Càng về những tháng cuối thai kỳ, mẹ càng quan tâm nhiều đến sức khỏe, chỉ còn khoảng thời gian ngắn ngủi nữa thôi mẹ đã được gặp mặt bé cưng, bồng bế con yêu trên tay rồi. Từ đây đến đó, mẹ nhớ quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và lưu ý khi mặc trang phục nhé. Đừng bỏ qua 15 lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối bầu khỏe – bầu đẹp dưới đây nha. Góc của mẹ sẽ giải đáp thật chi tiết, cặn kẽ và điều hướng mẹ cách làm chuẩn khoa học”.
Mục lục
1. 5 lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối
Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quyết định chất lượng thai kỳ của mẹ, đặc biệt là giai đoạn “chạy nước rút” 3 tháng cuối đó ạ. Để đảm bảo cả con yêu và mẹ đều khỏe mạnh,mẹ đừng quên bổ sung rau xanh, thực phẩm giàu protein, sắt, axit folic,… và tránh xa những thực phẩm gây hại nhé.
1.1. Bổ sung nhóm rau xanh
Trong quá trình mang thai, đặc biệt là 3 tháng cuối, mẹ thường “làm bạn” với táo bón bởi cơ thể sản sinh nhiều hormone progesterone. Do đặc tính kỵ nước nên hormone này sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động của nhu động ruột và khiến phân cứng, không có độ mềm nhất định, quá trình đi tiêu của mẹ cũng vì thế mà khó khăn hơn.
Lúc này, mẹ nên bổ sung rau xanh “ngay và luôn” bởi đây là nhóm thực phẩm “thần thánh”, chứa hàm lượng chất xơ bậc nhất, có tác dụng kích thích nhu động ruột làm việc trơn tru, bài trừ cặn bẩn, chất béo thừa và “dung nạp” vi khuẩn có lợi. Bên cạnh đó, rau xanh còn chứa hàm lượng dinh dưỡng vô cùng phong phú, hỗ trợ mẹ khỏe bé lớn nhanh. Lưu lại 3 loại rau lành tính, an toàn ngay dưới đây mẹ nhé:
1 – Rau chân vịt
“Thực phẩm vàng” cho mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ đây rồi ạ! Ngoài chất xơ dồi dào giúp mẹ “tạm biệt” tình trạng táo bón “khó ưa”, rau chân vịt và các loại rau chứa nhiều vitamin, khoáng chất như vitamin A, C, E, K, canxi, magie, sắt,… sẽ giúp con yêu thoải mái phát triển, mẹ thêm phần an tâm. Loại rau này khá dễ ăn, có vị giòn ngọt, thanh mát, mẹ chế biến được thành nhiều món khác nhau như sinh tố, súp,…
2 – Súp lơ xanh
Súp lơ xanh khá phổ biến, có thể tìm thấy trong tủ lạnh của nhiều gia đình Việt. Sỡ dĩ những loại rau như súp lơ xanh, súp lơ trắng, ngô bao tử…. được “ưu ái” do độ dai giòn sần sật, rất đượm miệng và giúp mẹ chống ngán hiệu quả. Chẳng những vậy, súp lơ xanh còn chứa nhiều dưỡng chất như magie, phốt pho, vitamin A, K hỗ trợ mẹ đánh bay chứng táo bón, tê bì chân tay,…
3 – Cải thìa
Cải thìa, hoặc các loại rau họ nhà cải như cải canh, cải xoong, cải ngồng… chứa nhiều dưỡng chất có lợi như canxi, magie, sắt,… hỗ trợ mẹ ổn định mật độ xương, hạn chế thoái hóa đốt sống và nâng đỡ xương chậu vững vàng. Ngoài ra, cải thìa còn có vị ngọt thanh, dù nấu chín vẫn giữa được hương vị nguyên bản, mẹ ăn vào vừa bổ vừa đơm miệng đó ạ.
Trên đây chỉ là 3 trong số những loại rau xanh tốt cho bà bầu thôi mẹ ơi, để biết thêm nhiều loại rau “xịn sò” hơn, mẹ đừng quên bấm nhẹ vào bài viết 7 loại rau tốt cho bà bầu 3 tháng cuối mẹ nào cũng nên ăn!. Chắc chắn bài viết này sẽ cực hữu ích đó mẹ ạ.
1.2. Ưu tiên nhóm thực phẩm giàu sắt và protein
Sắp đến ngày cán đích, mẹ thường mệt mỏi do thai nhi ngày một lớn dần, chèn ép các cơ quan, dây thần kinh trong cơ thể, khiến mẹ ngồi lâu sẽ bị mệt nhưng nằm mãi cũng tê bì chân tay. Những lúc thế này mẹ nên quan tâm sức khỏe của mình nhiều hơn nhé.
Cách tốt nhất,mẹ cần bổ sung thêm protein để cung cấp năng lượng và sắt để thúc đẩy quá trình tạo máu, sản sinh hồng cầu, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thường gặp ở 3 tháng cuối hoặc băng huyết những ngày gần lâm bồn. Một số thực phẩm giàu protein mẹ cân nhắc bổ sung vào bữa ăn hằng ngày là trứng, sữa chua, ức gà, yến mạch, phô mai,… Song song với đó, mẹ cũng nên thêm thắt những thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ (thịt bò, heo,…), các loại đậu, đậu phụ,…
1.3. Đừng quên bổ sung axit folic mẹ nhé
Mẹ nào cũng mong con thông minh, hoạt bát ngay từ khi chưa chào đời, do vậy mỗi ngày mẹ đều tra cứu trang web nọ, diễn đàn kia để kiếm tìm những món ăn dinh dưỡng, được nhiều chuyên gia khuyên dùng để bổ sung dưỡng chất, nuôi dưỡng não bộ của con yêu từng ngày, trong đó không thể “vắng mặt” axit folic.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyên mẹ bầu 3 tháng cuối nên bổ sung 400-600mcg axit folic thông qua chế độ ăn uống hằng ngày để ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở bé như khuyết tật ống thần kinh, hở hàm ếch, hội chứng Down,… Dưỡng chất này sẽ thẩm thấu vào cơ thể con yêu nhờ hoạt động của bánh nhau đó mẹ.
Chưa kể axit folic còn tham gia sản xuất DNA và RNA, hỗ trợ tế bào thần kinh và mô phát triển, giúp con yêu thông minh vượt trội ngay từ khi còn chòi đạp trong bụng mẹ. Mẹ có thể bổ sung axit folic từ những thực phẩm dễ tìm trong nhà bếp, tủ lạnh như rau củ có màu xanh đậm, cam, ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch,…
1.4. Đảm bảo khẩu phần ăn có đủ canxi
Trải nghiệm thiên chức mới khiến mẹ vui mừng khôn nguôi, mỗi ngày sờ bụng để cảm nhận quá trình lớn khôn và những lần chòi đạp của bé cưng cũng đủ làm mẹ hạnh phúc cả ngày. Thế nhưng trong quá trình nâng niu “mầm sống” bé nhỏ, cơ thể mẹ tiêu tốn nhiều năng lượng, chèn ép dây thần kinh và xương khớp dẫn đến tình trạng đau nhức vùng xương chậu, cột sống. Mẹ chỉ cần trở người hay đứng lâu một chút là đã cảm thấy mỏi mệt.
Để khắc phục tình trạng này và củng cố hệ xương thêm vững vàng, khỏe mạnh, mẹ cần bổ sung đủ 800-1000mg canxi mỗi ngày theo khuyến nghị của các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ sản khoa đầu ngành. Mẹ có thể dung nạp thêm canxi thông qua chế độ ăn uống hằng ngày, từ những thực phẩm như sữa tươi, phôi mai, hải sản, sữa chua,…
1.5. Tránh xa đồ uống có cồn – chất kích thích
Khi mang thai mẹ không nên dùng đồ uống có cồn, chất kích thích vì vừa có hại cho sức khỏe, vừa ảnh hưởng đến sự phát triển của bé cưng. Mỗi loại đồ uống có cồn, chất kích thích đều có những tác hại riêng biệt, mẹ theo dõi thống kê sau để có góc nhìn tổng quát nhất nhé:
1 – Cà phê
Trong suốt thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng cuối, mẹ cần hạn chế uống cà phê ở mức tối đa do loại đồ uống này sẽ tạo áp lực khiến cơ mẹ phải hoạt động nhanh gấp 3 lần để đào thải caffeine (mỗi tách cà phê chứa đến 100mg caffeine). Từ đó kéo theo hàng loạt rủi ro như mẹ bồn chồn, lắng lo, gia tăng nguy cơ sinh non, chán ăn, hấp thụ dinh dưỡng kém. Mẹ nào nghiền cà phê quá, có thể thay thế bằng các loại thức uống an toàn như:….
Muốn tìm hiểu sâu hơn về cà phê và những thông tin khoa học về loại đồ uống này, mẹ đừng bỏ qua bài viết Bầu 3 tháng cuối uống cafe được không? Hạn chế tối đa mẹ nhé! Mẹ bấm vào xem nha, chắc chắn không phí hoài vài phút của mẹ đâu!
2 – Bia
Mẹ nghe nhiều người “mách nước” uống bia sẽ ấm bụng, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn nên muốn uống vài ngụm xem sao. Suy nghĩ này không tốt chút nào mẹ ơi, bởi BS Nguyễn Ngọc Thông, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP HCM đã từng khẳng định: “Dù là rượu hay bia thì thai phụ cũng không được dùng, vì đó là những thức uống có cồn”. Việc “dung nạp” bia sẽ khiến mẹ đối mặt với hàng loạt vấn đề như mất sữa, con có nguy cơ bại não, chậm tiếp thu,…
Tìm hiểu sâu hơn vấn đề này hoặc muốn biết thêm nhiều kiến thức bổ ích và dẫn chứng khoa học hơn, mẹ đừng ngần ngại nhấn ngay vào bài viết Uống bia khi mang thai 3 tháng cuối – không nên dù chỉ 1 ít
3 – Nước uống có gas
Những chai nước có gas luôn hấp dẫn mẹ về cả phần nhìn lẫn phần uống, tuy nhiên loại nước này không hề có lợi cho bà bầu 3 tháng cuối đâu ạ. Theo ước lượng, chỉ một chai nước ngọt có gas 340g là đã có đến 50-80mg cafein. Mỗi khi mẹ uống vào 1g chất này thì thần kinh trung ương sẽ bị kích thích, nhịp thở bỗng chốc tăng nhanh, tim đập mạnh, thậm chí mất ngủ, ù tai đó ạ. Ngoài ra, uống nước có gas trong thời gian dài còn khiến mẹ gặp tình trạng lo âu, bồn chồn do dư thừa lượng caffein.
Thay vì uống những loại nước có hại này, mẹ nên bằng nước ép giàu dưỡng chất như cà rốt, táo, dứa, dưa hấu,… Nhằm hỗ trợ mẹ có thêm nhiều món nước ép để đổi vị và cân bằng dinh dưỡng, Góc của mẹ đã cặm cụi cho “ra lò” bài viết 11 công thức nước ép tốt cho bà bầu 3 tháng cuối đẹp da – dễ làm. Mẹ còn chờ gì mà không xem ngay thôi!
2. 5 lời khuyên về chế độ sinh hoạt cho bà bầu 3 tháng cuối
Ngoài chế độ dinh dưỡng, mẹ bầu 3 tháng cũng nên quan tâm nhiều đến chế độ sinh hoạt để khỏe trong khỏe ngoài, ví dụ như chọn tư thế nằm đúng, nghỉ ngơi nhiều hơn, tập yoga với cường độ vừa phải, khám thai định kỳ kết hợp thai giáo cho bé cưng. Cụ thể:
2.1. Mẹ chọn tư thế nằm đúng
Theo đó, nằm nghiêng sang trái là tư thế bác sĩ sản khoa kiểm định và khuyên mẹ bầu thực hiện theo. Tư thế nào sẽ hỗ trợ tim mạch, máu huyết của mẹ hoạt động trơn tru, lưu thông tốt, “chở” máu đi khắp cơ thể, nhờ vậy mà mẹ hạn chế tê bì chân tay, phù nề,… Ngoài ra, nằm nghiêng sang trái cũng đỡ tạo áp lực lên dây chằng và hệ thần kinh, cung cấp dưỡng chất đến thai nhi tốt hơn, giúp mẹ loại bỏ độc tố, hỗ trợ gan, hệ tiêu hóa thêm phần khỏe mạnh đó mẹ ơi.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng tránh nằm những tư thế như: nằm ngửa, nằm gục lên bàn, nằm sấp vì dễ dồn ép cơ thể, khiến thai nhi bị ngạt, động mạch chủ tắc nghẽn, dẫn đến hàng loạt vấn đề như trĩ, đau bụng, sinh non,…
2.2. Nghỉ ngơi nhiều hơn mẹ nhé
3 tháng cuối là giai đoạn nhạy cảm, mẹ bầu nên lưu ý nghỉ ngơi nhiều hơn để tránh kiệt sức, động thai, dẫn đến chuyển dạ sớm. Cụ thể, mỗi ngày mẹ cần ngủ đủ 8 tiếng, nghỉ trưa ít nhất 30 phút. Nếu mẹ vẫn còn đi làm thì nên chủ động nghỉ xả hơi 5-10 phút và chia thành nhiều đợt trong ngày để tránh căng thẳng, ảnh hưởng đến con và mẹ nhé.
Song song đó, mẹ cũng chọn những nơi yên tĩnh nhằm đảm bảo giấc ngủ diễn ra trọn vẹn nhất. Vào buổi tối, mẹ nên bật đèn ngủ nhè nhẹ, đốt ít nến thơm organic để não bộ được thư giãn, giải tỏa sau ngày dài năng suất.
2.3. Tập yoga với cường độ vừa phải
Nằm mãi một chỗ cũng khiến mẹ gặp khó khăn trong việc đi lại, máu huyết chẳng được lưu thông. Mẹ bầu nên luyện tập thêm những bài tập ở cường độ vừa phải như tư thế thiền, tư thế xây cầu, tư thế nghiêng người để khỏe mẹ, khỏe con. Góc của mẹ sẽ gợi ý ngay những tư thế yoga cực đơn giản nhưng có tác dụng “thần thánh”, hỗ trợ mẹ điều hòa máu huyết, tăng cường sức đề kháng:
1 – Tư thế xoay vai
Động tác này rất dễ thực hiện mà lại mang đến vô vàn công dụng, kích thích cơ vai, lưng hoạt động tốt, hỗ trợ thả lỏng cơ thể, cải thiện quá trình lưu thông máu, giảm tình trạng căng cứng của mẹ bầu. Cách thức vô cùng đơn giản, mẹ thực hiện theo hướng dẫn dưới đây nhé:
- Bước 1: Mẹ đặt bàn tay lên hai vai, sau đó nhẹ nhàng xoay các khớp vùng bả vai giống như cách mẹ vẽ vòng tròn bằng khuỷu tay.
- Bước 2: Ở bước này, mẹ cứ xoay theo chiều kim đồng hồ 5-6 lần rồi đổi chiều
- Bước 3: Khi cánh tay di chuyển về phía trước mặt mẹ nhớ hít vào và thở ra khi cánh tay xoay ngược về sau nhé. Mẹ thực hiện khoảng 4-5 phút là cơ thể đã có sự khác biệt rồi
2 – Tư thế con bướm
Thực hiện tư thế con bướm không chỉ có tác dụng giảm căng thẳng, đau nhức ở vùng đùi mà còn giúp chân của mẹ khỏe mạnh, đi lại dễ dàng hơn trước, thúc đẩy quá trình cung cấp oxy cho thai nhi thông qua bánh nhau, giúp con vào đúng ngôi thuận. Chưa kể, tư thế con bướm còn hỗ trợ mẹ sinh nở dễ dàng hơn, chuẩn bị cho ca “vượt cạn” thiêng liêng sắp tới. Còn chờ gì mà không trải thảm yoga và cùng thực hiện thôi ạ:
- Bước 1: Mẹ ngồi thẳng lưng, hai chân song song còn hai tay thì đặt lên đầu gối
- Bước 2: Đảm bảo hai lòng bàn chân chạm vào nhau và tiến hành kéo gót chân hướng về phần xương chậu càng nhiều càng tốt
- Bước 3: Hai tay mẹ nắm lấy các ngón chân và giữ tư thế này trong suốt 30-40 giây rồi thả lỏng như bình thường được rồi mẹ ơi
3 – Tư thế em bé hạnh phúc
Tư thế này có tác dụng loại bỏ cảm giác buồn nôn, chóng mặt của mẹ trong suốt thai kỳ do hormone thay đổi. Ngoài ra, tư thế em bé còn giúp quá trình co giãn ở vùng xương chậu diễn ra tốt hơn, giảm thiểu tình trạng chuột rút tử cung. Nghe đến đây chắc hẳn mẹ đã muốn thử ngay phải không ạ, quy trình thực hiện không khó chút nào đâu mẹ ơi:
- Bước 1: Mẹ nằm xuống sàn, giữ thẳng tay và chân, tiếp đến mẹ uốn cong đầu gối và di chuyển chúng đến phía trước ngực tạo thành 1 góc 90 độ
- Bước 2: Ở bước này, mẹ di chuyển tay về trước rồi dùng 2 ngón tay quấn quanh ngón chân cái, tách hai đầu gối ra và kéo nhẹ về gần vùng nách
- Bước 3: Mẹ thả lỏng hông để đầu gối di chuyển gần vùng ngực kết hợp hít vào, thở ra để điều hòa nhịp thở
4 – Tư thế ngồi xổm
Có thể mẹ chưa biết, đây là tư thế yoga dễ thực hiện mà còn giúp mẹ loại bỏ sự căng ép ở những vùng như cột sống, vai, cổ và cung cấp oxy cho bé cưng nhờ sự “trợ giúp” của bánh nhau. Động tác này còn giúp mẹ mở rộng vùng xương chậu, xương hậu môn, ngừa cảm giác mệt mỏi, kiệt sức ở 3 tháng cuối thai kỳ.
- Bước 1: Lúc đầu mẹ đứng ở tư thế thẳng, hai chân rộng ngang vai rồi từ từ chuyển sang tư thế ngồi xổm
- Bước 2: Mẹ mở đùi dần dần, chầm chậm để tránh chuột rút, chắp hai tay và để trước ngực sao cho hai khuỷu tay chạm vào khu vực gần đùi và đầu gối
- Bước 3: Kết hợp hít vào thở ra, mẹ giữ tư thế này từ 20-30 giây nhé
2.4. Khám thai định kỳ 2 tuần 1 lần
Chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học bao gồm cả việc mẹ khám thai định kỳ, bởi có nhiều dấu hiệu không thể xác định qua mắt thường. Đôi khi những tiềm ẩn bệnh lý không bộc lộ ra bên ngoài, mẹ nên khám thai định kỳ để tầm soát mọi trường hợp, ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở bé cưng. Tuyệt đối không chủ quan 3 tháng cuối con đã khỏe mà bỏ quên bước này mẹ ơi!
Theo đó, mẹ nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ về các mốc khám thai quan trọng và đến viện thăm khám ít nhất 2 tuần 1 lần, mẹ nào kỹ tính có thể 1 tuần 1 lần. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát, đo lường nhịp tim, ước tính trọng lượng của con yêu và phát hiện những biểu hiện bất thường (nếu có) đó mẹ ạ.
2.5. Trò chuyện – thai giáo con thường xuyên
Muốn con thông minh, lanh lợi ngay từ khi chưa lọt lòng thì mẹ đừng quên tâm tình, trò chuyện – thai giáo thường xuyên với bé yêu nhé. Cụ thể, thai giáo là hoạt động giáo dục cho con từ lúc còn trong bụng mẹ bằng cách tận dụng âm nhạc, ngôn ngữ, cử chỉ vuốt ve để kích thích các giác quan và não bộ của con. Nhờ đó chỉ số IQ của con tăng cao, sau này kĩ năng vận động cũng phát triển theo.
Phương pháp thai giáo rất phổ biến ở các nước Châu Âu như Úc, Mỹ, Anh, Hà Lan và đã được nghiên cứu thực nghiệm bởi nhiều chuyên gia uy tín trong ngành. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng “nằm lòng” phương pháp này và thực hiện đúng cách, do đó mẹ nên bổ sung những kiến thức mới mẻ, chuẩn khoa học để thực hiện đúng nhất.
Để biết thêm nhiều thông tin chi tiết, mẹ có thể tham khảo bài viết Thai giáo là gì mẹ nhỉ? 6 sai lầm 99% mẹ mắc phải khi thai giáo , chắc chắn mẹ sẽ cảm thấy bất ngờ với những chia sẻ này đó ạ.
3. 5 lời khuyên về trang phục cho bà bầu 3 tháng cuối
Ngoài xây dựng tháp dinh dưỡng “chuẩn chỉnh” và thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học, mẹ bầu 3 tháng cuối còn phải chú trọng đến yếu tố trang phục. Nghe đến đây chắc mẹ sẽ thấy lạ vì nghĩ không cần thiết cho bà bầu. Thế nhưng chọn trang phục đúng sẽ giúp mẹ rất nhiều trong việc củng cố thai kỳ khỏe mạnh, con yêu thoải mái phát triển. Đặc biệt, mẹ nên mua trang phục của những thương hiệu uy tín như Corèle V, H&M, Zara,… để mẹ và bé thoải mái hơn.
3.1. Mẹ chọn quần lót thoải mái
Vào những tháng cuối thai kỳ, dịch âm đạo của mẹ ra nhiều hơn bình thường do thay đổi nội tiết tố, chuẩn bị đón chào sinh linh bé bỏng. Do vậy, mẹ nên ưu tiên những chiếc quần lót có độ thấm hút tốt và thông thoáng. Mẹ cần chọn lựa các loại quần được làm từ sợi cotton để ngừa kích ứng, sần ngứa, phát ban và hút dịch nhầy tốt.
Ở giai đoạn này, mẹ cũng chú trọng những chiếc quần có màu sáng để dễ nhận biết độ đục trong của dịch âm đạo. Việc chuộng quần tối màu sẽ cản trở mẹ quan sát, có vấn đề gì về sức khỏe cũng không thể phát hiện kịp lúc.
Đồng thời, mẹ cũng “tránh càng xa càng tốt” những chiếc quần quá chật để hạn chế tối đa tình trạng lưu thông máu kém dẫn đến phù nề, đau mỏi xương khớp và mệt mỏi, nóng trong. Mẹ nên ưu ái những chiếc quần có thiết kế đơn giản, phần đũng và cạp rộng rãi, thoải mái, tránh bó sát phần bụng gây khó chịu.
3.2. Đừng quên những chiếc áo ngực vừa vặn – dễ chịu
Bước vào giai đoạn 3 tháng cuối, cơ thể mẹ đã dần quen và không còn thay đổi nhiều như trước, do đó mẹ dễ dàng chọn lựa những chiếc áo ngực vừa vặn với cơ thể. Để vùng ngực thoải mái, ngừa chảy xệ, căng tức, mẹ có thể mua những chiếc áo có móc cài ở ngoài cùng để gia giảm tùy theo kích thước ngực.
Ngoài ra, mẹ cũng “chọn mặt gửi vàng” chất liệu thấm hút mồ hôi tốt, kết cấu xốp mịn, không thô cứng để tránh cọ xát gây trầy xước. Mẹo này tuy nhỏ nhưng lại “có võ”, mẹ lưu lại để áp dụng ngay thôi.
3.3. Ưu tiên chất liệu thấm hút tốt
Bầu 3 tháng cuối mẹ thường mệt mỏi, thiếu năng lượng do thai nhi ngày một lớn dần, chèn ép cơ thể mẹ. Nếu mẹ chọn trang phục tù bí sẽ không thấm hút mồ hôi tốt, khiến mẹ đã mệt lại càng mệt thêm. Ngoài ra, chất liệu không tốt cũng khiến mẹ gặp tình trạng ngứa ngáy, khó chịu do làn da mẹ nhạy cảm hơn trước. Do đó, ngoài quần lót, áo ngực mẹ cũng nên chú trọng khâu chọn lựa quần áo mặc bên ngoài, ưu tiên chất liệu lụa, cotton, linen,…
3.4. Mua những bộ quần áo rộng rãi hơn size của mẹ
Mẹ mang bầu nhưng vẫn muốn diện trang phục vừa thoải mái, đơn giản vừa thời trang, hợp mốt thì đừng bỏ qua những chiếc đầm có kiểu dáng rộng như babydoll, áo oversize, váy suông free size, váy maxi. Những thiết kế này không chỉ co giãn tốt và còn “dấu bụng” cực hiệu quả, mẹ thoải mái diện đi chơi, đi làm, chắc chắn sẽ nhận được vô vàn lời khen “có cánh” từ bạn bè, đồng nghiệp.
Đồng thời, mẹ hạn chế diện những bộ đồ bó sát nhé, bởi chúng không tôn dáng và còn để lộ nhiều khuyết điểm của mẹ như bắp tay to, chân phù nề,… Chưa kể, trang phục gò bó còn khiến mẹ gặp khó khăn trong việc di chuyển. Bụng bầu đã nặng nề nay lại mệt mỏi vì những bộ cánh gò ép, không nên chút nào mẹ ơi!
3.5. Chọn giày bệt thay vì giày cao gót
3 tháng cuối mẹ bầu cần chuẩn bị chu đáo, để ý mọi thứ kể cả khâu đi lại. Chọn giày bệt trong thời điểm “nước rút” giúp mẹ thoải mái, tránh đau chân, lưu thông khí huyết tốt hơn. Mang những đôi giày này sẽ mang lại cho mẹ cảm giác đôi bàn chân được nâng niu, không gây áp lực lên mũi chân, nhờ đó bám trụ và giữ thăng bằng tốt hơn.
Ngoài ra, khi mang bầu 3 tháng cuối, mẹ tránh mang giày cao gót để không mắc phải những hệ lụy không đáng có như chuột rút, căng cơ, đau lưng, dễ té ngã.
Như vậy, với 15 lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối chắc hẳn mẹ đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt cũng như cách chọn trang phục. Góc của mẹ hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ phần nào hỗ trợ mẹ có thai kỳ khỏe mạnh và chuẩn bị đón chào sinh linh bé bỏng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, mẹ đừng quên để lại bình luận để Góc của mẹ giải đáp kịp thời nhé!