Vậy là bé yêu của mẹ đã được 8 tuần tuổi rồi đó, hạnh phúc quá phải không mẹ? Đây là thời điểm quan trọng đánh dấu những thay đổi, phát triển của thai nhi nên không khỏi khiến mẹ lo lắng. Trong số đó, lo lắng không biết tim thai tuần 8 của bé như thế nào là khỏe mạnh hẳn là câu hỏi được mẹ bầu quan tâm nhất lúc này. Hiểu được những băn khoăn trong lòng mẹ, bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ nắm rõ các chỉ số tim thai 8 tuần. Mẹ cùng theo dõi nhé!
Mục lục
1. Sự phát triển của thai nhi 8 tuần tuổi
Thai 8 tuần tuổi là mốc thời điểm quan trọng đánh dấu sự phát triển của thai nhi. Nhiều mẹ thắc mắc không biết liệu bé yêu có những thay đổi ra sao? Con đã lớn như thế nào? Tim thai tuần 8 của con là bao nhiêu… Để trả lời những câu hỏi này, mẹ cùng Góc của mẹ tìm hiểu nhé!
1.1. Thai nhi 8 tuần tuổi phát triển như thế nào?
Khi được 8 tuần tuổi, mẹ có thể thấy sự phát triển rất nhanh chóng của thai nhi với chiều dài khoảng từ 11 – 15 mm, túi thai có thể có đường kính khoảng 30mm.
So với hai tuần mang thai trước đó, thời điểm này đuôi thai đã dần biến mất. Thay vào đó là các bộ phận cơ thể của bé như tay, chân, mắt, mũi, miệng…, và đặc biệt là sự xuất hiện tim thai. Tuy nhiên, kích thước còn khá nhỏ nên mẹ khó có thể thấy rõ bé trong quá trình siêu âm.
1.2. Tim thai tuần 8 là bao nhiêu?
Thai được 8 tuần tuổi cũng là lúc tim thai phát triển, hình thành với 4 vách ngăn cùng các van tim và đã xuất hiện những nhịp tim đầu tiên. Thời điểm này, tim thai tuần 8 mà các bác sĩ đo được là khoảng 150 – 170 nhịp/phút. Khi thai nhi bước sang tuần thứ 10 thì tim thai sẽ chậm hơn và dần ổn định ở khoảng 120 – 160 nhịp/phút. Các chuyên gia cũng chia sẻ thêm, nhịp tim thai cũng có thể tăng lên đến 180 nhịp/phút nếu bé hoạt động nên mẹ cũng không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên các bác sĩ chuyên khoa cũng nhấn mạnh, việc nhịp tim thai thay đổi lên xuống thất thường cũng là dấu hiệu cảnh báo những bất ổn về tình trạng của thai nhi. Nếu trong vòng ba tháng đầu, nhịp tim thai đo được ở khoảng chỉ 70 nhịp/phút thì nguy cơ sảy thai có thể lên tới 70%. Do vậy, mẹ cần đặc biệt lưu tâm, kiểm tra tim thai tuần 8 của bé theo đúng định kỳ để có thể phát hiện sớm và có những biện pháp xử trí kịp thời mẹ nhé.
1.3. Thai nhi 8 tuần chưa có tim thai liệu có nguy hiểm?
Có rất nhiều trường hợp siêu âm thai nhi 8 tuần chưa có tim thai khiến nhiều mẹ bầu lo lắng. Nhưng mẹ hãy thật bình tĩnh nhé! Nếu trước đó mẹ không có bất cứ dấu hiệu bất thường nào thì tình trạng này có thể xuất hiện là do một vài nguyên nhân sau:
- Tính sai tuổi thai nhi do mẹ nhớ nhầm chu kỳ kinh nguyệt của mình
- Sai sót trong quá trình siêu âm
- Thể trạng của mẹ gầy yếu, không đủ dinh dưỡng khiến thai nhi phát triển chậm nên chưa có tim thai tuần 8.
Tuy nhiên, nếu mẹ siêu âm thai tuần 8 không có tim thai thì cũng có thể thai đã ngừng phát triển và chết lưu trong bụng mẹ trước đó. Trong trường hợp này mẹ có thể gặp phải những dấu hiệu cảnh báo trước như sau:
- Đau bụng
- Xuất huyết
- Có dịch bất thường
- Không có dấu hiệu của thời kỳ ốm nghén…
Để chắc chắn nguyên nhân tại sao thai nhi 8 tuần chưa có tim thai mẹ cần làm xét nghiệm hCG để đánh giá tình trạng sức khỏe thai nhi. Nếu nồng độ hCG cao thì mẹ yên tâm, thai nhi hoàn toàn khỏe mạnh, chỉ là tim thai của bé xuất hiện muộn do một số nguyên nhân kể trên mà thôi.
2. Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào khi thai nhi 8 tuần tuổi?
Tại thời điểm này, bên cạnh những băn khoăn lo lắng về các chỉ số tim thai tuần 8 và sự phát triển của bé, cơ thể mẹ cũng có những sự thay đổi mà mẹ cần đặc biệt chú ý.
1 – Thay đổi về thể chất:
- Triệu chứng ốm nghén: Nghiên cứu chỉ ra có tới 75% mẹ bầu sẽ gặp tình trạng buồn nôn, nôn, chán ăn – những dấu hiệu điển hình khi bị ốm nghén. Nhưng mẹ đừng lo lắng, triệu chứng này chỉ kéo dài đến tuần thứ 12 hoặc 14 của thai kỳ và bé của mẹ vẫn hoàn toàn bình thường, khoẻ mạnh mẹ nha.
- Mẹ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi: Theo các chuyên gia, sự phát triển nhanh chóng của thai nhi và sự thay đổi nồng độ nội tiết tố khi mang thai là nguyên nhân chính khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi. Lời khuyên của các chuyên gia là mẹ hãy nghỉ ngơi thật nhiều và ăn uống đủ chất. Như vậy thì tình trạng mệt mỏi sẽ sớm được cải thiện mẹ nha.
- Dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn: Đây là thay đổi hoàn toàn dễ hiểu. Bởi vì khi mang thai, nồng độ estrogen trong cơ thể mẹ tăng lên gây tăng tiết dịch âm đạo để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Vậy nên mẹ đừng quá lo lắng nếu tình trạng này xuất hiện mẹ nhé.
- Mẹ bị táo bón và đầy hơi: Đa phần các mẹ bầu đều gặp tình trạng này. Nhưng đừng lo lắng quá mẹ nha, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ hãy bổ sung thật nhiều chất xơ từ rau xanh và hoa quả. Như vậy tình trạng đầy hơi, táo bón chắc chắn sẽ được cải thiện.
2 – Thay đổi về đặc điểm cơ thể:
- Tử cung giãn rộng: Thai nhi sẽ phát triển với kích thước ngày càng lớn hơn. Do đó mà kích thước tử cung của mẹ cũng cần mở rộng để phù hợp với sự thay đổi này.
- Ngực căng tức: Khi mang thai, ngực của mẹ sẽ trở lên đầy đặn hơn, có cảm giác hơi căng tức và khó chịu. Đây là những thay đổi rất bình thường của cơ thể mẹ khi mang thai, mẹ đừng lo lắng nhé.
- Đi tiểu nhiều: Tử cung giãn rộng chèn ép và tạo áp lực lên bàng quang, do vậy mẹ sẽ đi tiểu nhiều hơn so với bình thường.
- Xuất huyết tử cung: Tử cung có thể xuất huyết một lượng máu rất nhỏ. Nếu lượng máu nhiều hơn và tình trạng này xảy ra thường xuyên, mẹ hãy đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác hơn mẹ nhé.
3. Các phương pháp siêu âm thai nhi tuần 8
Các phương pháp siêu âm thai nhi có thể giúp mẹ biết được nhịp tim thai tuần 8 của bé là bao nhiêu, kích thước, cân nặng thai nhi cùng các chỉ số khác. Từ đó có thể theo dõi quá trình phát triển của bé, sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường để có hướng xử trí kịp thời.
3.1. Siêu âm thai nhi 8 tuần tuổi qua thành bụng
Đây là phương pháp siêu âm được nhiều mẹ bầu lựa chọn nhất hiện nay. Trước khi thực hiện phương pháp này các bác sĩ sẽ chỉ định mẹ uống thật nhiều nước để bàng quang được làm căng. Điều này giúp việc siêu âm quan sát thai nhi qua tử cung được dễ dàng, rõ rệt hơn.
3.2. Siêu âm thai nhi 8 tuần tuổi bằng siêu âm đầu dò
Chỉ khi thai 8 tuần tuổi, phương pháp siêu âm bằng đầu dò này mới được áp dụng. Khi thực hiện, một thiết bị đầu dò sẽ được đưa vào trong tử cung của mẹ. Thiết bị này sẽ phát ra tín hiệu bằng nguồn sóng âm thanh và thu lại hình ảnh thai nhi một cách dễ dàng.
So với phương pháp siêu âm qua thành bụng thì phương pháp này có ưu điểm cho kết quả chính xác hơn.
Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Tuỳ vào tình trạng thực tế của mẹ bầu mà các bác sĩ sẽ chỉ định lựa chọn phương pháp siêu âm thai nhi 8 tuần tuổi phù hợp nhất, cho kết quả chính xác nhất cho mẹ.
4. Lời khuyên cho mẹ bầu khi thai nhi 8 tuần tuổi
Sức khoẻ của mẹ, sự phát triển của thai nhi là những vấn đề cần quan tâm hàng đầu. Làm thế nào để mẹ bầu có sức khoẻ dẻo dai, bé yêu phát triển khoẻ mạnh, các chỉ số tim thai tuần 8 luôn ở mức an toàn? Góc của mẹ có một vài lời khuyên cho mẹ bầu khi thai nhi 8 tuần tuổi, mẹ tham khảo nha:
Để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ bầu cũng như sự phát triển của bé yêu
- Chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất: Các dưỡng chất như sắt, kẽm, canxi, magie… đều là những dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Vì vậy, mẹ hãy bổ sung những thực phẩm hay các sản phẩm hỗ trợ có chứa những dưỡng chất đó mỗi ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ mẹ nha.
- Giữ tâm trạng thoải mái: Mẹ có thể cảm thấy mệt mỏi và áp lực khi mang bầu. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Do vậy, mẹ hãy thư giãn và giữ tâm trạng thật thoải mái khi mang thai mẹ nha.
- Nói không với vận động mạnh: Vận động mạnh có thể ảnh hưởng đến hệ xương khớp của mẹ, rủi ro nhất có thể vô tình khiến mẹ bị sảy thai. Thay vào đó mẹ có thể lựa chọn vận động nhẹ nhàng để thư giãn là vừa đủ, tránh va chạm mẹ nhé.
- Hạn chế quan hệ tình dục trong khi thai nhi 8 tuần tuổi: Quan hệ tình dục không đúng cách trong thời điểm này có thể gây động thai, nguy hiểm hơn có thể sảy thai hoặc có những ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Hãy hạn chế mẹ nhé!
- Khám thai định kỳ: Điều này giúp mẹ có thể nắm rõ tình trạng của bé. Đồng thời cũng có thể sớm phát hiện những vấn đề bất thường của thai nhi, từ đó có thể nhanh chóng có phương án xử trí kịp thời.
Góc của mẹ mong rằng bài viết “Tim thai tuần 8 – Các chỉ số mà mẹ bầu nên biết” sẽ giúp mẹ trả lời được những thắc mắc và cung cấp thêm nhiều thông tin cần thiết, giúp ích cho quá trình mang thai của mẹ. Góc của mẹ luôn sẵn sàng đồng hành, lắng nghe và chia sẻ cùng mẹ trong quá trình mang thai và chăm sóc bé yêu. Mẹ đừng quên theo dõi và cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích mà Góc của mẹ chia sẻ nhé.