Tình trạng đau đầu cũng là một trong những vấn đề phổ biến trong suốt giai đoạn thai kỳ. Đặc biệt ở thời điểm bầu 3 tháng, mẹ có thể bị nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn? Vậy bầu 3 tháng đầu bị đau đầu phải làm sao?
Mục lục
1. Nguyên nhân mẹ mang thai 3 tháng đầu hay bị đau đầu
1.1. Mẹ mang thai 3 tháng đầu thay đổi nội tiết tố
Mẹ bầu 3 tháng đầu bị đau đầu do thay đổi nội tiết tố. Mẹ sẽ thường gặp tình trạng nhức đầu hay những cơn đau nửa đầu. Theo các chuyên gia, hormone nội tiết ở nữ – estrogen có ảnh hưởng lên cả chức năng ở não. Hormone này được sản xuất ở buồng trứng và cũng ảnh hưởng lên cảm giác đau. Do đó, ở giai đoạn 3 tháng đầu khi estrogen bị thay đổi thì quá trình sản xuất cũng ảnh hưởng không nhỏ lên chức năng não và gây ra cơn đau đầu kiểu đau nửa đầu
1.2. Tăng thể tích tuần hoàn
Tăng thể tích tuần hoàn là nguyên nhân gây ra thiếu máu. Do đó khi bị thiếu máu, lượng oxy tới não và các cơ quan khác giảm và sẽ khiến mẹ bầu 3 tháng đầu hay bị đau đầu và choáng váng.
1.3. Thay đổi cân nặng khi mang bầu
Trong giai đoạn này, mẹ bầu 3 tháng đầu bị đau đầu do tăng cân nhiều và cảm thấy cơ thể rất nặng nề. Khi đó, mẹ khá khó khăn trong việc di chuyển đi lại, mệt mỏi, căng thẳng. Đồng thời kết hợp với tâm lý mang thai khiến mẹ dễ nổi nóng, mệt mỏi và dễ bị đau đầu hơn.
1.4. Các nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân thường gặp khác trong 3 tháng đầu thai kỳ bao gồm:
- Thiếu nước.
- Buồn nôn và nôn.
- Căng thẳng.
- Thiếu ngủ.
- Ngưng sử dụng caffeine (đối với người thường xuyên uống cafe)
- Thiếu dinh dưỡng.
- Hạ nồng độ đường huyết.
- Quá ít vận động thể chất.
- Nhạy cảm với ánh sáng.
- Thay đổi thị lực
2. Bầu 3 tháng đầu bị đau đầu có nguy hiểm không?
Hầu hết các cơn đau đầu khi mang thai là đau đầu nguyên phát – có nghĩa là cơn đau đầu xảy ra do tự phát, không phải dấu hiệu hoặc triệu chứng của biến chứng hay rối loạn khác trong thai kỳ. Bầu 3 tháng đầu bị đau đầu nhẹ sẽ nhanh chóng giảm đi đặc biệt là khi mẹ bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ, hoặc sau khi sinh xong. Tình trạng đau đầu nhẹ sẽ không gây ảnh hưởng, nguy hiểm gì đến mẹ và bé nên mẹ không nên quá lo lắng.
Nếu mẹ cảm thấy đầu đau dữ dội hơn thì đó có thể là nguy cơ của các bệnh nguy hiểm, đặc biệt là tiền sản giật. Vì vậy, mẹ cần được theo dõi sức khỏe thai kỳ thường xuyên theo định kỳ.
3. Mẹ bầu 3 tháng đầu bị đau đầu khi nào nên gặp bác sĩ?
Thông thường, tình trạng đau đầu sẽ nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên bầu 3 tháng hay bị đau đầu kèm theo một số dấu hiệu xấu khác như tiểu buốt, tiểu nhiều, tiểu ít… thì mẹ nên gặp bác sĩ để chẩn đoán chính xác nhất. Cụ thể một số tình trạng xấu như:
- Sốt
- Ngất xỉu
- Đau răng
- Đau dữ dội
- Nhìn không rõ
- Đau đầu thường xuyên
- Đau đầu sau khi đọc sách
- Đau đầu kéo dài hơn 4 giờ
- Sưng nề các vị trí như tay, chân và mặt
- Đau đầu kèm theo những triệu chứng như rối loạn thị giác, sốt cao, đau cứng cổ,…
- Đau đầu kèm vùng dưới xương sườn, đau kèm bụng trên
- Tăng cân đột ngột không phải do trọng lượng của thai nhi.
4. Bầu 3 tháng đầu bị đau đầu nên làm gì?
4.1. Chườm lạnh
Chườm lạnh có tác dụng làm tan đi cơ đau và mệt mỏi khi căng thẳng, stress, … là giải pháp tốt cho vấn đề bầu 3 tháng đầu hay bị đau đầu ở mẹ. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý: chỉ nên để nước mát vừa phải, không nên để quá lạnh vì có thể khiến cho cơ thể giảm nhiệt gây ra các triệu chứng bệnh khác.
4.2. Tắm vòi hoa sen
Việc tắm có thể làm giảm đau nhức tạm thời cho mẹ bầu 3 tháng đầu bị nhức đầu. Tắm dưới vòi hoa sen bằng nước ấm sẽ tốt cho việc lưu thông tuần hoàn máu, khiến cảm thấy thoải mái hơn. Theo các chuyên gia sinh sản, nhiệt độ nước tắm đảm bảo sức khỏe nhất cho mẹ bầu là 36 độ C. Mẹ nên kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm, đồng thời để cơ thể làm quen với sự thay đổi của nhiệt độ thì nên dội ướt phần thân dưới trước, rồi hãy làm ướt phần thân trên.
4.3. Không để cơ thể thiếu nước và quá đói
Uống nhiều nước là việc vô cùng quan trọng mà mẹ không thể bỏ qua khi có bầu 3 tháng đầu bị đau đầu. Bởi uống nhiều nước giúp cơ thể thải độc tốt hơn, làm giảm các triệu chứng đau đầu. Để uống nước đúng cách và bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, mẹ nên uống ít nhất 8 ly (mỗi ly là 250ml) nước mỗi ngày hoặc nhiều hơn
Mẹ cũng nên chia nhỏ các bữa ăn, ăn thường xuyên trong ngày thay vì ăn những bữa lớn. Nên ăn một số loại thức ăn như bánh quy, hoa quả, sữa chua để năng lượng đường trong máu tụt có thể gây đau đầu.
4.4. Nghỉ ngơi
Mẹ hãy cố gắng sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Bởi việc nghỉ ngơi, thư giãn sẽ giúp tinh thần mẹ bầu 3 tháng đầu bị đau đầu, chóng mặt trở lên thoải mái hơn, đồng thời giúp làm giảm tần suất những cơn đau đầu thường xuyên gặp phải trong suốt thai kỳ.
Nghỉ ngơi đồng nghĩa mẹ nên ngủ nghỉ đúng giờ, đủ giấc bởi thiếu ngủ không chỉ gây ra đau đầu khi mang thai, mà còn khiến các mẹ bầu có nguy cơ mắc một số bệnh lý khác như: hay quên, đãng trí…
4.5. Sử dụng các kỹ thuật thư giãn
Nếu tình trạng đau đầu diễn ra thường xuyên và mức độ ngày một nghiêm trọng, mẹ bầu 3 tháng hay đau đầu hãy thử sử dụng các kỹ thuật thư giãn như phương pháp massage đầu. Những động tác massage sẽ giúp các cơ được thư giãn, giảm mệt mỏi và hỗ trợ điều trị bệnh đau đầu rất tốt. Mẹ bầu 3 tháng đầu hay đau đầu nếu có thể thuê các chuyên gia massage được thì rất tốt, không thì có thể nhờ người thân trong gia đình mẹ nhé.
5. Lưu ý dành cho bà bầu 3 tháng đầu tránh bị đau đầu
Bên cạnh trang bị những biện pháp giúp mẹ bầu 3 tháng bị đau đầu giảm đau tạm thời, mẹ cũng nên có thói quen sinh hoạt hợp lý để tránh gặp phải tình trạng này:
- Tránh những nơi ồn ào: Sự ồn ào, náo nhiệt là nguyên nhân chính gây ra bệnh đau đầu không chỉ ở mẹ mang thai mà tất cả mọi người đều có thể gặp phải. Vì vậy cần tránh những nơi ồn ào để đảm bảo sức khỏe không chỉ cho mẹ mà còn cả cho sự phát triển của thai nhi
- Chế độ ăn uống khoa học, hợp lý: Mẹ cần có chế độ ăn đầy đủ, cung cấp các dưỡng chất cần thiết như DHA, EPA, sắt, acid folic, canxi, I-ốt…. Đồng thời luôn luôn uống đủ nước, cắt giảm caffeine và chú ý đến việc làm sạch thực phẩm trước chế biến để tránh các vi khuẩn có hại bằng Nước rửa bình sữa và rau củ. Sản phẩm này cực kỳ an toàn và lành tính mà mẹ bầu nên có.
- Vận động cơ thể: giúp cơ thể mẹ luôn khỏe mạnh, dẻo dai, tăng cường sức khỏe và hạn chế những bệnh như đau đầu, cảm cúm…Mẹ có thể tập thể dục vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy hay khi vừa nằm ì quá lâu.
- Chú ý đến tư thế ngồi, nằm: Tư thế ngồi, nằm cũng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ, vì vậy mẹ hãy tìm hiểu các tư thế nằm tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu và thai nhi
- Giữ tinh thần thoải mái: Căng thẳng, stress cũng là nguyên nhân làm cho tình trạng đau đầu trở nặng. Vì vậy mẽ hãy cố gắng suy nghĩ tích cực, giữ cho tinh thần luôn thoải mái, không để buồn bực kéo dài lâu
Xem thêm:
5 thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu từ chuyên gia dinh dưỡng
Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì cho con khỏe mạnh
Chắc hẳn sau bài viết này mẹ sẽ không còn lo lắng khi gặp vấn đề bầu 3 tháng bị đau đầu nữa rồi. Mong rằng Góc của mẹ có thể mang đến nhiều thông tin bổ ích cho mẹ, hỗ trợ cho sự phát triển khỏe mạnh của bé. Mẹ hãy thường xuyên theo dõi Góc của mẹ nhé!
Tham khảo thêm:
Bầu 3 tháng đầu có nên tập yoga