẫn là mốc thay răng lý tưởng của bé. 

Với những chiếc răng có một chân như răng cửa, răng nanh thời gian thay khá nhanh khoảng 10 hôm. Còn đối với răng hai chân như răng hàm, răng cối thì quá trình thay mất đến 1-2 tháng. Thứ tự mọc của các răng vĩnh viễn sẽ y hệt thứ tự mọc của răng sữa. Tức là răng sữa nào rụng trước thì răng vĩnh viễn mọc trước. 

2. Có nên nhổ răng giúp bé, cách nhổ răng đúng

2.1. Có nên nhổ răng sữa giúp bé?

Có nên nhổ răng sữa giúp bé?
Có nên nhổ răng sữa giúp bé?

Thông thường các răng sữa sẽ tự rụng để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn. Nhưng cũng có không ít trường hợp mặc dù răng sữa đã đến tuổi thay nhưng vẫn không tự rụng đi. Trong khi đó răng vĩnh viễn đã bắt đầu xuất hiện. Lúc này đòi hỏi cần có sự can thiệp, trợ giúp từ bên ngoài. Bởi nếu không can thiệp kịp thời, răng sữa sẽ khiến răng vĩnh viễn mọc sai lệch. Về sau hàm răng của bé yêu khó có thể đều và đẹp được ý muốn. 

2.2. Cách nhổ răng sữa đúng tại nhà

Nếu muốn nhổ răng sữa cho con để răng vĩnh viễn mọc đều và đẹp mẹ nên đưa bé đến gặp nha sĩ. Trong trường hợp sức khỏe bé ổn và không có bệnh lý gì. Bản thân bố mẹ có thể giúp con nhỏ đi răng sữa đã đến tuổi.

  • Đầu tiên mẹ rửa tay thật kỹ với xà phòng rồi lau khô tay
  • Động viên con dùng lưỡi đẩy chân răng sữa cho lung lay. Nếu con làm được bé sẽ thấy thoải mái hơn là mẹ làm.
  • Nếu con không làm được, mẹ đeo gạc vào tay sau đó giữ lấy thân răng và xoắn nhẹ để răng rời ra.
  • Cho bé ngậm luôn một miếng bông gòn để cầm máu.
  • Kiểm tra xem chân răng đã hết hẳn chưa, nếu chưa lấy ra hoặc đưa đến bác sĩ nhờ giúp đỡ. 

3. Một số lưu ý chăm sóc bé khi thay răng

Trẻ 5 tuổi thay răng có sớm không. Câu trả lời là không sớm, rất bình thường. Trong thời gian thay răng sữa cơ thể con khá yếu và nhạy cảm. Vì vậy bố mẹ cần có những quan tâm và chăm sóc đặc biệt hơn để con vượt qua.

3.1. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Mẹ nên nhắc con chải răng ít nhất là hai lần một ngày. Ngoài ra còn phải dùng loại bàn chải có lông mềm mại để tránh làm tổn thương lợi làm vi khuẩn xâm nhập. Sau khi ăn đồ ngọt và trước khi đi ngủ là hai thời điểm quan trọng nhất định phải chải răng. Mẹ cũng cần hỗ trợ con vệ sinh vùng răng sắp mọc lên vì chỗ đó đang nứt ra, rất dễ bị vi khuẩn tấn công. Bên cạnh đó mẹ cũng thường xuyên nhắc nhở bé rửa tay sạch và hạn chế đưa tay vào miệng gặm.

3.2. Trẻ 5 tuổi thay răng có sớm không? Mẹ cần bổ sung thêm dinh dưỡng như thế nào?

Do những cơn đau nhức khi mọc răng khiến con chẳng có hứng thú với việc ăn uống. Nhiều bé sẽ có xu hướng bỏ bữa hoặc ăn qua loa. Tuy nhiên giai đoạn mọc răng cơ thể bé cần rất nhiều năng lượng. Vì thế mẹ hãy động viên bé ăn, thay đổi thực đơn giàu dinh dưỡng hơn cho bé. Các mẹ nên chế biến các món mềm như sup, canh, cháo hoặc nấu kĩ hơn bình thường. Việc này giúp bé không cần nhai quá nhiều, lợi không bị va chạm hạn chế cơn đau nhức. Nếu như con bị sốt cao trên 38 độ, mẹ cần đưa đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám. 

Như vậy Góc của mẹ đã giúp mẹ giải đáp thắc mắc rằng liệu trẻ 5 tuổi thay răng có sớm không. Đây là tình trạng hoàn toàn bình thường chứng tỏ con yêu của mẹ phát triển tốt. Vì thế mẹ không cần quá lo lắng và nên dành nhiều thời gian hơn chuẩn bị cho bé những món ăn giàu dinh dưỡng giúp con vượt qua giai đoạn này một cách vui vẻ, thoải mái nhất.

Xem thêm: Hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi khoa học

Sức đề kháng của bé còn khá non yếu. Vì vậy con rất dễ mắc các bệnh nhất là bệnh truyền nhiễm. Vậy lợi ích của việc tiêm phòng là gì. Trẻ 5 tuổi cần tiêm phòng những gì. Hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu về vấn đề này nhé.

1. Tiêm phòng là gì? Trẻ 5 tuổi cần tiêm phòng những gì?

Tiêm phòng là gì? Trẻ 5 tuổi cần tiêm phòng những gì?
Tiêm phòng là gì? Trẻ 5 tuổi cần tiêm phòng những gì?

Tiêm phòng hay còn có tên gọi khác là tiêm vacxin. Vacxin là một chế phẩm sinh học có thành phần chính là các kháng nguyên nhưng đã bị làm yếu đi. Mỗi kháng nguyên này sẽ tương ứng với mỗi loại bệnh tật khác nhau. Chúng cho phép cơ thể tiếp nhận những kháng nguyên mới. Từ đó đáp ứng miễn dịch và tạo ra hệ thống kháng thể chống lại bệnh tật. Vậy trẻ 5 tuổi cần tiêm phòng những gì, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau. 

2. Lợi ích của việc tiêm vacxin cho bé

Lợi ích của việc tiêm vacxin cho bé
Lợi ích của việc tiêm vacxin cho bé

Tiêm vacxin tức là đưa các kháng nguyên của virus gây bệnh vào một cơ thể khỏe mạnh. Các kháng nguyên này sẽ kích thích cơ chế miễn dịch của bé để sinh ra các kháng thể. Những kháng thể này sẽ tồn tại trong máu của con một thời gian tương đối dài và chống lại các tác nhân gây bệnh khi chúng xâm nhập. 

Tiêm phòng giúp cho sức đề kháng của bé yêu được nâng cao. Từ đó có khả năng chống lại các bệnh nguy hiểm hay bệnh truyền nhiễm. Chi phí tiêm phòng thường thấp hơn nhiều so với chi phí điều trị bệnh. Vì vậy các mẹ hãy cố gắng cho con đi tiêm đúng lịch và tiêm đầy đủ các mũi. 

Ngoài ra khi được tiêm phòng đầy đủ lúc 5 tuổi con sẽ không bị ốm và không phải nghỉ học. Khi đó bố mẹ cũng không phải nghỉ việc làm của mình để theo chăm con. 

3. Trẻ 5 tuổi cần tiêm phòng những gì?

3.1. Sởi – Quai bị – Rubella 

Sởi - Quai bị - Rubella 
Sởi – Quai bị – Rubella 

Virus sởi có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng tai, gây viêm phổi, động kinh hoặc tổn thương não, thậm chí gây tử vong. Bệnh quai bị có thể gây tình trạng điếc hoặc sưng đau tinh hoàn. Nếu không được điều trị đúng tương lai có thể dẫn đến vô sinh. Bệnh rubella gây ra tình trạng đỏ và ngứa mắt ngoài ra kèm theo chảy nước mũi, tiêu chảy hoặc sốt nhẹ. Sau khi mắc bệnh này 1 tuần, bé sẽ cảm thấy cơ thể rất mệt mỏi, xuất hiện các nốt mẩn đỏ trên da và nổi hạch ở mang tai hay cổ

Mũi đầu tiên sởi, quai bị, rubella là khi con yêu được 10 đến 15 tháng. Mũi tiêm nhắc lại là khi bé ở độ tuổi 4-6. Như vậy khi trẻ 5 tuổi cần tiêm phòng sởi, quai bị, rubella.

3.2. Bại liệt

Bệnh bại liệt là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus polio. Khi vi rút này xâm nhập vào cơ thể đi tới hạch bạch huyết. Một số khác sẽ di chuyển vào hệ thống thần kinh trung ương gây ra các tổn thương ở tế bào thần kinh vận động của vỏ não và tế bào sừng trước tủy sống. Bé mắc bệnh có thể để lại di chứng liệt không hồi phục, gây tàn tật suốt đời, hoặc tử vong. Lịch tiêm phòng bại liệt là khi bé 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, giai đoạn 6-18 tháng tuổi và 4-6 tuổi

3.3. Thủy đậu

Virus thủy đậu có khả năng lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp và rất dễ bùng phát thành đại dịch. Bệnh thủy đậu có thể dẫn đến những biến chứng rất nguy hiểm như: viêm phổi, viêm cầu thận, tổn thương dây thần kinh và dẫn đến tử vong. 

Các mẹ cho bé tiêm thủy đậu khi con được 1 tuổi và có thể tiêm nhắc lại khi con ở tuổi 4-6. Nếu như lỡ bỏ qua mũi khi 1 tuổi con sẽ bắt buộc phải tiêm hai mũi để phòng bệnh. 

Thủy đậu
Thủy đậu

3.4. Cúm

Trẻ 5 tuổi cần tiêm phòng những gì là thắc mắc của rất nhiều mẹ. Bé yêu là đối tượng rất nhiễm cúm. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nhi khoa Mỹ bé từ 6 tháng tuổi cần phải được tiêm vắc xin phòng cúm. Bé tiêm mũi 0,25ml từ 6 tháng đến 35 tháng; trên 3 tuổi tiêm một mũi 0.5ml.

3.5. Thương hàn

Mũi tiêm phòng thương hàn được chỉ định cho bé trên 2 tuổi và người lớn. Thương hàn do trực khuẩn Salmonella typhi lây lan qua đường tiêu hóa. Bệnh này thực chất là tình trạng nhiễm khuẩn máu. Hậu quả bệnh có thể gây sốt, độc toàn thân, tổn thương da, tim, gan…Mũi vaccin thương hàn đầu tiên mẹ cần tiêm cho bé là lúc 2 tuổi và nhắc lại mũi 2 sau 3 năm. 

3.6. Trẻ 5 tuổi cần tiêm phòng những gì? Tiêm vắc xin viêm màng não mô cầu

Có 2 loại vắc xin phòng viêm màng não mô cầu là AC và BC. Bé 6 tháng tuổi bé nên được tiêm vắc xin BC. Bé 2 tuổi cần tiêm thêm vắc xin AC.

Vắc xin AC phòng ngừa các bệnh do vi khuẩn não mô cầu tuýp A và C gây ra. Mũi tiêm AC đầu tiên là khi bé từ 2 tuổi trở lên. Mũi tiêm nhắc lại sẽ sau mũi đầu từ 3-5 năm. Như vậy khi bé yêu 5 tuổi mẹ có thể tiêm nhắc lại mũi AC cho con yêu. 

3.7. Viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản là bệnh do vi rút viêm não Nhật Bản gây ra tổn thương não dẫn đến chậm phát triển trí tuệ, sống thực vật hoặc tử vong. Mũi tiêm phòng đầu tiên mẹ nên cho con khi bé được 1 tuổi. Mũi thứ 2 nhắc lại ngay sau 1-2 tuần. Sau 1 năm mẹ lại tiêm mũi 3 cho con. Từ đó trở đi cứ khoảng 3 năm lại tiêm nhắc lại.

4. Trẻ 5 tuổi cần tiêm phòng những gì, cách chăm sóc sau tiêm

Trẻ 5 tuổi cần tiêm phòng những gì, cách chăm sóc sau tiêm
Trẻ 5 tuổi cần tiêm phòng những gì, cách chăm sóc sau tiêm

Như vậy trẻ 5 tuổi cần tiêm phòng các mũi sởi – rubella- quai bị, cúm, uốn ván, bại liệt, thương hàn, viêm não mo cầu và viêm não Nhật Bản. Việc theo dõi và chăm sóc bé sau khi tiêm vô cùng quan trọng. Việc này giúp mẹ phát hiện sớm những biểu hiện sốc thuốc hoặc bất dung nạp vacxin của con. Từ đó có những xử trí kịp thời và hiệu quả. 

  • Sau khi con tiêm mẹ hãy cho bé ngồi lại phòng tiêm ít nhất 30 phút xem có tình trạng sốc thuốc phản vệ xảy ra không
  • Trong 24 giờ sau tiêm mẹ không được tắm cho bé yêu
  • Nếu tại chỗ tiêm của con bị sưng mẹ có thể lấy khăn mát chườm cho con. Không được chườm bằng khăn nóng.
  • Cho bé mặc đồ thoáng mát, uống nhiều nước và ăn trái cây
  • Nếu bé yêu có những dấu hiệu bất thường hãy đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được giúp đỡ
  • Với các bé sốt nhẹ 37-38 độ mẹ không nên đưa con đi tiêm phòng

Như vậy bài viết trên đã giúp các mẹ nhà mình giải đáp thắc mắc trẻ 5 tuổi cần tiêm phòng những gì? Khá nhiều mẹ cảm thấy lo lắng vì bé của mình phải tiêm quá nhiều mũi. Tuy nhiên cho đến nay tiêm phòng vẫn là biện pháp phòng tránh bệnh tật an toàn và hiệu quả nhất. Vì vậy các mẹ hãy cố gắng tiêm cho con đầy đủ các mũi nhé. 

Trẻ 5 tuổi mọc răng hàm là một biểu hiện phát triển bình thường của con. Tuy nhiên trong quá trình mọc con có thể bị khó chịu dẫn đến ăn kém và sụt cân. Vì vậy mẹ cần phải quan tâm chăm sóc nhiều hơn để bé có thể thoải mái và yên tâm vượt qua giai đoạn khó khăn này. 

1. Trẻ 5 tuổi mọc răng hàm là muộn hay sớm?

Trẻ 5 tuổi mọc răng hàm là muộn hay sớm?
Trẻ 5 tuổi mọc răng hàm là muộn hay sớm?

Quá trình thay răng của con sẽ diễn ra từ khi con 5 tuổi và kết thúc khi con được 12 tuổi. Tuy nhiên quá trình này có thể sớm hoặc muộn hơn đôi chút tùy từng bé. Theo đó răng hàm số 6 có thể mọc sớm khi con mới chỉ 5 tuổi. Lúc này có thể chưa chiếc răng sữa nào rụng cả. Khi đó sẽ có hai trường hợp xảy ra. Một là con bị sâu răng sữa. Hai là răng đang chen nhau mọc lên dẫn đến bị lệch khớp cắn. Vì vậy mẹ cần quan sát để xác định đúng nguyên nhân. Nếu là do các răng chen nhau mọc thì nên đến gặp nha sĩ để nắn lại tránh răng con yêu bị lệch vĩnh viễn.

2. Biểu hiện trẻ 5 tuổi mọc răng hàm

2.1. Sốt nhẹ

Thời điểm mọc răng hàm bé sẽ thường sốt nhẹ từ 38-38, 5 độ. Nướu bé cũng bị sưng lên dẫn đến cảm giác đau đớn, khó chịu. Ngoài ra con yêu có thể bị chảy dãi nhiều hơn bình thường. 

2.2. Thích nhai đồ chơi

Thích nhai đồ chơi
Thích nhai đồ chơi

Khi mầm răng chuẩn bị nhú lên trẻ 5 tuổi mọc răng hàm sẽ thấy khó chịu và kèm theo chút ngứa. Vì vậy bé thường sẽ gặm đồ chơi để giảm đi cảm giác khó chịu trên. Mẹ nên vệ sinh đồ chơi sạch sẽ để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể con yêu. 

2.3. Khó ngủ 

Bé yêu sẽ khó ngủ hơn bình thường và hay tỉnh giấc vì bị cơn đau làm phiền. Bình thường con có thể ngủ rất nhiều, ban đêm thì ngủ thẳng một giấc sâu. Nhưng khi mọc răng hàm bé sẽ ngủ ít đi và hay tỉnh giấc bất chợt. 

2.4. Chán ăn

Việc bị cơn đau nhức hành hạ có thể khiến bé cảm thấy khó chịu, mệt mỏi dẫn đến không ăn được nhiều và sút cân. 

3. Đặc điểm răng hàm của trẻ 5 tuổi

Đặc điểm răng hàm của trẻ 5 tuổi
Đặc điểm răng hàm của trẻ 5 tuổi

Hàm răng của bé mọc rất đều và đẹp như thứ tự mọc của răng sữa. Tức là răng sữa nào mọc trước sẽ rụng trước. Thông thường thứ tự mọc của hàm răng trên của bé sẽ là: răng cửa giữa, răng cửa bên, răng tiền cối, răng nanh, răng hàm và cuối cùng là răng cối lớn. Còn thứ tự của hàm răng dưới sẽ mọc như sau: răng cửa giữa, răng cửa bên, răng nanh, răng tiền cối và cuối cùng là răng cối. Thời gian thay răng dài hay ngắn phụ thuộc vào tính chất của răng, thứ tự răng mọc và thói quen của bé. 

4. Cách xử trí đúng của mẹ khi trẻ 5 tuổi mọc răng hàm

Nếu quá trình mọc răng của con bình thường không lệch thì không cần đến gặp nha sĩ. Thay vào đó bố mẹ hãy tập trung vào việc chăm sóc bé để con vượt qua giai đoạn khó khăn này một cách thoải mái nhất.

4.1. Chải răng 

Mẹ mua cho con bàn chải răng phù hợp dành riêng cho bé. Và mẹ chọn mua loại kem đánh răng có chứa chất fluor cho bé. Hướng dẫn con chải răng sau bữa ăn và trước khi đi ngủ. Mẹ chỉ bé cách chải răng theo chiều dọc hướng từ trên xuống dưới và chải răng ít nhất 2 phút.

Chải răng
Chải răng

4.2. Massage lợi

Trẻ 5 tuổi mọc răng hàm thường thấy khó chịu ở lợi. Mẹ rửa tay sạch và đeo gạc sau đó massage lợi cho con. Hành động này sẽ giúp bé bớt khó chịu hơn. Trong lúc làm mẹ có thể nói những câu động viên, khích lệ hoặc khen ngợi để giúp bé quên đi nỗi đau của mình. 

4.3. Dinh dưỡng

Ngoài ra bé đang mọc răng hàm nên nướu rất yếu và bị tổn thương. Mẹ hãy cho con ăn thức ăn mềm hoặc xay nhuyễn để giảm áp lực lên nướu. Và mẹ không nên ép buộc con phải ăn quá nhiều một lúc mà nên chia nhỏ bữa ăn. Nếu trước con ăn ngày 3-4 lần thì giờ điều chỉnh thành 6-8 lần. 

4.4. Lưu ý khác

Nếu bé sốt cao trên 38,5 độ mẹ có thể dùng khăn mát chườm lên trán cho con dễ chịu hơn. Khi muốn dùng thuốc giảm đau hoặc miếng dán hạ sốt cần tham khảo ý kiến của bác sĩ có chuyên môn. Hạn chế việc cho con đưa tay vào miệng. Hành động này có thể khiến vi khuẩn xâm nhập và dẫn đến các bệnh lý khác. 

5. Trẻ 5 tuổi mọc răng hàm nên ăn thức ăn thế nào?

Trẻ 5 tuổi mọc răng hàm nên ăn thức ăn thế nào?
Trẻ 5 tuổi mọc răng hàm nên ăn thức ăn thế nào?
  • Trong thời gian con yêu mọc răng hàm, mẹ hạn chế cho con ăn đồ thô, cứng. Thay vào đó mẹ hãy xay nhuyễn hoặc nấu kỹ một chút cho mềm.
  • Thay vì cho con ăn hoa quả như bình thường, mẹ có thể đem hoa quả đi ép lấy nước để bé uống tăng sức đề kháng. Sau khi ép mẹ có thể để nước vào ngăn mát tủ lạnh 30 phút để nước mát hơn. Nước mát sẽ giúp cơn đau của con giảm đi một chút. 
  • Hạn chế cho con yêu ăn đồ ngọt lúc bé đang mọc răng hàm

Trẻ 5 tuổi mọc răng hàm là giai đoạn đánh dấu sự phát triển sang một nấc mới của bé. Trong thời gian này hãy đồng hành cùng với con và giúp đỡ để con vượt qua được. Hy vọng các kiến thức trên sẽ giúp mẹ có thêm hiểu biết và kỹ năng chăm con tốt hơn. Hãy luôn theo dõi và ủng hộ Góc của mẹ nhé. 

Xem thêm: Hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi khoa học

Trẻ 5 tuổi biếng ăn là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Đối với các mẹ khi con gặp tình trạng này thường rất lo lắng. Tuy nhiên các mẹ cần phải bình tĩnh và có các xử lý khoa học để trị dứt điểm chứng bệnh này của con. Sau đây Góc của mẹ sẽ chia sẻ đến các mẹ thực đơn một số món ăn dành cho bé biếng ăn.

1. Trẻ 5 tuổi biếng ăn là gì? Dấu hiệu nhận biết

1.1. Biếng ăn là gì?

Biếng ăn là gì?
Biếng ăn là gì?

Biếng ăn là tình trạng khá phổ biến ở bé yêu. Tình trạng này có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc bé yêu bị chậm lớn, suy dinh dưỡng. Biếng ăn là tình trạng bé có dấu hiệu không hứng thú với việc ăn uống và lượng thức ăn của bé giảm đi so với thời gian trước. 

1.2. Dấu hiệu nhận biết bé biếng ăn

Bé không ăn hết lượng thức ăn của mình (trước đây có hết)

Sự phát triển của bé chậm hơn bình thường, thậm chí sút cân (trong 3 tháng liên tiếp)

Bé đi vệ sinh ít hơn, mỗi lần đi dặn khó khăn

Số lượng thức ăn bé nạp vào cơ thể thấp hơn nhu cầu độ tuổi

Bữa ăn của con kéo dài hơn 30 phút, bé chỉ ngậm chứ không nuốt

2. Nguyên nhân trẻ 5 tuổi biếng ăn

Nguyên nhân trẻ 5 tuổi biếng ăn
Nguyên nhân trẻ 5 tuổi biếng ăn

2.1.Yếu tố bệnh lý dẫn đến bé 5 tuổi biếng ăn

  • Bé bị bệnh liên quan đến răng miệng, sâu răng khiến con đau đớn, khó chịu dẫn đến biếng ăn
  • Bé uống thuốc kháng sinh thời gian dài, sắt, vitamin A, D quá liều
  • Bé bị nhiễm khuẩn đường ruột, viêm loét dạ dày, đầy bụng, khó tiêu

2.2. Yếu tố tâm lý

  • Bé sợ hãi, lo lắng vì bị người lớn ép ăn
  • Bé giận bố mẹ một điều gì đó, không ăn để tỏ thái độ
  • Bé bị lừa phải ăn nhiều lần

2.3. Yếu tố môi trường

Khi bé đột ngột bị thay đổi môi trường sống như chuyển nhà, xa mẹ hoặc xa một người thân cũng có thể khiến con biếng ăn.

2.4. Yếu tố sinh học

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có khoảng 5% trẻ nhỏ sẽ bị biếng ăn bẩm sinh. Các bé chỉ thích chơi và ngủ chứ không có nhu cầu ăn. Tình trạng này phổ biến ở các bé sơ sinh. 

2.5. Cho ăn chưa khoa học khiến trẻ 5 tuổi biếng ăn

  • Người lớn cho bé ăn vào giờ giấc không nhất định
  • Cho bé ăn đi ăn lại mãi một món
  • Cho bé ăn nhiều đồ ăn vặt, bánh kẹo, uống sữa
  • Trong khi ăn cho bé xem tivi, ipad nên không tập trung

3. Trẻ 5 tuổi biếng ăn lâu ngày gây hậu quả gì?

Trẻ 5 tuổi biếng ăn lâu ngày gây hậu quả gì?
Trẻ 5 tuổi biếng ăn lâu ngày gây hậu quả gì?

Nếu trẻ 5 tuổi biếng ăn lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng chậm tăng cân, thậm chí là sụt cân. Khi mẹ không phát hiện và xử lý kịp thời sẽ dẫn đến việc con yêu bị suy dinh dưỡng. Khi con bị suy dinh dưỡng kéo theo sức đề kháng giảm sẽ dễ dẫn đến nhiễm bệnh. Về lâu dài bé biếng ăn sẽ không đạt được các mốc về cân nặng, chiều cao và trí tuệ dẫn đến con bị thua kém so với bạn bè. 

4. Cách xử trí đúng khi trẻ 5 tuổi biếng ăn

Cách xử trí đúng khi trẻ 5 tuổi biếng ăn
Cách xử trí đúng khi trẻ 5 tuổi biếng ăn

4.1. Để cho bé được đói

Hãy để cho con được đói, vì nếu như bé còn no thì sẽ không hứng thú ăn và lượng đồ ăn được cũng sẽ ít. Khi đói con sẽ ăn uống tích cực hơn. Mẹ nên căn chỉnh thời gian giữa các bữa hợp lý. Đồng thời mẹ nên hạn chế cho con ăn các món đồ ăn vặt, uống sữa, uống nước ngọt… để khi đến bữa con ăn được nhiều. Cho con uống nhiều nước và tham gia các trò chơi vận động nhiều hơn để bé có cảm giác đói và ăn được nhiều. 

4.2. Để con tự ăn

Các bé 5 tuổi các ngón tay và các cơ quan vận động khác đều đã hoàn thiện và linh hoạt. Hãy để con yêu tự cầm thìa, dĩa xúc đồ ăn. Khi được tự quyết con sẽ thấy hứng thú hơn. Các mẹ có thể đặt bé ở bên cạnh tự ngồi ăn cùng với cả gia đình. Mẹ đừng lo lắng con sẽ bị bẩn áo, đồ ăn bị vương vãi nhiều. Để bé tự ăn sẽ ăn được nhiều hơn là mẹ bón. 

Ngoài hai cách trên mẹ có thể cho bé tham gia vào quá trình chuẩn bị bữa ăn, khen ngợi con khi con ăn được nhiều, thay đổi thực đơn mới lạ hơn… Phương pháp cuối cùng là mẹ bổ sung men vi sinh cho con yêu. Tuy nhiên không nên làm dụng dùng thuốc. 

5. Một số món ăn dành cho trẻ 5 tuổi biếng ăn

Một trong những phương pháp cải thiện tình trạng trẻ 5 tuổi biếng ăn đó là mẹ hãy làm mới thực đơn của con. Dưới Góc của mẹ sẽ hướng dẫn mẹ một số thực đơn dành cho trẻ 5 tuổi biếng ăn.

5.1. Thực đơn 1

Bữa sáng: 1 bát phở (gà, bò) và nửa quả táo đỏ

Bữa 9h: 1 ly trà lúa mạch

Bữa trưa: cơm, thịt băm xào nấm mèo, canh rau ngót

Bữa 15h: ngô xào hành

Bữa tối: cơm, thịt kho,  rau mồng tơi, hoa quả tráng miệng

Bữa 20h: 1 ly sinh tố bơ

5.2. Thực đơn 2

Bữa sáng: 1 bát cháo gà và một quả chuối

Bữa 9h: 1 ly sữa tươi

Bữa trưa: cơm, thịt lợn rang, đậu cô ve xào

Bữa 15h: 1 cốc chè đậu xanh

Bữa tối: cơm, đậu nhồi thịt sốt cà chua, canh rau cải và hoa quả
Bữa 20h: 1 hũ sữa chua

Một số món ăn dành cho trẻ 5 tuổi biếng ăn
Một số món ăn dành cho trẻ 5 tuổi biếng ăn

5.3. Thực đơn 3

Bữa sáng: nui (mì) xào thịt

Bữa 9h: há cảo hấp

Bữa trưa: cơm, tôm kho, canh khoai tây

Bữa 15h: bánh su kem

Bữa tối: cơm, thịt heo luộc, canh nấm và hoa quả

Bữa 20h: 1 ly sữa đậu nành

Trên đây là tất tần tật về tình trạng trẻ 5 tuổi biếng ăn dành cho các mẹ. Để chăm con được khỏe mạnh các mẹ nên quan sát và theo dõi con thường xuyên để phát hiện kịp thời các bệnh lý và có biện pháp điều chỉnh kịp thời tránh hậu quả về sau. 

Khi rửa bình sữa cho bé, mẹ nên sử dụng nước rửa bình sữa kết hợp với dụng cụ vệ sinh chuyên dụng để làm sạch đơn giản và an toàn nhất! Chi tiết về cách sử dụng nước rửa bình sữa sẽ được hướng dẫn trong bài viết dưới đây. 

1. 3 bước cần làm trước khi sử dụng nước rửa bình sữa

Để sử dụng nước rửa bình sữa đúng cách và có hiệu quả nhất, mẹ cần: 

1- Chuẩn bị vật dụng rửa bình sữa, bao gồm:

  • Nước rửa bình sữa chuyên dụng: Mẹ ưu tiên lựa chọn loại nước rửa có thành phần thiên nhiên để an toàn nhất cho bé. Lưu ý:  Không lựa chọn nước rửa bình sữa có hóa chất bảo quản Paraben hay chất tạo bọt SLS, SLES… vì có thể gây hại cho sức khỏe đường tiêu hóa của con.
  • Cọ rửa bình sữa và cọ cọ núm ti chuyên dụng: Sử dụng vật dụng này sẽ giúp mẹ dễ dàng rửa sạch mọi ngóc ngách của bình sữa, núm ti mà không cần tốn nhiều sức
  • Giá úp để bình sữa ráo sau khi làm sạch.
Nước rửa, vật dụng cụ rửa (cọ,) và giá úp bình sữa là 3 thứ không thể thiếu trước khi tiến hành rửa bình sữa cho bé đó mẹ.
Nước rửa, vật dụng cụ rửa (cọ,) và giá úp bình sữa là 3 thứ không thể thiếu trước khi tiến hành rửa bình sữa cho bé.

2- Rửa tay trước khi vệ sinh bình sữa: Mẹ rửa tay sạch tay trước khi rửa bình để hạn chế tối đa vi khuẩn từ tay xâm nhập trong quá trình rửa bình sữa. 

3 – Làm sạch sữa thừa trong bình: Mẹ tháo rời các bộ phận của bình, đổ sữa đi và rửa lại bằng nước lọc để làm sạch cặn sữa thừa trong bình. 

2. Cách sử dụng nước rửa bình sữa đúng chuẩn cho mẹ 

Hệ tiêu hóa của con đang trong quá trình hoàn thiện nên còn rất non yếu. Đối với những dụng cụ ăn uống thường ngày (là những môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, vi trùng phát triển) đòi hỏi mẹ vệ sinh kỹ lưỡng. Việc rửa bình sữa bằng nước rửa chuyên dụng sẽ giúp sạch bẩn, sạch khuẩn và khử mùi bình sữa nên rất an toàn cho hệ tiêu hóa của con.

Mẹ tham khảo 4 bước đơn giản để vệ sinh bình như sau:

  • Bước 1: Mẹ nhỏ 1- 2 giọt nước rửa bình vào trực tiếp trong bình đựng sữa.
  • Bước 2: Lắc lắc bình trong vòng vài phút để cặn sữa được bong ra, dễ làm sạch hơn mẹ nhé.
  • Bước 3: Sử dụng chổi cọ để vệ sinh sạch bình và núm sữa:
    • Với bình sữa, mẹ sử dụng chổi cọ bình sữa để vệ sinh những phần khó làm sạch nhất như phần đáy bình, viền cổ bình. Mẹ nên dùng cọ rửa bình có cán quay 360 độ vì loại cọ này sẽ giúp làm  sạch cặn sữa ở mọi ngóc ngách trong bình. 
    • Với núm sữa, mẹ có thể nhỏ trực tiếp 1 giọt nước rửa chuyên dụng vào đầu núm phía trong, sau đó dùng chổi cọ chuyên dụng cọ sạch cả trong lẫn ngoài mẹ nhé. 
  • Bước 4: Tráng lại bình và núm sữa nhiều lần bằng nước sạch.

Sau khi hoàn thành các bước trên, mẹ cần tiến hành tiệt trùng bình sữa trước khi để khô và cất. Hiện nay, có 3 cách để tiệt trùng bình sữa tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình.

  • Cách 1: Luộc bình sữa với nước sôi khoảng 3 – 5 phút
  • Cách 2: Tiệt trùng bình sữa bằng lò vi sóng
  • Cách 3: Dùng máy tiệt trùng bình sữa

Với nước rửa bình sữa Mamamy có chứa thành phần làm sạch chiết xuất từ ngô và rượu dừa giúp làm sạch tối đa vi khuẩn có trong bình sữa, giúp mẹ tiết kiệm hơn và KHÔNG CẦN BƯỚC TIỆT TRÙNG BÌNH SỮA này đó mẹ.

3. 7 sai lầm khi sử dụng nước rửa bình sữa cho bé

Rửa bình sữa tuy là việc quen thuộc nhưng nếu không chú ý, mẹ dễ mắc 1 số sai lầm có thể gây hại cho con. Mamamy đã tổng hợp 7 SAI LẦM khi sử dụng nước rửa bình sữa mẹ hay gặp nhất, mẹ tham khảo để tránh mắc phải nhé:

1 – Sử dụng nước rửa chén bát thông thường hoặc các loại nước rửa bình không rõ nguồn gốc: Những loại dung dịch rửa này thường có chất hóa học, chất tạo bọt SLS,..  là những chất không được khuyên dùng cho trẻ sơ sinh. Vì vậy, mẹ nên lựa chọn nước rửa bình sữa có thành phần thiên nhiên để an toàn cho con. 

2 – Chỉ rửa bình bằng nước sạch: Trong sữa chủ yếu là protein và khó làm sạch bằng nước thông thường. Vì vậy, việc rửa nước sẽ không thể làm sạch hết cặn bằng các loại nước rửa bình sữa chuyên dụng cho bé. 

3 – Làm sạch bình quá muộn: Việc để sửa trong bình quá lâu khiến cặn sữa tạo thành các mảng bám khó vệ sinh hơn. Đồng thời, cặn sữa để lâu là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, vi nấm phát triển. Vì vậy, mẹ cần vệ sinh bình sữa ngay khi bé bú xong mẹ nhé. 

Tránh làm sạch bình sữa của bé quá muộn sau khi bé ăn sữa
Hãy vệ sinh bình sữa ngay khi bé bú xong mẹ nhé!

4 –  Để bình ẩm: Nhiều mẹ có thói quen rửa bình sữa xong là cất ngay, bỏ qua bước làm khô bình sữa khiến bình sữa bị ẩm kéo dài. Điều này vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi nấm phát triển trong bình sữa ẩm và không tốt khi sử dụng cho bé vào lần bú tiếp theo. Vì vậy, mẹ nhớ cần phải làm ráo, làm khô bình sữa sau đó mới cất mẹ nhé. 

5 – Tiệt trùng bình sữa trong nhiệt độ quá cao: Vì lo ngại bình sữa chưa sạch, mẹ lại luộc bình sữa quá lâu hoặc tiệt khuẩn ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên, cách làm này khiến bình sữa có thể bị biến dạng hoặc biết chất, không còn đảm bảo an toàn khi sử dụng cho bé. Để khắc phục tình trạng này, mẹ hãy tham khảo 3 bước tiệt trùng mà góc của mẹ đã chia sẻ ở trên hoặc sử dụng nước rửa bình sữa sạch khuẩn Mamamy để không cần tiệt trùng 

6 – Không tiệt trùng bình sữa sau khi dùng nước rửa bình sữa: Trừ khi mẹ sử dụng nước rửa bình sữa có thành phần kháng khuẩn an toàn cho bé, không để lại tồn dư sau khi rửa bình thì không cần tiệt trùng bình sữa. Với các trường hợp khác thì cần tiệt trùng vì trong bình sữa vẫn còn có thể có vi khuẩn, vi nấm gây bệnh. 

7 – Không sử dụng dụng cụ rửa bình chuyên dụng: Việc sử dụng các vải thô cứng hoặc cây cọ cứng gây xước thành bình, hỏng bình sữa của bé. 

Mong rằng với hướng dẫn chi tiết cách sử dụng nước rửa bình sữa ở trên, mẹ đã biết cách sử dụng để chăm sóc tốt nhất cho bé nhà mình. Nếu còn băn khoăn khác liên quan đến việc chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ hãy liên hệ qua hotline 094.695.6269 để được tư vấn nhanh chóng, chính xác. 

2 tuổi là độ tuổi trí não của các bé phát triển vô cùng mạnh mẽ. Đây cũng là thời điểm vàng để nuôi dưỡng tâm hồn cũng như phát triển trí tưởng tượng của con. Một trong những phương pháp hiệu quả mà bố mẹ không nên bỏ qua đó là đọc truyện cho bé nghe. Dưới đây là một số truyện Mamamy gợi ý để bố mẹ kể chuyện cho bé 2 tuổi.

1. Đặc điểm của bé ở tuổi thứ 2

kể chuyện cho bé 5 tuổi
Đặc điểm của bé ở tuổi thứ 2
  • Não của bé ở giai đoạn phát triển khá mạnh mẽ, bé dần hiểu hơn về những điều xung quanh
  • Bé ở giai đoạn này đã biết đi, các bé trở nên khá hiếu động và luôn hiếu kỳ về mọi thứ. Tính tò mò cũng được xem như một biểu hiện của sự thông minh.
  • Bé đã dần biết cách tiếp nhận và xử lý thông tin, bắt đầu có những suy luận kết nối nguyên nhân – kết quả.
  • Bé thường dùng ngôn ngữ riêng của mình để tự nói chuyện và đôi khi tương tác cùng bố mẹ.
  • Khả năng ghi nhớ ở bé cũng ngày càng tốt hơn, bé bắt đầu thuộc được nhưng bài hát, bài ca dao, vè,…

Xem thêm: 5 phút kể chuyện cho bé mỗi ngày để giúp bé thông minh hơn

Có thể nói đây là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của bé. Việc được bố mẹ kể chuyện mỗi ngày sẽ mang lại nhiều lợi ích như: cung cấp thêm tri thức, giúp bé phát triển trí tưởng tượng, khuyến khích sự phát triển về cảm xúc , định hướng nhân cách, hình thành đức tính tốt, phát huy khả năng lắng nghe, mở rộng vốn ngôn từ cho bé.

Xem thêm: Năm phát triển thứ hai của con bạn

2. Các mẹ cần lưu ý những gì khi chọn truyện để kể chuyện cho bé 2 tuổi?

kể chuyện cho bé 5 tuổi
2 tuổi là độ tuổi mà tâm trí các bé còn khá non nớt, các bé hiếu kỳ về mọi thứ xung quanh mình

2 tuổi là độ tuổi mà tâm trí các bé còn khá non nớt, các bé hiếu kỳ về mọi thứ xung quanh mình. Những câu chuyện mà bố mẹ kể cho bé sẽ giúp cung cấp thêm kiến thức cho bé cũng như tác động một phần đến sự hình thành nhân cách của con. Việc đọc truyện cho bé có ý nghĩa khá quan trọng vậy nên việc lưa chọn truyện như thế nào cho phù hợp là điều các mẹ cần lưu ý.

Dưới đây là một số tiêu chí mà mẹ nên quan tâm:

2.1. Độ dài của truyện

Truyện không nên quá dài dòng gây nhàm chán. Những truyện ngắn, nội dung rõ ràng sẽ giúp việc kể chuyện cho bé 2 tuổi đạt hiệu quả cao hơn.

2.2. Chủ đề của truyện

Mẹ nên chọn các truyện có chủ đề mà bé yêu thích. Một số chủ đề tiêu biểu như: động vật, xe cộ, hoa quả, gia đình,…. Các truyện có chủ đề thú vị, sẽ tạo hứng khởi cho bé hơn khi được nghe kể chuyện.

2.3. Truyện kể cho bé 2 tuổi nên có tính tương tác cao

Bố mẹ nên chọn các truyện có nhiều tranh, ảnh. Trong quá trình kể chuyện cho bé 2 tuổi nghe, bố mẹ cho thể cho bé xem tranh và cùng con bàn luận về tranh. Điều này vừa giúp tăng sự tương tác giữa bố mẹ với bé vừa giúp kích thích sự tưởng tượng của bé.

kể chuyện cho bé 5 tuổi
Bố mẹ nên chọn các truyện có nhiều tranh, ảnh

2.4. Nội dung và ý nghĩa của truyện

Truyện để kể chuyện cho bé 2 tuổi nên có nội dung, ý nghĩa phù hợp. Các truyện nên hướng cho bé tới các tính cách tốt như khoan dung, yêu thương, dũng cảm,… Sau mỗi câu truyện bố mẹ có thể cùng bé bàn luận về nội dung từ đó dạy bé những điều hay.

2.5. Nội dung hình ảnh minh họa truyện

Các bé 2 tuổi có tâm hồn còn khá non nớt. Bố mẹ nên lưu ý từng chi tiết khi chọn truyện để đọc cho bé. Các bức tranh minh họa không nên chứa chi tiết bạo lực, máu me. Các chi tiết này có thể ảnh hưởng mạnh tới các bé. Có thể dọa sợ các bé, thậm chí ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của bé.

Xem thêm: Đọc truyện cho trẻ 2 tuổi là điều cần thiết mà bố mẹ nên thực hiện ngay

3. Một số truyện phù hợp để kể chuyện cho bé 2 tuổi

kể chuyện cho bé 5 tuổi
Một số truyện phù hợp để kể chuyện cho bé 2 tuổi

3.1 Khỉ và cá sấu

Khỉ và cá sấu là câu chuyện đầu tiên mà Mamamy đề cử tới các mẹ để kể chuyện cho bé 2 tuổi.

Truyện kể về đôi bạn thân thiết trong rưng là khỉ và cá sấu, mỗi ngày khỉ đều hái quả trên cây đem tặng bạn cá sấu của mình. Cá sấu cũng rất vui lòng thường đem những món quà đó về cho vợ. Nhưng vợ của cá sấu lại là một kẻ tham lam muốn ăn cả tim của khỉ. Tuy cá sấu và khỉ là bạn nhưng vì đó là mong muốn của vợ nên cá sấu cũng quyết định sẽ làm theo.

Để thực hiện âm mưu của mình, cá sấu mời khỉ ngồi lên lưng và tỏ ý muốn đưa bạn đi dạo 1 vòng sông nhưng thực chất là định giết hại khỉ. Khi khỉ biết được âm mưu này đã nhanh trí nói với cá sấu rằng quả tim của mình để ở trên cây. Cá sấu tin thật và đã đưa khỉ vào bờ để lấy quả tim xuống. Ngay khi vào bờ, khỉ đã leo vội lên cây và biến mất. Nhờ sự nhanh trí và bình tĩnh của mình khỉ đã khiến âm mưu của cá sấu hoàn toàn thất bại.

Khi kể câu chuyện này bố mẹ có thể cùng bé rút ra bài học phải luôn bình tĩnh suy nghĩ để giải quyết được vấn đề.

3.2 Con ngỗng đẻ trứng vàng

kể chuyện cho bé 5 tuổi
Con ngỗng đẻ trứng vàng

Truyện kể về một đôi vợ chồng nọ may mắn sở hữu một con ngỗng đẻ trứng vàng. Mỗi ngày ngỗng đều đẻ ra 1 quả trứng bằng vàng nhưng điều đó lại không làm vợ chồng nông dân thỏa mãn. Họ muốn thật nhiều trứng vàng để nhanh chóng trở nên giàu có. Và thế là họ đã mổ bụng chú ngỗng với hy vọng sẽ lấy được thật nhiều trứng vàng.

Khi họ mổ bụng chú ngỗng ra lại chỉ thấy bên trong không khác gì những con ngỗng thường. Không hề có quả trứng vàng nào như họ mong đợi. Và bởi vì lòng tham của mình, đôi vợ chồng đã mất đi con ngỗng đẻ trứng vàng.

Câu chuyện này khi kể chuyện cho bé 2 tuổi sẽ dạy bé bài học không nên tham lam.

3.3 Chú quạ thông minh

kể chuyện cho bé 5 tuổi
Chú quạ thông minh

Truyện kể về một chú quạ đi tìm nước uống nhưng mãi vẫn không tìm được giọt nước nào. Mãi đến khi chú tìm được 1 bình nước thì nước lại được đựng trong 1 cái bình cao cổ. Chú muốn uống nước nhưng cổ bình quá hẹp, cái mỏ của chú chẳng thể cho vừa. Chú lại toan làm đổ cái bình để nước chảy ra nhưng cái bình lại quá nặng. Chú quạ không hề bỏ cuộc, chú đã nghĩ ra cách hay để có thể uống nước. Chú quạ cố gắng nhặt những viên sỏi nhro bỏ vào trong bình. Càng nhiều sỏi thì nước càng dâng cao và một lát sau chú quạ đã có nước để uống.

Thông qua câu chuyện này các bé đã hiểu được rằng cần phải cố gắng kiên trì thì sẽ vượt qua được khó khăn.

Trên đây là 3 câu chuyện mà các mẹ có thể dùng để kể chuyện cho bé 2 tuổi. Còn nhiều những câu chuyện khác mà các mẹ có thể tìm trên mạng để đọc truyện cho bé.

Xem thêm: Truyện kể cho bé 2 tuổi hay và ý nghĩa nhất

Kết luận

Đọc truyện cho bé 2 tuổi là một hoạt động vô cùng ý nghĩa góp phần gắn kết tình cảm giữa bố mẹ và bé. Không chỉ vậy hoạt động này còn góp phần kích thích sự phát triển trí não, trí tưởng tượng cũng như khả năng tư duy ngôn ngữ ở các bé. Truyện cho bé 2 tuổi rất dễ tìm kiếm trên mạng, các bố mẹ có đa dạng lựa chọn để đọc truyện cho con. Kể chuyện cho bé 2 tuổi là hoạt động bổ ích thiết thực mà bố mẹ nên thực hiện mỗi ngày để giúp con phát triển toàn diện.

Trẻ 4 tuổi bị nôn không chỉ là dấu hiệu của bệnh tiêu hóa. Đó còn là biểu hiện của các bệnh lý khác, có thể ở nhiều vùng cơ thể khác nhau. Nếu bé bị nôn liên tục, mẹ sẽ dễ dàng hoảng sợ. Đồng thời, mẹ cũng chưa biết cách xử lý tình trạng này của bé. Để chấm dứt việc bé nôn liên tục, có thể có nhiều cách khác nhau.

Bé khi nôn liên tục kèm theo sốt lại rất dễ để hiểu nguyên nhân. Phần lớn là do bé bị cảm lạnh nên nôn hoặc trớ ra ngoài. Tuy nhiên, ở bài viết này, Góc Của Mẹ sẽ lý giải nguyên nhân trẻ 4 tuổi bị nôn liên tục mà không kèm theo sốt. Thực tế, nôn là một dấu hiệu tốt. Bé bị nôn khi có một yếu tố kích thích đến vùng trung tâm nôn ở trong não. Nhiễm trùng, ngộ độc thức ăn hoặc do bé chạy nhảy, vận động mạnh cũng có thể làm bé nôn. Vì sao có thể nói nôn là một dấu hiệu tốt? Bởi đó là phản ứng tự nhiên của cơ thể để đào thải chất độc ra ngoài.

1. Nguyên nhân khiến trẻ 4 tuổi bị nôn

Ngộ độc thức ăn dẫn tới đau bụng rất nghiêm trọng
Ngộ độc thức ăn dẫn tới đau bụng rất nghiêm trọng

1.1. Viêm dạ dày hoặc viêm ruột làm trẻ 4 tuổi hay bị nôn sau khi ăn

Trẻ 4 tuổi nôn do viêm dạ dày hoặc viêm ruột là tình trạng bệnh lý khá phổ biến. Để xác định được nguyên nhân của viêm dạ dày và viêm ruột là do đâu khá phức tạp. Thông thường, khi bị nhiễm virus hoặc bị ngộ độc thức ăn, dạ dày hay ruột đều bị viêm. Dấu hiệu khởi phát bệnh từ hai nguyên nhân này đều khá giống nhau. Trẻ 4 tuổi bị nôn liên tục và ồ ạt. Tình trạng này xảy ra trong khoảng 12 giờ đầu tiên sau khi viêm dạ dày/ruột bắt đầu. Bé có thể nôn từ 5 đến 30 phút/lần. Tuy nhiên, cũng sẽ có một vài dấu hiệu để phân biệt nguyên nhân bị nôn do virus hay ngộ độc thức ăn:

  • Virus: khởi phát một cách nhanh chóng và đột ngột. Trẻ 4 tuổi nôn kèm theo đau bụng và thậm chí là sốt cao. Trong khoảng nửa ngày cho đến 3 ngày, bé vẫn bị nôn. Tiêu chảy cũng có thể xuất hiện ở trong hai ngày đầu tiên.
  • Ngộ độc thức ăn: Sau khi ăn một loại thực phẩm không đảm bảo chất lượng, chỉ từ 2 đến 12 tiếng sau, bé đã bị nôn. Nếu trẻ 4 tuổi hay bị nôn sau khi ăn, mẹ cần kiểm tra lại thực phẩm bé vừa ăn. Bé không sốt khi bị ngộ độc thực phẩm mà chỉ nôn. Tình trạng này thường kéo dài không quá 12 tiếng. Sau khi cơ thể đã đào thải hết những chất có hại, bé sẽ không còn nôn nữa.

1.2. Lồng ruột

Da bé tái đi, nhợt nhạt khi bị lồng ruột
Da bé tái đi, nhợt nhạt khi bị lồng ruột

Khi bé có biểu hiện nôn ói, không sốt, không đi nặng được, nhiều khả năng bé đang bị lồng ruột. Mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện cấp cứu trong trường hợp này. Biểu hiện của việc bé bị lồng ruột đó là da nhợt nhạt, bé thường hay co chân về phía bụng. Trẻ 4 tuổi bị nôn liên tục do lồng ruột cũng có thể có máu trong phân. Ngoài ra, phân lỏng cũng là một dấu hiệu cho thấy tình trạng này đang xảy ra.

Xem thêm:

Bị nôn khi mang thai & 5 cách giúp bà bầu thấy dễ chịu hơn

Bí kíp khắc phục vấn đề trẻ nôn trớ khi ăn dặm

1.3. Nhiễm trùng

Nhiễm trùng kèm sốt khiến bé dễ bị nôn
Nhiễm trùng kèm sốt khiến bé dễ bị nôn

Nhiễm trùng đường tiết niệu là nguyên nhân chính khiến trẻ 4 tuổi bị nôn liên tục. Bé không sốt, nhưng gặp nhiều vấn đề khi đi tiểu. Bé bị tiểu rát hoặc nước tiểu có mùi khó chịu. Đồng thời, trẻ 4 tuổi bị nôn kèm theo sốt cao trong vài ngày.

1.4. Tắc ruột

Đây là một tình trạng hiếm gặp nếu mẹ nghi ngờ sau khi thấy trẻ nôn ói liên tục. Nhưng nếu đã mắc phải, nó rất nguy hiểm tới tính mạng của bé. Triệu chứng dễ gặp nhất là bé đau bụng dữ dội và quằn quại. Tình trạng bệnh ngày càng xấu đi chứ không thuyên giảm. Đây là trường hợp cần cấp cứu, nếu thấy những dấu hiệu trên, mẹ cần ngay lập tức đưa bé đi bệnh viện.

1.5. Trào ngược

Trẻ 4 tuổi hay bị nôn sau khi ăn có thể do trào ngược dạ dày thực quản. Cũng có thể bé không nôn ra dịch hay thức ăn gì. Chỉ đơn giản là bé có cảm giác muốn ói ra. Trẻ 4 tuổi bị nôn do trào ngược dạ dày thực quản thì cần đưa đến các cơ sở y tế để được tư vấn về giải pháp chữa trị.

Nhà Mamamy đang có chương trình ưu đãi cực lớn trong năm nay: set dùng thử Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical – phiên bản nâng cấp của khăn ướt Mamamy. Chỉ với 52k – gần bằng 1 cốc trà sữa, mẹ đã sở hữu 2 gói khăn ướt chăm sóc AN TOÀN cho làn da em bé vùng NHIỆT ĐỚI, dùng thoải mái cho bé cưng trong hơi 2 tháng liền. Chất liệu vải 100% sợi tự nhiên và Rayon giúp khăn êm mềm tựa như lòng bàn tay mẹ, dịu dàng chạm vào da con. Khăn còn được bổ sung thêm tinh dầu, tinh chất cao cấp của vùng nhiệt đới giúp kháng khuẩn, ngừa hăm và dưỡng ẩm rất tốt cho da bé đó mẹ. Số lượng chỉ có 10.000 set trong tháng này thôi, nhanh tay mẹ ơi!

Chương trình ưu đãi 10000 set dùng thử
Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical

2. Mẹ cần làm gì khi trẻ 4 tuổi bị nôn liên tục?

Bù nước cho trẻ bị nôn rất quan trọng
Bù nước cho trẻ bị nôn rất quan trọng
  • Bù nước: khi trẻ bị nôn, cơ thể bé bị mất nước khá nhiều. Oresol sẽ là giải pháp cấp bách vào lúc này. Lưu ý, Oresol không phải là thuốc chữa nôn. Oresol chỉ có tác dụng bù nước và điện giải cho cơ thể của bé.
  • Nằm đầu cao: khi gối đầu cao cho trẻ, tình trạng trào ngược sẽ được hạn chế rất nhiều. Ngoài ra, mẹ cũng tránh để ổ bụng của bé chịu áp lực. Mặc quần áo chật cũng làm bé bị tức bụng, dễ gây nôn trớ.
  • Thay đổi chế độ ăn: bữa ăn không hợp lý có thể làm trẻ 4 tuổi hay bị nôn sau khi ăn. Mẹ nên tránh ép cho trẻ ăn quá no. Nếu mẹ muốn cho trẻ ăn đủ dinh dưỡng thì nên chia nhỏ bữa ăn ra.
  • Tránh lây lan virus: trẻ 4 tuổi bị nôn liên tục do virus cần hết sức cẩn thận khi chăm sóc. Các thành viên trong gia đình nên tránh không để bị lây nhiễm các loại virus này.
Gối đầu cao khi ngủ hạn chế trào ngược dạ dày
Gối đầu cao khi ngủ hạn chế trào ngược dạ dày

Xem thêm:

Nhạt miệng buồn nôn có phải dấu hiệu có thai không?

3. Những dấu hiệu cho thấy trẻ cần được đưa đi bệnh viện

Trẻ nôn nhiều và không dứt cần được đưa đến bệnh viện nếu có những dấu hiệu sau đây:

  • Nôn ra mật xanh hoặc máu.
  • Nôn hơn một ngày mà chưa dứt.
  • Bé không ăn uống được trong nhiều giờ liên tiếp.
  • Dấu hiệu mất nước rõ ràng: môi khô, mắt trũng, không đi tiểu.
  • Đau bụng dữ dội, đau quặn từng cơn.
  • Vừa nôn vừa sốt cao, khoảng trên 39 độ C.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nghiêm trọng, mẹ nên đưa bé tới bệnh viện thăm khám
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nghiêm trọng, mẹ nên đưa bé tới bệnh viện thăm khám

Trẻ 4 tuổi bị nôn do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Khi bé bắt đầu bị nôn, mẹ nhớ ghi lại thời gian bắt đầu các hiện tượng. Đồng thời, đừng quên theo dõi tình trạng nôn ói từng giờ một. Nếu bé vẫn có thể sinh hoạt bình thường, mẹ chỉ cần bù nước và theo dõi thêm. Ngược lại, nếu tình trạng diễn biến xấu hơn, cách tốt nhất là đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời.

Nguồn tham khảo:

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/tre-hay-bi-non-vi-sao/

https://www.nhsinform.scot/illnesses-and-conditions/stomach-liver-and-gastrointestinal-tract/vomiting-in-children-and-babies

Chậm phát triển ngôn ngữ hay chậm nói ở trẻ là khi ngôn ngữ của trẻ phát triển không đúng trình tự bình thường. Tuy nhiên với tốc độ chậm hơn so với các trẻ khác. Vậy trẻ 2 tuổi chưa biết nói có nguy hiểm hay không?

Trẻ 2 tuổi chưa biết nói có biểu hiện như thế nào được coi là chậm nói?
Bé không muốn hoặc không thể dùng lời nói để giao tiếp. Ngoại trừ những trường hợp khẩn cấp

1. Trẻ 2 tuổi chưa biết nói có biểu hiện như thế nào được coi là chậm nói?

Bé 2 tuổi chưa biết nói được coi là chậm nói nếu có các biểu hiện sau:

  • Bé chưa nói nổi 15 từ tổng cộng.
  • Không thể tự nói ra lời mà chỉ nhại lại lời nói của ba mẹ hoặc người khác đã nói.
  • Không thể tự thực hiện những cuộc hội thoại đơn giản chỉ với câu gồm 2 từ. Ví dụ: “Mẹ bế”, “Uống nữa”. Hoặc bé nói được nhưng nói còn vấp váp.
  • Bé không muốn hoặc không thể dùng lời nói để giao tiếp. Ngoại trừ những trường hợp khẩn cấp.
  • Không hiểu các chỉ dẫn hoặc các câu hỏi dài hơn, ví dụ: “Lấy giày của con đi”, “Con muốn uống không?”, “Ba đâu rồi?”
  • Bé không biết giả vờ chơi với búp bê hoặc tự chơi với chính mình. Chẳng hạn như cho búp bê ăn, nói chuyện một mình với búp bê, tự chải đầu làm đẹp.
  • Bé không biết bắt chước hành động hoặc lời nói của người khác.
  • Khi xem sách, trẻ không thể chỉ vào một bức tranh mà ba mẹ gọi tên.
  • Bé không thể nối hai từ lại với nhau.

Ở độ tuổi này, có khoảng 1/5 trẻ em có thể có dấu hiệu chậm nói. Tuy nhiên, rất nhiều trẻ trong số này đều sẽ đuổi kịp các bạn khi lớn lên. Do đó, ba mẹ không cần quá hốt hoảng, lo lắng. Do đó nếu ba mẹ thắc mắc “Em bé 2 tuổi chưa biết nói có sao không?”. Thì câu trả lời là không. Bố mẹ không nên quá lo lắng khi thấy trẻ 2 tuổi chưa biết nói. Hãy bình tĩnh và tìm hiểu kỹ nguyên nhân và đưa ra những phương pháp hỗ trợ phù hợp nhé!

2. Một số nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi chưa biết nói

Một số nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi chưa biết nói
Bé có vấn đề về thính giác, khó khăn trong quá trình hiểu, nói, bắt chước và sử dụng ngôn ngữ

Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn tới tình trạng trẻ 2 tuổi chưa biết nói. Ví dụ như trong gia đình có người từng bị chậm phát triển ngôn ngữ. Hay do các khiếm khuyết về thể chất như: 

  • Thắng lưỡi bị ngắn (gây cản trở trong quá trình lưỡi chuyển động) hoặc có vấn đề về lưỡi hay vòm miệng.
  • Các vùng não phụ trách ngôn ngữ gặp vấn đề khiến cho môi, lưỡi và hàm khó phối hợp với nhau để tạo ra âm thanh.
  • Có vấn đề về thính giác. Việc này gây khó khăn cho trẻ trong quá trình hiểu, nói, bắt chước và sử dụng ngôn ngữ.
  • Mắc chứng viêm tai giữa, đặc biệt là viêm mãn tính. Chứng bệnh này gây ra những tác động liên quan đến khả năng nghe của bé. Tuy nhiên, chỉ cần một bên tai của trẻ có thể hoạt động bình thường thì các kỹ năng ngôn ngữ của con vẫn có khả năng phát triển như bình thường.

3. Bố mẹ nên làm gì để giúp đỡ bé 2 tuổi chưa biết nói?

Bố mẹ có thể tham khảo 4 cách sau đây để hỗ trợ trẻ tập nói và phát triển các kỹ năng ngôn ngữ hiệu quả.

3.1. Kiểm tra thính giác của bé

Kiểm tra thính giác của bé
Bố mẹ nên đưa trẻ tới khám bác sĩ để đảm bảo rằng con không mắc chứng bệnh gì liên quan đến thính giác

Vấn đề về thính giác là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ 2 tuổi chưa biết nói. Bố mẹ nên đưa trẻ tới khám bác sĩ để đảm bảo rằng con không mắc chứng bệnh gì liên quan đến thính giác.

3.2. Thường xuyên tương tác với bé hằng ngày

Thường xuyên tương tác với bé hằng ngày
Mỗi ngày, bố mẹ hãy dành ra những khoảng thời gian nhất định để quan sát, theo dõi và tương tác với bé

Mỗi ngày, bố mẹ hãy dành ra những khoảng thời gian nhất định để quan sát, theo dõi và tương tác với bé. Trong khoảng thời gian này, bố mẹ nên lưu ý quan sát con thật kỹ để biết con hứng thú với điều gì. Con thường xuyên nhìn vào đồ vật nào và thích chơi những món đồ chơi nào. Lúc này, bố mẹ hãy gọi tên những thứ đó và trò chuyện với trẻ về những đồ vật đó. Điều này sẽ giúp thúc đẩy khả năng ngôn ngữ của bé phát triển tốt hơn. Qua đó hỗ trợ giải quyết tình trạng bé 2 tuổi chưa biết nói.

3.3. Viết nhật ký về việc giao tiếp của bé

Viết nhật ký về việc giao tiếp của bé
Việc ghi chép này sẽ giúp bố mẹ theo dõi tiến trình phát triển của bé một cách dễ dàng hơn

Trong cuốn nhật ký này, bố mẹ hãy ghi chép lại những thay đổi nhỏ nhất trong cách bé giao tiếp mỗi ngày. Ví dụ như quay mặt và xoay đi để nói con không thích điều gì nó hay vừa lắc đầu vừa nói “không”…

Bố mẹ cũng nên ghi lại những điều mà trẻ muốn diễn đạt. Hay còn gọi là ý định giao tiếp của trẻ. Ví dụ như khi trẻ giơ tay để bày tỏ ý muốn bố mẹ bế con lên, bố mẹ hãy nói đầy đủ cả câu cho trẻ biết. Chẳng hạn như “Mẹ bế con lên nhé”.

Việc ghi chép này sẽ giúp bố mẹ theo dõi tiến trình phát triển của bé một cách dễ dàng hơn. Nếu bé phát triển chậm hơn so với những gì bố mẹ dự kiến, trẻ 2 tuổi chưa biết nói hãy xem xét tìm đến những phương pháp khác để hỗ trợ cho bé. 

3.4. Đọc sách và kể chuyện cùng trẻ thường xuyên

Đọc sách và kể chuyện cùng trẻ thường xuyên
Trong quá trình nghe bố mẹ đọc sách, bé có cơ hội được tiếp xúc với nhiều từ vựng mới

Việc bố mẹ đọc sách và kể chuyện cho bé có thể đem lại rất nhiều lợi ích. Trong quá trình nghe bố mẹ đọc sách, bé có cơ hội được tiếp xúc với nhiều từ vựng mới. Những câu chuyện thú vị cũng sẽ khiến trẻ thích thú hơn và tạo động lực cho trẻ luyện tập trò chuyện thường xuyên hơn. 

Xem thêm:

Nguồn tham khảo: 

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dau-hieu-dien-hinh-canh-bao-tre-cham-noi/

Mỗi trẻ phát triển với tốc độ khác nhau. Do vậy, khi thấy trẻ 2 tuổi chưa biết nói, thay vì quá lo lắng thì bố mẹ nên bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và kiên nhẫn trong quá trình hỗ trợ con.

Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm có thể do một hoặc nhiều các nguyên nhân khác gây ra. Đây là tình trạng khá phổ biến và thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, cha mẹ cần tìm cách giải quyết triệt để để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. 

Vai trò của giấc ngủ đối với bé 2 tuổi
Đối với trẻ em, giấc ngủ cũng có tầm quan trọng như thức ăn và nước uống hàng ngày

1. Vai trò của giấc ngủ đối với bé 2 tuổi

Đối với trẻ em, giấc ngủ cũng có tầm quan trọng như thức ăn và nước uống hàng ngày. Một giấc ngủ sâu là điều rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ. Ngược lại ngủ không ngon giấc hoặc có thể bị thiếu ngủ, sẽ khiến trẻ cáu gắt, quấy khóc, không tập trung, mệt mỏi. Nếu thường xuyên ở trong tình trạng trẻ này sẽ phát triển chậm hơn so với các trẻ khác và dĩ nhiên là sẽ không nhanh nhẹn, thông minh, hoạt bát và về lâu dài ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng khi ngủ cơ thể tiết ra lượng hormon tăng trưởng nhiều gấp 4 lần khi thức. Theo quy luật là lúc chúng ta đi vào giấc ngủ hormon tăng trưởng mới sản sinh ra. Sau 1 tiếng lượng hormon sẽ đạt đỉnh, thường là từ 22 giờ cho tới 1 giờ. Do vậy, nếu bé 2 tuổi khóc đêm, không ngủ đúng giờ sẽ bỏ lỡ quãng thời gian hormon tăng trưởng tiết ra nhiều nhất. Từ đó gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của trẻ.

Giấc ngủ giúp duy trì một cách cân bằng quá trình tiết của một số hormon, bao gồm cả hormon giúp kiểm soát cơn thèm ăn. Do vậy, tình trạng mất ngủ có thể làm tăng cơn thèm ăn gây ra chứng thừa cân và béo phì ở trẻ. Ngoài ra một giấc ngủ ngon còn hỗ trợ hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn và trẻ ít ốm hơn.

2. Nguyên nhân khiến bé 2 tuổi hay khóc đêm

Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi hay khóc đêm. Dưới đây là những nguyên nhân hàng đầu mà cha mẹ cần hết sức lưu ý:

2.1. Bé 2 tuổi hay khóc đêm do bị rối loạn tiêu hóa

Bé 2 tuổi hay khóc đêm do bị rối loạn tiêu hóa
Tình trạng đầy hơi, chướng bụng là một trong những nguyên nhân chính khiến cho trẻ 2 tuổi quấy khóc đêm

Trẻ nhỏ rất dễ bị chướng bụng, đầy hơi. Nguyên nhân là do chế độ dinh dưỡng của trẻ chưa thực sự hợp lý. Nhiều cha mẹ vì quá lo lắng trẻ nhẹ cân nên cho con ăn quá no. Hoặc ăn các thức ăn mà cơ thể của trẻ chưa thể hấp thụ hoặc tiêu hóa. 

Chính vì lý do này khiến cho thức ăn mà trẻ ăn chưa kịp tiêu hóa. Ứ đọng lại trong lồng ruột bị vi khuẩn lên men. Từ đó gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng. Đây được xem là một trong những nguyên nhân chính khiến cho các bé ngủ không ngon giấc và trẻ 2 tuổi quấy khóc đêm

2.2. Bé 2 tuổi khóc đêm do đói bụng

Bé 2 tuổi khóc đêm do đói bụng
Bé 2 tuổi khóc đêm để nhắc nhở ba mẹ rằng mình đang đói bụng

Trẻ ở giai đoạn 2 tuổi là thời điểm phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc. Đây chính là giai đoạn 3 năm đầu đời mà cha mẹ cần phải lưu ý về chế độ dinh dưỡng. Bởi lúc này trẻ thường ăn nhiều và có nhu cầu dinh dưỡng tăng theo thời gian. Đặc biệt, nếu ngày nào mà trẻ hoạt động quá mức thì ngày đó trẻ sẽ có nhu cầu ăn nhiều hơn. 

Chính vì vậy, nếu bé yêu nhà mình cảm thấy đói bụng thì các  bé 2 tuổi khóc đêm. Đây chính là “chuông báo” để các bé nhắc nhở ba mẹ đó!

2.3. Trẻ 2 tuổi quấy khóc đêm do có vấn đề về thần kinh

Trẻ 2 tuổi quấy khóc đêm do có vấn đề về thần kinh
Khi trẻ bị căng thẳng thần kinh, biểu hiện đầu tiên mà cha mẹ thường gặp nhất đó chính là hay khóc đêm

Hệ thần kinh của trẻ nhỏ rất non nớt và dễ bị căng thẳng. Đặc biệt là bởi các yếu tố bất lợi đến từ môi trường xung quanh. Do đó, khi trẻ bị căng thẳng thần kinh, biểu hiện đầu tiên mà cha mẹ thường gặp nhất đó chính là trẻ 2 tuổi hay khóc đêm.

Trẻ 2 tuổi luôn học hỏi và khôn lớn qua việc tiếp nhận các kích thích từ thế giới xung quanh. Tuy nhiên, việc tiếp nhận cần phải có thời gian để trẻ có thể làm quen dần. Đôi khi, trẻ cũng sẽ gặp các vấn đề khó khăn trong việc tiếp nhận các kích thích từ ánh sáng, tiếng ồn… Cho đến việc nhiều người ẵm bồng, ru, bế…

2.4. Trẻ quấy khóc do do thiếu vitamin D

Trẻ quấy khóc do do thiếu vitamin D
Thiếu vitamin D cũng là nguyên nhân khiến cho bé 2 tuổi hay khóc đêm, ngủ không sâu giấc

Thiếu vitamin D cũng là nguyên nhân khiến cho bé 2 tuổi hay khóc đêm, ngủ không sâu giấc. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các bé khi sinh ra đã được các bố mẹ bổ sung đầy đủ vitamin D. Do đó tỷ lệ trường hợp này thường không cao.

Nếu trẻ hay thức giấc vào ban đêm và đòi ăn, uống nước thì rất có thể trẻ bị đói hoặc khát nước. Để giải quyết tình trạng trên, cha mẹ có thể cho bé ăn thêm 1 bữa nhẹ trước khi đi ngủ. Có thể là sữa tươi, sữa chua, phô mai. 

2.5. Trẻ quấy khóc đêm do tè dầm

Trẻ ở mốc 2 tuổi vẫn chưa thể kiểm soát được hoàn toàn khả năng đi tiểu tiện. Do đó, đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân khiến cho trẻ 2 tuổi hay khóc đêm.

Trẻ quấy khóc đêm do tè dầm
Trẻ ở mốc 2 tuổi vẫn chưa thể kiểm soát được hoàn toàn khả năng đi tiểu tiện nên thường quấy khóc

Một số trẻ có thể vẫn tiếp tục ngủ tiếp. Vì bé nghĩ đó là mơ. Tuy nhiên sẽ có trẻ thức dậy và quấy khóc. Đây là hiện tượng được xem là phổ biến và bình thường ở độ tuổi này. 

Nếu trẻ khóc đêm và có dấu hiệu tè dầm, cha mẹ nên nhẹ nhàng lau dọn. Thay quần để con có thể đi ngủ tiếp. Tránh việc quát mắng. Trách phạt sẽ gây ảnh hưởng tâm lý và khiến trẻ khó ngủ lại. 

Ngoài ra, nếu ba mẹ nhận thấy trẻ 2 tuổi quấy khóc không rõ nguyên nhân. Thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra chính xác nhất nhé.

3.Cùng mẹ chia sẻ kinh nghiệm khi trẻ 2 tuổi hay khóc đêm

Sau đây là sẽ là một số kinh nghiệm khi trẻ 2 tuổi hay khóc đêm mà cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng để cải thiện tình trạng cho con mình.

3.1.Tạo thói quen về lịch trình giấc ngủ của con

Bí quyết cải thiện tình trạng trẻ 2 tuổi quấy khóc đêm chính là cha mẹ hãy tạo cho con những thói quen tốt về thời gian ngủ. 

Tạo thói quen về lịch trình giấc ngủ của con
Bí quyết cải thiện tình trạng trẻ 2 tuổi quấy khóc đêm chính là cha mẹ hãy tạo cho con những thói quen tốt về thời gian ngủ

Cha mẹ hãy dạy cho bé phân biệt “ngày chơi, đêm ngủ” bằng cách: 

  • Ban ngày, cha mẹ khuyến khích cho bé ban ngày tham gia các hoạt động vui chơi, nói chuyện. Điều này kích thích bé tập trung đi ngủ vào buổi tối. 
  • Nếu chưa đến thời gian ngủ mà trẻ có dấu hiệu buồn ngủ như: mắt nhìn chăm chăm về 1 phía, dụi mắt, lim dim, ngáp… Cha mẹ nên vỗ về, xoa lưng để bé thư giãn.
  • Ban đêm nếu bé đi ngủ mà tự dưng thức dậy đòi uống sữa, cha mẹ nên vỗ về bé, không nên bật đèn. Như vậy giúp bé nhận thức được đây là thời gian ngủ, không phải thời gian ăn uống và chơi. 

3.2. Thiết lập giờ ngủ vào một khung giờ cố định

Bên cạnh tạo thói quen để bé hình thành giấc ngủ tốt thì cha mẹ cũng cần chú ý nên thiết lập cho bé một giờ ngủ cố định. Qua đó bé có thể nhận thức được thời điểm mà mình cần đi ngủ. Đây cũng là một phương pháp tốt giúp cải thiện việc bé 2 tuổi hay khóc đêm.

Thiết lập giờ ngủ vào một khung giờ cố định
Để bé hình thành giấc ngủ tốt thì cha mẹ cũng cần chú ý nên thiết lập cho bé một giờ ngủ cố định

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể kết hợp các hoạt động sau để trẻ có thể ngủ ngon giấc hơn:

  • Trước khi trẻ ngủ, giảm dần các hoạt động vui chơi, nô đùa.
  • Tắm và massage cho trẻ.
  • Âu yếm, vỗ về và chúc bé ngủ ngon.
  • Đọc sách, kể chuyện cho bé trước khi đi ngủ. 
  • Cho trẻ nghe nhạc nhẹ hoặc hát ru.

3.3. Lựa chọn không gian ngủ phù hợp

Lựa chọn không gian ngủ phù hợp
Cha mẹ có thể đặt đồ vật mà bé yêu thích bên cạnh khi bé ngủ để bé có cảm giác an toàn

Môi trường xung quanh ảnh hưởng nhiều tới giấc ngủ của bé. Do đó, mẹ cần thường xuyên lau chùi chỗ ngủ của bé cho sạch sẽ, không gian thoáng mát, nhiệt độ vừa phải.

Bên cạnh đó, cha mẹ có thể đặt đồ vật mà bé yêu thích bên cạnh khi bé ngủ để bé có cảm giác an toàn. 

Xem thêm:

Bí quyết của mẹ để ru bé ngủ ngon không quấy khóc

Bé ngủ hay giật mình – mẹ phải làm thế nào?

Nguồn tham khảo: https://benhvienthucuc.vn/tre-2-tuoi-quay-khoc-dem-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc/

Khi trẻ 2 tuổi hay khóc đêm ba mẹ đừng quá lo lắng mà hãy áp dụng những lời khuyên trên. Trong trường hợp con quấy khóc kéo dài kèm theo những dấu hiệu bất thường khác thì các bậc phụ huynh cho con đi bệnh viện khám kịp thời, phát hiện sớm bệnh lý tiềm ẩn và điều trị hiệu quả. 

Giỏ hàng 0