Mẹ lo lắng khi xuất hiện tình trạng bầu 3 tháng đầu bị viêm họng vì sức khỏe của mẹ lúc này cần được đảm bảo để không làm ảnh hưởng xấu đến bé yêu. Mọi phương pháp điều trị cho mẹ bầu bị viêm họng cũng có phần đặc biệt hơn so với khi mẹ chưa có bé. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp mọi thắc mắc về vấn đề này nên mẹ đừng lo lắng quá, mẹ nhé!
Mục lục
1. Nguyên nhân mẹ bầu 3 tháng đầu bị viêm họng
Mẹ bầu 3 tháng đầu dễ bị viêm họng xuất phát từ những nguyên nhân sau:
1.1. Thời tiết và nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột
Thời tiết vào giai đoạn giao mùa thường chuyển biến nhiệt độ đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại. Khoảng thời gian này, thời tiết sẽ có những sự thay đổi nhiệt độ, nóng lạnh đan xen hay nắng mưa bất thường, độ ẩm không khí lúc tăng cao lúc lại hạ thấp. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, virus hoạt động mạnh. Trong khi đó, cơ thể mẹ bầu không đáp ứng kịp với những thay đổi của thời tiết, sức đề kháng giảm khiến cho mẹ dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm, dị ứng thời tiết, đặc biệt là viêm họng.
1.2. Trào ngược acid dạ dày
Những mẹ bầu bị trào ngược acid có thể bị đau họng vì đây là một trong những triệu chứng thứ phát. Tình trạng này khá phổ biến vì khi mang thai, quá trình tiêu hóa của mẹ bầu chậm hơn bình thường và hệ tiêu hóa cũng bị chèn ép bởi tử cung. Mẹ bầu 3 tháng đầu bị viêm họng nên lưu ý nguyên nhân này để theo dõi sức khỏe thường xuyên.
1.3. Căng cơ họng
Mẹ bầu 3 tháng đầu bị viêm họng cũng có thể do mẹ dùng sức vùng cổ quá nhiều dẫn đến căng cơ họng. Việc la hét hay ca hát quá nhiều sẽ tăng áp lực lên vùng cổ họng, khiến bộ phận này bị tổn thương ít nhiều. Nguyên nhân này mẹ có thể khắc phục bằng việc cân nhắc thời gian nghỉ ngơi và thư giãn vùng cổ họng để không gây đau rát.
1.4. Nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm
Vi khuẩn có thể là tác nhân khiến mẹ bầu 3 tháng đầu bị viêm họng. Trong đó, viêm họng do liên cầu khuẩn là loại viêm họng do vi khuẩn phổ biến nhất với biểu hiệu có lớp phủ màu trắng hoặc đốm trắng bên trong cổ họng kèm theo sốt cao. Viêm họng do vi khuẩn có thể điều trị bằng kháng sinh nhưng phải đảm bảo kháng sinh đó an toàn với mẹ bầu.
1.5. Sự tấn công của các tác nhân gây kích ứng
Nhiều chất bên ngoài môi trường như khói bụi, không khí khô, chất gây dị ứng, phấn hoa, hóa chất… có thể khiến những mẹ bầu 3 tháng đầu dễ bị viêm họng. Viêm họng dạng này không cần điều kiện mà chỉ cần tránh xa các yếu tố gây kích ứng.Vì thế, môi trường sống sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh chính là điều kiện để mẹ giảm tối đa nguy cơ bị viêm họng do sự tấn công của các tác nhân gây kích ứng.
1.6. Nhiễm virus
Hầu hết các trường hợp mẹ bầu 3 tháng đầu bị viêm họng đều do virus gây nên. Thông thường viêm họng do virus thường tự hết sau khoảng 1 tuần và cũng không thể điều trị được bằng kháng sinh. Trong thời gian mang thai bé, mẹ không nên tùy ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa nhé!
1.7. Bệnh hen suyễn
Hen suyễn là một loại bệnh viêm đường hô hấp mãn tính gây nhiều triệu chứng khó chịu, điển hình là tình trạng co thắt phế quản. Theo công bố của Đại học tại Mỹ, trên thế giới có đến 26 triệu người mắc phải căn bệnh này. Đặc biệt việc điều trị dứt điểm đối với mẹ bầu 3 tháng đầu bị viêm họng do hen suyễn còn nhiều khó khăn, đa phần chỉ là kiểm soát các triệu chứng.
2. Dấu hiệu mẹ bầu 3 tháng đầu bị viêm họng
Biểu hiện của mẹ bầu 3 tháng đầu bị viêm họng thường khá rõ rệt. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết để mẹ kịp thời phòng tránh và chữa trị:
- Cổ họng sưng đỏ, amidan sưng tấy, đỏ: Đây là biểu hiện khiến mẹ cảm thấy đau rát cổ họng, khó chịu ngay cả khi ăn, uống.Cổ họng luôn có cảm giác nóng râm rang và có dấu hiệu sưng tấy.
- Đau rát cổ họng kèm khó nuốt: Điều này gây khó chịu cho mẹ bầu 3 tháng đầu bị viêm họng, khiến mẹ đau đớn vùng cổ họng mỗi khi nuốt nước bọt.
- Ho khan: Ho khan có thể gây ra cảm giác nhột cho mẹ và thường do bị kích thích trong cổ họng.
- Khàn giọng: Đây là một hiện tượng thay đổi bất thường trong giọng nói của mẹ với triệu chứng phổ biến là khô, ngứa cổ họng. Khi mẹ bị khàn giọng, giọng nói của mẹ sẽ không được trong và mượt như bình thường mà âm thanh phát ra sẽ yếu hơi, nghe trần và nhỏ.
- Lưỡi bẩn, môi khô, bong tróc vẩy môi: Đây là dấu hiệu cho thấy sự thay đổi thất thường từ thời tiết. Ngoài cảm giác đau rát cổ họng, mẹ bầu 3 tháng đầu bị viêm họng sẽ cảm thấy lưỡi bẩn, môi khô và bong tróc vẩy môi.
- Cơ thể ớn lạnh: Mẹ cũng có thể cảm thấy ớn lạnh không rõ nguyên do, đi kèm với sốt và run. Hiện tượng này có thể lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian định kỳ và kéo dài vài phút.
- Tăng xuất tiết: Tăng tuyến nước bọt khiến nhiều mẹ bầu 3 tháng đầu bị viêm họng có nguy cơ chảy dãi như em bé. Tuy không gây nguy hiểm đến thai nhi, triệu chứng này có thể khiến mẹ đặc biệt khó chịu.
- Có thể sốt cao: Biểu hiện này có thể kèm theo cảm giác mệt mỏi, lả người.
- Cơ thể dễ mệt mỏi, uể oải: Mẹ chẳng muốn vận động và đôi khi cảm thấy đuối sức khi bị viêm họng.
3. Bầu 3 tháng đầu bị viêm họng có nguy hiểm không?
Mẹ bầu 3 tháng đầu bị viêm họng thường không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Đồng thời bệnh cũng không quá nguy hiểm cho mẹ bầu nếu sớm khắc phục. Tuy nhiên, sự khởi phát của bệnh, ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.
Các triệu chứng của bệnh thường khiến mẹ bầu mệt mỏi, chán ăn khiến cho việc chăm sóc sức khỏe thai kỳ gặp nhiều khó khăn. Đôi khi tình trạng buồn nôn hay nôn diễn ra thường xuyên sẽ khiến cơ thể mẹ không cung cấp đủ dưỡng chất cho sự phát triển của bé.
Hơn nữa, bệnh viêm họng thường khiến cho mẹ bầu bị ho và sẽ nguy hiểm khi tình trạng ho kéo dài dai dẳng. Lý do là vì cơn ho kéo dài thường gây áp lực cho vùng bụng, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của thai nhi. Ngoài ra, ở 3 tháng đầu, bé còn rất non yếu, khiến mẹ rất dễ bị động thai, thậm chí đứng trước nguy cơ sảy thai sớm.
4. Mẹ mang thai 3 tháng đầu bị viêm họng cần làm gì?
Thông thường, viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ sẽ không được khuyến khích sử dụng thuốc kháng sinh điều trị. Vì thế, điều trị bằng các liệu pháp tự nhiên sẽ được ưu tiên hơn cả bởi độ lành tính và an toàn. Dưới đây là một số phương pháp thường được áp dụng đặc trị viêm họng.
4.1. Súc miệng bằng nước muối ấm
Đây là cách làm đơn giản và ít tốn kém chi phí nhất mà mẹ có thể ghi chú lại ngay và thực hiện mỗi ngày. Nước muối có tính kháng khuẩn cao, giúp mẹ bầu 3 tháng đầu bị viêm họng làm sạch các vi khuẩn cư trú trong cổ họng. Cũng từ đó mà các chất nhầy được đẩy ra ngoài, giúp mẹ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
Cách thực hiện cho mẹ:
- Mẹ chuẩn bị 1/2 thìa muối hạt và 1 ly nước ấm.
- Hòa tan muối trong nước ấm.
- Dùng nước này để súc miệng vào mỗi buổi sáng.
4.2. Uống trà gừng mật ong
Trà gừng nóng pha kèm mật ong có tác dụng xoa dịu cổ họng, kích thích quá trình chữa lành tổn thương niêm mạc, rất phù hợp với các mẹ bầu, đặc biệt là mẹ bầu 3 tháng đầu bị viêm họng.
Cách thực hiện cho mẹ:
- Mẹ cần có 1 miếng gừng, 1 muỗng mật ong và 1 gói trà túi lọc.
- Gừng đem bỏ vỏ và rửa sạch, thái lát mỏng hoặc đập dập.
- Đun sôi gừng với khoảng 200ml nước sôi trong 15 phút.
- Pha gói trà túi lọc bằng nước gừng vừa đun.
- Mẹ cho mật ong vào hòa tan trong tách trà gừng rồi uống khi nước trà còn ấm.
4.3. Sử dụng tỏi
Thành phần allicin có trong tỏi giúp chống viêm nhiễm, nhiễm trùng cực tốt. Tỏi cũng có tác dụng trong việc tăng sức đề kháng cho mẹ bầu. Sử dụng bằng cách giã băm tỏi đem hòa với nước ấm, rồi uống.
Cách thực hiện cho mẹ:
- Mẹ chuẩn bị vài tép tỏi, đem bóc sạch vỏ.
- Giã nát tỏi rồi ngậm trực tiếp.
- Có thể hòa lượng tỏi đã giã vào trong ly nước ấm để uống.
4.4. Dùng giấm táo
Giấm táo cũng là một nguyên liệu có tác dụng tốt trong việc kháng viêm cũng như diệt khuẩn. Nếu mẹ bầu 3 tháng đầu bị viêm họng có thể dùng giấm táo để khắc phục các triệu chứng. Ngoài việc ngăn chặn sự phát triển và lây lan của vi khuẩn, giấm táo còn có tác dụng làm dịu cổ họng. Nguyên liệu này còn giúp cải thiện một số triệu chứng của các bệnh lý khác về đường hô hấp có thể kể đến là tình trạng mẹ bị ho trong quá trình mang thai.
Cách thực hiện cho mẹ:
- Chuẩn bị 2 thìa giấm táo và 1 ly nước ấm
- Hòa giấm táo vào trong ly nước ấm để uống trực tiếp mỗi ngày
- Ngoài ra mẹ cũng có thể dùng dung dịch này để súc miệng
4.5. Uống nước chanh mật ong
Chanh có chứa vitamin C, giúp kích thích tiết nước bọt, làm ổn định dịch nhầy trong cổ họng. Mật ong có tính giảm viêm. Kết hợp 2 loại này sẽ làm giảm triệu chứng của mẹ bầu 3 tháng đầu bị viêm họng.
Cách thực hiện cho mẹ:
- Mẹ cần có 1 muỗng nước cốt chanh, 1 ly nước ấm và 1 muỗng mật ong.
- Hòa 3 loại nguyên liệu trên vào với nhau rồi uống trực tiếp.
- Mỗi ngày mẹ có thể uống nước chanh mật ong từ 1 – 2 lần.
5. Cách ngăn ngừa viêm họng cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Để phòng tránh tối đa trường hợp mẹ bầu 3 tháng đầu bị viêm họng, mẹ có thể tham khảo một số phương pháp sau:
- Mẹ nên giữ vệ sinh nhà cửa sao cho luôn thông thoáng, sạch sẽ. Từ đó, mẹ sẽ hạn chế tối đa được lượng bụi bẩn có thể xâm nhập vào hệ hô hấp, không cho các loại virus có môi trường sinh sôi.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối loãng là một gợi ý tuyệt vời mà mẹ có thể thực hiện mỗi ngày.
- Mẹ cũng nên hạn chế các món ăn nêm nếm quá nhiều gia vị, các món được chế biến với nhiều dầu, mỡ.
- Rau xanh và hoa quả nên là sự lựa chọn hàng đầu, đây là những món ăn giàu vitamin và chất xơ, giúp mẹ loại bỏ độc tố, làm mát cơ thể.
- Khi đang trong quá trình mang thai, mẹ nên tránh những nơi quá đông người tụ tập. Điều này khiến virus dễ dàng lây từ người này sang người khác và lượng lớn khói bụi không tốt cho mẹ bầu giai đoạn này.
6. Khi nào mẹ bầu 3 tháng đầu nên đi khám bác sĩ?
Đa phần các trường hợp mẹ bầu bị viêm họng ở 3 tháng đầu thai kỳ được khuyên sử dụng các phương pháp tự nhiên để trị các triệu chứng. Tuy nhiên, một số trường hợp cần sự can thiệp của thuốc và các biện pháp của y tế để hỗ trợ mẹ bầu 3 tháng đầu bị viêm họng.
Mẹ bầu nên tìm đến bác sĩ khi gặp phải các trường hợp dưới đây:
- Cổ họng đau rát liên tục nhiều ngày liền, đây là dấu hiệu chứng tỏ tình trạng dần trở nặng,mẹ nên lưu ý và thăm khám ngay nhé!
- Tiêu chảy diễn ra nhiều lần trong ngày, gây đau bụng, khó chịu,nếu càng để lâu, cơ thể mẹ càng dễ mất nước và mệt mỏi.
- Chóng mặt, khó thở.
- Sốt cao nhiều giờ liền mà không thuyên giảm.
- Phát ban trên da.
- Ớn lạnh.
- Đã áp dụng các liệu pháp chữa trị tự nhiên nhưng tình trạng bệnh không cải thiện.
Bài viết vừa rồi cũng cho thấy rằng mẹ bầu 3 tháng đầu bị viêm họng là một hiện tượng không thể xem nhẹ. Chỉ cần lơ là, không theo dõi kỹ các triệu chứng, đến khi mọi thứ trở nặng sẽ để lại nhiều biến chứng khôn lường cho mẹ và bé. Cùng theo dõi thêm nhiều bài viết thú vị liên quan đến sức khỏe cả mẹ và bé tại Góc của mẹ nhé!\
Xem thêm:
Mang thai 3 tháng đầu nên tiêm phòng gì? Mẹ tuyệt đối đừng bỏ qua!
Bầu 3 tháng đầu bị ho: 5 phương pháp tự nhiên cực kì hiệu quả!
Bầu 3 tháng đầu khó thở có nguy hiểm không? 6 cách xử lý cực hiệu quả cho mẹ!