Mang thai 3 tháng đầu là khởi điểm của hành trình 9 tháng 10 ngày của mẹ bầu. Mẹ thông thái cùng tìm hiểu quá trình mang bầu 3 tháng đầu của mẹ để cùng bé phát triển khỏe mạnh.
Mục lục
1. Thay đổi của mẹ khi mang thai 3 tháng đầu
1.1. Thay đổi trong cơ thể mẹ khi mang thai 3 tháng đầu
Trong y học, mang thai hay quá trình thụ thai là sự kết hợp giữa tế bào trứng và tinh trùng tạo nên phôi thai, từ đó phôi thai di chuyển vào tử cung để làm tổ.
Mẹ mang thai 3 tháng đầu thường có một số thay đổi nhất định trong cơ thể.
- Dấu hiệu đầu tiên của mẹ bầu 3 tháng đầu đó chính là cảm thấy cơ thể mệt mỏi hơn thường ngày. Những cơn buồn ngủ cũng đến nhiều hơn.
- Nhận biết thứ 2 của bà bầu 3 tháng đầu đó là cảm giác thèm ăn và đói. Những cơn đói đến thường xuyên và liên tục. Có thể mẹ vừa ăn xong nhưng sau đó một khoảng thời gian ngắn đã lại thấy thèm ăn. Đặc biệt mẹ cũng có thay đổi bất thường về khẩu vị của mình. Nếu trước kia có một số món ăn mẹ không thích hoặc không ăn được thì bây giờ lại có thể thèm ăn vô cùng.
- Sự thay đổi tiếp theo mà hầu hết phụ nữ có thai 3 tháng đầu hay gặp phải đó chính là tình trạng sợ mùi. Mùi ở đây có thể là tất các các loại mùi mẹ gửi thấy từ mùi đồ ăn, mùi nước hoa, mùi trái cây….Khi gửi thấy những mùi này mẹ sẽ có ngay cảm giác buồn nôn, khó chịu.
- Cuối cùng chính là cảm giác muốn đi tiểu nhiều hơn hẳn trước khi mẹ có thai. Lý giải về nguyên nhân cho hiện tượng thì đó chính là sự thay đổi trong nội tiết tố của cơ thể mẹ và do phôi thai đã vào làm tổ tại tử cung khiến kích thước của bộ phận này tăng nên từ đó tạo áp lực vào bàng quang.
1.2. Thay đổi trong tâm lý mẹ khi mang thai 3 tháng đầu
Mẹ mang thai 3 tháng đầu không chỉ có những thay đổi về cơ thể mà còn thay đổi cả trong tâm lý nữa mẹ nhé.
- Một điểm dễ nhất thấy nhất ở mẹ có bầu 3 tháng đầu khi thay đổi tâm lý đó chính là mẹ có thể thay đổi tâm trạng của mình một cách rất nhanh chóng. Đôi khi mẹ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc nhưng có thể ngay sau đó mẹ lại có thể thấy có lo lắng một vấn đề nào khác ngay lập tức.
- Mẹ mang bầu thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên thường có biểu hiện rõ ràng trong việc thay đổi tính tình của mình. Sự thay đổi này diễn ra một cách tự nhiên khiến mẹ không thể kiểm soát được.
- Nếu mẹ mang thai lần đầu thì càng làm tăng thêm cảm giác lo lắng của mình về khả năng chăm sóc bé sau khi sinh nên phải làm như thế nào, cần chăm sóc bé làm sao.
- Mang thai những tháng đầu này mẹ tâm lý của mẹ có những biến động rất lớn. Đôi lúc là những suy nghĩ miên man hoặc tự nghĩ như chồng mình đang không quan tâm tới mình.
- Thay đổi về cả nội tiết tố đến tính tình của đa sốc phụ nữ có thai 3 tháng đầu. Mẹ có thể thấy đang phải từ bỏ cuộc sống thời của vợ trong son, hay phải đối mặt với những khó khăn mới khi làm mẹ. Hoặc đôi lúc mẹ sẽ thấy mình đang có thay đổi rất lớn trong cuộc sống như không còn những bữa tiệc tùng như trước và ảnh hưởng của việc có bầu đến ngoại hình sau này.
2. Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu
Mẹ mang thai 3 tháng đầu hẳn rất thắc mắc rằng thai nhi sẽ phát triển như thế nào trong thời gian này. Mẹ cùng xem những cột mốc của phôi thai của phôi thai trong giai đoạn này.
- Có thai 3 tháng đầu đặc biệt là tháng đầu tiên mẹ hầu như chưa thể cảm nhận rõ rệt được sự có mặt của thai nhi bởi lúc này kích thước của bào thai vẫn còn quá nhỏ. Trong những tuần đầu tiên bào thai chỉ như một hạt vừng. Tháng đầu tiên trong thai kỳ là lúc bé dễ bị tổn thương nhất.
- Sau khi được hình thành và phát triển được 1 tháng thì phôi thai ở tháng thứ 2 sẽ có sự tăng trưởng và thay đổi rõ rệt. Thời gian này thai nhi đã có chuyển biến về kích thước với dài là khoảng 1,6 cm và nặng tương đương như một hạt đậu. Bào thai cũng đã được hình thành dây rốn để nhận nguồn dinh dưỡng từ mẹ. Các bộ phận như não bộ, mắt hay như tay chân cũng đều được hình thành.
- Chuyển sang tháng thứ 3 của 3 tháng đầu thai kỳ mẹ đã có những thay đổi rõ rệt. Lúc này phần bụng dưới của mẹ đã lớn hơn hẳn so với trước khi mang thai. Đồng thời tùy theo cơ địa của từng người mà mẹ phải đối mặt với sự nhạy cảm về mùi của mình nghiêm trọng hơn hay thường xuyên gặp những cơn nôn nghén, khó chịu. Đối với thai nhi thì lúc này con đã hình thành đầy đủ các bộ phận quan trọng của cơ thể. Lúc này mẹ có thể biết được thai nhi là con trai hay con gái do bộ phận sinh dục của con đã được hoàn thiện.
3. Dấu hiệu cho thấy thai nhi phát triển khỏe mạnh khi mang thai 3 tháng đầu.
Mang thai 3 tháng đầu có thể khiến nhiều mẹ lo lắng nhất là những mẹ mang thai lần đầu. Bởi mẹ chắc hẳn sẽ luôn muốn biết thai nhi có phát triển khỏe mạnh hay không. Ngoài việc siêu âm theo các cột mốc thời gian quan trọng được các chuyên gia sản khoa đưa ra thì mẹ có thể căn cứ vào các dấu hiệu sau để biết thai nhi có khỏe mạnh trong 3 tháng đầu hay không.
- Mẹ thường thấy các triệu chứng như ợ nóng hay bị khó tiêu thì không cần lo lắng về thai nhi nữa vì đây là dấu hiệu cho thấy nội tiết tố của mẹ vẫn đang thay đổi bình thường khi thai trong 3 tháng đầu.
- Thai nhi trong 3 tháng đầu phát triển khỏe mạnh thì mẹ cũng sẽ thấy đau nhức bởi nguyên nhân là do thai nhi đang lớn lên bình thường. Do đó các cơ quan của mẹ cũng sẽ bị ảnh hưởng theo cùng kích thước của thai.
- Mang thai mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng vì thế việc mẹ tăng cân đều đặn chứng tỏ bé cũng phát triển bình thường.
- Ốm nghén là hiện tượng mẹ thường gặp khi mang thai. Và nếu trong 3 tháng đầu mẹ vẫn còn tình trạng này thì chứng tỏ bào thai đang rất khỏe mạnh vì thai nhi nhi phát triển mới gây ra tình trạng thay đổi như vậy ở mẹ.
- Khi kiểm tra và thấy lượng đường hay huyết áp của mẹ đều ổn định thì mẹ có bầu 3 tháng đầu cũng cứ yên tâm về sự phát triển của thai nhi.
4. Những lưu ý cho mẹ mang thai 3 tháng đầu
Thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên là thời gian rất quan trọng với cả mẹ và bé. Do đó mẹ mang thai 3 tháng đầu nên lưu ý những điều sau để đảm bảo sức khỏe trong thai kỳ.
- Hoạt động thể thao rất tốt cho sức khỏe nhưng lại không phù hợp với mẹ khi mang thai 3 tháng đầu. Do đó mẹ nên hạn chế vận động quá mạnh trong các môn thể thao hàng ngày như chạy bộ, trò mạo hiểm…
- Các vận động mạnh không thích hợp với mẹ bầu 3 tháng đầu nhưng mẹ cũng nên vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga… để vừa giúp cho sức khỏe mẹ và bé và tạo cảm giác thư thái, thoải mái không bị áp lực cho cơ thể khi mang thai.
- Trong thời kỳ này mẹ nên hạn chế tuyệt đối việc dung nạp các thức uống có cồn, cà phê… bởi chúng có thể xâm nhập trực tiếp vào phôi thai đang phát triển của mẹ và ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thần kinh của trẻ.
- Sử dụng các loại thuốc khi mẹ mang thai 3 tháng đầu là một điều mẹ cần hạn chế. Bởi lúc này các loại thuốc uống đều tác động vào bào thai. Do đó ưu tiên hàng đầu là mẹ cần đảm bảo sức khỏe của mình thật tốt và tránh mắc bệnh.
- Tiêm vacxin khi có bầu 3 tháng đầu sẽ giúp mẹ và bé phòng tránh được những căn bệnh hay biến chứng có thể gặp trong thời gian mang thai và lúc sinh nở.
- Bên cạnh đó, mẹ nên được tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé.
5 . Chế độ dinh dưỡng dành cho mẹ bầu 3 tháng đầu
5.1. Mẹ bầu 3 tháng đầu cần bổ sung chất
- Axit folic: đây là loại vitamin mẹ cần bổ sung đầy đủ trong 3 tháng đầu. Axit folic có tác dụng vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển của các ống thần kinh. Đồng thời cũng giúp mẹ giảm khả năng sinh non.
- Canxi: Mang tới sự phát triển của xương của thai nhi cũng như giúp mẹ không bị gặp phải tình trạng loãng xương sau sinh.
- Chất sắt: Thiếu sắt sẽ gây ra tình trạng thiếu máu và mệt mỏi ở mẹ mang thai 3 tháng đầu. Do đó mẹ cần bổ sung đầy đủ sắt qua thực phẩm hoặc thuốc uống bổ sung.
- Chất đạm: Protein giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh toàn diện.
- Vitamin C: Không chỉ giúp mẹ khỏe mạnh khi được tăng cường hệ miễn dịch mà thai nhi trong bụng mẹ cũng có cơ và mạch máu phát triển.
- Vitamin D: Giúp bé hoàn thiện và phát triển xương một cách tốt nhất.
5.2. Những thực phẩm mẹ mang thai 3 tháng đầu nên kiêng
Ngoài những thực phẩm mẹ mang thai 3 tháng đầu cần bổ sung đầy đủ thì mẹ cùng xem những thực phẩm nên kiêng trong thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên.
- Các loại đồ uống có cồn, có chất kích thích như rượu bia, cà phê hay thuốc lá là thứ mẹ nên tránh xa. Nếu mẹ sử dụng chúng có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai do bị ngăn cản về quá trình hấp thụ dinh dưỡng và oxy.
- Khi mang thai 3 tháng đầu có một số loại thực phẩm nên ăn ít hoặc hạn chế ăn như đu đủ xanh, rau ngót … bởi chúng có các hoạt động gây ra các tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng tới mẹ và bé như tử cung bị co thắt và có thể dẫn đến việc bị sảy thai.
5.3. Một số loại thực phẩm tốt cho mẹ bầu 3 tháng
- Trứng: đây là thực phẩm có chứa nhiều protein rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi khi ở trong bụng mẹ. Do đó mẹ bầu nên bổ sung vào thực đơn một cách hợp lý.
- Cá: Có chứa nhiều omega 3 giúp tăng cường phát triển trí não của trẻ.
- Thịt: Là loại thực phẩm phổ biến và thường có trong bữa ăn của mẹ. Chúng cung cấp cho mẹ và bé lượng lớn chất sắt quan trọng và cần thiết.
- Rau xanh: Chất xơ trong rau xanh giúp mẹ cải thiện được tình trạng táo bón thường gặp trong thời gian thai kỳ.
- Sữa chua: Mẹ mang thai 3 tháng đầu ăn sữa chua giúp tăng các lợi khuẩn có trong đường ruột. Từ đó giúp mẹ tiêu hóa thức ăn được tốt hơn.
- Nước: Là thành phần chiếm tới 70% cơ thể vì thế mẹ có bầu 3 tháng đầu nên uống nhiều nước để giúp quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi và cung cấp dưỡng chất đi nuôi cơ thể.
6. Khi nào mẹ có bầu 3 tháng đầu cần đi gặp bác sĩ
Mẹ mang thai 3 tháng đầu cần chú ý đến những dấu hiệu và thay đổi bất thường của cơ thể. Bởi lúc này thai nhi còn nhỏ, chưa ổn định dễ bị ảnh hưởng từ của nhiều yếu tố. Vì thế nếu mẹ gặp phải các dấu hiệu sau thì cần tới gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị.
- Đầu tiên là mẹ bị ra máu ở âm đạo, đây là dấu hiệu rất bất thường và không tốt cho thai nhi. Máu có thể là màu đen hoặc màu đỏ.
- Đau bụng hoặc đau co thắt liên tục ở phần bụng dưới.
- Có biểu hiện chuột rút kèm theo đau co thắt.
- Đặc biệt, nếu mẹ mang thai 3 tháng đầu mà bị sốt cao, kèm theo buồn nôn thì cần tới các cơ sở chuyên môn sản khoa ngay lập tức.
Xem thêm:
- Thai nhi tuần thứ 12 mẹ bầu cần lưu ý gì?
- Thai nhi 14 tuần và những điều thay đổi của mẹ và bé
- Ghi nhớ các mốc siêu âm thai quan trọng để có thai kỳ khỏe mạnh mẹ nhé!
Mang thai 3 tháng đầu là thời kỳ quan trọng của mẹ. Mẹ cần ăn uống bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Đồng thời mẹ bầu cũng nên kiêng những chất có tác động xấu tới sức khỏe của mẹ và bé, mẹ nhé!