Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bé ngủ hay giật mình – mẹ phải làm thế nào?

Chắc hẳn những người lần đầu làm cha làm mẹ đều sẽ nghĩ đến hình ảnh em bé sơ sinh ngủ yên bình với nụ cười ngọt ngào, đáng yêu. Nhưng trên thực tế không phải đứa trẻ nào cũng ngủ yên bình như vậy. Bố mẹ sẽ thấy ngạc nhiên khi chứng kiến con bị giật mình khi ngủ hoặc bị co cứng. Việc này là rất bình thường ở trẻ sơ sinh. Bé khi ngủ hay vặn mình, rướn người và giật mình trong những tháng đầu tiên của cuộc đời. Đôi khi bé có hiện tượng quấy khóc khiến cho nhiều mẹ rất đau đầu. Nếu nó xảy ra quá thường xuyên thì bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách loại bỏ tình trạng này. Mẹ hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu về tình trạng bé ngủ hay giật mình nhé!

Tìm hiểu thêm: Bé 2 tháng ngủ bao nhiêu là đủ? Giải pháp cho trẻ thiếu ngủ

1. Tại sao bé ngủ hay giật mình?

Trẻ sơ sinh khi ngủ có hiện tượng giật mình xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó có thể là nguyên nhân sinh lý hoặc nguyên nhân bệnh lý. Mẹ hãy xem những thông tin dưới đây để biết bé ngủ hay giật mình là do nguyên nhân nào.

1.1. Nguyên nhân do sinh lý, môi trường

Nguyên nhân do sinh lý, môi trường bé ngủ hay giật mình
Nguyên nhân do sinh lý, môi trường bé ngủ hay giật mình
  • Phản xạ tự nhiên: Giật mình là một trong những phản xạ tự nhiên của con khi chào đời giống như phản xạ bú, tìm vú mẹ khi đói…  Đây được gọi là phản xạ Moro. Phản xạ này rất đặc trưng và phổ biến ở trẻ sơ sinh. Do bé chuyển từ môi trường bụng mẹ ra môi trường bên ngoài nên cơ thể đã tự tạo ra phản xạ này. Đây là một hiện tượng sinh lý hết sức bình thường. Nó sẽ biến mất sau khi trẻ được 3 – 6 tháng tuổi.
  • Tâm lý bất an: khi bé bị hồi hộp, lo lắng, sợ hãi hay có cảm giác không an toàn thì sẽ bị giật mình khi ngủ.
  • Do tiếng ồn lớn: con có thể bị giật mình bởi những tiếng động bất ngờ ở bên ngoài khi đang ngủ. Nguyên nhân này sẽ khiến bé ngủ hay giật mình.

1.2. Nguyên nhân bệnh lý

Nguyên nhân bệnh lý bé ngủ hay giật mình
Nguyên nhân bệnh lý bé ngủ hay giật mình
  • Bệnh trào ngược dạ dày: tại đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bé ngủ hay giật mình.
  • Thiếu canxi: canxi rất cần thiết cho trẻ em em sơ sinh. Khi bé bị thiếu canxi, bé sẽ bị còi xương, hay rướn người và giật mình khi ngủ. Ngoài ra bé chậm mọc răng, ra mồ hôi trộm và rụng tóc vành khăn.
  • Ốm: em bé ngủ bị giật mình có thể là biểu hiện của một số bệnh như viêm tai giữa, viêm họng…
  • Một số bệnh lý khác: bệnh tim, suy nhược cơ thể, để thiếu máu, hệ thần kinh Bị Tổn Thương… cũng là nguyên nhân dẫn đến việc bé ngủ hay giật mình.

2. Hậu quả khi bé thường xuyên ngủ giật mình, khó ngủ

Hẳn bố mẹ rất lo lắng khi bé ngủ hay giật mình và khóc đêm. Việc này vừa khiến cho mẹ mệt mỏi, lại khiến em bé không được nghỉ ngơi đầy đủ ngủ dẫn đến đến nhiều hậu quả khó lường. Nếu việc này xảy ra thường xuyên, sẽ rất dễ gây ra những hệ lụy xấu cho bé:

  • Con bị chậm tăng cân: Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng với em bé sơ sinh. Khi ngủ đủ giấc sẽ kích thích sự phát triển toàn diện giúp con tăng cân và phát triển chiều cao. Nếu con ngủ không ngon giấc sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, chậm phát triển.
  • Khả năng nhận thức của con bị giảm: Trong năm đầu đời, não bộ của con chưa thực sự hoàn thiện. Con rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây kích thích. Theo nghiên cứu, những bé ngủ hay giật mình và khóc giữa đêm thường có khả năng học hỏi và xử lý tình huống kém hơn so với những bé ngủ đủ giấc. Ngoài ra bé cũng dễ bị ốm và mắc các bệnh nhiễm trùng hơn.
  • Làm tăng nguy cơ đột tử: Nếu con quấy khóc liên tục mà không dỗ được sẽ gây ức chế đến hô hấp, thậm chí là ngưng thở.
  • Con dễ bị đói lả, giảm sữa mẹ: Nhiều bé bị giật mình và quấy khóc giữa đêm nhưng lại không chịu bú mẹ. Đó là do chất lượng giấc ngủ kém dẫn đến cảm giác thèm ăn và phản xạ bú của con bị giảm theo. Về lâu về dài có thể dẫn đến tình trạng mất sữa ở mẹ.

3. Bé ngủ hay giật mình phải làm sao?

Bé ngủ hay giật mình phải làm sao?
Bé ngủ hay giật mình phải làm sao?

Tình trạng bé ngủ hay giật mình diễn ra thường xuyên sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường cho sức khỏe và sự phát triển của con. Vì vậy bố mẹ cần tìm cách để để giảm bớt và loại bỏ tình trạng này. Sau đây là một số cách giúp mẹ chữa giật mình cho trẻ sơ sinh.

  • Hạn chế những kích thích bên ngoài môi trường khi cho con ngủ. Mẹ cần để con ở trong phòng yên tĩnh, ánh sáng dịu nhẹ, nhiệt độ phù hợp, môi trường thoáng mát sẽ giúp con dễ ngủ hơn và ngon giấc.
  • Giữ con ở sát cơ thể của mẹ càng lâu càng tốt khi mẹ đặt con xuống. Mẹ chỉ nhẹ nhàng thả con ra sau khi lưng bé đã chạm tới nệm.
  • Mẹ có thể quấn khăn để hạn chế chuyển động của con. Sắp xếp tay chân bé co lại giống tư thế ở trong bụng mẹ để xoa dịu bé.
  • Trước khi bé ngủ, mẹ nên cho bé bú để bé ngủ được ngon hơn. Tuy nhiên chỉ bé cho bú vừa đủ.
  • Mẹ hãy chọn các loại tã mềm mại êm ái, thấm hút tốt để tạo cảm giác thoải mái. Thay tã thường xuyên cho bé, tránh cảm giác ẩm ướt khó chịu.
  • Khi thấy con ngủ giật mình, mẹ hãy ôm con vào lòng, hát ru hoặc vỗ về con để con cảm thấy an toàn hơn.
  • Bổ sung vitamin D và canxi cho con.

Lần đầu làm cha làm mẹ quả thật rất khó khăn đúng không nào? Tuy nhiên mẹ đừng quá lo lắng về tình trạng bé ngủ hay giật mình. Hãy tìm hiểu kỹ nguyên nhân và giúp con giảm bớt tình trạng này nhé. Chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe và hạnh phúc!

Xem thêm: Bé 4 tháng ngủ bao nhiêu là đủ? Làm gì để trẻ ngủ ngon

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bé ngủ hay giật mình – mẹ phải làm thế nào?”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0