Mang thai bị nôn là điều thường thấy ở đại đa số các bà bầu. Tình trạng này diễn ra thường xuyên khiến nhiều bà bầu phải khổ sở và khó chịu. Vậy thì liệu khi bà bầu mang thai bị nôn có gây nguy hiểm gì đến sức khỏe không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé
Mục lục
1. Mang thai bị nôn là biểu hiện của ốm nghén
Mang thai bị nôn là biểu hiện đặc trưng nhất của ốm nghén ở bà bầu. Khi mang thai ở 3 tháng đầu hay tam cá nguyệt đầu tiên bà bầu sẽ thường xuyên cảm thấy buồn nôn hoặc không nôn được. Điều này diễn ra ở hầu hết các chị em phụ nữ. Bên cạnh buồn nôn hoặc nôn ra thì khi ốm nghén mẹ bầu có thể cảm thấy kén ăn, cơ thể mệt mỏi, chóng mặt. Nhiều bà bầu cho rằng ốm nghén có thể dẫn đến việc em bé thiếu dinh dưỡng và kém phát triển. Nhưng đừng lo nhé mẹ bầu vì ở giai đoạn này cục cưng của mẹ chưa cần có quá nhiều năng lượng.
Tin vui cho bà bầu là từ tam cá nguyệt thứ hai trở đi, tình trạng ốm nghén sẽ giảm. Bà bầu cũng sẽ ít cảm thấy buồn nôn hay bị nôn hơn. Lúc này em bé cũng sẽ có thể hấp thụ được nhiều dinh dưỡng và phát triển nhanh chóng hơn. Tuy nhiên thì có một số mẹ bầu cũng có thể xảy ra hiện tượng ốm nghén suốt trong giai đoạn mang thai. Nếu như mẹ bầu thường xuyên bị nôn khi mang thai khiến mẹ bầu không thể ăn uống và mệt mỏi. Thì hãy đến gặp ngay bác sĩ để được tư vấn nhé!
2. Vì sao bà bầu mang thai bị nôn
Nguyên nhân chính của việc bà bầu bị nôn hay ốm nghén là do lượng hormone progesterone làm giãn các cơ dạ dày khiến thức ăn trào ngược gây buồn nôn hoặc nôn. Tuy nôn khi mang thai là một biểu hiện của ốm nghén. Nhưng đấy vẫn không phải là tất cả. Có rất nhiều nguyên nhân khác dẫn đến việc mang thai bị nôn ở bà bầu. Một số bà bầu mắc các bệnh ngộ độc thực phẩm,rối loạn tiêu hóa, tâm lý,… Cũng có thể gây buồn nôn hoặc nôn khi mang thai. Nếu như các mẹ bầu cảm thấy thường xuyên bị nôn và đi kèm với tiêu chảy,đau đầu, đau bụng. Thì hãy đến gặp bác sĩ để khám và chữa trị kịp thời nhé!
3. Mang thai bị nôn có nguy hiểm?
Đại đa số các bà bầu khi mắc phải tình trạng nôn ói khi mang thai đều cảm thấy lo lắng và sợ hãi. Tuy nhiên như đã nói ở trên bị nôn khi mang thai thông thường là biểu hiện của ốm nghén mà thôi. Và điều này là hoàn toàn bình thường. Với các trường hợp bị nôn đi kèm với đau dạ dày, ợ nóng, ợ chua thì mẹ bầu nên đến tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nhiều bà bầu nghĩ rằng ốm nghén sẽ khiến con mình kém phát triển do thiếu chất. Điều này là hoàn toàn ngược lại mẹ bầu nhé. Ốm nghén không ảnh hưởng tới nhi do giai đoạn đầu bé chưa cần có quá nhiều năng lượng. Mà ngược lại ốm nghén cho thấy bé đang phát triển một cách khỏe mạnh. Có nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh rằng tỉ lệ sảy thai mẹ bầu bị ốm nghén thấp hơn so với các mẹ bầu không ốm nghén.
4. Các loại ốm nghén
Bà bầu khi ốm nghén thường sẽ nhạy cảm với mùi đồ ăn. Đối với các thực phẩm như cá sống, thịt có mùi tanh sẽ khiến thai phụ cảm thấy buồn nôn và nôn nhiều. Khi tình trạng buồn nôn hay nôn ói kéo dài sẽ khiến thai phụ mệt mỏi, mất nước. Ngoài ra khi quá nhạy cảm với mùi thức ăn sẽ khiến mẹ bầu chán ăn hoặc ăn không thấy ngon miệng.
Bà bầu có thể sẽ dễ cảm thấy choáng váng hay sụt cân. Nguyên nhân chính là do khi ốm nghén khiến bà bầu mất nước và mất đi các chất dinh dưỡng. Điều này sẽ dẫn đến việc thiếu tỉnh táo, khả năng tập trung kém dẫn đến thiếu hiệu quả trong công việc.
Tùy vào mức độ nặng nhẹ của các triệu chứng mà ốm nghén chia ra làm hai loại.
4.1. Ốm nghén nhẹ
Đa phần các mẹ bầu đều chỉ mắc phải tình trạng ốm nghén nhẹ trong khoảng 3 tháng đầu mang thai. Tình trạng mang thai bị nôn của bà bầu ở mức độ vừa phải không quá nghiêm trọng. Và hầu hết chỉ kéo dài khoảng 20 tuần và giảm dần.
4.2. Ốm nghén nặng
Một số mẹ bầu khác sẽ gặp phải tình trạng ốm nghén nặng nề hơn do cơ địa. Khi bị ốm nghén nặng mẹ bầu không chỉ bị nôn mà còn đi kèm chóng mặt, mệt mỏi. Nhiều mẹ bầu bị sụt kg trong giai đoạn ốm nghén này do nôn hết thức ăn. Tình trạng này có thể kéo dài đến hết giai đoạn thai kỳ của bà bầu.
5. Năm cách giúp bà bầu bị nôn khi mang thai thấy dễ chịu hơn
Nhiều mẹ bầu cho rằng mang thai bị nôn là điều phải chấp nhận và không có cách nào khắc phục. Nhưng đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm mẹ bầu nhé! Khi mang thai bị nôn mẹ bầu có thể áp dụng các cách sau đây.
- Các mẹ bầu nên tránh các thực phẩm mà mẹ bầu cảm thấy khó chịu như các loại cá, thịt tanh.
- Bù nước cho lượng nước mẹ bầu mất đi do việc nôn ói.
- Chia nhỏ bữa ăn để bổ sung các chất dinh dưỡng mà mẹ bầu mất đi. Ngoài ra khi mẹ bầu thấy đói do dạ dày trống sẽ dễ cảm thấy buồn nôn.
- Sử dụng các loại thức ăn, nước uống chế biến từ gừng để giảm tình trạng nôn ói.
- Thường xuyên xoa bóp cơ thể để giảm tình trạng mệt mỏi, choáng váng.
Khi mới bắt đầu mang thai, mẹ bầu sẽ cảm thấy có rất nhiều điều mới mẻ và bỡ ngỡ. Mong rằng với sự chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp mẹ bầu làm hiểu thêm về triệu chứng mang thai bị nôn. Hy vọng mẹ bầu sẽ có một khởi đầu mang thai thật thuận lợi!