Khi bị ho trong 3 tháng đầu mang thai mẹ thường rất lo lắng bởi không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng tới thai nhi. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng ho ở mẹ bầu tháng đầu. Vậy đó là những nguyên nhân gì? Mẹ bầu 3 tháng đầu bị ho cần phải làm gì? Bài viết dưới đây sẽ cho mẹ câu trả lời!
Mục lục
1. Nguyên nhân mẹ bầu 3 tháng đầu bị ho
1.1. Nguyên nhân thời tiết
Thời tiết thay đổi thất thường là một trong những nguyên do khiến cho mẹ bầu 3 tháng đầu bị ho, mệt mỏi, đau đầu… Đường hô hấp chính là bộ phận trung tâm dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết nhất. Khi không khí quá lạnh, quá nóng hoặc thay đổi từ lạnh sang nóng, nóng sang lạnh một cách đột ngột cũng có thể làm cho mẹ bầu tháng đầu bị ho, cổ họng đau rát.
1.2. Do hệ miễn dịch yếu
Trong giai đoạn thai kỳ, sức đề kháng cơ thể mẹ bị suy giảm nhiều kết hợp với sự thay đổi nội tiết tố bên trong là cơ hội cho các loại vi khuẩn, vi rút dễ dàng xâm nhập. Những loại vi rút này khi xâm nhập vào cơ thể gây ra các vấn đề liên quan tới đường thở, sinh ra các phản xạ ho là nguyên nhân gây ra hiện tượng ho khi mang thai 3 tháng đầu.
1.3. Trào ngược dạ dày
Mẹ mang thai 3 tháng đầu bị ho do tử cung có kích thước lớn tạo áp lực lên ổ bụng, dễ gây trào ngược dạ dày. Acid dạ dày có thể làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp, khiến vùng cổ họng bị bỏng gây ra triệu chứng ho.
1.4. Dị ứng
Mẹ bầu 3 tháng đầu bị ho – nguyên nhân có thể do vốn có dị ứng với một số tác nhân như: phấn hoa, lông chó mèo, khói thuốc lá… Khi mẹ tiếp xúc có thể tạo ra kích ứng trong đường thở, viêm nhiễm đường hô hấp, gây ra hiện tượng ho khan.
1.5. Hen suyễn
Mẹ có tiền sử bệnh hen suyễn cũng thường gặp tình trạng ho khi mang thai 3 tháng đầu, hơn thế nữa rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Bệnh hen suyễn có thể khiến mẹ bầu bị ho có đờm, kèm theo khó thở, thở rít, đau tức ngực hay nghiêm trọng hơn là khó thở trong thai kỳ. Khi thời tiết thay đổi sẽ khiến cơn ho dữ dội hơn, đặc biệt là về đêm và sáng.
1.6. Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe con người, mẹ mang thai là một ví dụ. Khi mẹ bầu tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm không khí như khói bụi, khí kích thích hoặc khói thuốc lá, gây ra những kích thích phía sau cổ họng dẫn đến ho khi mang thai 3 tháng đầu.
1.7. Ho do các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp
Mẹ bầu bị ho trong 3 tháng đầu do viêm họng, viêm xoang…. hoặc các bệnh lý về phổi như viêm phế quản, viêm phổi,…. Những bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp này có thể kèm theo hiện tượng sốt hoặc tức ngực, điều mẹ cần làm là phải đến gặp bác sĩ ngay để có giải pháp kịp thời.
Xem thêm: Bầu 3 tháng đầu bị viêm họng: 5 phương pháp tự nhiên cực kì hiệu quả
2. Bầu 3 tháng đầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Thông thường, những cơn ho theo phản xạ tự nhiên nhằm tống xuất dị vật ra khỏi cơ thể sẽ không ảnh hưởng đến bé yêu. Thay vào đó, mẹ bầu 3 tháng đầu bị ho kéo dài liên tục không dứt, cần lưu ý để tránh những tác động tiêu cực đến cả mẹ và bé:
- Hiện tượng ho liên tục có thể là dấu hiệu mẹ bị nhiễm trùng hô hấp. Đây là tình trạng rất nguy hiểm vì thế mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra sớm để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh những biến chứng xấu cho thai nhi nhé
- Cơn ho kéo dài liên tục làm mẹ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn. Do đó gây ra thiếu dinh dưỡng cần thiết, ngủ nghỉ không đầy đủ làm việc bổ sung dưỡng chất để nuôi thai nhi bị thiếu hụt.
- Mặc dù cơn ho không đến mức gây kích thích co thắt tử cung nhưng vẫn gây cảm giác khó chịu và đau tức vùng cơ bụng của mẹ.
Xem thêm: Bà bầu bị ho có nguy hiểm cho sức khỏe không?
3. Mẹ mang thai 3 tháng đầu bị ho cần làm gì?
3.1. Trị ho bằng thuốc Tây
Mẹ bầu 3 tháng đầu bị ho có thể sử dụng thuốc tây với trường hợp bị viêm họng do virus. Thuốc Paracetamol là loại thuốc giảm đau họng, giảm sốt phổ biến và hiệu quả. Trong ba tháng đầu của thai kỳ, mẹ tuyệt đối không sử dụng Aspirin vì có thể gây sảy thai nhé.
Nếu mẹ bị viêm họng do vi khuẩn gây ra sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định những loại thuốc phù hợp như Cephalosporin, Penicillin… Đây đều là những loại thuốc thuộc nhóm an toàn cho mẹ đang trong thai kỳ và có khả năng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu,…
Trường hợp dị ứng Nếu bị dị ứng với các loại thuốc trên, mẹ có thể dùng thuốc kháng sinh nhóm Macrolid: Azithromycin, Spiramycin, Erythromycin,…
3.2. Trị ho bằng thuốc ngậm
Thay vì uống thuốc tây, nhiều người lại ưu tiên sử dụng thuốc ngâm giúp giảm ho tức thời. Một số loại thuốc ngậm giảm ho, kháng khuẩn an toàn như: Mekothrocine, Papain, Lysopain,…Các loại thuốc này giúp điều trị viêm nhiễm tại chỗ, giảm đau, giảm sưng.
Mẹ bầu 3 tháng đầu bị ho có thể dùng thuốc ngậm để cải thiện cơn ho nhưng lưu ý, việc dùng thuốc ngậm cũng không nên tùy tiện, cần hỏi bác sĩ trước khi dùng thuốc ngậm.
3.3. Trị ho theo phương pháp dân gian
3.3.1. Cách trị ho bằng quất xanh, mật ong
Mật ong là một sản phẩm tự nhiên đặc biệt tốt được dùng với nhiều mục đích khác nhau như chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe,… Trong mật ong có chứa protein, các vitamin, muối khoáng, men có tác dụng sát trùng, diệt khuẩn và bổ dưỡng cho cơ thể nên khi kết hợp quất xanh với mật ong là bài thuốc công hiệu chữa ho rất hiệu quả.
Nguyên liệu:
- Quất và mật ong nguyên chất
- 1 lọ thủy tinh sạch có nắp đậy kín.
Cách làm:
- Sử dụng 500 gam trái quất (tắc) rửa sạch, cắt thành từng lát mỏng hoặc dùng dao khía xung quanh quả và loại bỏ hạt.
- Xếp quất vào lọ thủy tinh, cứ một lớp quất thì rưới một lớp mật ong lên trên bề mặt, xen kẽ lẫn nhau. Mẹ lưu ý rưới mật ong đều xung quanh bề mặt của quất để mật ong ngấm đều vào quất.
- Đậy chặt nắp để vài ngày sau quất sẽ ra nước và quyện chung với mật ong
Mẹ có thể thêm vào trà nóng tạo thành trà quất mật ong rất thơm ngon. Mẹ thay đổi khẩu vị bằng cách ngậm trực tiếp miếng quất với nước quất mật ong ngày 3-4 lần hoặc pha chung với nước ấm
3.3.2. Cách trị ho bằng chanh
Chanh là một loại quả chứa nhiều vitamin C, có tác dụng rất tốt trong việc giảm đau rát cổ và dịu vùng họng. Mẹ co thể áp dụng công thức này để chữa bệnh ho khi mang bầu 3 tháng đầu.
Chuẩn bị:
- 2-3 quả chanh
- đường phèn
- 1 thìa mật ong
Cách dùng:
Ngâm chanh đào với mật ong:
- Chanh mẹ đem rửa sạch, pha một ít muối vào nước đã đun sôi để nguội, ngâm khoảng 30 phút. Vớt chanh ra để thật khô, cắt chanh thành những miếng mỏng.
- Đường phèn đem đập nhỏ, đổ một lớp đường vào lọ rồi đến một lớp chanh cứ như vậy cho đến khi hết chanh. Cuối cùng đổ mật ong vào, đậy kín để khoảng 3 tháng là có thể dùng.
Với chanh thường chưa ngâm: Vào mỗi buổi sáng khi thức dậy và trước khi đi ngủ, mẹ pha 1 cốc nước ấm với 1 thìa mật ong nguyên chất, 1 lát chanh để uống. Nó có tác dụng rất tốt để trị ho, tiêu đờm.
3.3.3. Cách trị ho hiệu quả bằng bột nghệ và quất ngâm
Theo nhiều nghiên cứu, thành phần chính bên trong nghệ là Curcumin có công dụng chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa, kháng virus và là loại dược liệu tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu bị ho.
Chuẩn bị:
- Tinh bột nghệ (100 gram)
- Mật ong (150 gram)
Cách làm:
- Trộn đều mật ong và tinh bột nghệ với nhau, cho hỗn hợp vào bảo quản trong lọ sạch và bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh.
- Mỗi lần sử dụng một nửa thìa cà phê đưa vào sâu trong cổ họng và ngậm khoảng 5 phút để thuốc thấm dần vào niêm mạc hầu họng.
- Mỗi ngày mẹ dùng 4 – 5 lần và đặc biệt có hiệu quả nếu sử dụng trước khi đi ngủ. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp sử dụng thuốc hiệu quả hơn.
3.3.4. Cách trị ho từ quả lê chưng đường phèn và cam nướng
Lê chưng đường phèn sẽ giúp cải thiện những cơn ho mỗi khi trở trời. Chỉ cần vài bước thực hiện, mẹ bầu 3 tháng đầu bị ho có thể cải thiện được sức khỏe:
Nguyên liệu:
- 1 quả lê
- 1 nhánh gừng nhỏ
- Đường phèn theo khẩu vị
Cách làm:
- Lê gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn. Gừng thái sợi
- Cho lê, gừng và đường phèn vào bát, cho vào nồi chưng/hấp trong 20′ cho đến khi lê mềm và đường tan hết
- Ăn nóng rất ngon và dễ ăn. Ăn cả cái và nước nhé. Dùng kiên trì trong khoảng 2-3 ngày là mẹ thể giảm ho rất nhiều.
3.3.5. Giảm ho nhờ gừng tươi
Củ gừng là một trong những nguyên liệu có tác dụng cải thiện bệnh ho khi mang bầu 3 tháng nhanh chóng hiệu quả. Theo Đông Y, củ gừng có tính ấm, vị cay giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh ho gây ra. Sử dụng củ gừng thường xuyên sẽ nhanh chóng làm tan đờm, giảm đau rát cổ họng.
Nguyên liệu:
Mẹ chỉ cần chuẩn bị chỉ cần 1 củ gừng nhỏ
Cách làm:
- Mẹ cắt gừng thành những lát mỏng.
- Ngậm từng lát gừng tươi vào trong họng và nhai nuốt nước, bỏ bã.
- Thực hiện cách này khoảng 2 lần/ ngày để nhanh chóng cải thiện bệnh ho.
- Mẹ bầu 3 tháng đầu bị ho nên nhai gừng khoảng 5 phút để tăng hiệu quả điều trị bệnh. Đồng thời cũng phải kiên trì thực hiện cách làm này trong 3 ngày bệnh ho mới có thể giảm được.
4. Biện pháp phòng ngừa ho cho mẹ 3 tháng đầu
Để khắc phục những cơn ho cho mẹ bầu tháng đầu, mẹ hãy tham khảo một số phương pháp dưới đây nhé:
- Mẹ bầu 3 tháng đầu bị ho cần ăn uống đầy đủ chất, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, thực phẩm giàu vitamin B, trái cây tươi, rau xanh,…Mẹ có thể lựa chọn 17 loại trái cây tốt cho mẹ bầu
- Uống đủ nước hằng ngày. Chú ý mẹ nên uống nước ấm, tránh dùng nước đá lạnh, nước ngọt có gas,…vì có thể làm bệnh ho nặng thêm.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối hàng ngày giúp loại bỏ những vi khuẩn có hại cho đường hô hấp
- Tránh xa khói bụi, khói thuốc lá, hóa chất có mùi khó chịu;
- Khi thời tiết chuyển mùa cần giữ ấm cơ thể Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển mùa;
- Vệ sinh cá nhân, tắm gội sạch sẽ hàng ngày nhưng nên tắm nhanh và không nên ngâm trong nước quá lâu
- Ngủ đủ giấc, luôn suy nghĩ tích cực, vui vẻ lạc quan
Xem thêm:
Chữa ho cho bà bầu cực hiệu quả với 5 cách sau đây
5 thực đơn cho bà bầu 3 tháng từ chuyên gia dinh dưỡng
Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì cho con khỏe mạnh
5. Khi nào mẹ bầu 3 tháng đầu nên đi khám bác sĩ?
Thông thường mẹ bầu 3 tháng đầu bị ho có thể chữa trị bằng các phương pháp truyền thống tại nhà. Tuy nhiên nếu xảy ra dấu hiệu bất thường, mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay nhé. Một số dấu hiệu xấu như:
- Mẹ bầu bị ho khó thở, nhịp thở khó khăn ảnh hưởng đến sinh hoạt
- Ho dai dẳng, ho kéo dài, đau rát cổ họng, tức ngực tạo cảm giác khó chịu
- Ho có đờm, ho ra máu
- Ho kèm theo sốt
6. Câu hỏi thường gặp khi mẹ bầu 3 tháng đầu bị ho
6.1. Bà bầu bị ho nên kiêng gì?
Một số loại thực phẩm mẹ bầu 3 tháng đầu bị ho nên tránh như:
- Thực phẩm lạnh: Các loại đồ ăn lạnh thường kích thích vị giác rất tốt, Tuy nhiên mẹ bầu 3 tháng đầu bị ho nên tránh bởi nhiệt độ lạnh thường khiến cho tình trạng nhiễm trùng trong đường hô hấp nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, ăn đồ lạnh còn làm tăng nguy cơ phù nề niêm mạc cổ họng và dễ gây tắc khí ở phổi. từ đó khiến các cơn ho xuất hiện với tần suất dày đặc và dai dẳng.
- Các loại hải sản: Một số loại hải sản như tôm, cá biển, cua… đều được cho là không tốt cho mẹ đang trong thai kỳ. Bởi chúng có thể làm dị ứng. Bên cạnh đó, mùi tanh của hải sản cũng là một trong những yếu tố có thể làm nặng nề thêm cơn ho.
- Đậu phộng, hạt dưa: Do có chứa dầu cùng một số chất khác có thể khiến cho lượng đờm trong cổ mẹ bầu tăng lên. Từ đó sẽ khiến cho tình trạng ho nghiêm trọng thêm.
- Thức ăn cay nóng: Đây là nhóm thực phẩm này thường gây kích ứng niêm mạc họng cũng như tiêu hóa. Thêm vào đó là làm gia tăng tình trạng phù nề, làm cổ họng tăng tiết dịch nhầy. Từ đó sẽ khiến cho tình trạng ho dai dẳng kéo dài, kèm theo đó có thể là khiến cho các phản ứng viêm hình thành và phát triển.
- Caffeine và nước ngọt: Chúng có thể kích thích đi tiểu nhiều hơn, khiến cơ thể bị mất nước. Từ đó khiến cho cơ thể bị mất nước và ảnh hưởng đến quá trình khắc phục triệu chứng ho
6.2. Có nên dùng mẹo dân gian chữa ho cho mẹ bầu 3 tháng đầu không?
Hoàn toàn được mẹ nhé! Việc dùng các mẹo dân gian để chữa ho khi mang bầu 3 tháng đầu là phương pháp được ưa chuộng bởi vừa tiết kiệm thời gian vừa đem lại hiệu quả cao. Đây là những phương pháp chữa bệnh an toàn, lành tính không ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi. Tuy nhiên giải pháp này đôi khi chỉ mang tính tạm thời, khi có dấu hiệu bất thường mẹ vẫn nên gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.
6.3. Bà bầu bị ho nhiều về đêm có sao không?
Mặc dù họ là triệu chứng rất thường gặp, tuy nhiên bà bầu 3 tháng đầu bị ho về đêm thì không nên chủ quan, bởi có thể gây ra một số tác hại như:
- Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi: Ho nhiều, liên tục gây co thắt vùng ngực, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, suy nhược và chán ăn. Nếu kéo dài, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
- Mất thai: Nếu triệu chứng ho là do tụ cầu, liên cầu khuẩn, Rubella virus,… mẹ dễ có nguy cơ sinh non, thai chết lưu, sảy thai và trẻ sinh ra dễ bị bệnh viêm phổi, câm điếc,…
- Động thai: Hoạt động ho liên tục có thể khiến tử cung co bóp dữ dội, gây động thai và tăng nguy cơ sinh non.
Hy vọng với những thông tin mà Góc của mẹ đã cung cấp, mẹ bầu 3 tháng đầu bị ho sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm về vấn đề này. Đồng thời trang bị những biện pháp phòng bệnh cũng như điều trị bệnh hợp lý nhất. Mẹ hãy theo dõi Góc của mẹ để có thêm thật nhiều thông tin bổ ích nhé!
Xem thêm:
Thai hành 3 tháng đầu – Mẹ thông thái phải làm sao?
Mang thai 3 tháng đầu hay bị chóng mặt, mẹ thông thái nhất định cần biết!