Trong tam cá nguyệt đầu tiên, lượng nội tiết tố trong cơ thể mẹ tăng lên đáng kể. Đây chính là lý do khiến vi khuẩn và nấm có điều kiện phát triển thuận lợi trong “vùng kín”, gây ra các bệnh phụ khoa. Tuy nhiên, mẹ đang phân vân mang thai 3 tháng đầu có nên đi khám phụ khoa hay không? Quy trình thăm khám ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Góc của mẹ sẽ tư vấn cho mẹ một số vấn đề quan trọng, mẹ hãy theo dõi ngay nhé!
Mục lục
1. Mang thai 3 tháng đầu có nên đi khám phụ khoa không?
Mang thai 3 tháng đầu có nên đi khám phụ khoa không? Đây là một câu hỏi được mẹ quan tâm tìm hiểu rất nhiều phải không nào? Trước khi giải đáp thắc mắc này, mẹ hãy “điểm danh” những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng viêm nhiễm phụ khoa ở mẹ bầu trong tam cá nguyệt đầu tiên.
1.1. Thay đổi nội tiết tố
Thời điểm bắt đầu thụ thai, nội tiết tố trong cơ thể mẹ thay đổi, khiến dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn. Lúc này, “vùng kín” trở thành môi trường thuận lợi để một số loại nấm và vi khuẩn phát triển nhanh, đây chính là lý do mẹ gặp phải một số bệnh phụ khoa như: Ngứa rát vùng kín, viêm nhiễm âm đạo, viêm cổ tử cung…
1.2. Sức đề kháng kém
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, các loại hormone sinh dục nữ thay đổi nhanh chóng khiến khả năng miễn dịch của mẹ bị giảm sút. Khi sức đề kháng càng yếu, khả năng bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của nấm và vi khuẩn cũng ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến mẹ bị bệnh phụ khoa.
1.3. Vệ sinh không đúng cách
Trong giai đoạn mang thai, cơ thể của mẹ thay đổi rất nhiều, do đó, nếu tiếp tục duy trì những thói quen trước đây, mẹ có thể gặp phải rất nhiều vấn đề. Đặc biệt, với “vùng kín”, mẹ cần có sự điều chỉnh trong quá trình vệ sinh để không gây ra bệnh phụ khoa.
Thông thường, mẹ sẽ vấp phải những sai lầm sau đây: Mặc quần lót chật, thụt rửa sâu vào âm đạo, sử dụng dung dịch vệ sinh có tính tẩy rửa cao, để quần lót bị ẩm trong thời gian dài, ngâm mình trong bồn tắm quá lâu…
1.4. Tâm lý căng thẳng và mệt mỏi
Giai đoạn đầu mang thai là thời điểm mẹ dễ bị stress nhất trong cả thai kỳ do sự biến động của các loại hormone trong cơ thể. Điều này dẫn đến tình trạng mệt mỏi, khó chịu, mất ngủ, ăn không ngon… Khi sức khỏe yếu đi, nguy cơ mẹ mắc phải những bệnh phụ khoa lại tăng lên đáng kể.
Tình trạng stress kéo dài chính là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị bệnh phụ khoa
Mẹ tham khảo thêm: Bầu 3 tháng đầu bị viêm phụ khoa: Đừng quá lo lắng nhé mẹ ơi!
2. Dấu hiệu mẹ bầu 3 tháng đầu nên đi khám phụ khoa ngay
Mang thai có nên khám phụ khoa không? Mẹ hãy đi khám phụ khoa khi gặp những dấu hiệu sau đây:
- Mẹ bị ngứa vùng kín, xuất hiện mùi hôi khó chịu, khí hư ra nhiều, âm đạo tiết dịch màu xám, đây là những dấu hiệu “cảnh báo” mẹ nhiễm nấm Candida, trùng roi hoặc vi khuẩn, gây viêm âm đạo. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ thực sự rất nguy hiểm, khiến thai nhi bị suy giảm khả năng miễn dịch, suy dinh dưỡng, tăng nguy cơ viêm phổi và viêm kết mạc.
- Khí hư và dịch tiết âm đạo nhiều, có mùi hôi bất thường, “vùng kín” bị ngứa và rát, âm đạo chảy máu khi giao hợp… Khi gặp phải những dấu hiệu này, rất có thể mẹ đang bị viêm cổ tử cung do sự thay đổi nội tiết tố và độ pH âm đạo trong tam cá nguyệt đầu tiên. Lúc này, mẹ hãy đi khám ngay, vì viêm cổ tử cung sẽ tăng nguy cơ sảy thai, khiến bé bị suy dinh dưỡng sau khi sinh ra.
- Nếu mẹ đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt, đau vùng bụng dưới, nước tiểu vàng hoặc trắng đục, khả năng cao mẹ đang bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đó chính là sự thay đổi của hormone thai kỳ và quá trình chèn ép của tử cung lên bàng quang. Viêm nhiễm đường tiết niệu cần được thăm khám và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm như: Sinh non, sảy thai, thai nhi nhẹ cân…
3. Tầm quan trọng của khám phụ khoa 3 tháng đầu
Có thai có nên khám phụ khoa không? Câu trả lời là có, vì đây là một việc rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Trong thai kỳ, khi mẹ gặp phải những bệnh phụ khoa sẽ có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: Nhiễm trùng nước ối, thai chết lưu, sinh non, ung thư cổ tử cung… Bên cạnh đó, bé sinh ra sẽ rất yếu, nguy cơ bị viêm phổi và viêm kết mạc tăng cao.
Có nên khám phụ khoa khi mang thai không? Việc duy trì khám phụ khoa trong thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu kiểm soát được tình hình sức khỏe và chủ động phòng tránh những bệnh phụ khoa, nhằm bảo vệ an toàn tuyệt đối cho mẹ và bé.
4. Bầu 3 tháng đầu khám phụ khoa có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Mang thai có nên đi khám phụ khoa không? Mẹ thường đặt ra câu hỏi này vì lo lắng quá trình thăm khám “vùng kín” ảnh hưởng đến thai nhi. Từ đó, mẹ thường có tâm lý chần chừ và trì hoãn việc đến gặp bác sĩ khi “vùng kín” gặp vấn đề.
Tuy nhiên, trên thực tế, khám phụ khoa tại những cơ sở y tế có uy tín không ảnh hưởng đến thai nhi. Vì đội ngũ bác sĩ của những đơn vị này có tay nghề cao, trình độ chuyên môn tốt, cơ sở vật chất hiện đại và đảm bảo vệ sinh. Trong quá trình thăm khám, mọi thao tác đều được diễn ra nhẹ nhàng, vật dụng hỗ trợ được khử trùng 100%, mẹ có thể hoàn toàn yên tâm nhé!
5. Lưu ý dành cho mẹ mang thai 3 tháng đầu khi đi khám phụ khoa
Mang thai 3 tháng đầu có nên đi khám phụ khoa không? Để quá trình thăm khám “vùng kín” diễn ra thuận lợi, mẹ cần lưu ý:
5.1. Trước khi đi khám
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không thụt rửa sâu, đồng thời ưu tiên sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ Mamamy lành tính, không làm thay đổi độ pH tại âm đạo.
- Không mặc quần lót chật hay ẩm ướt, khiến cơ thể của mẹ khó chịu và tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo trầm trọng hơn.
- Mặc quần áo rộng rãi hoặc tốt nhất mẹ hãy mang váy sẵn, nhằm giúp quá trình thăm khám diễn ra thuận lợi và nhanh chóng.
- Tạo tâm lý thoải mái, dễ chịu khi đi khám phụ khoa vì những bệnh này thường rất phổ biến và có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả.
- Trước khi khám phụ khoa hai ngày, mẹ không nên quan hệ tình dục để tránh làm sai lệch kết quả.
- Không sử dụng thức ăn, đồ uống ngọt trước khi đi khám, vì nhóm thực phẩm này làm tăng tiết dịch âm đạo.
5.2. Khi tới phòng khám
- Mẹ hãy trình bày kỹ lưỡng với bác sĩ về tình trạng của cơ thể, những thông tin cần thiết về thai kỳ và những vấn đề mẹ gặp phải tại “vùng kín”. Điều này sẽ hỗ trợ bác sĩ đưa ra những chẩn đoán ban đầu một cách chính xác.
- Mẹ không nên giấu bất kỳ một thông tin nào liên quan đến tình trạng “vùng kín”, giúp bác sĩ có phương án điều trị tốt nhất và mang lại hiệu quả cao nhất.
Mẹ tham khảo thêm: Mang thai 3 tháng đầu – Mẹ thông thái nhất định cần biết điều này!
6. Địa chỉ khám phụ khoa uy tín cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Có thai đi khám phụ khoa có sao không? Trên thực tế, trong tam cá nguyệt đầu tiên, thai nhi chưa làm tổ chắc chắn trong tử cung, vì vậy, mẹ cần thận trọng trong quá trình thăm khám để tránh những tác động bên ngoài vào. Hơn nữa, “vùng kín” rất nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi, do đó, mẹ hãy lựa chọn một cơ sở khám phụ khoa uy tín để đảm bảo an toàn nhé!
Sau đây là một số tiêu chí mẹ có thể tham khảo khi tìm kiếm phòng khám phụ khoa:
- Đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn tốt, sở hữu nhiều kinh nghiệm trong khám chữa bệnh.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc hiện đại hàng đầu trên thế giới, đáp ứng mọi tiêu chuẩn quốc tế.
- Tư vấn tận tình và hiệu quả.
Dưới đây là những địa chỉ khám phụ khoa chất lượng cao, mẹ hãy “bỏ túi” ngay nhé!
Hà Nội:
- Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec
- Bệnh viện Phụ sản Trung Ương
- Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
- Phòng khám phụ khoa – Bệnh viện Bạch Mai
- Bệnh viện Xanh Pôn
TPHCM:
- Bệnh viện Từ Dũ
- Bệnh viện phụ sản Mekong
- Bệnh viện Hùng Vương
- Bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM
- Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn
- Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc
Đà Nẵng
- Phòng khám đa khoa Đông Phương
- Phòng khám đa khoa Pasteur Đà Nẵng
- Bệnh viện Sản Nhi Đà Nẵng
- Bệnh viện Quốc tế Vinmec Đà Nẵng
Nhìn chung, các bệnh phụ khoa xuất hiện trong tam cá nguyệt đầu tiên là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Mong rằng với những thông tin hữu ích trong bài viết trên đã giúp mẹ giải đáp được thắc mắc mang thai 3 tháng đầu có nên khám phụ khoa? Hãy tiếp tục đồng hành cùng Góc của mẹ để không bỏ lỡ những kiến thức thú vị mẹ nhé!
Đọc thêm:
Mang thai 3 tháng đầu cần làm gì? 5 bí kíp của mẹ bầu thông thái!
Bầu 3 tháng đầu khó ngủ: Bí quyết giúp mẹ có giấc ngủ ngon
Mang thai 3 tháng đầu nên tiêm phòng gì? Mẹ tuyệt đối đừng bỏ qua!