Bước sang giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ “siết chặt” chế độ ăn uống, xây dựng tháp dinh dưỡng “chuẩn chỉnh” để chuẩn bị chào đón sinh linh bé bỏng. Ngoài nguồn cung từ động vật, mẹ cũng mong muốn bổ sung thêm nhiều loại rau củ quả để cân bằng dưỡng chất, tránh tình trạng thiếu chất này hụt chất kia. Thế nhưng mẹ đắn đo mãi, không biết các loại rau tốt cho bà bầu 3 tháng cuối, bổ sung với hàm lượng ra sao. Bài viết này sẽ giúp mẹ trả lời tất tần tật những câu hỏi đó!
Mục lục
1. 7 loại rau tốt cho mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ không nên bỏ lỡ
Ở giai đoạn “nước rút” này, mẹ nên bổ sung nhiều loại rau tốt để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai kỳ khỏe mạnh, con lớn nhanh từng ngày, mẹ thêm phần an tâm. Trong vô vàn những loại rau ngoài kia, mẹ không nên bỏ qua rau chân vịt, súp lơ xanh, cải thìa, măng tây,… Để hiểu rõ hơn về công dụng “đáng gờm” của 7 loại rau cực bổ dưỡng, mẹ xem ngay nội dung bên dưới nhé:
1.1. Rau chân vịt giúp con phát triển trí não
Làm mẹ ai cũng mong muốn con mình thông minh, lanh lợi ngay từ khi chưa chào đời. Mỗi ngày mẹ đều tra cứu, tìm kiếm những món ăn dinh dưỡng, hấp dẫn để dung nạp dưỡng chất giúp “nâng cấp” não bộ cho bé cưng. Nếu vậy,mẹ đừng bỏ qua rau chân vịt nhé. Đây là thực phẩm “đáng gờm” với bảng thành phần vô cùng “nịnh mắt” đó ạ.
Từ lâu rau chân vịt đã biết đến là “thực phẩm vàng” dành cho mẹ bầu 3 tháng cuối. Món ăn này chứa hàm lượng lớn vitamin, khoáng chất hỗ trợ sức khỏe của mẹ và bổ sung năng lượng cho con yêu như vitamin A, C, E, K, canxi, magie, sắt, chất xơ,…
Bổ sung rau chân vịt vào khẩu phần ăn cũng là cách giúp mẹ tăng cường thị lực, giảm nguy cơ tăng cân không kiểm soát thời kỳ “bầu bí”, bởi loại rau này chứa vô vàn dưỡng chất có lợi mà Góc của mẹ đã liệt kê bên trên đó ạ. Hàm lượng dinh dưỡng dồi dào trong rau chân vịt bao gồm axit folic. vitamin B6,.. còn hỗ trợ con yêu phát triển trí não cực tốt.
Ngoài nấu canh hoặc luộc rau, mẹ có thể biến tấu rau chân vịt thành nhiều món ngon như súp rau chân vịt kiểu Âu, sinh tố chuối – rau chân vịt, rau chân vịt hầm thịt gà,… Với hương vị giòn ngọt, màu sắc xanh mát, dễ thưởng thức sẽ kích thích vị giác của mẹ, giúp mẹ ăn uống ngon miệng hơn đó ạ. Nghe đến đây mẹ còn chần chờ mà không mua một bó rau chân vịt xanh mướt, thơm ngon để trổ tài nấu nướng!
1.2. Súp lơ xanh ngừa dị tật bẩm sinh ở bé
Súp lơ xanh là loại rau phổ biến, có thể tìm thấy trong tủ lạnh của mọi gia đình Việt. Độ sần sật, dai giòn của loại rau này giúp mẹ đỡ ngán, ăn uống ngon miệng hơn. Nếu mẹ đã ngấy những món dầu mỡ hay mềm mịn có thể “tậu” ngày súp lơ xanh để đổi món. Đây còn là loại rau chứa hàm lượng dinh dưỡng cao với nhiều dưỡng chất như axit folic, magie, phốt pho, vitamin A, K, giúp mẹ hạn chế tối đa chứng táo bón thai kỳ, chuột rút, tê bì tay chân, thiếu máu.
Đặc biệt, hàm lượng axit folic dồi dào trong súp lơ xanh là “trợ thủ đắc lực” ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Bên cạnh đó, dưỡng chất này còn đóng vai trò quan trọng khi tham gia sản xuất DNA và RNA, bảo vệ các mô thần kinh khỏi những tác nhân xấu, ngừa dị tật ống thần kinh dẫn đến một số bệnh như hở hàm ếch, sứt môi,… Nếu mẹ mong con chào đời khỏe mạnh, không mắc bệnh này hay bệnh kia thì đừng bỏ qua súp lơ xanh nhé.
Thế nhưng ăn súp lơ xanh luộc hoặc nấu canh mãi cũng ngán, mẹ có thể đổi vị, đa dạng thực đơn bằng những món mới lạ như súp lơ xào thịt bò, chả tôm súp lơ xanh, cháo yến mạch ức gà súp lơ xanh,… Chỉ cần bỏ chút công sức tìm hiểu là mẹ đã có thêm thật nhiều công thức “gối đầu giường” chuẩn chỉnh rồi đó ạ.
1.3. Cải thìa bảo vệ hệ xương của mẹ luôn chắc khỏe
Suốt thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng cuối, mẹ bầu không tránh khỏi những cơn đau nhức xương khớp, tay chân nhấc không nổi mà buông cũng chẳng xong. Hiện tượng này là do thai nhi mỗi ngày một lớn, chèn ép lên cột sống, xương chậu, dây chằng khiến mẹ mệt mỏi, lừ đừ, đi lại khó khăn.
Hơn nữa, trong giai đoạn chuẩn bị cán đích, bụng bầu cũng đã to vượt mặt làm mẹ đi lại nặng nhọc hơn trước. Dẫu đó là tín hiệu mẹ sắp được chào đón con nhưng tình trạng cứ kéo dài triền miên khiến mẹ chẳng còn sức làm việc gì.
Để khắc phục tình trạng này, mẹ có thể bổ sung cải thìa bởi loại cải này chứa nhiều canxi, magie, sắt,… giúp ổn định mật độ xương, hạn chế thoái hóa đốt sống và nâng đỡ xương chậu thêm phần vững vàng. Chưa kể, cải thìa còn được biết đến với công dụng cung cấp máu, ngừa thiếu máu thai kỳ, kháng viêm và bảo vệ trái tim mẹ luôn khỏe mạnh.
Cải thìa có vị ngọt nhẹ, nấu chín rồi vẫn giữ được hương vị nguyên bản sẽ là lựa chọn hoàn hảo nếu mẹ muốn bổ sung thực phẩm giúp hệ xương chắc khỏe. Những món ăn phổ biến từ cải thìa mẹ mẹ có thể thử ngay hôm nay: cải thìa xào nấm đông cô, gà hấp cải thìa, canh cải thìa cá thác lác,…
1.4. Măng tây giúp da mẹ hồng hào, tươi tắn
Có thể mẹ chưa biết, măng tây chứa rất nhiều vitamin A và C – đây là hai chất chống oxy hóa, bảo vệ làn da của mẹ khỏi sự xâm lấn của các gốc tự do. Chưa kể, vitamin C có trong măng tây còn hỗ trợ quá trình tổng hợp collagen, có tác dụng làm đẹp da, cân bằng độ ẩm và đẩy lùi sắc tố thâm sạm, nhờ đó làn da mẹ thêm phần hồng hào, tươi tắn bởi loại rau này chứa nhiều glutathione – chất có khả năng bảo vệ da mẹ trước ánh nắng mặt trời, ngăn ngừa đồi mồi, vết nhăn hiệu quả.
Măng tây có vị đắng nhưng ở mức dịu nhẹ, dễ ăn, đây cũng là loại rau phổ biến trong Đông y, có tác dụng long đờm, thanh nhiệt, hạ hỏa, giải độc. Sau khi mua măng tây về, mẹ có thể chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon, bổ dưỡng như măng tây xào thịt bò, súp gà măng tây, măng tây hấp ức gà,…
Nếu muốn da dẻ đẹp “hết cỡ”, mẹ nên kết hợp giữa hai hình thức bên ngoài lẫn bên trong. Ngoài ăn măng tây, mẹ cân nhắc dùng thêm sản phẩm dưỡng da để lúc nào da cũng căng tràn sức sống nhé. Tuy nhiên, mẹ lưu ý dùng sản phẩm dành riêng cho mẹ bầu nhằm đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa tình trạng kích ứng, mẩn đỏ.
Góc của mẹ gợi ý Xịt Skin Expert Mamamy “thần thánh” cho mẹ ngay đây ạ. Với thành phần siêu lành tính, sử dụng tế bào gốc của hoắc hương và hoa kim ngân – những thành phần chuyên sử dụng trong dòng mỹ phẩm cao cấp, với đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn giúp mẹ dễ dàng loại bỏ mụn đinh, mụn cám đáng ghét. Chưa hết, sản phẩm còn dưỡng ẩm tối ưu cho mẹ nữa đó, dùng thay toner, xịt khoáng bình thường cực hiệu quả.. Khi con ra đời, mẹ dùng xịt để chăm sóc, dưỡng ẩm da, ngừa hăm cho con cực hiệu quả. Mua một mà cả hai mẹ con đều dùng được, quá hời đúng không mẹ ơi?
1.5. Rau cần tây phòng chống ung thư hiệu quả
Y học cổ truyền Trung Quốc đã ghi chép lại, hợp chất apigenin trong cần tây có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, ngừa vi rút và chống oxy hóa tế bào. Dưỡng chất này còn được biết đến với vai trò chống lại các tác nhân gây ung thư. Mẹ bầu an tâm bổ sung để khỏe mẹ khỏe con, nâng cao chất lượng thai kỳ đó ạ. Bên cạnh đó, cần tây là chứa luteolin – hỗ trợ ngăn ngừa sự lây lan của các tế bào ung thư và giúp tế bào khỏe mạnh hơn, không gặp phải tình trạng “chết yểu” hoặc yếu ớt, dễ bị tế bào xấu xâm lấn.
Rau cần tây có mùi thơm dịu nhẹ, vị hơi đắng nhưng dễ ăn, sau khi có tác động nhiệt sẽ trở nên mềm hơn. Món ăn này dễ biến tấu, mẹ chế biến được thành nhiều món như cần tây xào thịt lợn, mực xào cần tây, canh cần tây nấu đậu hũ. Mỗi món ăn đều có giá trị dinh dưỡng riêng, mẹ nên thay đổi luân phiên để cân bằng dưỡng chất, tránh tình trạng thiếu chất này hụt chất kia hoặc dư thừa ảnh hưởng đến chất lượng thai kỳ.
1.6. Rau dền cung cấp năng lượng cho mẹ bầu
Kề cận bên sinh linh bé nhỏ, mẹ thấu hiểu sứ mệnh của mình và háo hức mong chờ ngày con yêu chào đời. Càng gần thời điểm lâm bồn mẹ càng hân hoan, hồ hởi, mỗi ngày đều sờ sờ nắn nắn chiếc bụng xinh yêu và cảm nhận những cử động, chòi đạp của con. Trên hành trình thiêng liêng ấy, mẹ không tránh khỏi những lúc đuối sức, mệt mỏi vì hệ miễn dịch không được như trước khi phải gồng gánh thêm “mầm sống” thân yêu.
Mẹ à, quan tâm, chăm chút sức khỏe thêm nhé, khi cảm thấy không khỏe hoặc thiếu hụt năng lượng, mẹ nên bổ sung thêm thực phẩm giàu dinh dưỡng, trong đó không thể bỏ qua rau dền. Ăn rau dền sẽ giúp mẹ bổ sung nhiều chất khác nhau như vitamin A, B1, B6, B9, B12, C, sắt, canxi,…
Khi mẹ khỏe thì cũng đồng nghĩa con cũng thỏa sức phát triển, lớn nhanh từng ngày. Rau dền có vị ngọt, tính mát, mẹ có thể nấu thành nhiều món thơm ngon như canh rau dền nấu tôm, salad rau dền, rau dền xào nấm rơm,…
1.7. Rau mồng tơi ngừa táo bón hiệu quả
Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ sản sinh nhiều hormone, đặc biệt là progesterone cản trở quá trình tiêu hóa, rối loạn nhu động ruột khiến phân vón cục, mẹ đi tiêu khó khăn. Do đó, mỗi lần muốn đi tiêu mẹ lại ra ra vào vào nhà vệ sinh nhưng mãi chẳng “tống khứ” được chất bẩn. Nếu tình trạng này kéo dài thì mẹ dễ bị viêm ruột cấp đó ạ.
Những lúc thế này mẹ nên ăn rau mồng tơi bởi loại rau này chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, đào thải độc tố, cặn bẩn ra ngoài. Nhờ đó, mẹ nhuận tràng, bài tiết tạp chất, cặn bẩn, chất béo dư thừa dễ dàng hơn, phân mềm hơn và trôi tuột ra ngoài.
Theo Đông y, loại rau này có vị chua nhẹ, không độc, hợp lý để giải nhiệt ngày hè và hỗ trợ quá trình đi đại tiện. Để đa dạng thực đơn hằng ngày, Góc của mẹ gợi ý ngay cho mẹ những món ăn cực hấp dẫn, hợp mẹ bổ bé: canh cua rau mồng tơi, bò nấu rau mồng tơi, nước ép rau mồng tơi,…
2. 4 loại rau mẹ bầu nên hạn chế ăn 3 tháng cuối thai kỳ
Ngoài 8 loại rau tốt cho sức khỏe mẹ cần hạn chế ăn rau ngót, rau sam, rau đắng, ngải cứu để đảm bảo sức khỏe thai kỳ. Tại sao lại như vậy mẹ nhỉ? Câu trả lời có ngay bên dưới.
1 – Rau ngót
Dược sĩ Lê Kim Phụng (nguyên giảng viên khoa Y Học Cổ Truyền, Đại Học Y dược TPHCM) khuyến cáo mẹ bầu không nên ăn rau ngót, đặc biệt uống nhiều nước rau ngót tươi xay nhuyễn sẽ gây co thắt tử cung dẫn đến sảy thai.
Hơn nữa, rau ngót còn chứa chất papaverin (chất gây co thắt cơ trơn tử cung). Dược thư Việt Nam 2002 cũng khuyến cáo mẹ bầu không sử dụng papaverin. Vì vậy, không chỉ mẹ bầu 3 tháng cuối mà trong suốt thai kỳ, mẹ nên hạn chế ăn rau ngót đặc biệt là mẹ nào đã có tiền sử sinh non hoặc sảy thai nhé.
Chưa kể, ăn rau ngót còn khiến mẹ gặp một số tình trạng như đầy hơi – khó tiêu, cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng, mất ngủ.
2 – Rau sam
Nhiều mẹ đắn đo, không biết bầu 3 tháng cuối ăn rau sam được không? Tuy rau sam chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là hàm lượng axit béo omega-3 dồi dào nhưng mẹ bầu 3 tháng cuối nên “tránh càng xa càng tốt”. Loại rau này có tính hàn cao khiến mẹ bầu bụng dạ yếu kém ăn vào sẽ bị đau bụng, chột bụng, tiêu chảy, thậm chí kích thích mạnh lên tử cung, kéo theo đó là tần suất co bóp tăng nhanh dẫn đến tình trạng co thắt, nguy cơ sảy thai cực cao.
3 – Rau đắng
Rau đắng chứa nhiều chất chitin có khả năng gây hạ đường huyết đó mẹ ơi. Thực phẩm này tuy tốt cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nhưng cũng khiến mẹ đối mặt với các cơn co thắt tử cung, xuất huyết dẫn đến sinh non hoặc sảy thai. Đồng thời, rau đắng có tính hàn không phù hợp với mẹ thể hàn, da thịt mát, hay bị lạnh bụng đâu ạ! Ăn “vô tội vạ” loại rau này mẹ dễ đối mặt với tình trạng tiêu chảy, nôn trớ, ói mửa. Nếu thèm quá thì mẹ chỉ nên ăn một chút (dưới 10g), tránh ăn nhiều gây hại cho hai mẹ con nhé!
4 – Ngải cứu
Mẹ bầu 3 tháng cuối có cơ địa yếu, nhạy cảm không nên ăn ngải cứu. Bởi hợp chất thujone (một chất dẫn truyền thần kinh) có trong ngải cứu sẽ kích thích tử cung co bóp, gây sảy thai hoặc sinh non và có thể là nguyên nhân gây suy thận cấp tính. Theo các bác sĩ da liễu, ngải cứu có thể gây phản ứng ở một số mẹ bầu bị dị ứng với thực vật họ Asteraceae như hoa cúc, hướng dương, cần tây, cà rốt,…
Một số biểu hiện dị ứng ngải cứu thường gặp là nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi thường xuyên, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy,… Nếu mẹ vẫn còn lăn tăn, chưa nắm hết tác hại khi ăn ngải cứu 3 tháng cuối thai kỳ thì đừng bỏ qua bài viết này nhé: Bầu 3 tháng cuối có được ăn ngải cứu không? Tùy thể trạng mẹ nhé!
4. Mách mẹ bầu 3 tháng cuối 4 lưu ý khi bổ sung rau sạch
Để bổ sung các loại rau đúng cách, mang đến hiệu quả cao, mẹ đừng bỏ qua 4 lưu ý “vàng”: rửa rau thật kỹ trước khi chế biến, tin dùng thương hiệu uy tín, ăn chín uống sôi, kết hợp nhiều thực phẩm khác. Góc của mẹ sẽ giải đáp chi tiết ngay đây ạ:
1 – Rửa rau kĩ lưỡng trước khi chế biến
Trước khi chế biến các loại rau thành những món ăn “ngon mắt bắt miệng”, mẹ cần rửa thật sạch để loại bỏ những tạp chất, vi khuẩn, ngăn chặn chúng xâm nhập vào cơ thể. 3 tháng cuối là giai đoạn cực quan trọng, dù sai sót nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ đó mẹ ơi.
Nhiều mẹ áp dụng cách truyền thống là rửa rau với nước sạch để nhanh gọn, thế nhưng dù mẹ có rửa đi rửa lại 2 – 3 lần nước thì cũng không thể loại bỏ hết tạp chất, bùn đất bám đọng đâu ạ. Cũng vì lẽ đó mà vi khuẩn, vi rút vẫn trú ngụ trên rau mà mắt thường không thể nhìn thấy, mẹ khó kiểm soát rốt cuộc rau đã sạch hay chưa. Để mẹ có những mẹo rửa rau “chuẩn chỉnh” nhất, Góc của mẹ sẽ gợi ý ngay 2 mẹo dưới đây, mẹ cùng tham khảo nhé:
- Rửa với nước muối: Mẹ cho rau vào thau lớn rồi đổ nước xâm xấp mặt rau, tiếp tục cho thêm nắm muối vào. Bước tiếp theo mẹ xóc rau vài lần rồi ngâm 2-3 phút, sau đó mẹ đổ phần nước muối đi và rửa lại 2-3 lần với nước sạch. Ưu điểm vượt trội của cách làm này là loại bỏ được hầu hết tạp chất nhưng khá mất thời gian, tốn nhiều công sức.
- Sử dụng nước rửa chuyên dụng: Nếu mẹ vừa muốn tiện công vừa muốn an toàn, lấy đi bụi bẩn, vi khuẩn cứng đầu thì có thể tậu ngay sản phẩm nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy. Đây sẽ là giải pháp trung hòa được hai cách làm trên đó mẹ ơi, mẹ chẳng cần lỉnh kỉnh bước nọ bước kia, chỉ cần nhấn vòi 1 – 2 rồi rửa rau là đã có rau thơm ngon, sạch tinh tươm. Với bảng thành phần lành tính từ thiên nhiên và khả năng khử khuẩn cao, sản phẩm này được hạng triệu mẹ Việt tin dùng suốt thời gian vừa qua. Chưa kể, Mamamy cũng đang thực hiện chương trình deal 99k cực hấp dẫn. Thử ngay thôi mẹ ạ!
2 – Kết hợp với nhiều thực phẩm khác để cân bằng dinh dưỡng
Như mẹ đã biết, rau xanh là nguồn cung cấp chất xơ bậc nhất, giúp mẹ nhuận tràng, ngừa táo bón, thanh lọc cơ thể,… Tuy nhiên, việc mẹ chỉ ăn rau mà không bổ sung nhiều thực phẩm khác sẽ gây ra tình trạng lệch tháp dinh dưỡng, mất cân bằng, khiến mẹ thiếu chất này hụt chất kia.
Do đó, mẹ nên xây dựng thực đơn đa dạng, ăn thêm nhiều thực phẩm chứa hàm lượng vitamin, khoáng chất dồi dào như thịt, cá, trứng, tôm, cua, bí đỏ,… Đồng thời, mẹ nên chế biến thành nhiều món khác nhau để đổi vị, tránh bị ngán như súp, cháo, cơm, phở, hủ tiếu,…
3 – Mẹ ăn chín uống sôi
Bụng dạ mẹ bầu rất nhạy cảm, nếu ăn phải thực phẩm bẩn hay chế biến không kỹ lưỡng dễ dẫn đến tiêu chảy, ói mửa, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng thai kỳ, sức khỏe mẹ giảm sút mà con yêu cũng không an toàn. Do đó, mẹ nên thực hiện chế độ ăn chín uống sôi, nấu kỹ rau xanh trước khi dùng. Thay vì ăn rau sống mẹ nên chế biến thành những món như canh, súp hoặc luộc rau thật kỹ ở nhiệt độ cao để loại bỏ vi khuẩn, vi rút.
4 – Chọn mua rau ở địa điểm uy tín
Để bảo vệ sức khỏe cho hai mẹ con, mẹ nên tin tưởng và mua hàng ở những địa điểm bán rau uy tín, thường là các cửa hàng tiện lợi hoặc siêu thị như BigC, CoopMart, WinMart. Mẹ cũng có thể mua rau ở những cửa hàng chuyên bán rau sạch, có kiểm định an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu mua phải rau tiêm thuốc, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng thì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, chắc chắn mẹ không mong điều này xảy ra rồi!
Thông qua bài viết trên mẹ đã biết thêm các loại rau tốt cho bà bầu 3 tháng cuối và cách bổ sung khoa học. Ngoài ra mẹ cũng hiểu được những loại rau nào không tốt cho sức khỏe và “tránh càng xa càng tốt”. Chúc mẹ và bé sẽ thật an toàn trong 3 tháng cuối để “mẹ tròn con vuông”. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, mẹ đừng ngần ngại để lại mình luận, Góc của mẹ sẽ tư vấn thật nhiệt tình.