Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bầu 3 tháng đầu bị tiêu chảy: Đừng quá lo lắng nhé mẹ ơi!

Tiêu chảy là hiện tượng mẹ rất dễ gặp phải trong tam cá nguyệt đầu tiên do những thay đổi trong chế độ ăn uống, sự tăng cường của hormone, nhạy cảm với thực phẩm lạ… Trên thực tế, bầu 3 tháng đầu bị tiêu chảy không thực sự nguy hiểm, nhưng mẹ cần phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách. Để biết rõ hơn về tình trạng bầu 3 tháng đầu bị đau bụng tiêu chảy, mẹ hãy theo dõi những thông tin Góc của mẹ “bật mí” ngay sau đây!

1. Nguyên nhân bầu 3 tháng đầu hay bị tiêu chảy

Mẹ bầu 3 tháng đầu bị tiêu chảy do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

1.1. Mẹ bầu 3 tháng đầu nhạy cảm với thực phẩm lạ

Mẹ quá nhạy cảm với thức ăn lạ chính là nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy
Mẹ quá nhạy cảm với thức ăn lạ chính là nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu thường bị ốm nghén, lúc này cơ thể của mẹ trở nên nhạy cảm với mùi của các món ăn. Mặt khác, mẹ có nhu cầu ăn uống rất nhiều đồ ăn khác nhau, kể cả những món ăn lạ, điều này khiến đường ruột của mẹ chưa kịp thích ứng. Đây chính là lý do dẫn đến tình trạng mẹ bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng và tiêu chảy.

1.2. Mẹ thay đổi chế độ ăn do ốm nghén

Mẹ bị tiêu chảy do ăn quá nhiều trái cây có vị chua trong tam cá nguyệt đầu tiên
Mẹ bị tiêu chảy do ăn quá nhiều trái cây có vị chua trong tam cá nguyệt đầu tiên

Trong giai đoạn đầu tiên của thai kỳ, chế độ ăn uống của mẹ bị “đảo lộn” hoàn toàn. Mẹ có xu hướng ăn nhiều hơn, tập trung vào những nhóm thức ăn nhất định như đồ chua, đồ ngọt, đồ chát, trái cây… Chính sự mất cân bằng này khiến hệ tiêu hóa gặp vấn đề, dẫn đến tiêu chảy.

1.3. Mẹ không dung nạp đường lactose trong sữa

Mẹ bị tiêu chảy do không hấp thu được đường lactose trong sữa
Mẹ bị tiêu chảy do không hấp thu được đường lactose trong sữa

Khi bắt đầu mang thai, sữa bầu được mẹ ưu tiên lựa chọn nhằm bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, mẹ không thể dung nạp được đường lactose trong sữa, khiến cơ thể không thể hấp thụ và tiêu hóa được sữa, gây tiêu chảy.

1.4. Mẹ bầu 3 tháng đầu thay đổi hormone

Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, ba loại hormone progesterone, estrogen, gonadotropin sẽ có những sự thay đổi nhất định, gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Lúc này, cơ thể của mẹ sẽ xảy ra một số hiện tượng như mệt mỏi, buồn nôn và nôn thường xuyên, tiêu chảy…

Mẹ tham khảo thêm: Mang thai 3 tháng đầu bị tức bụng dưới: Đừng quá lo lắng nhé mẹ ơi!

2. Bầu 3 tháng đầu bị tiêu chảy có nguy hiểm không?

2.1. Trường hợp mẹ tiêu chảy nhẹ, mẹ hoàn toàn tự xử lý được!

Khi bị tiêu chảy ở mức độ nhẹ, mẹ chỉ cần bù nước, điều chỉnh chế độ ăn uống và nghỉ ngơi là sẽ khỏi ngay
Khi bị tiêu chảy ở mức độ nhẹ, mẹ chỉ cần bù nước, điều chỉnh chế độ ăn uống và nghỉ ngơi là sẽ khỏi ngay

Bầu 3 tháng đầu bị đi ngoài có sao không? Đây là một trong những vấn đề được mẹ đặc biệt quan tâm trong tam cá nguyệt đầu tiên. Bởi lẽ, thời điểm này, bất kỳ một hiện tượng lạ nào xảy ra cũng sẽ khiến mẹ lo lắng những ảnh hưởng đến thai nhi.

Trong trường hợp mẹ bị tiêu chảy, đừng lo lắng quá mẹ nhé! Vì phần lớn hiện tượng tiêu chảy mẹ bầu gặp phải trong tam cá nguyệt đầu tiên đều ở mức độ nhẹ. Lúc này, mẹ chỉ cần bù nước và uống oresol, bổ sung các thực phẩm cần thiết và nghỉ ngơi nhiều, tình trạng tiêu chảy sẽ tự khỏi.

2.2. Trường hợp mẹ tiêu chảy cần đi gặp bác sĩ

Bầu 3 tháng đầu bị tiêu chảy có sao không? Trên thực tế, tiêu chảy không nguy hiểm, nhưng đòi hỏi mẹ cần điều trị kịp thời và đúng cách để tránh biến chứng xảy ra với cả mẹ và bé. Nếu mẹ gặp những biểu hiện sau, hãy đến bác sĩ để được thăm khám:

  • Tiêu chảy kéo dài hơn 1 ngày và không có dấu hiệu giảm, dễ dẫn đến mất nước nghiêm trọng.
  • Mức độ tiêu chảy ngày càng trầm trọng, trong phân có máu hoặc chất nhầy, phân toàn chất lỏng.
  • Mẹ bị tiêu chảy kèm đau bụng dữ dội, sốt.
Mẹ bị tiêu chảy kèm đau bụng dữ dội, sốt cao cần đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra
Mẹ bị tiêu chảy kèm đau bụng dữ dội, sốt cao cần đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra
  • Cơ thể mẹ xuất hiện một số dấu hiệu mất nước như khô môi, buồn nôn, chóng mặt, choáng váng…
  • Bé có những phản ứng “bất thường” như đạp nhiều hoặc ít hơn bình thường, tử cung co thắt thường xuyên, dịch tiết âm đạo lẫn máu…

3. Mẹ mang thai 3 tháng đầu bị tiêu chảy cần làm gì?

3.1. Bổ sung nước và điện giải

Khi mẹ bầu 3 tháng đầu bị đau bụng tiêu chảy, mẹ hãy bổ sung nhiều nước và điện giải. Vì khi bị tiêu chảy, cơ thể mất rất nhiều nước, nếu không bù đủ nước một cách kịp thời, cả mẹ và thai nhi đều dễ gặp nguy hiểm.

Khi bị tiêu chảy, mẹ cần bổ sung nhiều nước hơn bình thường
Khi bị tiêu chảy, mẹ cần bổ sung nhiều nước hơn bình thường

Thêm một thông tin mẹ cần lưu ý đó là thời điểm này mẹ chỉ nên uống nước lọc ấm hoặc trà gừng, nước mật ong để bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng cường kháng thể. Mẹ không nên uống sữa, nước ép trái cây, đồ uống có gas hoặc có cồn, những thức uống này sẽ khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn.

3.2. Xem xét lại thuốc, thực phẩm, đồ ăn đã đưa vào cơ thể

Khi mẹ bị tiêu chảy trong tam cá nguyệt đầu tiên, hãy kiểm tra lại những loại thuốc và thực phẩm mẹ sử dụng trong thời gian gần đây. Điều này hỗ trợ mẹ xác định được nguyên nhân gây tiêu chảy, từ đó có cách điều trị phù hợp.

Mẹ cần kiểm tra các loại thuốc đã sử dụng trong thời gian gần đây để xác định nguyên nhân tiêu chảy
Mẹ cần kiểm tra các loại thuốc đã sử dụng trong thời gian gần đây để xác định nguyên nhân tiêu chảy

Với mẹ bị tiêu chảy ở mức độ nhẹ, chỉ cần bổ sung nước và tăng cường nghỉ ngơi. Trong trường hợp mẹ bị tiêu chảy nặng do nhiễm khuẩn, cần sử dụng những loại kháng sinh phù hợp để tránh biến chứng nguy hiểm.

3.3. Thay đổi chế độ ăn khi tiêu chảy

Bầu 3 tháng đầu bị đau bụng tiêu chảy cần thay đổi chế độ ăn uống đảm bảo khoa học, an toàn, phù hợp với thể trạng khi mang thai. Điều này sẽ giúp mẹ dừng triệu chứng tiêu chảy, đồng thời cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi. Vậy bầu ăn gì để không bị tiêu chảy?

  • Sữa chua: Nhằm mục đích tăng cường lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa, kích thích đường ruột hoạt động tốt hơn.
Mẹ nên ăn sữa chua không đường khi bị tiêu chảy
Mẹ nên ăn sữa chua không đường khi bị tiêu chảy
  • Thức ăn giàu tinh bột: Cơm, bánh mì, khoai lang, khoai tây, bánh quy, cà rốt, yến mạch… Đây là những thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ thấp, giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định và mang lại hiệu quả cao.
  • Trái cây: Mẹ nên ưu tiên sử dụng chuối, táo, việt quất, ổi chín, hồng xiêm…, nhằm bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Đặc biệt, mẹ bầu 3 tháng đầu bị tiêu chảy cần ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không sử dụng đồ ăn tái sống.

3.4. Nghỉ ngơi nhiều hơn

Mẹ bầu cần tăng cường nghỉ ngơi khi bị tiêu chảy
Mẹ bầu cần tăng cường nghỉ ngơi khi bị tiêu chảy

Khi bị tiêu chảy, mẹ thường mệt mỏi, buồn nôn và choáng váng. Do đó, mẹ cần dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn để cơ thể được phục hồi, tránh để tình trạng tiêu chảy ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

3.4. Nói “không” với các loại thực phẩm sau

  • Thức ăn nhiều dầu mỡ: Để tiêu hóa những thức ăn này, cơ thể cần rất nhiều nước, trong khi đó, mẹ bị tiêu chảy đang mất nước nghiêm trọng. Nếu mẹ bổ sung đồ ăn chiên xào, có nhiều dầu mỡ sẽ làm cơ thể mất nước nhiều hơn, thức ăn bị tiêu hóa chậm.
  • Hải sản: Nhóm thực phẩm này có hàm lượng thủy ngân cao khiến mẹ không thể tiêu hóa được, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé. Hơn nữa, khi mẹ đang bị tiêu chảy, nếu bổ sung hải sản sẽ khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn.
Mẹ nên dừng ăn hải sản khi đang bị tiêu chảy
Mẹ nên dừng ăn hải sản khi đang bị tiêu chảy
  • Sữa tươi: Sữa tươi dễ “đối mặt” với tình trạng nhiễm khuẩn nếu không được bảo quản đúng cách. Do đó, mẹ tránh sử dụng thực phẩm này khi bị tiêu chảy, nhằm giúp hệ tiêu hóa sớm ổn định trở lại.
  • Đồ uống có gas, nước ngọt: Trong những loại thức uống này có chứa đường và một lượng caffeine, ảnh hưởng không tốt hệ tiêu hóa của mẹ.
  • Đồ ăn tái sống, tiết canh: Đây là những món ăn chứa nhiều vi khuẩn gây hại, mẹ nên “loại bỏ” ra khỏi thực đơn trong suốt thai kỳ để không bị tiêu chảy và các biến chứng nguy hiểm hơn.

Mẹ tham khảo thêm: Mẹ bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì? Nguyên tắc ăn cho mẹ

4. Cách ngăn ngừa tiêu chảy cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Để ngăn ngừa tình trạng mang thai 3 tháng đầu hay bị tiêu chảy, mẹ hãy “bỏ túi” những tuyệt chiêu được cung cấp ngay sau đây:

  • Uống nhiều nước ấm: Mẹ nên bổ sung nhiều hơn 2 lít nước/ngày vì tiêu chảy khiến mẹ mất nước nghiêm trong. Bên cạnh đó, vào thời điểm này, mẹ cần tránh uống nước ép trái cây, thức uống có gas, nước ngọt…

 

  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi: Tiêu chảy thường khiến mẹ lo lắng và mệt mỏi. Lúc này, mẹ hãy tăng cường nghỉ ngơi để cơ thể nhanh chóng phục hồi.
  • Ăn uống an toàn, vệ sinh: Mẹ cần đảm bảo “ăn chín uống sôi”, tuyệt đối “loại bỏ” rau sống chưa rửa sạch, tiết canh, gỏi, thịt tái sống… ra khỏi thực đơn. Mẹ nên ưu tiên dùng đồ ăn tự chế biến thay vì ăn uống ngoài hàng quán, điều này giúp mẹ ngăn ngừa được tình trạng tiêu chảy.
  • Tránh đồ ăn nhiều gia vị và dầu mỡ: Đây là những món ăn khiến hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động không tốt, đồng thời ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
Đồ ăn nhiều gia vị không tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu
Đồ ăn nhiều gia vị không tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu
  • Hạn chế những hải sản từng khiến mẹ bị tiêu chảy: Trước đây, bà bầu 3 tháng đầu bị tiêu chảy do tôm, ốc, cua, sò, cá biển…, từ nay, để tránh rủi ro, mẹ hãy hạn chế sử dụng những thực phẩm này trong thực đơn.
  • Các thực phẩm nên ăn: Bánh mì, cà rốt, chuối, khoai, bánh quy, khoai tây nghiền, bí đỏ, cháo yến mạch, trứng gà, táo, việt quất, thịt gà, trứng gà… Những thực phẩm này vừa ngăn ngừa tiêu chảy vừa bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.
  • Sữa chua: Đây là thực phẩm được đánh giá rất cao, giúp mẹ đẩy lùi triệu chứng tiêu chảy. Mẹ có thể lựa chọn sữa chua uống, sữa chua không đường, kefir…, những lợi khuẩn trong nguồn thực phẩm này sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.

Mẹ tham khảo thêm: 5 thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu từ chuyên gia dinh dưỡng

Tóm lại, bài viết trên đã cung cấp thông tin chi tiết từ A đến Z về nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng mẹ bầu 3 tháng đầu bị tiêu chảy. Hy vọng rằng, những kiến thức trên đã giúp mẹ hết lo lắng khi xuất hiện một số triệu chứng “lạ” trong tam cá nguyệt đầu tiên. Mẹ đừng quên đồng hành cùng Góc của mẹ để không bỏ lỡ những chia sẻ hữu ích về hành trình mang thai và chăm sóc bé yêu mẹ nhé!

Mẹ đọc thêm nhé:

Bầu 3 tháng đầu hay bị đau bụng

Mẹ mang thai 3 tháng đầu bị sôi bụng cần lưu ý điều gì?

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bầu 3 tháng đầu bị tiêu chảy: Đừng quá lo lắng nhé mẹ ơi!”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

15 lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối bầu khỏe – bầu đẹp
15 lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối bầu khỏe – bầu đẹp
Càng về những tháng cuối thai kỳ, mẹ càng quan tâm nhiều đến sức khỏe, chỉ còn khoảng thời gian ngắn ngủi nữa thôi mẹ đã được gặp mặt bé cưng, bồng bế con yêu trên tay rồi. Từ đây đến đó, mẹ nhớ quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt […]
Ngôi thai đầu hạ vị là gì? Cách nhận biết và 5 lưu ý cho mẹ bầu
Ngôi thai đầu hạ vị là gì? Cách nhận biết và 5 lưu ý cho mẹ bầu
Trong giai đoạn 3 tháng cuối đi khám thai được bác sĩ chẩn đoán ngôi thai đầu hạ vị khiến mẹ bầu băn khoăn, lo lắng không biết ngôi thai đầu hạ vị là gì? Liệu nó có gây ảnh hưởng xấu gì đến thiên thần nhỏ đang lớn lên trong bụng không? Câu trả […]
Tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ bầu
Tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ bầu
Bước sang 24 tuần tuổi, em bé trong bụng bắt đầu đạp mạnh thường xuyên hơn khiến mẹ tò mò không biết em bé đang nằm với tư thế nào đúng không ạ? Bài viết dưới đây chia sẻ đến mẹ tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi (hay tư thế nằm của […]
Tim thai tuần 8 – Các chỉ số mẹ bầu nên biết!
Tim thai tuần 8 – Các chỉ số mẹ bầu nên biết!
Vậy là bé yêu của mẹ đã được 8 tuần tuổi rồi đó, hạnh phúc quá phải không mẹ? Đây là thời điểm quan trọng đánh dấu những thay đổi, phát triển của thai nhi nên không khỏi khiến mẹ lo lắng. Trong số đó, lo lắng không biết tim thai tuần 8 của bé […]
6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì để dưỡng thai hiệu quả?
6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì để dưỡng thai hiệu quả?
Vậy là thiên thần nhỏ đã đồng hành cùng mẹ được 6 tuần rồi đấy! Thế nhưng, Góc của mẹ biết rằng vẫn còn nhiều mẹ băn khoăn liệu 6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì? 6 tuần chưa có tim thai có sao không? Thấu hiểu được nỗi lo lắng của mẹ, […]
Mất tim thai rồi lại có: Điều kỳ diệu này có xảy ra không?
Mất tim thai rồi lại có: Điều kỳ diệu này có xảy ra không?
Vậy là bé đã đồng hành cùng mẹ được 8 tuần rồi, thời gian qua chắc hẳn mẹ vừa hạnh phúc nhưng cũng lo lắng nhiều về hiện tượng mất tim thai rồi lại có. Vậy dấu hiệu của hiện tượng này là gì? Mẹ hãy tham khảo qua bài viết dưới đây của Góc […]
Giỏ hàng 0