Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bầu 3 tháng đầu khó thở có nguy hiểm không? 6 cách xử lý cực hiệu quả cho mẹ!

Mẹ bầu 3 tháng đầu khó thở là tình trạng thường thấy ở mẹ mang thai giai đoạn này. Nếu các biểu hiện này kéo dài sẽ khiến mẹ bầu khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến tinh thần và các hoạt động hàng ngày. Vậy nguyên nhân gì khiến bà bầu khó thở và khắc phục tình trạng này như thế nào?

1. Nguyên nhân mẹ bầu 3 tháng đầu khó thở 

1.1. Mẹ mang thai 3 tháng đầu khó thở do cơ thể thay đổi theo sinh lý

 1.1.1. Kích thước cơ hoành tăng lên

Kích thước cơ hoành tăng lên là một trong các nguyên nhân dẫn đến cảm giác khó thở cho mẹ
Kích thước cơ hoành tăng lên là một trong các nguyên nhân dẫn đến cảm giác khó thở cho mẹ

Cơ hoành là một vân cơ ngăn giữa lồng ngực và ổ bụng. Cơ hoành có vai trò quan trọng trong sinh lý hô hấp. Cùng với sự thay đổi ở cơ hoành, mẹ bầu cũng hít thở nhanh hơn do sự gia tăng hormone progesterone trong cơ thể. Mẹ bầu 3 tháng đầu bị khó thở, hụt hơi rõ ràng hơn vào ban đêm khi nằm ngủ. 

1.1.2. Nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu sẽ bị thay đổi. 

Nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu có sự thay đổi do có sự tăng lên của nồng độ hormone Progesterone. Hormone này trực tiếp ảnh hưởng đến phổi và kích thích trung tâm hô hấp ở não của mẹ. Điều này dễ dẫn đến việc mẹ bầu 3 tháng đầu khó thở hơn, cảm giác không thoải mái khi hít thở.

1.1.3. Thiếu sắt

Thiếu máu do thiếu sắt cũng khiến nồng độ oxy trong cơ bắp giảm xuống gây tình trạng khó thở
Thiếu máu do thiếu sắt cũng khiến nồng độ oxy trong cơ bắp giảm xuống gây tình trạng khó thở

Thiếu sắt gây ra nhiều bệnh lý cho mẹ bầu và đây cũng là một nguyên nhân gây ra hiện tượng khó thở ở mẹ bầu 3 tháng đầu. Sắt trong cơ thể ảnh hưởng tới hoạt động của huyết sắc tố – yếu tố đóng vai trò đưa oxy đi khắp cơ thể. Khi cơ thể mẹ bị thiếu sắt, huyết sắc tố hoạt động kém đi, khiến cho nồng độ oxy bị giảm xuống ở trong cơ bắp. Cơ bắp khiến nhịp thở nhanh hơn để nạp oxy vào trong cơ thể. Đó là lý do mà các mẹ bầu luôn được khuyên phải bổ sung sắt thường xuyên trong quá trình mang thai.

1.1.4. Thể tích máu tăng

Khi mang thai thể tích máu tăng 50%, đồng nghĩa với việc tim phải làm việc nhiều hơn và mẹ phải hít thở sâu để trao đổi oxy. Hoạt động này diễn ra nhiều hơn bình thường và khiến mẹ bầu 3 tháng đầu khó thở, việc hít thở gặp nhiều khó khăn hơn.

1.1.5. Kích thước tử cung tăng lên

Kích thước tử cung tăng lên và gây cảm giác khó thở cho mẹ là hiện tượng sinh lý bình thường
Kích thước tử cung tăng lên và gây cảm giác khó thở cho mẹ là hiện tượng sinh lý bình thường

Tử cung to lên để thích nghi với sự phát triển của thai nhi đã gây chèn ép lên các cơ quan khác trong cơ thể khiến hoạt động của cơ hoành bị hạn chế, cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ khó thở. Ở 3 tháng đầu của thai kỳ, em bé đã có sự phát triển vượt bậc, tương ứng với đó là sự tăng lên không ngừng của kích thước tử cung. Việc tử cung tăng kích thước sẽ gây chèn ép cơ hoành gây nên tình trạng khó thở. Tuy nhiên đây cũng là hiện tượng sinh lý bình thường nên mẹ bầu 3 tháng đầu khó thở không cần quá lo lắng.

1.2. Bầu 3 tháng đầu khó thở do các nguyên nhân liên quan tới bệnh hen suyễn

Mắc hen suyễn khiến mẹ bầu 3 tháng đầu khó thở hơn trước khi mang thai bé 
Mắc hen suyễn khiến mẹ bầu 3 tháng đầu khó thở hơn trước khi mang thai bé

Hen suyễn là bệnh hô hấp mãn tính liên quan tới phổi. Mẹ bầu 3 tháng đầu khó thở hơn trong giai đoạn mang thai khi mắc sẵn bệnh hen suyễn trước đó. Triệu chứng của bệnh sẽ diễn ra nặng nề hơn và khiến mẹ cảm thấy không thoải mái. Khi trong phổi có vấn đề khó chịu, mẹ sẽ lên những cơn suyễn với biểu hiện như khó thở, tức ngực, ho, thở khò khè.

2. Bầu 3 tháng đầu khó thở có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, nhìn chung, tình trạng khó thở, thở nhanh khi mang thai thường không ảnh hưởng xấu đến mức trầm trọng đến mẹ và thai nhi. Bà bầu 3 tháng đầu khó thở chỉ cần tăng cường nghỉ ngơi hợp lý, áp dụng chế độ ăn uống khoa học, đi lại, vận động nhẹ nhàng, mẹ không nên làm việc quá sức là có thể cải thiện tình trạng này. Tuy vậy, mẹ cũng không nên quá chủ quan khi những triệu chứng này diễn biến trầm trọng  hơn bình thường. Mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi rơi vào các trường hợp sau :

Một số trường hợp mẹ cần nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa
Một số trường hợp mẹ cần nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa
  • Bị hen suyễn nặng: Hen suyễn đi cùng các triệu chứng như đau ngực, khó thở, ho, thở khò khè và ngày càng kéo dài hoặc nặng nề hơn. Lúc này, mẹ cần sự trợ giúp từ người thân để được thăm khám kỹ càng nhất để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ.
  • Thở gấp, tim đập nhanh, nhịp tim tăng cao kéo dài: Khi lo lắng hay hồi hộp, tim mẹ dễ đập nhanh, nhịp tim tăng bất thường, điều này khiến mẹ thở gấp và dẫn đến khó thở, gây cảm giác khó chịu và vô cùng mệt mỏi.
  • Đau tức ngực hoặc đau khi thở: Nhói ở lồng ngực hay đau tức ngực khi thở là biểu hiện rõ rệt cho thấy mẹ nên tìm đến sự tư vấn của chuyên gia. 
  • Ho liên tục, kéo dài kèm theo sốt, ớn lạnh, thở khò khè: Mẹ không nên xem thường những biểu hiện này vì rất có thể mẹ đang bị virus gây bệnh tấn công hệ hô hấp. Những triệu chứng ho liên tục hay sốt cao tuy thường gặp ở người bình thường, tuy nhiên đối với mẹ bầu 3 tháng đầu bị khó thở thì cần được đặc biệt quan tâm.  
  • Các ngón chân, tay, môi chuyển sang màu xanh, tím tái: Đây là một trong các dấu hiệu nghiêm trọng khi mẹ bầu 3 tháng đầu bị khó thở. Lúc này, mẹ nên được đưa đến cơ sở y tế khám chữa bệnh nhanh nhất có thể để được chữa trị kịp thời.
  • Bị mắc các bệnh mãn tính khác: Các bệnh mãn tính như hen suyễn hay viêm phổi đôi khi xuất hiện các triệu chứng nặng nề hơn khi mẹ ở 3 tháng đầu thai kỳ.Vì thế, để đảm bảo an toàn cho mẹ khi mang thai, mẹ đừng quên thăm khám thường xuyên để được tư vấn phương pháp điều trị thích hợp nhất.

3. Bầu 3 tháng đầu khó thở nên làm gì? 

3.1. Nghỉ ngơi

Mẹ bầu 3 tháng đầu khó thở nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc nặng quá sức. Làm việc nặng khiến tim mẹ đập nhanh hơn, gây cảm giác khó chịu và mệt mỏi cho mẹ trong giai đoạn này.  Mẹ nên lựa chọn việc nghe nhạc, đọc sách hay tập yoga dành cho mẹ bầu để thư giãn và nghỉ ngơi mà không nhàm chán.

3.2. Thay đổi tư thế

Thay đổi tư thế
Thay đổi tư thế

Đối với mẹ bầu 3 tháng đầu khó thở thì tư thế nằm giúp mẹ cải thiện tình trạng này hơn rất nhiều, tư thế nằm lý tưởng nhất là nghiêng sang bên trái để tử cung không đè lên động mạch chủ, giúp việc hít thở của mẹ trở nên dễ dàng.

Để giảm bớt áp lực lên phổi cũng như giảm thiểu được tình trạng khó thở về đêm, mẹ bầu 3 tháng đầu khó thở có thể kê thêm chiếc gối nhỏ phía sau lưng. Mẹ cần lưu ý không nên chỉ nằm theo một tư thế nhất định dễ khiến tê mỏi tay chân.

3.3. Vận động nhẹ nhàng

Những động tác yoga nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ thấy giảm bớt các triệu chứng khó thở hơn
Những động tác yoga nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ thấy giảm bớt các triệu chứng khó thở hơn

Các động tác yoga nhẹ nhàng dành cho phụ nữ mang thai là liệu pháp giúp mẹ bầu 3 tháng khó thở khắc phục tình trạng này hiệu quả hơn. Tuy nhiên, mẹ cũng nên tìm hiểu thật kỹ hoặc nhờ sự giúp đỡ từ huấn luyện  viên để có được phương pháp tập luyện phù hợp nhất.

4. Lưu ý dành cho bà bầu 3 tháng đầu tránh gặp tình trạng khó thở

4.1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mẹ
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mẹ

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mẹ bầu 3 tháng là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của mẹ khi mang thai. Mọi liệu pháp chỉ là hỗ trợ vì chế độ ăn uống quyết định phần lớn mẹ mang thai có khỏe mạnh hay không? Mẹ nên kết hợp đầy đủ các nhóm chất cần thiết để không bị thiếu hụt dinh dưỡng trong thai kỳ như: Sắt, Canxi, Vitamin A, B, C,…

4.2. Uống đủ nước

Với mẹ đang mang thai, lời khuyên cho mẹ là nên uống nhiều nước với khoảng 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày. Uống đủ nước sẽ giúp da dẻ mẹ bầu căng bóng, tràn đầy sức sống và điều hòa các chất trong cơ thể. Bà bầu 3 tháng đầu khó thở cũng được xem là một triệu chứng của tình trạng mất nước mà mẹ nên lưu ý.

4.3. Tránh làm việc quá sức

Tránh làm việc quá sức sẽ là liệu pháp giúp hạn chế tình trạng khó thở ở mẹ bầu
Tránh làm việc quá sức sẽ là liệu pháp giúp hạn chế tình trạng khó thở ở mẹ bầu

Khi mẹ làm việc nặng, quá sức có thể khiến cho mẹ bầu giảm lưu lượng máu đến nhau thai, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, có nguy cơ dọa sảy trong những tháng đầu. Việc này phần lớn gây áp lực lên tim, khiến mẹ bầu 3 tháng đầu khó thở và mệt mỏi hơn. Mẹ nên nghỉ ngơi và hoạt động hy làm việc nhẹ nhàng, ít áp lực để tránh các cơn căng thẳng không tốt cho mẹ.

Mẹ có thể xem thêm:

Mang thai 3 tháng đầu hay bị chóng mặt, mẹ thông thái nhất định cần biết!

Mang thai 3 tháng đầu bị tức bụng dưới: Đừng quá lo lắng nhé mẹ ơi!

Tình trạng mẹ bầu 3 tháng đầu khó thở được coi là bình thường khi xuất hiện với tần suất thấp và nhẹ, mẹ chỉ cần tìm giải pháp phù hợp cho bản thân. Nếu mẹ bầu bị khó thở với các biểu hiện nhẹ thì mẹ đừng quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu mẹ bị khó thở nặng và tăng dần thì đến gặp bác sĩ là điều cần thiết để đảm bảo an toàn cho cả bản thân và bé. Mẹ hãy nhớ theo dõi Góc của mẹ để thu nạp những kiến thức quý giá dành cho mẹ khi mang thai bé yêu nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bầu 3 tháng đầu khó thở có nguy hiểm không? 6 cách xử lý cực hiệu quả cho mẹ!”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Mang thai 3 tháng đầu có nên đi khám phụ khoa: Hoạt động quan trọng trong thai kỳ!
Mang thai 3 tháng đầu có nên đi khám phụ khoa: Hoạt động quan trọng trong thai kỳ!
Trong tam cá nguyệt đầu tiên, lượng nội tiết tố trong cơ thể mẹ tăng lên đáng kể. Đây chính là lý do khiến vi khuẩn và nấm có điều kiện phát triển thuận lợi trong “vùng kín”, gây ra các bệnh phụ khoa. Tuy nhiên, mẹ đang phân vân mang thai 3 tháng đầu […]
Bầu 3 tháng đầu bị tiêu chảy: Đừng quá lo lắng nhé mẹ ơi!
Bầu 3 tháng đầu bị tiêu chảy: Đừng quá lo lắng nhé mẹ ơi!
Tiêu chảy là hiện tượng mẹ rất dễ gặp phải trong tam cá nguyệt đầu tiên do những thay đổi trong chế độ ăn uống, sự tăng cường của hormone, nhạy cảm với thực phẩm lạ… Trên thực tế, bầu 3 tháng đầu bị tiêu chảy không thực sự nguy hiểm, nhưng mẹ cần phát […]
Giỏ hàng 0