Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bụng bầu căng cứng: Nguyên nhân và 5 cách khắc phục hiệu quả

Bụng bầu căng cứng khó chịu là tình trạng không ít mẹ bầu gặp phải. Vậy bụng cứng khi mang thai có gây nguy hiểm cho mẹ và em bé hay không? Hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Bụng bầu căng cứng có sao không?

Bà bầu bị căng cứng bụng bầu không phải là trường hợp nguy hiểm
Bà bầu bị căng cứng bụng bầu không phải là trường hợp nguy hiểm

Bà bầu bị căng cứng bụng bầu không phải là trường hợp nguy hiểm. Song nếu mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng và có thêm các triệu chứng chuột rút ở vùng bụng dưới, đau lưng dưới, dịch âm đạo bất thường…, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện ngay để được kiểm tra. Đó có thể là dấu hiệu chuyển dạ điển hình.

Mẹ có thể xem kĩ hơn tại: 10 kinh nghiệm dấu hiệu chuyển dạ cho mẹ yêu

2. Nguyên nhân gây ra bụng cứng khi mang thai

4 lưu ý quan trọng về cơn bụng bầu căng cứng
4 lưu ý quan trọng về cơn bụng căng cứng khi mang thai

Bụng căng cứng khi mang thai thường xuất hiện vào tam cá nguyệt thứ hai, khoảng tháng thứ 4-6 của thai kỳ. Tuy nhiên, đây cũng là một hiện tượng hết sức bình thường đấy mẹ ạ! Khi bầu căng cứng bụng bình thường sẽ kèm các biểu hiện nhẹ. Đó là căng tức nhẹ, kéo dài trong khoảng 30 giây tới 2 phút. Nếu mẹ cảm thấy không bị đau đớn ở bụng hay có biểu hiện gì bất thường, thì mẹ hoàn toàn yên tâm nhé!

Vậy, mẹ có biết những lý do gây ra cơn căng cứng bụng của mẹ có thể là gì không?

2.1. Em bé đang lớn

Bé đạp khiến bụng mẹ xuất hiện các cơn gò nhẹ đấy
Bé đạp khiến bụng mẹ xuất hiện các cơn gò nhẹ đấy

Tam cá nguyệt thứ hai là khoảng thời gian giữa của thai kỳ. Lúc này em bé đang lớn dần lên trong bụng mẹ. Khung xương của em bé bắt đầu phát triển, người dài ra. Đó là lý do làm bụng cứng khi mang thai. Thậm chí thời gian này em bé cũng có thể đạp rồi. Bé đạp khiến bụng mẹ xuất hiện các cơn gò nhẹ đấy!

2.2. Tử cung giãn nở khiến bụng bầu căng cứng

Một nguyên nhân khác khiến bụng căng cứng khi mang thai đó chính là tử cung của mẹ có sự giãn nở. Em bé lớn đồng nghĩa với việc tử cung của mẹ sẽ giãn nở to ra để thích nghi với sự thay đổi của con. Tử cung giãn sẽ tạo áp lực trong cơ thể, khiến mẹ thấy căng tức ở bụng.

2.3. Do quan hệ tình dục

Trong thời gian mẹ mang bầu, việc quan hệ tình dục có thể khiến mẹ thấy căng tức bụng do tử cung bị kích thích.

Mẹ có thể xem kĩ hơn tại: Quan hệ tình dục khi mang thai – 5 nguyên tắc cần ghi nhớ

Trong thời gian mẹ mang bầu, việc quan hệ tình dục có thể khiến mẹ thấy căng tức bụng do tử cung bị kích thích
Trong thời gian mẹ mang bầu, việc quan hệ tình dục có thể khiến mẹ thấy căng tức bụng do tử cung bị kích thích

2.4. Do mẹ bầu thiếu cân

Nếu mẹ bầu bị gầy, thiếu cân, người mỏng, bụng ít mỡ. Mẹ bầu gầy sẽ dễ thấy bụng bầu căng cứng sớm hơn các mẹ bầu có thể trạng lớn hơn. Do kích thước thai nhi lớn, mà cơ thể mẹ lại quá gầy dẫn đến căng tức bụng. Ngoài ra, mẹ không nghỉ ngơi đủ, làm việc quá sức cũng là lý do làm bụng căng cứng khi mang thai. 

2.5. Dấu hiệu của sinh non

Trong những tháng cuối thai kỳ thì bụng bầu bị căng cứng kèm các cơn co thắt có thể là dấu hiệu sinh non. Có thể mẹ sẽ cảm thấy bụng bầu căng cứng khó chịu, kèm các cơn co thắt liên tục, thậm chí ra máu. Điều mẹ cần làm lúc này là nên đi khám bác sĩ ngay nhé!

Mẹ có thể xem kĩ hơn tại: Sinh non – Những lưu ý mẹ bầu nào cũng nên tìm hiểu

Điều mẹ cần làm lúc này là nên đi khám bác sĩ ngay nhé!
Điều mẹ cần làm lúc này là nên đi khám bác sĩ ngay nhé!

2.6. Do mẹ bị táo bón

Khoảng thời gian mang thai, các mẹ bầu thường được khuyên ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để đảm bảo cho sự phát triển và lớn mạnh đều đặn của thai nhi. Tuy nhiên nếu không đảm bảo được chế độ ăn uống hợp lý sẽ gây ra nguy cơ mắc bệnh táo bón trầm trọng. Có thể mẹ không biết, nhưng táo bón cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc mẹ bị bụng cứng khi mang thai đấy nhé!

Mẹ cũng nên chú ý đảm bảo việc ăn uống và sinh hoạt điều độ mỗi ngày
Mẹ cũng nên chú ý đảm bảo việc ăn uống và sinh hoạt điều độ mỗi ngày

Để hạn chế tình trạng này, mẹ bầu nên ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước. Mẹ cũng nên chú ý đảm bảo việc ăn uống và sinh hoạt điều độ mỗi ngày, tránh hạn chế ngồi lâu một chỗ.

2.7. Tâm trạng khi mang thai

Giai đoạn mang thai, không chỉ là quá trình thay đổi của mẹ từ sinh lý cho đến hình dáng bên ngoài, mà đó còn là những thay đổi từ trong tâm lý hàng ngày nữa. Vì thế, việc giữ tâm trạng cân bằng và ổn định sẽ ảnh hưởng tích cực hơn đến tâm lý thai nhi, tránh hiện tượng bà bầu bị bụng cứng khi mang thai diễn ra. Việc mang trong mình một sinh linh bé bỏng là cả thiên chức của người làm mẹ. Thay vì quá lo, mẹ nên thả lỏng cơ thể, giữ tâm trạng thoải mái vui vẻ để thai nhi phát triển ổn định nhất và là cách giảm bụng căng cứng khi mang thai

Mỗi ngày mẹ nên dành một chút thời gian để thư giãn và trò chuyện nhiều hơn cùng thai nhi nhé
Mỗi ngày mẹ nên dành một chút thời gian để thư giãn và trò chuyện nhiều hơn cùng thai nhi nhé

Mỗi ngày mẹ nên dành một chút thời gian để thư giãn và trò chuyện nhiều hơn cùng thai nhi nhé. Mẹ có khỏe mạnh thì bé mới khỏe mạnh nha.

3. 4 lưu ý giúp mẹ giảm triệu chứng bụng cứng khi mang thai 

3.1. Nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh

Nghỉ ngơi thật nhiều, ngủ đủ giấc là điều đầu tiên mẹ cần làm khi bụng căng cứng khi mang thai. Tiếp đến, mẹ nên hạn chế các công việc nặng, vận động mạnh để không ảnh hưởng đến thai nhi nhé! Thời gian mang thai là khoảng thời gian nhạy cảm, mẹ cần để ý tránh ảnh hưởng đến bụng bầu. Cơ thể mẹ phải khỏe mạnh thì em bé mới có thể phát triển tốt được.

Nghỉ ngơi thật nhiều, ngủ đủ giấc là điều đầu tiên mẹ cần làm
Nghỉ ngơi thật nhiều, ngủ đủ giấc là điều đầu tiên mẹ cần làm

Giấc ngủ vô cùng quan trọng với bà bầu. Khi có em bé hầu hết các mẹ đều buồn ngủ và mệt mỏi do hormone thay đổi. Vì vậy, mẹ đừng để mình thiếu ngủ hay cố làm việc quá sức nha! Mẹ bị mệt thì con cũng sẽ rất “xót xa” đó!

3.2. Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng

Ăn đầy đủ chất và có chế độ dinh dưỡng bà bầu hợp lý là lưu ý thứ hai dành cho mẹ. Chế độ dinh dưỡng quyết định đến sức khỏe bà mẹ và em bé. Mẹ nên ăn nhiều đạm, sắt, canxi, vitamin, trái cây,… Không nên ăn đồ cay nóng, khó tiêu; cafein, đồ uống có cồn,…

Nếu mẹ ăn uống quá ít, dẫn đến thiếu cân, không đủ dưỡng chất nuôi em bé, con sẽ không phát triển khỏe mạnh được. Khi mẹ ăn là ăn cho 2 người, nên mẹ đừng ngần ngại mà hãy cứ bổ sung các chất như đạm, sắt, canxi,… nhé! Nước cam cũng là thức uống cực kỳ tốt cho bà bầu đấy mẹ bầu ơi!

Mẹ có thể xem kĩ hơn tại: MẸ BẦU ĂN GÌ DỄ SINH? LIST THỰC PHẨM MẸ KHÔNG NÊN BỎ LỠ

Nước cam cũng là thức uống cực kỳ tốt cho bà bầu đấy mẹ bầu ơi
Nước cam cũng là thức uống cực kỳ tốt cho bà bầu đấy mẹ bầu ơi

Có một lưu ý nhỏ cho mẹ là, đối với các loại rau củ quả mẹ ăn trực tiếp, mẹ cần phải rửa sạch cũng như khử khuẩn kỹ nhé! Sản phẩm Nước rửa bình sữa và làm sạch rau quả Mamamy có thành phần từ thiên nhiên được nhiều mẹ ưa chuộng và tin dùng 

[Mua 2 tặng 1] Combo 1 Chai + 1 Túi Nước rửa bình sữa và làm sạch rau quả Mamamy 600ml Tặng kèm 1 túi bổ sung cùng loại

3.3. Không nên xoa bụng thường xuyên khi bụng bầu căng cứng

Rất nhiều mẹ bầu có thói quen xoa bụng. Mẹ nghĩ rằng đây là một hành động vô hại, nhưng thực chất vô cùng nguy hiểm.

Khi bụng bầu căng cứng khó chịu, mẹ không nên xoa bụng thường xuyên. Vì điều này sẽ khiến bụng mẹ càng căng tức hơn, bởi tử cung có nhiều sợi cơ nhạy cảm với các kích thích. Xoa bụng thường xuyên còn có thể khiến tử cung bị ảnh hưởng tăng nguy cơ sinh non đấy mẹ bầu à!

3.4. Tránh quan hệ tình dục thời gian bụng căng cứng

Quan hệ tình dục khi bụng căng cứng khi mang thai sẽ khiến tử cung co thắt do kích thích, điều này sẽ gây nguy hiểm cho mẹ và bé.

Quan hệ tình dục sẽ khiến tử cung co thắt do kích thích, điều này sẽ gây nguy hiểm cho mẹ và bé
Quan hệ tình dục sẽ khiến tử cung co thắt do kích thích, điều này sẽ gây nguy hiểm cho mẹ và bé

Không chỉ khi bụng bầu căng cứng, mà trong thời gian mẹ mang bầu, quan hệ tình dục là điều mẹ không nên làm để bảo vệ sức khỏe cho thai nhi. Quan hệ “vợ chồng” trong khoảng thời gian này tạo ra các xung động không tốt cho con, mẹ hãy chú ý nhé!

Mẹ có thể xem kĩ hơn tại: Quan hệ khi mang thai có nguy hiểm không: Giải đáp thắc mắc

Ngoài ra, mẹ không nên vặn mình khi gặp tình trạng bụng cứng khi mang thai. Vặn mình khiến cơn gò diễn ra lâu hơn, khó chịu hơn, mẹ hãy từ từ nằm xuống thôi nha.

4. 4 Trường hợp bụng bầu căng cứng cần đến gặp bác sĩ

Tuy bụng bầu căng cứng không phải là tình trạng đáng lo ngại khi mang thai và có thể tự điều trị mà không cần thiết phải có liệu trình điều trị cụ thể, nhưng, trong một số trường hợp sau, mẹ bầu nên gặp bác sĩ để được thăm khám:

  • Vùng âm đạo bị chảy máu
  • Xuất hiện những cơn co thắt mạnh, kéo dài từ khoảng 30 – 60 giây
  • Bụng bầu căng cứng liên tục và xuất hiện những cơn đau buốt
  • Mẹ bầu gặp vấn đề về việc di chuyển
Mẹ cần thăm khám bác sĩ khi gặp triệu chứng nguy hiểm
Mẹ yêu nên đến thăm khám khi có những triệu chứng nguy hiểm

Bụng bầu căng cứng là hiện tượng khá thường thấy ở tam cá nguyệt thứ hai, nên các mẹ đừng quá lo lắng, hãy bình tĩnh xử trí nhé! Mẹ bầu đừng quên: Nếu gặp tình trạng bụng cứng khi mang thai đi kèm các biểu hiện như đau bụng dữ dội, ra máu, chuột rút,… thì nên đến ngay bệnh viện nhé!

Xem thêm:

Ngôi thai đầu hạ vị là gì? Cách nhận biết và 5 lưu ý cho mẹ bầu

Tim thai nhi to hơn bình thường: Mẹ tuyệt đối không được chủ quan

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Thêm đánh giá

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bui Kham

Rất cảm ơn !

13-08-2021 22:54


Bài viết cùng chủ đề

NGHỈ THAI SẢN – BA MẸ CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ
NGHỈ THAI SẢN – BA MẸ CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ
Con cái là lộc trời cho, là tài sản quý giá của những bậc làm cha làm mẹ. Để đón chào thiên nhỏ, ba mẹ cần trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết. Đặc biệt không nên bỏ qua các thông tin về chế độ nghỉ thai sản ba mẹ nhé. 1. Điều […]
Mẹ đang mang thai nhưng vẫn có kinh nguyệt?
Mẹ đang mang thai nhưng vẫn có kinh nguyệt?
Không ít mẹ bầu thấy thắc mắc vì sao mẹ vẫn có kinh nguyệt khi mang thai? Mẹ không biết tình trạng này có nguy hiểm không, có ảnh hưởng tới mẹ và bé hay không? 1. Vì sao mẹ vẫn có kinh nguyệt khi mang thai? 1.1. Kinh nguyệt khi mang thai thực chất là […]
Liệu sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản?
Liệu sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản?
Khi mang thai, phụ nữ luôn có những đặc quyền và chế độ ưu tiên nhất định. Nhưng đối với mẹ sinh con lần thứ 3 lại là điều lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của mẹ trong việc này: Liệu sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ […]
10 mốc khám thai quan trọng mẹ cần ghi nhớ
10 mốc khám thai quan trọng mẹ cần ghi nhớ
Đối với mẹ bầu, khám thai là một trong những việc quan trọng để theo dõi sức khoẻ thai kỳ. Khám thai bao nhiêu lần? Các mốc khám thai như nào? Mẹ hãy đọc và lưu lại bài viết dưới đây nhé! 1. Vì sao mẹ cần lưu ý các mốc khám thai quan trọng? […]
Giỏ hàng 0